Tác giả: Mộc Mộc Tử
Dịch thô: strongerle | Nguồn: Tàng Thư Viện
Biên tập: Tĩnh Nhiên & Thần Niên |
Trời vừa nhá nhem, Thu Hân Nhiên ngồi xe ngựa đến phường Thiện Dực. Đệ trạch cũ của Công chúa trong trí nhớ chẳng thấy đâu, thay vào đó là một thư viện. Hoàng hôn vừa buông, khói bếp lượn lờ trên ống khói của mấy ngôi nhà xung quanh, tiếng đọc sách lanh lảnh vang vọng. Hàng dương liễu trồng bên ngoài đệ trạch vẫn còn đây nhưng bên trong đã đổi thay tự bao giờ.
Thu Hân Nhiên đứng dưới gốc dương liễu bên ngoài thư viện, ngẩng đầu ngắm mặt trời dần dần lặn xuống ở phía xa, tình cảnh nguy khốn của Hoán Châu vào bảy năm trước chợt ùa về trong kí ức.
Mùa xuân năm Tuyên Đức thứ chín, Hạ Tu Ngôn lãnh binh lên phía Bắc, sau nửa tháng đoàn quân đã đến núi Vạn Phong, tiếp sau chính là Hoán Châu. Thế nhưng đoàn quân tiếp viện đến từ Trường An vừa vào núi Vạn Phong thì tựa như biến mất giữa rừng rậm mênh ௱ôЛƓ, hoàn toàn cắt đứt liên lạc với triều đình.
Tin này truyền về Trường An, ai nấy đều kinh hãi không thôi. Vua Tuyên Đức nổi giận lôi đình, văn võ bá quan nghị luận ầm ĩ, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng Hạ Tu Ngôn sợ hãi nên đã bỏ trốn giữa đường. Dù sao một mình lãnh năm ngàn tinh binh chống lại mấy vạn quân sĩ của Đạt Việt, chẳng khác nào thiêu thân lao vào lửa. Huống hồ cậu vốn là người ốm yếu lại trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm cầm quân, làm như thế cũng là điều dễ hiểu.
Thu Hân Nhiên không nhớ tâm tình của mình lúc đó như thế nào. Trước khi Hạ Tu Ngôn lên đường, nàng đã bốc một quẻ cho cậu, trên quẻ bói định rằng đường sống ở phía Nam. Nàng cũng bất ngờ với kết quả này, do dự một hồi lâu cuối cùng vẫn viết nó vào mặt sau của tờ giấy, gấp nó thành một đạo phù và nhờ Nguyên Chu chuyển cho Hạ Tu Ngôn.
Sau khi Hạ Tu Ngôn rời kinh, Thu Hân Nhiên đã từng suy nghĩ rất nhiều về nội dung của quẻ bói, cũng không ít lần phỏng đoán
‘sinh cơ tại Nam’ có nghĩa là gì.
Lúc hay tin viện quân đã mất tích, nàng cũng không quá kinh ngạc, ngược lại cảm thấy “
chuyện này vốn nên như thế“.
Đi lên phía Tây ắt là đường ૮ɦếƭ, đi về phía Nam mới có đường sống. Trong tình huống này, bỏ trốn chính là đường sống duy nhất.
Chuyện đã đến nước này cần có người đứng ra chịu trách nhiệm, dĩ nhiên kẻ đứng mũi chịu sào chính là Thu Hân Nhiên – đạo sĩ đã chỉ đích danh Hạ Tu Ngôn xuất chinh. Nàng bị tống vào nhà giam của Bộ Hình [1] để chờ xét xử nên cũng chẳng biết tiếp theo ở bên ngoài đã xảy ra những chuyện gì.
[1]
Đoạn thời gian đó kinh thành Trường An hỗn loạn chưa từng có. Tin Hạ Tu Ngôn mất tích truyền về chưa bao lâu lại rộ lên tin Hạ Hoằng Anh phản quốc. Người ngày xưa là tướng lĩnh trấn thủ một phương bỗng dưng biến thành tên bán nước cầu vinh, người người khinh thường. Mấy sự kiện liên tiếp xảy ra làm quan viên trong triều ai nấy đều sức đầu mẻ trán, chẳng ai quan tâm đến chuyện xử lý Thu Hân Nhiên. Sau đó, phái chủ hòa do Tể tướng Ngô Quảng Đạt cầm đầu giành được ưu thế, đồng thời quân Đạt Việt tiến về Trường An như vũ bão. Vua Tuyên Đức rơi vào đường cùng đành phải lệnh cho tể tướng Ngô Quảng Đạt đến biên cảnh đàm hòa, tạm hoãn bước chân của quân Đạt Việt.
Thu Hân Nhiên trải qua thời gian hai tháng dài dằng dặc ở trong nhà giam.
