Tôi biết người nhà anh sẽ nhanh đến nên chỉ dám đưa Huy vào viện rồi tránh mặt ra một góc khác, nghe ngóng xem tình hình của Huy thế nào. Vy thì cũng được đưa vào đây, hai người họ được đẩy vào phòng cấp cứu, ở trong đó một lúc rồi mà vẫn chưa biết sống ૮ɦếƭ ra sao.
Ba mươi phút sau bác sĩ đi ra, tôi thì đứng ở ngay góc khuất nên không rõ mặt người nhà của Huy, chỉ nghe tiếng bác sĩ nói:
- Anh ạ.
- Ừ, thằng Huy nhà anh thế nào rồi? Bị có nặng lắm không?
- Cũng bị chấn động não đấy anh ạ, em cho chụp CT rồi, thấy có máu tụ, giờ phải theo dõi xem có tự tan đi không, nếu không tan được thì phải mổ.
- Chú nói thật với anh đi, tình hình của nó có nặng không để anh biết đường tính.
- Nặng thì không phải nặng nhưng vẫn cần theo dõi diễn biến để xem sao đã anh ạ. Anh cứ yên tâm, em sẽ cố hết sức để cứu cháu.
Một giọng nói khác vang lên:
- Thế còn con gái tôi, nó làm sao rồi? Có sao không bác sĩ?
- Con gái anh thì gãy xương cẳng chân trái với một cái xương sườn, may đầu lại không sao cả, chụp CT rồi, không chấn động não nhưng phải nằm viện để theo dõi. Cái xương sườn này gãy hở, giờ mà cử động là nó chọc vào иộι тạиg nên nẹp vào rồi nằm yên. Anh cứ yên tâm, bệnh viện sẽ cố hết sức để phục hồi cho cháu.
Nghe mấy người bọn họ nói chuyện, tôi cũng đủ biết là toàn người quyền cao chức trọng, nếu không bác sĩ trong bệnh viện đã chẳng phải gọi một câu “anh”, hai câu “vâng dạ” nhẹ nhàng như thế.
Tôi nghe đến đấy cũng đoán được chắc gia đình Huy lo cho anh điều kiện tốt nhất rồi, tôi thì có biết gì hay có mối quan hệ gì đâu mà lo, với cả bây giờ cũng đã nửa đêm, muộn rồi nên tôi lặng lẽ quay người đi về. Về đến nhà, tắm rửa sạch vết máu rồi nằm xuống giường, xoay ngang xoay dọc một lúc mà tôi không làm sao ngủ nổi.
Chẳng biết rồi Huy sẽ thế nào, có qua được không, còn Vy thì sao? Nếu anh xảy ra chuyện gì thì tôi nên làm sao bây giờ?
Người ta nói “con vật sống với nhau còn có tình cảm, huống chi là con người”, tôi với Huy cũng vậy. Lúc nhìn thấy anh bị tai nạn tôi mới phát hiện ra sau từng ấy thời gian ở với nhau, tôi cũng đã bắt đầu phát sinh cảm giác với Huy nhưng chắc chưa đến mức thích hay là yêu, chỉ đơn giản là có tình cảm vì chung đυ.ng thể xác lâu ngày thế thôi. Nhưng mà như thế cũng khiến tôi mãi không yên lòng được vì lo cho anh rồi.
Tôi nằm quay đi quay lại cả đêm, đến gần sáng mới chợp mắt được một lúc. Sáng hôm sau không có tâm trạng nào mà đi học nên tôi đến bệnh viện thăm mẹ, tiện thể nghe ngóng xem tình hình sức khỏe của Huy thế nào.
Mấy ngày đầu, tôi nghe nói vì anh vẫn còn hôn mê, phải điều trị tích cực nên phải nằm trong phòng bệnh chăm sóc đặc biệt, người ngoài như tôi không biết được thông tin gì cả. Trong những ngày này, tình hình của mẹ tôi tự nhiên cũng trở nặng, đúng hôm tôi nghe được tin Huy tỉnh lại cũng là lúc bác sĩ thông báo cho tôi: cơ thể mẹ tôi bây giờ đã quá yếu.
