THANG TRỜI ĐỨT GÃY
Sau đó, từ những ghi chép để lại, họ đã tìm được nguyên nhân tại sao ngôi làng này có thể bình yên vô sự suốt hơn một nghìn năm. Thì ra, ngôi làng này nằm đơn độc ở tầng thứ nhất, ẩm ướt oi bức, hơn nữa các loài quái thú, sâu bọ rất nhiều, cực kỳ bất lợi cho con người sinh sống; chẳng những vậy, con đường dẫn lên các thôn làng ở tầng thứ hai cũng đầy rẫy hiểm nguy, nếu đi một mình thì căn bản không thể nào băng rừng đến được khu có con người cư trú ở tầng thứ hai được; các dũng sĩ cũng phải đi mất ba tháng mới đến được ngôi làng gần nhất, một chuyến đi về như thế, ít ra cũng phải tử thương mất quá nửa. Ngoài ra, có rất nhiều nội dung ghi chép trong đó hết sức giống trong cuốn Ninh Mã cổ kinh của nhà Trác Mộc Cường Ba, chẳng hạn như quái thú cao bằng ba tầng lầu bắt đầu lũ lượt xuất hiện trong hành trình của dũng sĩ...
Vì các cuộn da chỉ ghi chép những chuyện lớn, có khi mấy năm liền không có sự kiện gì đáng ghi, lại còn rất nhiều cuộn đã bị thiêu hủy, pháp sư Á La và Đường Mẫn lập tức bắt tay vào việc, dựa theo trình tự thời gian phân loại các cuộn da còn lại quét vào máy tính. Trác Mộc Cường Ba thì để ý đến các thông tin liên quan tới "thang trời". Dựa theo các ghi chép trên cuộn da, vách núi ở tầng dưới cùng này vốn là không thể vượt qua được, sau khi vô số dũng sĩ phải trả giá bằng cả tính mạng, con đường thông lên tầng bình đài thứ hai mới được phát hiện. Về sau, được một vị trưởng lão trí tuệ sâu dày chỉ dẫn, các vị dũng sĩ đã chôn hạt giống vào các khe hở trên vách đá, cuối cùng đã hình thành nên thang trời. Theo như mô tả trên cuộn da, thông đạo này dường như hơi giống loại giỏ treo thả lên thả xuống.
Trác Mộc Cường Ba gọi cho đội trưởng Hồ Dương, hỏi xem dưới chân vách đá có gì đặc biệt không. Đội trưởng Hồ Dương trả lời, ở chỗ tất cả các dãy nhà gỗ tụ về có một bánh xe nước khổng lồ, không chỉ dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng ở đây, mà dường như còn cung cấp động lực cho thứ gì đó nữa, chỉ là trục xoay được chôn sâu dưới lòng đất, không biết là thông đến tận đâu. Còn những thứ kiểu như thang trời hay giỏ treo gì đó thì vẫn chưa phát hiện ra. Lát sau, Lữ Cánh Nam nói: "Anh Cường Ba, chúng tôi phát hiện ra một số thứ, không biết có dính dáng gì đến thang trời không, anh lại đây xem đi."
Trác Mộc Cường Ba vội tới chỗ vách núi, giờ mới phát hiện, mảng vách núi này không đơn giản chỉ là màu đỏ, mà do vô số màu sắc kỳ dị chắp ghép lại, chủ yếu là ba màu đỏ, tím, xanh lam. Hình dáng vách đá cũng không đơn giản chỉ là hình chóp nón, ít nhất là phần đáy còn hơi lõm vào trong, giống như một giọt nước đỏ sắp nhỏ xuống khảm vào vách đá màu xám. Xung quanh rải rác rất nhiều đá và cuội núi lửa.
Đội trưởng Hồ Dương chỉ vào thiết bị vừa lắp ráp xong xuôi, nói: "Chúng ta suy đoán chính xác đấy, nơi đây luôn có núi lửa phun trào, dung nham đông cứng tạo thành vách đá này còn chưa đến hai vạn năm tuổi."
