III. Khám phá điều bí mật trong sự kiên cường của cây sồi và sự khiêm nhường của cây cỏ
Thế giới cấu tạo bởi sự cân bằng mỏng manh của hai lực lượng đối lập. Triết học phương Đông gọi chúng là Âm và Dương. Tất cả mọi thứ được cấu tạo bởi hai lực lượng này. Những điều được nghĩ là đối ngược nhau lại có liên quan gần gũi hơn so với những gì người ta thường tin. Những sự đối lập không phải là hai thực thể cân bằng nhau. Bóng tối không thể tồn tại mà thiếu ánh sáng, cũng như cái tốt không thể thiếu cái xấu. Bạo lực và không bạo lực xuất hiện tại cùng một nơi trong tâm hồn con người.
Bởi vì mọi thứ đều có hai mặt nên hành động của con người cũng có hai mặt: Những động cơ bên trong và vẻ bên ngoài. Không xem xét đến những động cơ bên trong, chúng ta không thể đánh giá được những hành động của chính mình hay những hành động của người khác. Bậc thánh hiền và tên tội phạm có thể phạm cùng một tội trước chính quyền xuất phát từ những động cơ hoàn toàn khác nhau. Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập giá giữa hai tên trộm bởi vì những người đứng ra xét xử Ngài không nhìn thấy sự khác nhau gì lớn giữa những hành động của Ngài và của hai tên trộm tầm thường.
Bạn cần hiểu rằng bạn sở hữu những sức mạnh sáng tạo và phá hủy ở mức độ tương đương nhau. Cả hai bổ sung cho nhau và không thể được xét đoán bởi những tiêu chuẩn thông thường về tốt và xấu. Mỗi cái có thời điểm của nó. Một phần của việc hiểu bản thân mình và số phận của mình là để biết được khi nào thực hành sức mạnh phả hủy của bạn và khi nào chịu quy phục sức mạnh phá hủy của kẻ khác. Cây cỏ uốn cong một cách dễ dàng trong gió. Cây sồi cổ thụ đứng vững chãi. Một cơn gió mạnh có thể làm bật gốc sồi, nhưng không có một cơn gió nào, cho dù sức mạnh đến đâu, có thể làm bật rễ cỏ đang uốn rạp mình trước nó.
Người thực hành Mặt Dày, Tâm Đen lý tưởng là một người có Mặt Dày, Tâm Đen bên trong, dù những biểu hiện bên ngoài của họ có vẻ hống hách hay nhún nhường tùy theo yêu cầu của tình huống. Anh ta không có một hình ảnh về chính mình do bản thân hay mọi người tạo ra để phải sống theo hay quy định anh ta phải xử sự như thế nào.
Trong trước tác Trung Quốc có ba mươi sáu chước, chước thứ hai mươi bảy dạy: “Giả lợn bắt cọp”. Theo cách này, khi người thợ săn phương Đông chuẩn bị đi săn hổ, anh ta sẽ ngồi và suy ngẫm cách dễ nhất để bắt được con hổ. Cách mà anh ta rút ra là anh ta sẽ lấy chính mình làm mồi nhử hổ. Anh ta khoác lên mình tấm da lợn và chờ đợi trong rừng. Con hổ tới gần, nghĩ rằng con lợn này sẽ là một bữa ngon lành. Khi con hổ tiến gần đến mức người thợ săn không thể bắn trượt được, anh ta sẽ bắn nó.
Ở phương Đông, những anh hùng không được đánh giá bởi sự dũng mãnh của họ trong việc săn bắn hổ, mà là bởi sức mạnh và khả năng chịu đựng nỗi nhục đóng giả làm con lợn.
Khi bạn không có gì chứng minh bạn vĩ đại hơn hoàn cảnh của mình, bạn không bao giờ được để mất viễn cảnh chiến thắng của bạn. Einsten đã nhận xét, một vĩ nhân biết được sự vĩ đại của mình trước khi những người khác biết đến. Nếu bạn sẵn lòng làm bất cứ điều gì để vượt qua sự chống đối mạnh mẽ nhất - kể cả việc khuất phục và chịu đựng, khi cần thiết, đóng vai một con lợn - bạn sẽ chiến thắng.