Hai tháng sau, tin chiến thắng từ Tây Bắc truyền về. Khi phái chủ hòa vẫn còn đang thương thuyết với Đạt Việt thì Hạ Tu Ngôn giống như thần binh hạ từ trên trời xuống. Cậu dẫn quân đánh úp từ phía sau, đốt hết lương thảo dự trữ của bộ lạc Khách Đạt – đại bản doanh của Hô Lan Vương. Hơn nữa, thừa dịp lửa cháy rối loạn, Hạ Tu Ngôn đã bắt con trai nhỏ của Tề Khắc Đan làm con tin.
Không ai biết làm sao Hạ Tu Ngôn lại có thể xuất hiện một cách thần kỳ như vậy. Kế ‘Giương đông kích tây’ [2] này của cậu đã khiến quân Đạt việt đang ở dưới thành Hoán Châu nổi giận. Tề Khắc Đan bắt giam sứ giả đàm hoà, ra lệnh toàn quân chuẩn bị tấn công thành Hoán Châu. Ngay lúc này, quân Xương Vũ vốn mất tích bấy lâu lại xuất hiện khiến đám binh sĩ Đạt Việt đang hừng hực khí thế bỗng kinh hoảng như gặp quỷ giữa ban ngày, lòng quân rối loạn. Quân Đại Lịch thuận thế chiến thắng trận đánh đầu tiên sau mấy tháng chiến tranh liên miên ở Hoán Châu.
[2]
Hạ Tu Ngôn dâng sớ biểu thỉnh tội cùng với tin báo thắng trận về kinh. Cậu trần tình rằng sau khi viện binh đến núi Vạn Phong thì đã lặng lẽ quay ngược lại, men theo đường nhỏ đi vòng qua dãy núi ở phía Nam, tiến vào thảo nguyên theo hướng Tây và tập kích hậu phương của Đạt Việt. Hồi còn bé Hạ Tu Ngôn đã từng theo Hạ Hoằng Anh lăn lộn trên thảo nguyên nên rất quen thuộc địa hình nơi đây. Giữa đường, viện binh vừa vặn tìm được quân Xương Vũ đang bị vây trong núi Qua Bích ở phía Tây. Sau khi dò xét mới biết người Đạt Việt đã liên thủ với tiểu quốc Đáp Hoàn. Đáp Hoàn ngoài mặt thì giữ mối quan hệ hoà hảo với Đại Lịch nhưng sau lưng lại đặt bẫy vây khốn quân Xương Vũ ở núi Qua Bích.
Sau khi hai đội quân gặp nhau thì chia binh thành hai đường. Hạ Hoằng Anh bị thương nên lãnh một đội quân quay trở về hỗ trợ Hoán Châu, còn Hạ Tu Ngôn lãnh một đội tinh binh khác tập kích hậu phương và đốt lương thảo của Đạt Việt
Thấy quân Xương Vũ xuất hiện, Tề Khắc Đan biết lần này khó lòng chiếm được Hoán Châu trong thời gian ngắn. Ngay lúc này lại có tin khẩn báo nguy của hậu phương nên hắn đành ôm hận quay đầu chạy về. Hạ Tu Ngôn không ham chiến, nhân cơ hội này gấp rút hành quân suốt đêm trở về thành Hoán Châu làm Tề Khắc Đan vồ hụt.
Hai bên giằng co một thời gian mới chính thức bước vào đàm phán. Ba tháng sau, đôi bên trao đổi con tin ở thảo nguyên Khách Đạt. Hạ Tu Ngôn dùng con trai út mới mười tuổi của Tề Khắc Đan để đổi sứ giả đàm hoà của Đại Lịch, song phương ký hiệp ước ngừng chiến.
Vào cuối mùa đông, Hạ Tu Ngôn lãnh binh trở về kinh. Cậu được vua Tuyên Đức sắc phong làm Trấn Bắc tướng quân khi vừa mới mười tám.
Đầu mùa xuân năm sau, vì vết thương cũ tái phát Hạ Hoằng Anh qua đời tại Hoán Châu. Ông được triều đình truy phong là Chiêu Vũ Công. Hạ Tu Ngôn chính thức tiếp nhận Hổ phù của cha mình, thống lãnh đội quân Xương Vũ.
Cuối mùa thu, Đạt Việt đơn phương xé bỏ hiệp ước ngừng chiến, xua binh đánh Hoán Châu. Hạ Tu Ngôn lãnh quân trấn thủ, ở núi Tiềm Cống phá tan quân địch làm bọn chúng cụp đuôi trở về.
