Ngay sau đó bố chồng tôi lệnh cho chồng tôi đem toàn bộ số vàng cưới là 2 cây 2 cây ra tiệm vàng bán (Hôm cưới mẹ chồng tặng tôi chiếc lắc tay 5 chỉ, bố chồng thì trao cho chồng chiếc nhẫn 1 chỉ, chị hương và chú út mỗi người mừng vợ chồng tôi 1 chỉ. Bên ngoại thì có mẹ đẻ tôi trao cho tôi chiếc kiềng 1 cây, còn anh Nhất tặng vợ chồng tôi chiếc lắc tay 5 chỉ). Ông còn gom nốt chiếc nhẫn mặt rồng 5 chỉ của mình, cùng với sợ dây chuyền 5 chỉ và đôi hoa tai 3 chỉ của mẹ chồng tôi đem bán. Những thứ ấy ông bà cũng mới sắm hôm cưới vợ chồng tôi để đeo cho bằng họ bằng hàng, vậy mà giờ đây cũng phải gom cả đi bán để trả nợ cho 1 phút ham chơi của con trai.
Phải đi mãi mới tìm được 1 hiệu vàng còn mở cửa, tất cả gom lại cũng chưa đầy 80 triệu, cộng với hơn chục triệu tiền tiết kiệm của ông bà vẫn không sao đủ 100 triệu. Ngày mai là đến hạn thanh toán rồi, tết nhất này cũng chả biết vay ai. Thấy ông lo nghĩ đến bạc cả mái đầu mà xót xa, tôi kéo tay chồng vào phòng nói nhỏ:
- Anh này, hay là mình đem nốt sợi dây chuyền anh tặng em hôm sinh nhật ra phụ cùng bố, chứ giờ ông biết xoay đâu.
- Sợi đó có 1 chỉ thôi, làm sao mà đủ hả vợ.
- Thì thêm được đồng nào hay đồng đó chứ sao giờ.
Anh ôm tôi vào lòng nói:
- Anh cảm ơn vợ nhiều lắm, vợ thương bố và lo nghĩ cho nhà chồng được như thế anh mừng lắm. Sợi dây đó anh đã tặng em thì em có toàn quyền quyết định, chỉ có điều bây giờ chúng ta không chỉ có 1 mình, chúng ta còn có con nữa. Không bao lâu nữa là vợ sinh, trong khi chúng ta lại chưa chuẩn bị được gì, tiền tiết kiệm cũng không có. Anh nghĩ em nên giữ lại để phòng thân, nếu không may có gì bất trắc còn có cái mà trông.
Anh nói đúng, chúng tôi còn cần phải lo cho đứa con sắp chào đời nữa, rồi còn đồ sơ sinh, tiền đi đẻ, có lẽ tôi nên giữ lại 1 chút gì đó cho mình và cho con thì hơn.
Suy nghĩ nhiều lắm, đến khi không còn cách nào khác bố chồng tôi phải muối mặt hỏi vay vợ chồng chị Hương 10 triệu nữa cho đủ. Chị lấy chồng ở ngay làng bên nên ngay trưa hôm đó vợ chồng chị ấy có mặt tại nhà chồng tôi, trước khi giao tiền cho bố, chị không quên giáo huấn chú út 1 trận. Có lẽ chú cũng biết mình sai nên chỉ vâng dạ gật đầu chứ không dám cãi lại nửa câu.
Chỉ riêng mẹ chồng tôi vẫn cho rằng con trai mình bị thế là do bị tôi ám vận đen, là do bị lũ bạn bè xấu rủ rê. Bà nhất quyết không chịu nhìn thẳng vào vấn đề rằng tất cả mọi thứ đều là do con bà thiếu suy nghĩ, ham chơi. Là do con bà tự lựa chọn chứ nào phải ai bắt ép. Bà cố chấp đến nỗi cả nhà chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm.