Trác Mộc Cường Ba nói: "Nếu nói ở đây luôn có núi lửa phun trào, chỗ này lại ở giữa đường đi của dung nham núi lửa, vậy tại sao những người Qua Ba ấy còn xây nhà gỗ? Không sợ tự chuốc họa vào thân sao?"
Đội trưởng Hồ Dương vân vê bộ râu xồm xoàm, cười cười nói: "Đây chính là đặc điểm của núi lửa nơi này, không phải phun trào theo kiểu bộc phát bùng lên, mà chảy chầm chậm xuống như dòng suối vậy, đến nơi này thì đã ngừng lại rồi. Rõ ràng những người Qua Ba ấy đã quan trắc cả ba tầng bình đài, cho rằng lần núi lửa phun trào sau, dung nham chỉ có thể chảy được đến đây thôi, cộng với một số điều kiện địa lý khác nữa, nên mới chọn đây làm chỗ đặt chân. Không biết cậu có nghe thấy tiếng sóng không, tôi nghĩ, nơi này đã rất gần một đầu ʍúŧ của khe nứt Shangri-la rồi. Khoảng cách từ ngôi làng này ra đến biển rất ngắn, còn con sông kia thì rộng như vậy, có thể hạ thủy những con thuyền rất lớn, trong làng chắc chắn là có những chỗ để chế tạo thuyền, chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra thôi."
Trác Mộc Cường Ba nói: "Ý anh là, nếu dung nham chảy qua đây, toàn bộ người trong làng có thể nhanh chóng sơ tán ra biển?"
"Đúng vậy," đội trưởng Hồ Dương gật đầu. "Lúc dòng dung nham nóng chảy chảy qua, còn nơi nào an toàn hơn ngoài biển nữa đâu?"
Trác Mộc Cường Ba gật gật đầu, tiếp tục tiến về phía trước, liền trông thấy Lữ Cánh Nam đang đứng trước một đống thực vật dây leo tỉ mỉ quan sát, nhưng không thấy Nhạc Dương đâu. Đội trưởng Hồ Dương nói, anh và Lữ Cánh Nam, Nhạc Dương chia nhau tìm theo ba hướng, anh đi giữa, nên nghe thấy tiếng Lữ Cánh Nam gọi liền chạy đến trước. Chỉ thấy những dây leo ấy đều to như cánh tay trẻ con, chất lên thành đống như núi bên dưới vách đá. Ngẩng đầu nhìn lên, trên vách đá màu đỏ vẫn còn bám lại một phần dây leo, mọc thành từng đoạn từng đoạn một, chỉ có điều đã không còn liền mạch, cách nhau ít cũng phải cỡ mấy trăm mét. Các dây leo rơi xuống mặt đất không ૮ɦếƭ, mà vẫn có cành lá mọc ra từ thân chính. Lữ Cánh Nam cầm một đoạn dây leo lên, Trác Mộc Cường Ba nhận thấy, giữa hai thân chính to như cánh tay trẻ con, không ngờ còn có vô số nhánh nhỏ vươn ra quấn chặt lại với nhau, khiến chúng giống như một cái thang dây vậy. Lữ Cánh Nam nói: "Xem ra, đây chính là thang trời rồi."
Đội trưởng Hồ Dương nói: "Sáng tạo cực kỳ thông minh. Xem ra sức sống của những dây leo này rất mãnh liệt, chúng có thể mọc rễ trong các khe nứt trên vách đá, rồi cứ thế sinh tồn, mỗi lúc một lớn dần lên. Cho dù những dây leo già có ૮ɦếƭ đi, thì cành lá mới cũng sẽ xuôi theo hướng đi của những dây leo cũ mà tiếp tục sinh trưởng, đảm bảo cho thang trời này vĩnh viễn không bao giờ bị đứt lìa."
Lữ Cánh Nam quan sát một đầu thang dây, nhìn vết cắt nói: "Có vẻ như bị cố ý phá hoại, dường như là để cắt đứt tất cả đường chạy trốn của người trong làng, hoặc có lẽ là vì muốn ngăn cản những người khác đến cứu viện."