Tôi như hóa điên, nước mắt giàn giụa trên mặt, cứ ôm tay bác sĩ xin:
- Bác sĩ ơi, bác cứu mẹ cháu với, hết bao nhiêu tiền cũng được ạ. Bác đừng trả mẹ cháu về, cháu xin bác. Bác giúp mẹ con cháu với, bố cháu mất rồi, cháu còn mỗi mình mẹ thôi.
- Cô cứ bình tĩnh đã.
- Không phải hôm trước mổ xong, chính bác đã bảo cháu giờ cho mẹ truyền hóa chất đến khi các tế bào ung thư hết rồi là ổn sao ạ? Sao giờ tự nhiên lại trả mẹ cháu về, mẹ cháu phải truyền hóa chất nữa cơ mà.
- Phác đồ điều trị là thế. Nhưng trong y học thì không nói trước được điều gì cả, mẹ cô bây giờ nhiều tuổi, sức khỏe yếu, khi truyền hóa chất vào trong người cơ thể không đủ sức chịu được. Thôi, bây giờ cô cứ cho mẹ về đi.
- Không bác sĩ ơi, bác cho mẹ cháu ở lại với. Còn nước còn tát, bác cứu mẹ cháu đi bác sĩ, giờ về thì mẹ con cháu biết làm sao bây giờ.
Tôi chẳng còn nhớ mình đã nói đến mức nào, khóc đến mức nào, chỉ biết cả hành lang bệnh viện ai đi qua cũng đều phải ngoái đầu nhìn tôi. Một lúc sau bác sĩ chắc cũng thấy tội nghiệp tôi nên bảo:
- Thôi, cô cứ bình tĩnh đã. Gia đình không muốn về cũng được, cứ cho mẹ cô nằm đây.
- Có loại thuốc nào truyền hoặc uống cho mẹ cháu nhanh khỏe không bác sĩ? Loại nào cũng được, tốn tiền mấy cũng được ạ.
- Cô vào khoa đi, tôi kê thuốc.
Thật ra bệnh của mẹ tôi nặng lắm rồi, bác sĩ bây giờ chỉ kê các loại thuốc hỗ trợ, còn duy trì được ngày nào tốt ngày ấy thôi. Sau cùng, vì tôi van xin nhiều quá nên bác sĩ trưởng khoa còn kê thêm cho tôi một loại dịch truyền, loại này phải mua từ nước ngoài, giá khoảng 4000 USD/chai. Bác sĩ nói:
- Loại này là thuốc đang thử nghiệm ở nước ngoài. Hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị ung thư, giúp giảm mệt mỏi của người bệnh. Tuy nhiên, vì là thuốc thử nghiệm nên tác dụng phụ còn chưa được kiểm nghiệm. Cô nên cân nhắc kỹ.
- Vâng ạ. Giờ mẹ cháu sống được ngày nào tốt ngày ấy bác ạ. Có thể giảm đau đớn và tăng sức đề kháng thì bác cứ kê cho cháu.
- Thế cô ký vào đây rồi ra thu ngân nộp tiền. Khoảng một tuần sau có thuốc, trong thời gian một tuần ấy mẹ cô cứ uống các thuốc nội để duy trì cái đã. Hy vọng là chờ được.
- Vâng, cháu cảm ơn bác sĩ ạ.
Khi cầm hóa đơn ra khỏi phòng bác sĩ, tôi cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ nhìn tờ giấy trong tay mình mãi. Bác sĩ kê cho tôi hai chai truyền, mỗi chai 4000 USD, tương đương với gần hai trăm triệu.
Hai trăm triệu so với mạng sống của một người là quá bèo bọt, nhưng so với túi tiền của tôi thì lại là quá nhiều. Trước kia mẹ tôi làm phẫu thuật, tôi còn trinh, tôi có thể вáи тяιин để lấy tiền, bây giờ tôi chẳng còn gì nữa rồi, cái gì bán được thì tôi cũng bán cả rồi, tôi lấy đâu ra hai trăm triệu bây giờ?