Hơn thế nữa, bạn phải có khả năng chịu đựng sự làm nhục mà những người khác sẵn sàng dành cho bạn bởi những thất bại bề ngoài của bạn. Một người có thể làm điều này đã được số phận định sẵn để trở nên vĩ đại.
IV. Hiểu được chính mình
Để đạt được trạng thái Mặt Dày, Tâm Đen, hãy xem xét vai trò bạn đang giữ trong thế giới này. Để giải phóng chính mình thoát khỏi sức chi phối của những tư tưởng tùy tiện và khám phá những tiêu chuẩn đích thực mà bạn nên xử sự theo, bạn cần tìm được lòng dũng cảm để làm những gì phải làm mà không quan tâm đến điều những người khác có thể nghĩ.
Những người phi thường không bận tâm đến những người khác nghĩ về họ. Mặt Dày, Tâm Đen dường như đến với họ một cách tự nhiên. Họ dễ dàng có được điều họ muốn bởi vì họ không bị cản trở bởi những ý kiến của người khác. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đã bị dạy dỗ để chịu tác động bởi những ý kiến của người khác.
Tôi không khuyên bạn trở thành một người vô đạo đức và tự cho mình là trung tâm, mà muốn bạn nhận ra được những khó khăn dành cho một người vốn chu đáo và nhạy cảm bẩm sinh như bạn khi theo đuổi sở thích riêng chính đáng của bản thân mình. Có điều gì đó đáng giá để bạn học từ những người lạnh lùng hơn này: việc họ coi thường ý kiến của người khác cho phép họ tập trung vào việc hoàn thành những mục tiêu của mình. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách đạt tới sự hiểu biết rõ ràng về bản thân bạn và những hành động của bạn.
Việc tự quan sát chính mình cần thiết cho sự trưởng thành của bản thân. Trước tiên bạn phải hiểu những động cơ cho những hành động của chính bạn để hiểu được những người khác. Đặc biệt quan trọng là nhìn vào bên trong chính bạn trong những thời điểm đau khổ và bất hạnh lớn lao. Nếu bạn thành công trong việc tách bản thân mình ra khỏi nỗi đau khổ mà bạn trải qua, bạn sẽ thấy, với sự rõ ràng hoàn toàn, bản chất thật của tình huống. Khi đó đường lối hành động đúng đắn sẽ hiện rõ ở phía trước.
Thế giới không quá đơn giản đến mức chúng ta có thể đặt ra và tuân theo những nguyên tắc về điều gì là sai và đúng. Chúng ta tìm kiếm một sự hiểu biết về bản thân để chúng ta sẽ biết được mình nên làm gì trong bất kì tình huống nào được đặt ra. Bạn sẽ dần dần thay thế những niềm tin mình đã được dạy bằng những sự thật bạn khám phá ra. Không phải việc bạn có chìa nốt má bên kia hay không là quan trọng. Tại sao bạn làm hay không làm thế mới là quan trọng nhất.
Hiểu biết bản thân là sự chỉ dẫn về cách xử sự đáng tin cậy hơn so với việc bám lấy những tiêu chuẩn được đặt ra một cách tùy tiện, mặc dù cả hai cách đều có thể sai lầm. Bạn sẽ mắc những sai lầm bất kể bạn đi theo con đường nào, nhưng những sai lầm mắc phải trên con đường khám phá bản thân sẽ tự sửa chữa, còn những sai lầm mắc phải bởi sự trung thành mù quáng với những tiêu chuẩn chủ quan chỉ kéo dài mãi sự dại dột.
Trong quá trình sàng lọc này, bạn sẽ khám phá ra rằng nhiều quan niệm bạn đã được dạy, trong thực tế, rốt cuộc là đúng; nhưng sự tự kiểm nghiệm của bạn sẽ không vô ích. Những niềm tin của bạn sẽ trở thành những điều xác tín của bạn. Quan trọng hơn nữa, bạn sẽ giải phóng bản thân khỏi nhu cầu được sự tán thưởng của những người khác.
Nhưng đừng nghe theo lời tôi. Quan sát những ý nghĩ và hành động của bạn một cách cẩn thận. Bạn sẽ tự nhận thấy bản chất sai lầm và tùy tiện của nhiều tiêu chuẩn mà bạn đang nỗ lực tuân theo.