Bố chồng tôi nhất quyết không giao số tiền đó cho chú út mà ông muốn đích thân ông đem trả cho bọn họ, Vì ông không còn niềm tin với chú nữa, ông sợ chú lừa ông, rồi lại đem số tiền ấy mà lén lút đi chơi.
Vậy là mọi chuyện đã được giải quyết hết trong chiều hôm đó, nhưng không khí vui vẻ của gia đình thì chẳng thể lấy lại được. Tiền mất có thể kiếm lại được, nhưng niềm tin sự hi vọng của ông bà dành cho chú út thì không biết đến bao giờ mới lấy lại được.
Có lẽ đây là cái tết ngột ngạt nhất mà tôi từng trải qua. Thật sự lúc này tôi đã ước giá như người ta đừng nghĩ ra cái tết có phải tốt không. Tết là để đoàn viên, thế nhưng những người con gái đã đi lấy chồng như tôi, làm gì còn cơ hội mà đoàn viên với gia đình trong giây phút đón giao thừa nữa đây. Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ anh đến quặn thắt tim gan mà chẳng thể về, gọi điện chúc tết mẹ cũng chỉ dám nói nhanh vài lời rồi tắt máy, vì sợ nếu nói thêm mẹ sẽ nghe thấy tiếng mình khóc. Sợ bà lại lo lắng cho mình, sợ bản thân sẽ làm buồn không khí tết của bên nhà. Những nỗi sợ không tên ấy khiến cho cái tết đầu tiên bên nhà chồng tôi toàn 1 mầu xám xịt ảm đạm.
Ngoài những lúc ăn cơm ra thì mẹ chồng tôi luôn tránh mặt tôi, bất kể tôi xuất hiện ở đâu là ngay lập tức bà sẽ rời đi chỗ khác. Với lý do tôi là sao chổi nên dù cho khi đó có đang tiếp khách bà cũng bỏ đó mà đi. Tôi thì không hề thấy khó chịu về điều ấy mà ngược lại lại vô cùng thoải mái. Chỉ nguyên việc phải nhìn mặt mẹ chồng thôi tôi đã thấy áp lực chứ đừng nói đến việc bà chửi bới riếc móc tôi.
Người duy nhất trong gia đình giúp tôi có thể cười chính là chồng tôi, anh luôn kiếm đủ mọi lý do để có thể dẫn tôi ra ngoài. Khi thì đi chúc tết họ hàng, lúc lại cùng anh gặp mặt bạn bè, có khi chỉ là ra đây giúp anh cái này 1 tí, nhưng thật ra chỉ là để cho tôi được thoải mái một chút.
Cuối cùng thì ngày mùng 3 tết cũng chậm chạp tới gần, vậy là sáng mai tôi sẽ được về nhà chúc tết, cố gắng qua đêm nay nữa thôi. Tối đó anh có thưa chuyện với bố mẹ chồng tôi, thông báo vợ chồng tôi sẽ ăn tết ở nhà ngoại 2 ngày mùng 3 và mùng 4, chiều mùng 4 chúng tôi sẽ về. Bố chồng tôi thì không nói gì, có lẽ ông vẫn còn suy nghĩ về việc của chú út. Chỉ có mẹ chồng tôi gắt lên:
- Chiều mai nhà mình hoá vàng tiễn chân các cụ rồi, chúng mày muốn làm gì thì làm, chiều phải về mà lo cơm nước, đừng để tao nói nhiều.
- Cả năm mới có ngày tết, lại là năm đầu tiên Nhân xa nhà, mẹ để cho cô ấy được ăn tết bên đó không được sao? Chiều mai vợ chồng chị Hương cũng sang rồi mà, mẹ nhé.
- Thuyền theo lái, gái theo chồng, ở đâu ra cái kiểu đi lấy chồng mà tối ngày chỉ đòi về nhà đẻ như thế. Năm mới tao không muốn nặng lời đâu đấy, tự biết mà sắp xếp.