Tôi nắm chặt tờ giấy trong tay, lặng lẽ ra ngoài hành lang vắng người đứng khóc. Những ai có người nhà bị ung thư chắc có lẽ cũng sẽ hiểu một phần tâm trạng của tôi bây giờ, lúc này chỉ có thể bất lực chứng kiến người thân của mình chịu đau đớn giày vò từng ngày, từng giờ mà không làm gì được. Người có điều kiện, dù họ biết trước kết cục rồi nhưng vẫn bỏ một đống tiền ra vớt vát, coi như còn nước còn tát ngày nào tốt ngày ấy. Còn tôi, tôi không có tiền nhưng cũng không muốn cứ trơ mắt nhìn mẹ tôi ૮ɦếƭ như thế, tôi muốn cố đến khi không thể cố nữa thì thôi.
Cuối cùng sau mấy tiếng suy nghĩ, tôi biết mình không còn lựa chọn nào khác nữa nên quyết định mặt dày bấu víu tia hy vọng cuối cùng của tôi, bất chấp Vy, bất chấp làm người thứ ba, bất chấp tất cả… tôi sẵn sàng làm hết thảy mọi việc, chỉ để cứu mẹ mình.
Hai ngày sau đó, tôi nghe người ta nói Huy được chuyển sang khoa hồi sức rồi, may sao máu tụ trong đầu cũng tự tiêu, không cần phải mổ để can thiệp. Còn Vy thì đã được bó bột với nẹp nên phải nằm yên một chỗ, hai nhà thuê hai phòng bệnh dịch vụ, có y tá với bác sĩ riêng túc trực 24/24, nói chung đến bây giờ tình hình của hai người họ không đáng ngại nữa.
Hôm đó, tôi tranh thủ người giúp việc của Huy đi về lấy đồ ăn nên đến thăm anh. Vừa bước vào phòng, thấy tôi anh đã đuổi:
- Sao em lại đến đây? Ai bảo mà em biết anh nằm phòng này?
- Em lo nên đến thăm anh, anh yên tâm, trước khi đến em nhìn cẩn thận xem có ai thấy không rồi mới dám vào. Em đến xem anh thế nào, năm phút rồi đi luôn thôi.
Huy nằm trên giường, mấy ngày rồi chắc đau với cả mất máu nên người gầy rạc đi, đầu vẫn đang còn băng bó trắng xóa. Anh cau mày:
- Tự nhiên không hỏi gì đã đến, lỡ ai nhìn thấy lại rách việc.
Tôi hơi tủi thân nhưng thôi, tính Huy xưa nay thế, khó tính khó chiều, lại không thích để lộ ra chuyện với tôi nên mới cau có như vậy, người ốm tôi chẳng để bụng làm gì. Tôi ngồi xuống bên cạnh giường, cười với anh:
- Anh đã đỡ chưa? Có ăn được gì không? Em mang sườn xào chua ngọt vào cho anh này.
Huy thích món sườn xào chua ngọt tôi nấu, mỗi lần anh đến tôi toàn làm món này, tôi đoán mấy hôm nằm viện anh toàn phải ăn mấy đồ bổ như gà hầm, chim tần các kiểu nên mới mang món này vào đây cho anh đổi vị.
Lúc đó ở ngoài trời nắng, với cả phải chạy đi chạy lại với mẹ nên mặt mũi tôi mồ hôi nhễ nhại, Huy thấy thế chắc cũng thương nên bảo tôi:
- Trời nắng nôi, mang đến mất công ra.
- Mất công gì đâu, tý nữa anh ăn cơm thì ăn kèm vào nhé.
- Ừ. Mà hôm trước em đưa anh vào viện à?
- Vâng, hôm đó em đi từ bệnh viện về, thấy tai nạn nên đứng lại xem. Xong lại thấy anh nên gọi xe đưa anh vào viện.