Trong mỗi chúng ta, có một giọng nói thầm lặng muốn hét lớn và la lớn: “Tôi tồn tại! Tôi tồn tại! Tôi có những nhu cầu, những mong muốn và những khát vọng cao quý và tốt đẹp. Những lí tưởng và những nguyên tắc của tôi có thể khác với của bạn, nhưng chúng là của tôi và xứng đáng được bày tỏ. Trừ khi tôi được nuôi dưỡng, được thỏa mãn và được đáp ứng, làm sao tôi có thể hữu ích cho ai đó?”
Coco Chanel, một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Pháp, bắt đầu sự nghiệp của mình không phải như một nhà thiết kế mà là một phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có. Bà luôn ăn mặc theo cách mình thích, không quan tâm đến những xu hướng thịnh hành. Phong cách độc đáo của bà, đặc biệt là mái tóc bồng bềnh và gấu váy cộc, đi ngược lại với những tiêu chuẩn thời trang của thời đại. Cho dù đầu tiên bà bị chỉ trích nặng nề vì những tính lập dị của mình, bà đã là người cung cấp một nền tảng cho những thay đổi cấp tiến trong thời trang của thập niên 1920. Hiện nay, gần một thế kỉ sau đó, tên tuổi của bà, Coco Chanel, là chuẩn mực cho cái đẹp nhất trong thế giới thời trang cao cấp.
Gần đây, trong lúc đang tập trên xe đạp đứng ở câu lạc bộ thể dục, tôi tình cờ lướt mắt qua một tờ tạp chí dành cho phụ nữ trẻ. Một mẹo nhỏ được đưa ra để giành được “sự tán thưởng” là phải rời nhà với mái tóc ướt và xách theo một túi lớn, rồi chạy một đoạn đường gần đến văn phòng. Ý tưởng là phải tạo ra vẻ “đến câu lạc bộ thể dục trước khi đi làm”. Tạp chí cũng khuyến khích người đọc để một vài băng cát sét của những nhóm nhạc mới nổi nhất xung quanh nhà để tạo ra một hình ảnh hợp thời, cho dù chúng chẳng bao giờ được mở nghe.
Tôi không thấy làm thế nào những phương kế tạo hình ảnh này có thể giúp những phụ nữ trẻ đạt tới thành công mà họ đang tìm kiếm. Họ chỉ đơn thuần đang nhận lời khuyên về cách giành sự tán thưởng của người khác bằng việc tiêu tốn nhiều sức lực tạo ra sự giả dối, thay vì bỏ sức lực của họ vào việc đeo đuổi những sở thích đích thực.
V. Phá vỡ xiềng xích của nỗi sợ thành công và nỗi sợ thất bại
Nỗi sợ thành công thì mạnh hơn nhiều nỗi sợ thất bại. Đó là lí do tại sao có nhiều người dễ trở nên thất bại hơn là thành công.
Mỗi người trong chúng ta bị chi phối ở một mức độ nào đó bởi sự sợ hãi - sợ vươn lên, sợ rơi xuống, sợ rằng chúng ta sẽ ở mãi một chỗ. Vì thế nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta muốn giàu có, nổi tiếng và thực hiện được những chiến tích lớn, nhưng thông thường những cảm giác này chỉ là những sự suy nghĩ vẩn vơ. Hầu hết những điều chúng ta nghĩ là mình muốn đến với cái giá phải bỏ lại đằng sau cuộc sống quen thuộc và thâm nhập vào lĩnh vực của những điều chưa biết. Mỗi khi chúng ta đạt được điều gì đó và tiến lên, chúng ta phải đổi những điều kiện đã biết trong cuộc sống của mình lấy sự không chắc chắn và lạ lẫm. Mặc dù hầu hết mọi người nghĩ họ đang cố gắng để thành công nhưng họ chỉ đơn giản là đang thực hiện những chuyển động. Điều cuối cùng trên đời mà họ muốn là thoát khỏi công việc hàng ngày buồn tẻ quen thuộc và thực sự đạt đến một chỗ nào đó.