Suốt bảy năm ròng rã, đôi bên nhiều lần giao tranh. Lúc mới đầu, Đại Lịch chỉ có thể bị động nghênh địch, nhưng sau lại đã giành được thế chủ động tiến công. Mãi cho đến khi Hô Lan Vương ૮ɦếƭ, vương triều Đạt Việt xảy ra nội loạn, Nhị vương tử và Vương hậu phát động chính biến và đoạt lấy vương vị. Tề Khắc Đan bị thương đành thống lĩnh tàn quân trốn đi.
Lợi dụng lúc này vương triều Đạt Viện chưa ổn định, Hạ Tu Ngôn dẫn binh san bằng các bộ lạc ở trên thảo nguyên Khách Đạt. Năm sau Đạt Việt xin hàng, Tây Bắc mới hoàn toàn yên ổn.
Năm Tuyên Đức thứ mười sáu, Hạ Tu Ngôn được sắc phong là Định Bắc Hầu, về kinh lãnh thưởng.
…
Cũng trong suốt bảy năm này, các thầy kể chuyện của mấy quán trà trong kinh thích kể nhất chính là chuyện này. Chỉ vỏn vẹn bảy năm, một thế tử ốm yếu bị thiên hạ khinh thường biến thành một tướng quân có chiến công hiển hách, mang trên vai trọng trách bảo vệ quốc gia. Câu chuyện này qua lời kể của bách tính lại được tăng thêm nhiều tình tiết sinh động như thật, lưu truyền khắp cả nước.
Mà ngọn nguồn của câu chuyện này là đạo sĩ đã tính một quẻ ở trên triều năm xưa. Từ đầu đến cuối, đạo sĩ này luôn là kẻ nguy hiểm xảo trá, nịnh hót người trên, hãm hại trung lương. Sau khi tin thắng trận báo về không lâu, nhờ đám người Trần Quý phi cầu tình, Thu Hân Nhiên đã được thả ra khỏi ngục, quay về núi Tĩnh Hư chẳng hề xuất hiện nữa.
Trong bảy năm đó, Hạ Tu Ngôn trấn giữ ở biên quan, bất kể ngày đêm đều tắm trong biển máu.
Mà bảy năm này, Thu Hân Nhiên tu hành ở trong núi, dẫu cho sớm tối chẳng màng đến thế sự.
Mỗi lần có người nghe đến đoạn cuối đều bất mãn thốt lên:
“Tại sao cuối cùng tên yêu đạo kia vẫn có thể sống yên lành thế? Định Bắc Hầu quay về kinh không tìm hắn tính sổ hả?”
“Tên yêu đạo là kẻ xảo trá nhưng quẻ tính của hắn cũng chuẩn đấy. Lúc ấy nào ai nghĩ đến người ốm yếu nhiều bệnh như Hạ thế tử lại có thể lãnh binh giải nguy cho Hoán Châu?”
“Đó cũng là do Định Bắc Hầu có tài năng xuất chúng, chỉ một người có thể gánh cả một phương. Liên quan gì đến tên yêu đạo đó hả?”
…
Thu Hân Nhiên đứng trước thư viện ở phường Dực Thiện, nhìn cành liễu rũ trước mắt thở dài một hơi. Đạo gia thường chú trọng “nhân quả”, đến tận bây giờ nàng vẫn không biết mình và Hạ Tu Ngôn, người nào là “nhân”, người nào là “quả”.
Một chiếc xe ngựa dừng lại trong ngõ nhỏ cách thư viện không xa, chẳng biết nó đã dừng ở đó bao lâu. Gió đêm nhẹ thổi cuốn rèm xe bay phất phơ. Người ngồi trong buồng xe đưa tay vén rèm xe lên nhìn thoáng qua bóng dáng đạo cô mặc trang phục màu tím đang đứng dưới gốc liễu, quay đầu cười với người bên cạnh.
“Là Hân Nhiên.”
Một thanh niên tuấn tú mặc áo cổ tròn ngồi cạnh nghe vậy cũng nhìn thoáng qua, khoé miệng khẽ nhếch nói:
“Làm phiền Hiển Dĩ rồi.”
Chu Hiển Dĩ hạ rèm xe xuống, ngượng ngùng khiêm tốn nói:
“Hầu gia nói quá lời rồi, chẳng qua là tiện tay mà thôi.”
Cậu nhớ lại hôm qua gặp Hạ Tu Ngôn trên đường về nhà sau khi bãi triều, càng ngạc nhiên hơn là y lại chủ động bắt chuyện với cậu:
“Mấy ngày trước Thánh thượng lệnh Thu Tư thần tìm giúp tôi một nơi làm dinh thự ở Trường An. Nay đã qua mấy ngày rồi vẫn không thấy Tư thần nói gì. Tôi sợ nếu tôi trực tiếp sang hỏi thăm sẽ làm nàng bất an. Hiển Dĩ thân thiết với nàng, không biết cậu có vui lòng giúp tôi chuyện này không?”