Trác Mộc Cường Ba nhìn những đoạn dây leo dài không quá chục mét còn sót lại trên vách đá, lẩm bẩm: "Xem ra, chúng ta đành phải tự leo lên trên đó rồi. Vách đá này cũng lớn thật đấy nhỉ!"
"Cũng còn đỡ." Lữ Cánh Nam nhìn vách núi cao ngất như muốn chọc xuyên mây, điềm đạm nói. Vách đá trước mặt họ do dung nham chất chồng tạo nên, độ dốc có lẽ phải đến khoảng tám mươi tám lăm độ, nhưng so với những vách đá vát ngược vào bên trong thì còn đỡ hơn rất nhiều. Có lẽ chính vì vậy mà người xưa đã chọn nơi đây làm con đường duy nhất thông lên tầng bình đài thứ hai. Nhưng vách đá này dù sao cũng cao gần hoặc thậm chí là hơn hai nghìn mét, bên trên có rất ít mố và khe hở, sợ rằng chỉ có lũ sơn dương mới đứng vững được. Trong lòng Trác Mộc Cường Ba không lạc quan được như Lữ Cánh Nam.
Đội trưởng Hồ Dương cũng nói: "Ừm, xem ra mấy ngày tới chúng ta đều phải qua đêm trên vách đá lớn này rồi, chắc phải mất ba ngày mới lên được đến nơi mất."
"Không cần lâu thế đâu," Lữ Cánh Nam tự tin nói. "Mọi người ở trong làng nghỉ ngơi đầy đủ, lấy lại tinh thần. Chúng ta sẽ quan sát kỹ đường đi lên, chỉ cần nghỉ lại trên vách đá một đêm thôi. Tuy thang trời đã bị phá hoại, nhưng dù sao cũng vẫn còn lại cho chúng ta mười mấy đoạn dây leo, ít nhất cũng có mấy trăm mét không cần tốn sức quá. Đoạn phải leo trèo thực tế chỉ khoảng một nghìn ba đến một nghìn bốn trăm mét gì đấy thôi."
Trác Mộc Cường Ba nói: "Trở về bàn bạc với mọi người đã, xem có tìm được thông tin nào hữu ích trong đống cuộn da dê ấy không." Kế đó, gã liên lạc với Nhạc Dương hỏi xem có phát hiện gì không.
Nhạc Dương trả lời: "Cường Ba thiếu gia, tôi thấy một số thiết bị máy móc. Mọi người lại đây xem đi."
Ba người đi về phía Nhạc Dương, dọc đường có nhìn thấy bánh xe nước khổng lồ mà đội trưởng Hồ Dương nhắc đến lúc nãy. Bánh xe nước ấy quả nhiên hết sức to lớn, trông như một cái bánh xe đu quay, chỉ có điều giờ đã nằm vật ra đất, gãy lìa thành mấy mảnh. Dòng nước bên cạnh vẫn đang tuôn ầm ầm đinh tai nhức óc, mặt đất xung quanh rung lên bần bật. Ba người bọn Trác Mộc Cường Ba bịt chặt tai, nhanh chóng đi qua.
Chỗ Nhạc Dương phát hiện cách dòng nước không xa lắm, nhưng tương đối khuất nẻo, ẩn giữa rừng trúc bên dưới vách đá. Phải gạt bớt trúc sang hai bên mới phát hiện ra bên trong có một khe nứt, phía trên rừng trúc, phần bên ngoài khe nứt này đã khép miệng, có điều bên trong lại tối om om, dường như cứ vươn lên trên mãi.
Thấy ba người bọn Trác Mộc Cường Ba đến, Nhạc Dương nói luôn kết quả quan trắc của mình: "Vách đá chỗ này rất trơn trượt ẩm ướt, có vẻ như là một dòng suối khác nữa. Có điều không biết bị cạn rồi hay bên trên bị người ta chặn. Bên trong có mấy thứ máy móc, nhưng cũng bị phá hoại cả rồi." Tới đây, thấy mấy người bọn Trác Mộc Cường Ba đã đi vào trong, anh lại vội vàng tiếp lời: "Cẩn thận, trơn lắm đấy."