Trước khi chúng ta có thể thành công, chúng ta phải hiểu rõ rằng thành công có nghĩa là thay đổi và rủi ro thất bại. Thất bại của những người không dám thử điều gì lớn thì bình thường và khá riêng tư. Thất bại của những người phấn đấu làm những điều phi thường thì công khai hơn và hay kèm theo những tiếng thở dài thỏa mãn từ những người thất bại bình thường. Khi chúng ta không trả những hóa đơn của mình, một cái máy tính ở đâu đó viết cho chúng ta một lá thư khó chịu. Khi Donald Trump không trả những hóa đơn của ông ta, việc này sẽ lên bản tin lúc sáu giờ.
Thành công cũng đòi hỏi lòng can đảm để chịu rủi ro không được tán thành. Hầu hết những suy nghĩ độc lập, những ý tưởng mới, hoặc là những nỗ lực vượt quá mức thông thường được đón chào bởi sự không tán thành, từ sự hoài nghi và chế nhạo đến sự xúc phạm hung bạo. Để kiên trì trong bất cứ điều gì khác thường đòi hỏi sức mạnh bên trong và một lòng tin không lay chuyển rằng bạn đúng.
VI. Hiểu được bản chất của ảo tưởng và thực tế
“Đây là hoàn hảo
Đây là hoàn hảo
Từ cái hoàn hảo nảy sinh cái hoàn hảo
Nếu lấy cái hoàn hảo ra khỏi cái hoàn hảo
Chỉ còn cái hoàn hảo.”
- Kinh Hindu cổ.
Ở Ấn Độ xa xưa, một nhóm những thầy tu trẻ đang theo dõi sư phụ mình làm bánh kếp. Ông đổ một muôi bột lỏng và nhìn nó loang khắp bề mặt vỉ nướng nóng bỏng, thành một hình tròn méo mó. Khi cái bánh kếp đạt hình dạng cuối cùng của nó, ông mỉm cười và nói: “Hoàn hảo.”
Các đồ đệ thấy bối rối. Mỗi cái bánh kếp có một hình dạng khác nhau, một vài cái bị cháy cạnh, và không có cái nào là hình tròn hoàn hảo. Cuối cùng, một trong những đồ đệ đã hỏi sư phụ: “Sư phụ, làm sao những cái bánh kếp này hoàn hảo được? Bánh kếp thì phải tròn, và không bị cháy.”
Người thầy lấy chiếc bánh kếp cuối cùng ra khỏi vỉ nướng và đặt nó lên đĩa của người môn đệ trẻ tuổi. Nó có hình dạng gần giống quả bí. “Hoàn hảo,” ông lặp lại.
Một lần, một bậc thầy vĩ đại nói với tôi: “Nếu con không thích thế giới mà con thấy, hãy thay tròng kính của con.”
Gần đây, tôi đã nói chuyện với một người bạn cũ qua điện thoại. Chúng tôi đã không gặp nhau hơn mười năm rồi. Khi chúng tôi gợi lại một số sự kiện trong quá khứ của mình, tôi đã nhận xét: “Mọi thứ đã xảy ra thật hoàn hảo.” Bạn tôi nói: “Tôi không hiểu ý cậu là gì và tôi cũng không chắc cậu hiểu.”
Sự thật thì đơn giản như là “thay tròng kính của bạn”. Không có điều gì sai với thế giới ngoại trừ cách nhìn của bạn về nó. Làm thế nào tôi biết được điều này? Có lẽ bạn đang nghĩ giống như người bạn của tôi: “Những điều này chỉ là những từ ngữ mà thôi. Làm thế nào cô ta biết được cô ta đang nói về cái gì?” Tôi biết được điều này là đúng nhờ vào kinh nghiệm trực tiếp.
Nhiều năm trước đây, tôi đã dành nhiều thời gian cho việc suy tưởng và thiền định. Một ngày nọ, sau khi kết thúc việc thiền định hằng ngày của mình, tôi ở trong một trạng thái mê ly. Tim tôi ngập tràn tình yêu và sự hân hoan. Tôi đã trải nghiệm rằng chất liệu duy nhất tồn tại trên đời đó là tình yêu và không có gì khác ngoài tình yêu. Thượng đế đích thực đã tạo ra thế giới này từ tình yêu của chính người.