- Đưa cả Vy à?
- Vâng.
Tôi lấy khăn ướt, lau mặt rồi lau tay cho Huy, vừa làm vừa nói:
- Anh đi kiểu gì mà bị tai nạn nặng thế? Xe lật ngửa cả lên, kính kiếc vỡ hết, đầu xe bẹp rúm nữa. Mấy người ở gần đó thấy anh chảy máu tai, cứ bảo chắc không qua được.
Huy ngẩng đầu nhìn tôi, định nói gì đó rồi lại thôi. Cuối cùng anh bảo:
- Uống nhiều, say nên đâm vào cái gì ấy, chẳng nhớ nữa.
- Thôi giờ không sao là may rồi. Lần sau anh đi cẩn thận vào, lỡ có việc gì lại khổ ra đấy. Anh mà có làm sao thì em phải làm sao.
- Ừ, biết rồi.
Tôi sợ ở lâu, lỡ Vy có nghe hay ai sang đây nhìn thấy tôi lại lắm chuyện nên chỉ nói đến đó đã vội vàng đứng dậy:
- Thôi anh nghỉ ngơi đi nhé, chịu khó ăn uống vào cho nhanh khỏe. Đừng hút thuốc nữa.
- Em về à?
- Em sang thăm mẹ đã, mấy hôm nay mẹ em tự nhiên lại nặng hơn, cứ phải ở bên đó suốt. Nãy mẹ em ngủ nên em tranh thủ chạy qua thăm anh.
Huy nhìn tôi không nói gì, lúc sau với tay lấy điện thoại định chuyển tiền cho tôi:
- Thuê thêm người chăm mẹ em đi, một mình chăm làm sao được.
- Em cũng định thuê, nhưng mà…
Tôi nói đến đây thì ngừng lại. Thật ra phải đóng tiền mua dịch truyền rồi nhưng tôi vẫn chưa xoay sở được, mà Huy lại đang ốm thế này tôi cũng không muốn vừa đến thăm đã xin tiền anh. Thành ra cứ ngắc ngứ, mãi không biết mở miệng ra nói kiểu gì để anh hiểu.
- Sao thế? Thiếu tiền hay làm sao, nói anh xem nào.
- Giờ mẹ em yếu quá, bác sĩ bảo mẹ em mua dịch truyền gì ở nước ngoài ấy, 4000 USD một chai, mẹ em phải truyền hai chai. Em…
- Muốn xin tiền mua dịch truyền phải không?
Tôi ngay lập tức lắc đầu:
- Anh đang ốm, em chỉ muốn đến thăm anh thôi, không có ý định đến để xin tiền đâu ạ.
- Anh với em cũng chẳng phải xa lạ gì, có việc gì thì cứ thẳng thắn mà nói. Giờ chữa bệnh cho mẹ em mới là quan trọng.
Tôi nghĩ sau chuyện tôi đưa anh với Vy vào viện, Huy muốn cảm ơn tôi nên mới chủ động cho tôi tiền rồi nói như thế. Không phải tự nhiên anh đổi tính mà là anh muốn quan hệ của chúng tôi sòng phẳng, có đi có lại, tôi giúp anh, anh trả tiền cho tôi. Đúng là tư duy của người giàu, tất cả mọi thứ đều có thể được mua bằng tiền cả.
- Không ạ, em bây giờ không có nhiều tiền nhưng hai trăm triệu là số tiền lớn, em không dám xin anh. Anh có thể cho em vay được không? Em có tiền em sẽ trả anh ngay…
Huy nhìn tôi một lúc, sau đó tự nhiên bật cười:
- Tùy em.
- Vâng, em cảm ơn anh ạ.
- Tý anh chuyển cho. Về đi
- Vâng, em về đây. Em cảm ơn anh.
Lúc tôi bước ra đến cửa thì tự nhiên Huy gọi:
- Vân.
- Dạ?
- Về đi, mấy hôm nữa anh đến.
