Có người nói dân tộc Hán là dân tộc nhạt nhẽo nhất của Trung Quốc. Các dân tộc thiểu số khác đều có thể hát ca, nhảy múa, tình cảm nồng nhiệt… Trong khi đó, dân tộc Hán lúc nào cũng làm ra vẻ đàng hoàng, ngay thẳng, cái gì cũng phải để ý đến lễ tiết…
Nam nữ thụ thụ bất thân, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, môn đăng hộ đối, tam tòng tứ đức, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, trinh tiết liệt nữ… ngay cả chuyện yêu đương cũng không được tự do…
Có người nói người Trung Quốc là người vô vị, tẻ nhạt nhất trên thế giới. Người phương Tây sợ nhất là bị người ta nói: “Cái người này thật là boring (tẻ nhạt)”, đáng kiêu hãnh nhất là tính hài hước, vui vẻ.
Người Trung Quốc sợ nhất điều gì? Sợ bị người khác nói là “Hán gian”, sợ bị kẻ khác nói là không yêu nước>, sợ bị nói là kiêu ngạo.
Bị người khác coi là Hán gian thì có làm sao? Không yêu nước thì sao? Kiêu ngạo thì làm sao?
Thế nào? Chẳng nhẽ những thứ ấy lại khiến cho bạn không thể chịu nổi?
Ai khiến cho bạn không thể chịu nổi?
Ai? Đương nhiên là quần chúng. Cái gì là quần chúng? Tức là một nhóm người, một đám người, một tập hợp người… Quần chúng có thể làm bất cứ việc gì mà không bị trừng phạt, pháp luật không nhắm vào đám đông mà, nếu không thì con người đâu cần kết bè kéo cánh làm chi?
Còn về boring, không quan trọng. Không có tính hài hước? Có gì đáng sợ chứ? Tính hài hước có thể mài ra để ăn không?
Một người không boring sẽ không khiến cho người khác khó chịu. Một người có tính hài hước có thể khiến cho người khác vui lòng.
Đều là vì người khác cả.
Một người được người khác nói là rất khiêm tốn và lịch sự sẽ có thể “hoà nhập” với đám đông, được quần chúng công nhận, như vậy sẽ được an toàn, không cần phải đứng đầu sóng ngọn gió. Một người được công nhận là có lòng yêu nước sẽ tránh được việc bị kẻ khác ném phân vào cửa nhà, nói không chừng còn được thăng quan tiến chức, tiền vào như
Đều là vì bản thân mình cả.
Amazing (Ngạc nhiên)! Văn hoá giới tính Trung Quốc đã giáo dục phụ nữ Trung Quốc như thế nào nhỉ? Không những có thể khiến cho phụ nữ không dám nghĩ đến chuyện đó về mặt tư tưởng mà ngay cả về thể xác cũng không có chút cảm xúc, thậm chí chẳng có cái gọi là “ham muốn”. Bạn nói xem có tài không?
Cái gì? Đây không phải là nguyên nhân của văn hoá?
Tại sao lại không phải? Ngay cả gen còn có thể cải tạo chứ đừng nói đến cảm giác của con người.
Nghe nói người Amish có một đột biến gen đặc biệt khiến cho họ bị béo phì. Không phải là do định mệnh sắp đặt mà là do gen quyết định. Vận mệnh sắp đặt hay là gen quyết định, cái nào quan trọng hơn cái nào? Đương nhiên là gen quyết định quan trọng hơn rồi. Chuyện vận mệnh sắp đặt còn có thể có cách giải quyết và né tránh, nhưng gen đã quyết định thì có chạy trời cũng không khỏi nắng.
Ai bảo không có nơi để chạy? Người Amish đã sử dụng thói quen sinh hoạt của mình để tránh khỏi số phận béo phì của mình. Bọn họ không sử dụng bất kì một phương tiện hiện đại nào, đi lại hoàn toàn bằng đôi bàn chân. Đi mãi đi mãi, người Amish không những không bị béo phì mà ngay cả cấu trúc gen cũng có sự thay đổi.
Văn hoá giới tính truyền thống của Trung Quốc đã bó buộc phụ phữ ngần ấy năm trời, cho dù vẫn chưa Ϧóþ ૮ɦếƭ những gen khoái lạc đó thì cũng Ϧóþ ૮ɦếƭ chức năng cảm nhận khoái lạc tình ái của phụ nữ rồi.
Những người phụ nữ như mẹ quá nhiều rồi!
Muốn đọc truyện hay vào ngay Thích Truyện: http://thichtruyen24h.com
Cái thế hệ ấy, đừng nói là khoái lạc tình dục mà ngay cả niềm hứng thú yêu đương cũng chưa chắc đã có. Hôn nhân đều là do người khác sắp đặt. Bố là thành phần trí thức trong xã hội cũ, mẹ là bí thư đoàn. Người nọ giúp đỡ người kia. Mẹ thích những người học giỏi, còn bố thì sao? Có trời mới biết được! Có thể là bởi vì thân phận trí thức của mình nên bố muốn tìm một người vợ đàng hoàng, đứng đắn.
Bố mẹ đã đến với nhau như vậy đấy, có thể thời gian đầu còn miễn cưỡng sống qua ngày, dù sao trong những năm tháng cải cách làm gì có hoạt động vui chơi giải trí gì đâu. Làm việc, kiếm tiền, ăn cơm… chỉ cần được no bụng ngày ba bữa là đủ rồi.