Nhìn những giá gỗ vứt bừa bãi, đội trưởng Hồ Dương nói: "Xem ra, sau khi lên được tầng bình đài thứ hai, người Qua Ba đã lợi dụng thông đạo thiên nhiên hình thành do dòng suối chảy trong núi để lắp thang máy lên xuống ở chỗ này, rồi lại lợi dụng sức chảy của một dòng suối khác làm động lực cho bánh xe nước đưa khoang chở người lên. Đúng là thông minh thật."
Lữ Cánh Nam thì chăm chú quan sát những giá gỗ bị hơi nước ăn mòn đến chẳng còn hình dạng gì, nói: "Xem ra khi tàn sát dân làng năm đó, hung thủ đã bít chặt mọi đường thoát, nguyên một ngôi làng, không có bất cứ hy vọng sống sót nào cả."
Vách đá ướt sũng trơn bóng không thể leo trèo, Trác Mộc Cường Ba đã hiểu, bọn họ chỉ có thể dựa vào sức mình mà thôi. Chỉ có điều, gã cũng lấy làm kỳ quái, nếu theo suy đoán của họ, thì là một loại sinh vật giống như sói đã gây ra tất cả những chuyện này, rốt cuộc chúng đã làm như thế nào? Tại sao chúng lại làm như vậy?"
Bận rộn gần nửa ngày, mấy người bọn Ba Tang mới xử lý ổn thỏa xương cốt của dân làng, ở đầu thôn đã có thêm vô số ngôi mộ mới. Sau đó Trương Lập lại đi nghiên cứu cái bánh xe nước mà đội trưởng Hồ Dương phát hiện ra, và nhận định chiếc tuốc bin nước to như bánh xe đu quay ấy chính là ngọn nguồn của tất cả động năng trong ngôi làng này, nó nằm ở chỗ giao nhau của tất cả các dãy nhà gỗ, trực tiếp chuyển hóa thế năng của dòng nước đổ từ độ cao hơn hai nghìn mét xuống thành các loại động năng khác nhau.
Trương Lập kết luận, những máy móc thiết kế tinh vi này chắc chắn phải được mô tả bằng văn tự. Rốt cuộc, với sự giúp đỡ của pháp sư Á La, anh cũng tìm được phần ghi chép về cách chế tạo cạm bẫy máy móc trong những cuộn da ghi lại các chuyện lớn của thôn làng. Những cạm bẫy được mô tả khiến Trương Lập xem mà trán ướt đẫm mồ hôi. Anh đồng thời cũng nhận ra, họ may mắn đến nhường nào khi có thể bình an đến được ngôi làng này. Nếu những cạm bẫy ở rừng giáo sắt bên ngoài làng đều được khởi động, bọn họ nhất định không thể vào được đến đây mà không tổn thất chút gì. Nhưng, từ đây pháp sư Á La lại nghĩ ra một chuyện khác, đó là, những sinh vật đến tàn sát dân làng, ngay cả các cạm bẫy đáng sợ như thế cũng bị chúng phá hủy không còn gì, vậy chẳng phải còn đáng sợ hơn so với họ tưởng tượng rất nhiều lần hay sao!