Trong khi tôi còn đang ở trong trạng thái này, tôi lên xe và lái đến chỗ hẹn ngang qua thành phố. Vào buổi trưa hè nóng bức và khói bụi này, tôi lái xe dọc theo xa lộ San Diego giữa đám xe cộ hỗn độn. Thông thường, tôi sẽ nhìn Los Angeles và xa lộ như là một đám những người thể hiện những tính cách xấu xa của họ và lái xe một cách điên rồ để cố đến nơi nào đó. Tôi luôn nghĩ những người tài xế ở Los Angeles nên lái những chiếc xe tăng thay vì xe hơi. Nhưng lúc này đây, cảm giác của tôi được biến đổi: tôi cảm thấy chỉ có tình yêu. Tôi cảm thấy rằng toàn bộ Los Angeles là dành cho tôi. Sự thật là, tôi đã trải nghiệm sự hòa hợp với cái Toàn thể. Tại giây phút đó, tôi chỉ nhìn thấy sự hoàn hảo. Ngay cả một cảnh giao thông hỗn độn cũng là một phần biểu hiện của sự hoàn hảo của Thượng đế.
Đối với tôi, trạng thái này không kéo dài. Cuối cùng, nó tan biến đi. Nhưng một thoáng xuất hiện của cảnh tượng hoàn hảo này là quá đủ. Từ đó tôi biết, thông qua trực giác của mình rằng thực tại của thế giới thì luôn luôn hoàn hảo, ngay cả khi chúng ta không lĩnh hội được nó là như thế. Trong khi tôi hân hạnh có được một thoáng xuất hiện của thực tại này, từ đó tôi cũng biết rằng những nhà thông thái từ xưa đến nay luôn sống trong trạng thái hiểu biết này.
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta luôn cố gắng sửa đổi thực tế. Chúng ta muốn nó phù hợp với khái niệm về “sự hoàn hảo” của chúng ta.
Một vài năm trước đây, tôi làm một cuộc phỏng vấn trên đài với Joseph Barbera, người sáng lập của Hanna - Barbera Studios và là người sáng tạo các bộ phim hoạt hình kinh điển như “Gấu Yogi”, “Tom and Jerry”, và nhiều phim khác nữa. Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, ông ta nói về cuộc đời mình đã hóa ra tuyệt hảo thế nào. Ông nói rằng đôi lúc, khi bạn đang trong cuộc, dường như mọi việc không diễn ra tốt đẹp, nhưng khi bạn nhìn lại, thì rõ ràng là mọi việc hoàn hảo.
Joseph Barbera đã từng là nhà làm phim hoạt hình sống chật vật, kiếm sống bằng cách bán những đoạn tranh truyện hoạt hình của mình cho những tạp chí New York. Ông đã chọn ra một số đoạn tranh truyện hoạt hình hay của mình và gửi chúng cho Walt Disney để xin một việc làm. Đối với nhà làm phim hoạt hình sống chật vật này, làm việc cho xưởng phim Disney là giấc mơ cao nhất trở thành hiện thực. Disney đã trả lời, viết rằng ông ta muốn phỏng vấn ông Joseph Barbera trong chuyến đi sắp tới đến New York của ông ta. Nhưng Disney đã không bao giờ ghé chỗ ông ta. Rõ ràng là, vào thời điểm bấy giờ, đó là một nỗi thất vọng cho Barbera. Giờ đây, khi ông nhìn lại, ông rất hài lòng rằng Walt Disney đã không ghé thăm ông. Barbera nói: “Tôi có thể trở thành một nhân viên tận tụy của ông ấy và đến hôm nay vẫn còn làm việc cho xưởng phim Disney.”
Quan niệm nhìn mọi thứ là hoàn hảo không chỉ là một ý nghĩ an ủi khi bạn trải qua những nỗi thất vọng lớn lao trong đời. Nó cũng là một công cụ hữu hiệu cho những người thực hành Mặt Dày, Tâm Đen khi áp dụng vào những chuyện phiền toái không quan trọng hàng ngày.
Khi đang viết chương này, tôi đã dừng lại chốc lát để đi làm một số việc lặt vặt. Trên đường đi tới mỗi nơi, mặc dù là những nơi tôi đã từng đến trước đó, tôi vẫn cứ đi lạc mãi một cách vô vọng. Đó là một ngày hè nóng nực, và tôi đang lái một chiếc xe tải chở hàng loại nửa tấn. Tôi tự nhủ: “Mình thật sự chẳng thấy bất cứ mục đích nào cho việc cứ đi lạc mãi.” Giữa lúc này, ý nghĩ nhìn nhận mọi việc là hoàn hảo xuất hiện trong đầu tôi. Tôi biết rằng trong sự huyền bí của cuộc sống, có sự hoàn hảo vượt trên hiểu biết của tôi. Nếu Thượng đế của chúng ta không muốn điều đó, thậm chí một chiếc lá cũng không dám rơi.