Về sau người thân, bạn bè đều nói mẹ thật có con mắt, trong cái xã hội “càng nhiều tri thức càng phản động” ấy, mẹ lại biết trước mà thích những người học giỏi. Cũng thật là có tầm nhìn, bố học hành khá ổn, đến mức được sang Mỹ du học.
Một người làm quan cả họ được nhờ, một người xuất ngoại, cả nhà đi theo. Bố đi Mỹ năm năm, cuối cùng cũng đưa được cả nhà sang Mỹ sum họp.
Có người bảo rằng mẹ tôi thật có phúc! Chồng ra nước ngoài mà vẫn không quên vợ con, đón hết cả nhà sang bên đó, đấy quả là cái phúc mấy đời của mẹ.
Oa! Một người đàn ông, chỉ cần là một người đàn ông không bỏ vợ bỏ con là xứng đáng để tuyên dương? Phụ nữ phải tích đức mấy đời mới kiếm được một người đàn ông như vậy? Cái giới hạn đạo đức của xã hội này quả là có vấn đề!
Bố không bỏ vợ có thể là do ở bên Mỹ không có hoàng đế, không có ai mời bố lên làm phò mã, thế nên bố có muốn bỏ vợ e là cũng chẳng có cơ hội. Nếu như có người mời bố lên làm phò mã, thì có lẽ bố đã đi từ lâu rồi. Thái độ của bố đối với mẹ hiện giờ cũng chẳng khác bỏ vợ là bao.
- Cô thì hiểu cái gì? Cô chẳng hiểu cái quái gì, vậy mà cứ suốt ngày ra vẻ ta đây giỏi gia
Đấy là câu cửa miệng của bố mỗi khi nổi điên, thái độ cực kì khinh miệt, nghe mà xương cột sống cũng ớn lạnh.
Mẹ “ra vẻ ta đây” khi nào chứ? Mẹ lúc nào cũng tỏ ra cẩn thận, tỉ mỉ, biết mình bây giờ sống nhờ vào người khác, chỉ e đánh mất bát cơm nên lúc nào cũng rất e dè, khiến cho người làm con cũng cảm thấy chua xót, rất muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi đừng sợ, bố không nuôi mẹ thì con nuôi!”
Tuy nhiên, cũng không đơn thuần là vấn đề nuôi dưỡng. Vợ chồng, gia đình… những cụm từ thần kì biết bao. Cả đời mẹ gồng mình gánh chịu chẳng phải là vì mấy cụm từ này sao?
Cho dù người chồng có lạnh nhạt đến mức nào thì cuối cùng vẫn là chồng của mình. Cho dù gia đình có bất hoà ra sao cũng vẫn là gia đình của mình. Một người đàn bà không gia đình, không chồng con, ở vào cái tuổi xế chiều, bạn bảo bà ấy biết sống tiếp như thế nào?
Cuộc đời của mẹ, thật sự chẳng xứng đáng. Nỗi khổ của người phụ nữ, mẹ không thể né tránh, nhưng hạnh phúc của người phụ nữ, mẹ vẫn không được hưởng thụ. Chưa từng có một nụ hôn chân chính, chưa từng được nếm cái cảm giác “lên đỉnh”, không có thứ tình yêu nồng nàn, cũng chẳng có vật chất phong phú để hưởng thụ… Nhưng mẹ lại phải trải qua nỗi đau đớn khi sinh con, trải qua nỗi vất vả của một người phụ nữ một nách hai con, chịu đựng một cuộc sống vợ chồng không tình yêu, không tình dục, chịu đựng nỗi nhục nhã khi chồng cặp bồ ở bên ngoài.
- Cô thì biết cái quái gì? Tôi có bồ bao giờ chứ?
- Anh tưởng rằng anh không thừa nhận thì tôi không biết chắc? Anh đã ngoại tình sáu bảy năm nay rồi, anh tưởng tôi không biết hay sao?
Hạ Phiêu không biết chính xác là bố có ngoại tình hay không? Cô chưa từng tận mắt bắt gặp, mẹ cũng không thể đưa ra những bằng chứng xác đáng. Nhưng tận sâu thẳm trong lòng, Hạ Phiêu tin rằng bố có bồ ở bên ngoài, chỉ không biết là đã đến mức độ nào mà thôi.
Bởi vì trong dòng máu của bố có những “nguyên tử không an phận”. Rất lâu, rất lâu trước, lâu đến nỗi đã là bao lâu rồi, khi còn ở Trung Quốc, có người đã nói với Hạ Phiêu:
- Bố cậu thường xuyên ôm tôi…
- Ông ấy coi cậu như con gái nuôi, ôm cậu cũng là chuyện thường…
- Không phải, không phải là kiểu ôm đó, mà là… là…
Cô ấy cuối cùng vẫn không nói ra được đó là kiểu ôm như thế nào, nhưng Hạ Phiêu cho dù vẫn còn ít tuổi cũng đã ngộ ra một điều gì đó. Kể từ khi đó, mỗi khi nhìn thấy vẻ mặt bình thản của bố, cô lại cảm thấy thật giả tạo và đáng buồn nôn.
Nhưng cô không hề nói ra chuyện này với mẹ.