Nghiên cứu sâu hơn nữa, Trương Lập và pháp sư Á La cùng phát hiện ra rằng, trong những cuộn da này dường như có ẩn chứa bí mật. Những người sống trong làng dường như đã tham gia nghiên cứu một thứ gì đó, mỗi lần nhắc đến chuyện này, họ đều hết sức kín đáo, chỉ loáng thoáng một hai lời, nhưng lại ít nhiều ẩn chứa vẻ kiêu ngạo. Cả quá trình nghiên cứu kéo dài đến năm sáu đời, trải qua gần một trăm năm thời gian. Chắp nối những mẩu thông tin của các đời chép lại với nhau, thì thứ đó có vỏ ngoài hết sức cứng rắn, có thể độc lập hành động, không bị gò bó bởi đường ray, tốc độ di chuyển cực nhanh, hơn nữa lại vô cùng linh hoạt, có thể đến những nơi máy móc bình thường không thể tới được, chuyên chở những νũ кнí dạng ném có thể tấn công từ cự ly xa, dường như còn có thể tự động khóa mục tiêu. Ngoài ra, nguồn năng lượng của loại máy này có vẻ đến từ sinh vật sống nào đó. Phần được mô tả nhiều nhất, chính là việc tìm kiếm trái tim cho cỗ máy đó, đây có vẻ như cũng là phần mà người sống trong ngôi làng này chịu trách nhiệm. Còn những bộ phận khác của cỗ máy, có lẽ là do những người Qua Ba ở tầng cao nhất nghiên cứu. Cuối cùng, dân làng đã tìm được một loại sinh vật "có sáu chân, đầu hình bán bầu dục, có thể bò rất nhanh" ở tầng bình đài thứ hai làm hạch tâm cho loại máy móc ấy. Người dân làng Công Bố đã không khỏi đắc ý khi viết "đây là kỹ thuật phòng ngự hoàn toàn mới, một thành tựu to lớn tập trung cả thuật chế tạo cơ quan, thuật nuôi trùng độc và huấn luyện sinh vật," - có kỹ thuật này, thần miếu sẽ được an toàn gấp bội.
Điều khó tin nhất là, trong một trăm năm đầu tiên, rất hiển nhiên là người làng này có qua lại với người Qua Ba ở tầng cao nhất. Trong các cuộn da, ngoài phần chép về chuyện họ cùng nghiên cứu phát minh ra loại máy móc đáng sợ kia ra, còn có cả những ghi chép việc phái người đi tham gia các buổi tế lễ chung. Thế nhưng, một trăm năm sau, đột nhiên không thấy nhắc gì đến những người Qua Ba ở tầng trên cùng ấy nữa, dường như họ đã hoàn toàn cắt đứt liên hệ với tầng bình đài thứ ba của Shangri-la, song không thấy ghi chép lý do.
Đồng thời pháp sư Á La cũng tìm được một số dấu vết có thể dẫn đến vụ việc cả làng Công Bố bị tàn sát. Trong một đoạn viết về sự việc xảy ra sáu năm trước có ghi "Thứ Tháp Nhĩ gây họa rồi, hắn đã đến..." phần ở giữa bị cháy một lỗ to. Liền kề sau đoạn ấy, chính là lời nguyền mà họ đã vô cùng quen thuộc: "Vô số tai ương sẽ ùn ùn kéo đến như tuyết lở, giáng xuống tất thảy mọi nơi. Tất cả thành thị đều sẽ biến thành nơi hoang phế không một bóng người, giống sài lang an cư bên dưới thánh đàn, lũ độc xà phơi nắng trên bậc cấp, lưới nhện bịt kín khung cửa, loài hoa ૮ɦếƭ chóc nở khắp mặt đất mênh ௱ôЛƓ..." Tiếp sau là một câu hỏi: "... đền tội, lẽ nào cuối cùng chúng ta cũng không thể thoát khỏi vận mệnh hay sao?" Pháp sư Á La đã dồn hết tâm sức tìm kiếm những đầu mối khác, song cũng chỉ tìm được mấy câu khó hiểu ấy mà thôi.
Sau khi hoàn thành hầu hết mọi việc, dựa theo mô tả trong các cuộn da, mấy người bọn Ba Tang đi ra theo lối bên dưới, bắt vô số châu chấu khổng lồ về làm một bữa thịnh soạn. Rồi cả bọn lại thay những bộ đồ đã rách rưới te tua trên người bằng quần áo của người Qua Ba, tìm một gian nhà vẫn còn tương đối nguyên vẹn làm nơi nghỉ qua đêm. Pháp sư Á La và Mẫn Mẫn quét toàn bộ các cuộn da vào máy tính, hầu hết những tư liệu chưa kịp xem cho kỹ sẽ từ từ kiếm cơ hội giải mã trên đường. Buổi tối hôm ấy, họ mở một cuộc họp, tổng hợp ý kiến mọi người, cuối cùng đưa ra một kết luận kinh người: sức mạnh khoa học kỹ thuật mà người Qua Ba sở hữu, vượt xa so với những gì họ vẫn hằng tưởng tượng! Mức độ vận dụng máy móc ở đây đã gần bằng hoặc thậm chí là vượt quá trình độ của châu u sau cuộc cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ mười tám. Còn về mặt tự động hóa, thậm chí đã có thể so sánh với kỹ thuật máy móc công nghiệp hiện đại mà cũng không hề thua kém.