Nghe anh nói thế, tự nhiên trong lòng tôi lại xuất hiện hai cảm giác. Một là rung động, rung động bởi vì anh cho tôi tiền, anh đang còn ốm mà vẫn còn nhớ đến tôi, vẫn muốn tôi. Dù chỉ là nỗi nhớ xá© ŧᏂịŧ nhưng cũng khiến tôi vui vui, ít ra khi tôi tuyệt vọng nhất vẫn có một người chịu đồng ý giang tay giúp đỡ tôi mà chẳng cần phải tra hỏi nhiều hay vặn vẹo gì cả. Cảm giác thứ hai của tôi là buồn buồn, buồn vì tôi biết khi nhận tiền của anh rồi thì tôi hiểu sau này mình sẽ phải làm những gì. Phía trước rồi còn những chuyện gì đang đợi tôi.
Tôi im lặng một lúc rồi cũng mỉm cười thật tươi với anh:
- Vâng ạ. Anh cứ chịu khó tẩm bổ cho nhanh khỏe, khi nào đến thì gọi em.
***
Ở trường kế toán, tôi đã bắt đầu quen được mấy người bạn trong lớp nhưng vì tự ti nên chẳng thân thiết với ai cả. Có một bạn lớp trưởng tên Nghĩa ngồi gần bàn tôi, hay nói chuyện với tôi nhất, tự nhiên dạo gần đây có vẻ quan tâm tôi hơi bình thường, giống như kiểu muốn tán tỉnh tôi.
Có một hôm lên lớp học, bụng tôi đói sôi sùng sục vì buổi trưa bận quá không kịp ăn gì, còn phải học mấy ca ngoại ngữ nữa nên thời gian để uống nước tôi còn chẳng có. Nghĩa tự nhiên nhét vào tay tôi một cái bánh mì Kinh Đô với một hộp sữa, cười bảo:
- Vân hôm nay ôm bụng đói đến lớp phải không?
- Ơ sao bạn biết?
- Bụng bạn bảo mà.
- Bụng tôi có biết nói đâu mà bảo.
- Đang réo “ọc ọc” bảo đói lắm đấy thôi.
Tôi bật cười, nhận lấy bánh mì của Nghĩa rồi nói:
- Cảm ơn nhé, bạn mua đấy à?
- Không, đồ ăn sáng của tôi, nhưng mà sáng nay ăn phở rồi, cho bạn đấy.
Cũng vì cái bánh mì ấy mà tôi cho Nghĩa xin số điện thoại, xong còn chia sẻ với bạn ấy việc tôi đi học mấy ca trong ngày. Nghĩa nói bạn ấy biết tiếng Trung, còn tốt bụng đem một ít sách tiếng Trung bạn ấy không dùng nữa cho tôi.
Lúc đầu tôi không nghĩ nhiều, chỉ xem Nghĩa như bạn bè thế thôi, bạn ấy có tỏ ý bật đèn xanh hay rủ tôi đi đâu chơi thì tôi cũng không đi. Thời gian này Huy ốm, với cả trước anh cũng dặn tôi không được léng phéng với ai rồi, tôi không yêu Huy nhưng cũng không muốn giao thiệp nhiều, ít nhất là khi chúng tôi chưa đường ai nấy đi thì tôi phải vẫn nghe lời anh.
Cùng thời gian đó, có lần Vy nhắn tin cho tôi, chị ta gãy chân không đi được nên chỉ ở trong bệnh viện nhắn tin. Vy bảo:
- Hết một tuần rồi, giờ bạn định thế nào?
- Anh Huy đang nằm viện nên em chưa nói được chị ạ. Với cả lâu nay em không gặp anh ấy nữa, đợi anh ấy ra viện rồi em nói ạ.
Chúng tôi chỉ nói có thế, Vy cũng không nhắn lại nữa, nhưng vài ngày sau đó có một vài chuyện bỗng nhiên xảy đến với tôi mà tôi cũng chẳng hiểu nguyên nhân tại sao.
Đầu tiên là chuyện tôi bị đánh ghen.