Tôi bình tĩnh chấp nhận chuyện bực mình này. Mặc dù tôi tiếp tục bị lạc, trạng thái tâm lí của tôi đã thay đổi từ chỗ chỉ chực bùng nổ sang thư giãn và bình tĩnh. Tôi nhận thấy có những lợi ích thu được ngay cả từ trải nghiệm có vẻ vô nghĩa và chán ngán này. Tại thời điểm đó, tôi có thể làm chủ suy nghĩ của mình và điều khiển chúng một cách tích cực.
Qua kinh nghiệm đó, tôi được gợi nhớ lại vô số những sự kiện tương tự khác. Nhờ gặp sự việc này tại thời điểm đó, tôi thấy việc chia sẻ điều đó với các bạn là quan trọng. Theo cách này, chúng ta có thể nhìn lại và xem xét những sự việc tương tự trong quá khứ của chúng ta. Từ đó, trong tương lai, chúng ta có thể đặt chúng trong cái nhìn đúng đắn của việc nhìn nhận những sự việc không hoàn hảo của thực tế như là hoàn hảo.
Tôi nhớ một lần khi đột ngột rơi vào đám kẹt xe, tôi chủ tâm quyết định thưởng thức quang cảnh vịnh San Francisco trong lúc chờ đám xe cộ kẹt cứng được giải tỏa. Tôi để ý thấy ngay sau mình, trong một chiếc xe khác, một phụ nữ quyến rũ và ăn mặc sành điệu có một mình. Cô ta đang la hét với đám xe cộ và đấm hai nắm tay vào vô lăng. Trong khi mặt cô ta mỗi lúc một đỏ hơn. Sự bực bội và chán nản của cô ta chỉ làm tăng thêm tâm trạng rối bời của cô mà không tác động được gì đến đám đông xe cộ.
Giống như những thầy tu, bạn có thể có một cái nhìn lý tưởng hóa về việc mọi thứ cần phải làm như thế nào. Nhưng thế giới diễn ra theo nhịp điệu và mục đích của chính nó. Điều quan trọng đối với bạn là tìm cách vượt lên trên hiểu biết bình thường của con người, trên những định kiến về những gì nên diễn ra và những gì không nên diễn ra. Theo thời gian, bạn sẽ nhìn thấy sự hoàn hảo trong sự việc dường như không hoàn hảo của thế giới.
VII. Tinh thông những điểm khác biệt giữa đức hạnh và sự phù phiếm
“Thượng đế trông đợi ngôi đền của Người được xây đắp bằng tình yêu, nhưng con người lại mang đến những tảng đá.”
- Rabindranath Tagore.
Lời thề nguyền thiêng liêng của một người sùng đạo
Một người sùng đạo đang thiền định bên dưới một gốc cây ở chỗ giao nhau giữa hai con đường. Việc thiền định của ông bị ngắt quãng bởi một chàng trai chạy như điên trên đường về phía ông.
“Giúp tôi với,” chàng trai cầu xin. “Một người đàn ông đã lầm lẫn buộc tội tôi ăn cắp. Ông ta đang đuổi theo tôi với một đám người. Nếu họ bắt được tôi, họ sẽ chặt tay tôi mất.”
Chàng trai trèo lên cây và giấu mình trong những tán cây mà bên dưới nó là nhà hiền triết đang ngồi thiền. “Làm ơn đừng nói cho họ biết là tôi đang trốn ở đây,” anh ta van nài.
Người sùng đạo nhìn thấy bằng cái nhìn thấu suốt của một vị thánh rằng chàng trai đã nói thật với ông. Anh ta không phải là kẻ cắp. Vài giây sau, đám đông dân làng kéo tới, và người cầm đầu hỏi: “Ông có nhìn thấy một gã trẻ tuổi chạy qua đây không?”
Nhiều năm trước, người sùng đạo đã lập một lời thề là luôn nói sự thật, vì vậy ông nói ông có nhìn thấy.