Trương Lập nói: "Lúc trước tôi có bảo với Nhạc Dương, ngôi làng này là một nhà máy lớn, các dãy nhà gỗ được sắp xếp giống hệt như một dây chuyền sản xuất, một hệ thống công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp hợp lý và hoàn mỹ. Nhưng bây giờ, tôi phải đính chính lại, hình dung như thế vẫn chưa hoàn thiện, ngôi làng này giống như là một xã hội tập trung trí tuệ vậy, có thể nói, những kiến trúc này, đồng ruộng và mạng lưới đường ray bằng kim loại, đã cấu thành một kết cấu xã hội gần như là mạng internet. Mỗi gian nhà gỗ nhỏ ở đây, giống như một máy vi tính đầu cuối, chỉ cần ở trong nhà người ta cũng có thể độc lập hoàn thành bất cứ công việc gia công sản xuất nào, công xưởng bên dưới sẽ biến ý tưởng của họ thành hiện thực. Hơn nữa, họ cũng có thể thông qua phương thức vận chuyển của mạng lưới chia sẻ tư liệu tài nguyên với cả làng. Nhìn những kiến trúc như thể một tổ ong, chúng ta có thể tưởng tượng mỗi dân làng Công Bố như một con ong mật có chỉ số thông minh cực cao, khi họ tập hợp lại, có thể nhờ phương thức tập trung trí tuệ để tạo ra khả năng sáng tạo lớn gấp bội phần."
Nhạc Dương nghĩ ngợi giây lát, đoạn nói: "Tôi nhớ giáo sư Phương Tân từng bảo, muốn hình thành trí tuệ tập trung như vậy cần phải đạt được con số nhất định, mới có thể đến được giới hạn để từ đó nảy sinh sự biến đổi về chất."
"Đúng thế." Trương Lập đưa mắt nhìn quy mô của ngôi làng, rồi nói: "Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao làng Công Bố tuy đã áp dụng mô thức xã hội tập trung trí tuệ, nhưng khoa học kỹ thuật vẫn chưa thể phát triển một cách triệt để như người ở bên ngoài chúng ta... là vì số lượng của họ quá ít. Có lẽ họ đã biết lợi dụng hiệu ứng điện từ, nhưng lại không biết nguyên lý và sự chuyển hóa của chúng; họ cũng chưa nghiên cứu ra được năng lượng hạt nhân; do hạn chế về mặt địa lý, họ cũng không sử dụng được những nguồn năng lượng hiệu quả cao như dầu mỏ; họ chỉ phát triển kỹ thuật chế tạo máy móc đã có từ thời cổ đại lên đến mức tuyệt đỉnh mà thôi. Mà trên thực tế, cả thuật chế tạo máy móc, họ cũng bị hạn chế rất lớn..." Anh liếc sang phía Nhạc Dương, nói: "Cậu không thấy tò mò tại sao máy móc ở đây đều có vỏ gỗ à? Rất hiển nhiên, khoáng thạch ở đây không thể luyện được nhiều sắt thép, vì vậy họ chỉ có thể dùng sắt thép để chế tạo các bộ phận dễ hư tổn như trục quay và bánh răng mà thôi."
Triệu Trang Sinh lẩm bẩm: "Cứ đẻ thật nhiều vào chẳng phải là xong hay sao?"