Chu Hiển Dĩ nhớ đến ân oán ngày xưa của hai người, lập tức đồng ý không nghi ngờ gì.
Hạ Tu Ngôn nói tiếp:
“Tư thần có tâm tư tinh tế, nếu Hiển Dĩ hỏi trực tiếp sợ rằng nàng sẽ đoán ra ý đồ của cậu, chi bằng cậu uyển chuyển nhắc đến chuyện đệ trạch cũ của Công chúa đã bị cháy, hẳn trong lòng nàng sẽ băn khoăn có lẽ sẽ nhớ đến chuyện của tôi.”
Chu Hiển Dĩ làm theo như lời của y, hôm sau đến quán cơm Hà Ký chuyển lời, quả nhiên chạng vạng tối đã thấy Thu Hân Nhiên đứng nơi này. Cậu lại nghĩ đến lời đồn hôm tiệc mừng thọ của Thái Hậu ở trong cung, Hạ Tu Ngôn đã đẩy Thu Hân Nhiên xuống nước, nhịn không được nói thay cho nàng:
“Hân Nhiên nghe người ta đồn chuyện nàng rơi xuống nước hôm trước liên quan đến Hầu gia thì bất an không thôi… Tôi quen biết nàng đã lâu, biết nàng không phải là người nói bậy ra ngoài, năm đó…”
Không chờ Chu Hiển Dĩ nói hết, Hạ Tu Ngôn đã ngắt lời của cậu:
“Tôi cũng không tính toán với nàng mấy chuyện này.”
“Thật chứ?”
Nghe vậy, Chu Hiển Dĩ kinh ngạc, lắp bắp nói:
“Vậy tôi phải nói cho Hân Nhiên biết mới được.”
Hạ Tu Ngôn cười:
“Vì chuyện của bảy năm trước nên Thu Tư thần khá kiêng kị tôi. Nếu Hiển Dĩ nói vậy với nàng, hơn phân nửa nàng sẽ không tin, ngược lại còn nghĩ nhiều hơn, chi bằng cứ thuận theo tự nhiên đi thôi.”
Chu Hiển Dĩ nghe vậy cảm động không thôi. Sau khi biết Hạ Tu Ngôn không giận gì Thu Hân Nhiên, lại thấy lời của y hợp tình hợp lý nên cậu không hỏi đến nữa, ngồi thêm chốc lát rồi cáo từ rời đi.
Sau khi Chu Hiển Dĩ rời đi, xe ngựa vẫn dừng lại trong ngõ nhỏ ở gần phường Dực Thiện khá lâu. Cao Dương ngẩng đầu nhìn sắc trời lại liếc mắt nhìn bóng người cách đó không xa vẫn còn đứng ngẩn ngơ dưới bóng liễu, không khỏi tự hỏi:
“Hầu gia làm như vậy có ý gì?”
“Nàng rõ ràng là một đạo sĩ tục gia, vậy mà lại học được những thứ cổ hủ kia của đám người xuất gia.”
Cao Dương chưa hiểu hàm ý trong lời của Hạ Tu Ngôn lại nghe y khẽ nói:
“Thu Hân Nhiên chính là kiểu người như vậy. Nếu anh không muốn nàng trốn tránh anh, vậy thì phải làm cho nàng cảm thấy nàng mắc nợ anh.”
Cao Dương mím môi:
“Thu Tư thần không biết chuyện năm đó đệ trạch cũ của Công chúa bị cháy sao?”
“Khi đó nàng đang bị giam trong ngục của Bộ Hình!”
“Nhưng sau khi ra khỏi ngục…”
“Cao Dương!”
Hạ Tu Ngôn lạnh lùng ngắt lời của hắn, nói:
“Chuyện đệ trạch cũ bị cháy không phải do lỗi của nàng ấy. Nếu ngươi cứ giận cá chém thớt như thế thì chỉ chứng tỏ ta là kẻ vô dụng mà thôi.”
Cao Dương nghẹn lời, cúi đầu nói khẽ:
“Thuộc hạ biết sai rồi.”
Trên xe yên tĩnh một hồi, Hạ Tu Ngôn nhìn đạo cô đứng dưới gốc liễu ở đằng xa, hỏi:
“Triệu Nhung đã trở về rồi à?”
“Hôm qua vừa trở về.”
“Bảo anh ta đến biệt thự tìm tôi.”
Người ngồi trong xe buông rèm, nhỏ giọng phân phó:
“Đi về thôi.”
Xe ngựa biến mất ở góc đường, người đứng dưới bóng liễu quay đầu nhìn qua ngõ nhỏ nhưng nơi đó hoàn toàn trống rỗng, không một bóng người.
– Hết chương 49-