“Hắn đi đâu rồi?” người cầm đầu hỏi.
Người sùng đạo không muốn phản bội chàng trai vô tội nhưng lời thề với ông là linh thiêng. Ông chỉ lên trên cây. Dân làng lôi chàng trai khỏi cái cây và chặt đứt tay anh ta.
Khi người sùng đạo ૮ɦếƭ và đứng trước sự phán xét, ông ta bị kết tội về cách cư xử của mình đối với chàng trai bất hạnh.
“Nhưng,” ông ta phản kháng. “Tôi đã lập một lời thề thiêng liêng rằng chỉ nói sự thật. Tôi bị buộc phải làm như thế.”
“Vào ngày hôm đó,” lời nói đáp. “Ngươi đã yêu sự phù phiếm hơn là đức hạnh. Không phải vì đức hạnh mà ngươi đã trao chàng trai vô tội cho những kẻ xử tội anh ta, mà vì bảo vệ hình ảnh hảo huyền của bản thân như một người đức hạnh.”
Sự hiểu biết hạn chế của con người thường dẫn dắt quan niệm đức hạnh của chúng ta trở thành điều dẫn tội lỗi. Quan niệm đức hạnh sai lầm của ta không gì khác ngoài sự phù phiếm và một cố gắng để giành sự tán dương hoặc cảm giác tự mãn rằng mình thật là có đạo đức, nhờ đó ta có thể cảm thấy cao hơn những người khác. Rất nhiều lần, bởi vì đức hạnh sai lầm này đi cùng với một lô sự ngu dốt của con người, đức hạnh trở thành một νũ кнí hữu hiệu trong việc vùi dập lòng nhân đạo.
Những tội ác chống lại nhân loại
Khi nói đến việc vùi dập lòng nhân đạo dưới khẩu hiệu “đức hạnh”, sẽ không có sự phân hóa của Đông hay Tây, quá khứ hay hiện tại.
Ở Trung Quốc, gần cuối triều đại nhà Minh (đầu những năm 1600), những thế lực ςướק bóc và nông dân nổi dậy chống lại nhà Minh. Đám người nổi loạn tràn qua làng mạc ςướק bóc dân chúng và hãm Hi*p con gái. Trinh tiết của phụ nữ là thiêng liêng ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Khi một cô gái bị ૮ưỡɳɠ ɓứ૮, lựa chọn duy nhất cho bố mẹ cô là cho cô uống một liều thuốc độc, như vậy, sẽ xóa sạch tiếng xấu của gia đình. Vì thế, khi một cô gái đã trải qua số phận khủng khi*p của việc cưỡng đoạt, sau đó cô phải đối mặt với điều còn tồi tệ hơn, đó là bị đầu độc bởi gia đình của cô.
Khi Galileo cho thế giới biết những khám phá của ông - rằng mặt trời không quay xung quanh trái đất mà ngược lại - tất cả những thành viên “đức hạnh nhất” của nhà thờ Cơ đốc giáo đã xử tội ông bằng việc đốt sách của ông và tống giam ông hầu hết quãng đời còn lại của ông.
Đức hạnh được dẫn dắt bởi sự ngu dốt này không phải là đặc quyền của quá khứ. Cách đây không lâu, vào thập niên 1950, cả nước Mỹ đã trải qua một cuộc săn lùng phù thủy, cầm đầu bởi thượng nghị sĩ Joseph McCathy.
Ngày nay, những công dân “đức hạnh” với những dự định thành thật, nỗ lực áp đặt lên người khác những tiêu chuẩn và những quy tắc đạo đức của họ liên quan đến những vấn đề xã hội dưới danh nghĩa “điều tốt đẹp và sự tao nhã”. Câu hỏi chúng ta phải đặt ra cho bản thân mình là, chúng ta có chắc rằng khái niệm về đạo đức của chúng ta không trở thành cái dẫn đến lòng căm thù, sự hẹp hòi và thái độ đạo đức giả? Chúng ta có, một lần nữa, vùi dập lòng nhân đạo không?
Đức hạnh, trái với điều hầu hết mọi người nghĩ, không phải là những thứ bạn khoác lên mình để trình diện công chúng, như là câu chuyện sau đây chứng minh.