Tôi thừa biết chắc chắn bà sẽ không đồng ý, ngay từ đầu tôi đã không cho chồng nói vì sợ bà sẽ càng ghét mình thêm, nhưng anh quả quyết, anh chỉ thông báo với bố mẹ để bố mẹ biết mình tôn trọng họ. Và anh cũng dõng dạc tuyên bố với bà:
- Vợ chồng con cũng thống nhất cả rồi, mai mẹ không phải chờ cơm vợ chồng con.
- Cút, cút hết đi cho khuất mắt tao, cút đi đâu thì cút luôn đi cũng được….
Mặc kệ bà chửi bới ở bên ngoài, anh thản nhiên vào phòng và ôm tôi ngủ. Nhìn anh mà tôi thấy vừa yêu thương, vừa ngưỡng mộ. May mà có anh luôn nghĩ cho tôi, bảo vệ tôi, nếu không tôi cũng không biết mình phải vượt qua những tháng ngày tăm tối ấy bằng cách nào.
Bên kia thì tôi đếm từng giờ từng phút mà mãi thời gian chẳng trôi, mà về với mẹ thì thời gian sao nhanh quá, chớp mắt 1 cái đã là chiều mùng 4 tết. Vậy là tôi lại phải xa mẹ, xa nhà, xa căn nhà thân thuộc này rồi, không muốn khóc đâu nhưng mắt cứ đỏ hoe, chỉ 1 cái vẫy tay của mẹ thôi cũng khiến nước mắt tuôn rơi.
- ---*----*-----
Ngày chồng tôi đi làm trở lại cũng là ngày mẹ chồng không còn tránh mặt tôi nữa, mặc kệ việc tôi đã bầu gần 6 tháng bà vẫn bắt tôi ra đồng cấy. Tôi có đề nghị với bà thuê thêm người cấy phụ thì bà gạt đi, còn mắng tôi 1 trận xối xả về tội lười biếng. Rõ ràng tôi thấy chồng tôi có đưa tiền cho bà để thuê người cấy cơ mà, tôi nói thế thì sai gì mà bà chửi:
- Có mỗi cái việc làm lấy mà ăn mà chị còn không muốn thì tôi không hiểu chị làm được cái gì. Hay chị ăn sẵn nằm ngửa nó quen đi rồi, cậy có mấy đồng tiền là vung phí. Chị nên nhớ chị còn đang ăn bám con tôi, ở nhờ nhà tôi đấy. làm ơn tiết kiệm cho con tôi, cháu tôi nó được nhờ.
Việc cấy hái không phải quá khó với tôi, vì trước đây đi cấy cùng mẹ ai cũng khen tôi làm nhanh. Nhưng mà 1 mình với chiếc bụng bầu gần sáu tháng và hơn 7 sào ruộng mênh ௱ôЛƓ thì quả thực là hơi quá sức. Chưa kể đến việc còn lợn gà và con bò ở nhà nữa, cũng may bà vẫn còn nhổ mạ cho tôi cấy chứ không bỏ mặc tôi hoàn toàn.
Trong cái thời thiết 15 – 16°C, Cũng may bé con trong bụng tôi ngoan không làm tôi mệt mỏi như những ngày đầu. Nhờ thế mà chỉ 10 ngày sau tôi đã hoàn thành xong 7 sào ruộng kia. Thế nhưng mọi việc nào đã xong, hết việc ngoài đồng thì bà lại nghĩ ra đủ việc ở nhà để mà ђàภђ ђạ tôi. Chỉ cần thấy tôi ngơi tay 1 chút thôi là y như rằng bà lại tru tréo:
- Con dâu nhà người ta chăm chỉ bao nhiêu thì nhà này trốn việc bấy nhiêu, rồi cậy mình mang bầu rồi ỉ lại vào người khác. Chẳng hiểu rước con dâu về hay rước mẹ trẻ về để bà già này hầu hạ đây.