Pháp sư Á La lắc đầu: "Người dân ở đây đã chú trọng nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, chứ không chỉ quan tâm đến số lượng nhân khẩu. Dựa trên các ghi chép để lại, có thể thấy số lượng người trong làng luôn giữ ở mức cân bằng, thậm chí có nhiều khi nhân khẩu còn tăng trưởng âm, nhưng kỹ thuật y học của họ rõ ràng đã đạt đến trình độ rất cao. Thông qua quan sát một số xương cốt, ít nhất chúng ta cũng có thể khẳng định, bọn họ có thể thực hiện các loại phẫu thuật đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cực kỳ cao, ví dụ như phẫu thuật mở hộp sọ, mở Ⱡồ₦g иgự¢, phẫu thuật cắt ghép chi... Chỉ tiếc là, phần tư liệu về y học đều đã bị đốt cháy hết cả rồi."
"Phẫu thuật mở hộp sọ!" Triệu Trang Sinh kinh ngạc đớ người ra.
"Không chỉ có thế thôi đâu," đội trưởng Hồ Dương bổ sung thêm, "trí tuệ của người dân Công Bố tuyệt đối không chỉ giới hạn ở kỹ thuật chế tạo máy móc và y học. Tôi và Cánh Nam đã nghiên cứu rất kỹ khu ruộng đất, người dân ở đây rõ ràng đã nắm bắt được kỹ thuật tạp giao gì đó. Loại nông sản mà họ trồng, dường như có bóng dáng của lúa mì Thanh Khoa, nhưng mật độ thì dày hơn chúng ta tưởng tượng nhiều lần. Thông qua tính toán mô phỏng bằng máy tính, cho dù là lúa mì Thanh Khoa thật, thì với mật độ hạt giống dày như thế, một mẫu ruộng cũng có thể cho đến hơn nửa tấn. Còn nếu là loại nông sản khác, sản lượng chắc phải tăng thêm mấy lần."
Lữ Cánh Nam cũng lên tiếng: "Suy luận này đã được kiểm chứng trong các cuộn da để lại. Theo những ghi chép từ thuở ban đầu, sản lượng lương thực mỗi mùa đủ để toàn bộ dân làng ăn trong sáu năm. Chẳng những vậy, mỗi năm ở đây đều có bốn mùa thu hoạch, ngoài một phần được gia công thành các loại thực phẩm có thể giữ một thời gian dài ra, hầu hết lương thực còn lại đều được họ áp dụng phương thức dự trữ định kỳ, tiêu hủy định kỳ. Chúng ta vẫn chưa tìm được ghi chép gì về việc họ tiến hành tạp giao, còn ghi chép về sản lượng của các thửa ruộng thực nghiệp này cũng chỉ kéo dài mấy chục năm, về sau thì không thấy nữa. Có điều, nếu số liệu họ ghi lại đều là sự thật, thì tôi chỉ có thể nói, những người này, đã đi trước cả ông Viên Long Bình 3 rồi. Sản lượng lương thực ở đây, cơ hồ có thể sánh ngang với lúa nước cao sản của chúng ta ngày nay. Ngoài ra, chắc hẳn sản lượng rau xanh và hoa quả ở đây cũng không thể nào thấp được."
Đội trưởng Hồ Dương lấy ra một cái túi, bên trong có vài gốc cây cái, kích động nói với những người còn lại: "Mọi người có biết đây là gì không? Chúng ta đã phát hiện được kho báu lớn nhất ở Shangri-la này rồi đó, nếu mang những gốc cái này ra ngoài, chúng có thể thay đổi cả thế giới."
Mấy người bọn Nhạc Dương, Triệu Trang Sinh đều lấy làm nghi hoặc. Trương Lập tò mò hỏi: "Đội trưởng Hồ, thứ này không phải chỉ có thể so được với lúa nước cao sản của chúng ta ngày nay hay sao? Cùng lắm là có thêm mấy loại cây nông nghiệp sản lượng cao nữa thôi chứ, sao mà thay đổi được thế giới?"
Đội trưởng Hồ Dương nói: "Lương thực vàng, là lương thực vàng đấy! Các cậu chưa bao giờ nghe nói đến hả?"
3 Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc, người được mệnh danh là cha đẻ của lúa lai thế giới.