Thấy thế tôi lại sợ hãi đứng dậy đi dọn dẹp nhà cửa, nhưng nào đã xong, tôi nấu cơm thì bà chê không ngon, giặt quần áo thì bà nói còn bẩn bắt tôi giặt lại. Hay như tôi lau nhà còn ướt thì bà bảo cố tình để nhà trơn vì muốn cho bà ngã. Kiểu gì thì bà cũng kiếm cớ mà chửi tôi bằng được.
Có lần vì thèm vịt quay nên tôi quyết định mua 1 con về chiêu đãi cả nhà, tôi thấy có vẻ như bà cung thích món này vì bà ăn tận 3 bát, cả bữa không hề kể xấu tôi như mọi lần. Vậy mà hôm sau khi chồng tôi đi làm bà lại chửi bới tôi mua đồ ăn linh tinh, lãng phí, tốn tiền mà lại không ngon làm bà không ăn được cơm.
Sau lần đó tuyệt nhiên tôi không dám mua đồ ăn sẵn thêm lần nào, chỉ mua đồ về nhà chế biến. Hôm nào trước khi đi chợ tôi cũng phải hỏi xem bà muốn ăn gì để mua cho đúng ý bà. Thế mà cũng không yên, hôm nào lỡ mua nhiều thì bị bà rầy la hoang phí, hôm nào làm ít bà lại bảo tính toán so đo miếng ăn với bà, rồi là thấy bà già rồi nên có ý bạc đãi. Ngay cả đến bữa ăn bà cũng ngồi kể tội tôi với mọi người, bà nói nhiều đến mức bố chồng tôi phải gắt lên:
- Bà nói nhiều đến nỗi tôi còn không nuốt nổi cơm.
Chồng tôi có ý bênh vực tôi thì bà lại càng ghét mà bày trò ђàภђ ђạ tôi hơn. Thành ra bữa ăn có nhiều món nhưng tôi lại chẳng thể nuốt nổi. Vậy nên dù đã bầu sang tháng thứ 7 mà người tôi gầy sọp, gầy đến nỗi mà ai nhìn cũng phải xót xa.
Chồng tôi xót vợ nên hay mua đồ này đồ kia về tẩm bổ cho tôi, nhưng cứ hễ hôm nào anh mua là y như rằng hôm sau tôi sẽ bị bà chửi vì tội vòi vĩnh chồng. Lâu dần tôi sợ tới mức cấm anh không được mua bất kì đồ ăn nào về nhà nữa.
Dù cho bà mới gần 60, vẫn còn khoẻ mạnh, nhưng bà không hề có ý đỡ đần tôi gọi là nhúc nhắc tay chân cho khoẻ. Thời gian rảnh dỗi của bà chỉ để dành soi mói, chửi bới và sang hàng xóm kể xấu về tôi, khiến ai nấy cũng đều không muốn tiếp chuyện với bà.
Đến tháng thứ 8 vợ chồng tôi có ý đi sắm đồ sơ sinh thì bà nhất quyết không cho, bà bảo
- Trẻ con phải dùng đồ cũ với dễ nuôi, để tao sang nhà cái Hương lấy đồ ngày trước nó đẻ thằng Tít con Mít về xem còn thiếu gì thì tính. Mua sắm làm gì dùng có mấy đâu vừa tốn kém mà sau này con chúng mày lại khó nết. Con gái mà khó nết thì lớn lến có mà chó nó lấy.
Nói rồi bà ngay lập tức bắt chồng tôi chở qua nhà chị Hương để xin ít đồ sơ sinh của chị ngày trước, tôi cũng không ý kiến gì về điều ấy, vì đồ bầu của tôi ngoài 2 bộ chồng mua thì cũng toàn xin của chị. Tôi chỉ buồn khi bà ví cháu nội mình với chó, bà cũng có con gái mà sao bà lại nặng lời với con gái tôi đến vậy.
Khi chồng tôi và bà từ nhà chị Hương về tôi thấy bà xách vào 1 bọc lớn nào tã, nào quần, nào áo sơ sinh, ngắm nhìn những bộ đồ bé xíu mà tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Bà đưa tất cả cho tôi đem giặt còn lôi thêm 2 chiếc chăn cũ dặn tôi 1 chiếc cắt thêm cho nó ít tã, chiếc còn lại cắt làm tư làm chăn đắp cho nó.
Đến ngay cả bỉm bà cũng không muốn cho tôi mua, bà bảo:
- Ngày xưa làm gì có mấy thứ ấy, tao chỉ toàn đóng tã vải cho con, nó tè nó ị thì giặt đi là xong, lười biếng mua tã giấy tốn kém mà lại mất vệ sinh. Mày cứ lấy cái chăn cũ kia giặt sạch đi rồi lót cho nó cho sạch. Còn nếu không muốn giặt thì trên kia tao có cái đệm cũ không dùng đến kia kìa, lấy xuống cắt mà lót cho nó, đái ỉa ra thì vất đi cũng được. Đệm tao mua trị giá mấy chỉ vàng mới có chục năm nay thôi đấy.
Không hiểu bà lấy đâu ra cái thông tin tã giấy mất vệ sinh nữa, bà nghĩ cái chăn cũ bà đắp mấy năm nay đến sờn rách là sạch, hay cái đệm bà cất trên nóc nhà cả thập kỉ qua là hợp vệ sinh hay sao? Bản thân tôi có thể chịu uất ức nhưng những thứ ảnh hưởng đến con gái tôi nhất định tôi không thể nhịn được. Lần đầu tiên tôi lên tiếng phản bác lại lời nói của bà:
- Cái đó mất vệ sinh lắm, da trẻ sơ sinh còn non làm sao dùng mấy thứ đó được mẹ.
- Mày thì biết cái gì, cái đệm đấy tao bọc kĩ túi bóng cất trên đấy 2 năm nay không dùng đến thì làm cái gì mà mất vệ sinh. Chỉ vớ vẩn, thăng Hưng lấy cái thang lôi xuống đây cho tao.
Tôi còn không hình dung ra nỗi cái đệm ấy thì bà tính lót cho cháu kiểu gì, lót bên ngoài tã vãi thì lúc bé ị phân nó vẫn dính vào tã như thường, còn bên trong thì không bàn đến cái đệm ấy có vệ sinh hay không mà chỉ nguyên việc cái đệm ấy nó là đệm ʍúŧ thời xưa, vô cùng thô ráp. Nếu mà để da bé lên đó thì chắc chắn xẽ xước hết làm sao mà bé chịu được cơ chứ. Bà có tới 3 đứa con và 2 đứa cháu ngoại, không lý nào bà lại không biết da trẻ sơ sinh mỏng mảnh đến thế nào được.
Tôi đã quyết rồi, những thứ khác có thể nghe lời bà không mua nhưng bỉm cho con và mẹ lúc sinh nhất định phải sắm. Cũng may chồng tôi cũng đồng quan điểm với tôi nên anh phụ trách việc đi mua 1 ít bỉm cho cả mẹ và bé, 1 ít khăn xô, cùng 1 vài thứ cần thiết khác. Anh chu đáo đến mức mua cho con gái chúng tôi 2 bộ đồ mới, anh bảo để mặc cho con ngày đầu cho con đỡ tủi thân, những gì anh nói đúng như những gì mà tôi vẫn mong nãy giờ.
Việc vợ chồng tôi bỏ qua ý kiến của bà mà tự ý đi sắm thêm đồ làm bà vô cùng khó chịu, bà gọi điện kể lể với chị Hương, nhưng có lẽ không tìm được đồng minh vì tôi thấy trước khi cúp máy bà lầm bầm mắng chị là:” mày cũng ngu như tụi nó vậy”.
Dường như bà vẫn cho là mình đúng nên lại tiếp tục sang nhà hàng xóm để mách tội tôi như mọi lần