Hôm đó vừa tan ca học, tôi định về rồi rẽ qua bệnh viện để thăm mẹ một lúc thì chưa kịp dắt xe ra khỏi sân trường đã thấy bọn con Tú đứng ở cổng chờ sẵn.
Chẳng biết sao hôm đấy nó lại ăn mặc lịch sự chứ không sεメy thiếu vải như thường ngày ở quán Karaoke, thấy tôi, nó hất hàm bảo:
- Ê Vân, rỗi không, ra ngoài này nói chuyện với bọn tao tý.
- Có chuyện gì mà mày tìm đến tận đây thế? Sao mày biết trường tao.
- Thì tao nghe bọn nó nói, ra ngoài ngõ cạnh trường nhé, bọn tao ra đấy đợi mày.
Lúc ấy tôi không nghi ngờ gì nên cũng đi theo, lúc ra đến ngõ, bọn nó vừa thấy tôi dựng xe đã lao vào đấm đạp túi bụi, con Tú vừa đánh vừa hét:
- Con phò này, mày ăn no rửng mỡ nên đi ςướק chồng bà à? Cái loại sinh viên quái gì mày, loại đĩ thõa cặp với chồng bà để moi tiền thì có. Con khốn nạn, hôm nay tao gϊếŧ mày.
Tôi bị đánh đến xây xẩm mặt mày, chẳng hiểu mô tê gì nên cũng gào lên:
- Mày bị điên à Tú, ai ςướק chồng mày, bỏ ra.
- Mày còn chối à? Bạn thân mà đi ςướק chồng của nhau thế không thấy nhục à? Bạn bè cái bẹn bà đây này, mẹ con ôn này, mày chơi với tao mười mấy năm nay mà mày còn quyến rũ chồng tao à? Mày nằm dạng háng cho chồng tao chơi, mày có nghĩ đến tao không? Có nghĩ mày với tao là bạn không?
Giờ đó tan học, rất nhiều sinh viên lẫn người đi đường nhìn thấy tôi bị đánh rồi đứng chỉ trỏ. Lúc nghe Tú nói thế, có người còn chửi:
- Ối giời, cái loại bạn bè ςướק chồng của nhau, đánh bỏ mẹ nó đi.
- Đúng rồi, đánh cho chừa cái thói đĩ thõa của nó đi. Bạn bè kiểu quái gì mà đớp cả chồng nhau kiểu đấy. Cái loại phò phạch chứ bạn bè gì.
Mấy con đi cùng Tú cũng làm trong quán Karaoke hồi trước tôi làm, bọn nó thì cũng chẳng đến nỗi ghét tôi lắm nhưng theo phe con Tú, đâm ra ngày xưa cũng toàn tìm cách móc mỉa chơi đểu tôi. Bọn nó thấy người đi đường nói thế càng hăng, có con còn xông vào xé áo tôi ra, con thì lấy tay cào mặt:
- Mẹ mày, đeo mác sinh viên nhưng thối từ trong thối ra. Cái loại nhân cách thối tha như mày đi học làm gì cho ô nhiễm cái trường này ra.
Con Tú thì quay sang mấy bạn sinh viên trường tôi, bảo:
- Mấy bạn ra đây mà xem, con phò này học khoa X K33 nhé, bản tính nó lăng loàn đĩ thõa ăn vào trong máu rồi, ai có người yêu học cùng trường phải cẩn thận đấy. Con này chuyên ςướק chồng người khác, giờ đến cả chồng bạn thân nó cũng xơi luôn.
Tôi cũng vùng vằng đánh lại nhưng năm con ghì tôi cùng một lúc, tôi không làm gì được, cuối cùng chỉ có thể hét:
- Mẹ nhà mày nữa con chó Tú, mày đừng dựng chuyện bôi xấu người khác. Bỏ tao ra, tao báo công an xích cổ ૮ɦếƭ mẹ mày.
- Còn to mồm à con ranh? Sao lúc ngủ với chồng tao không to mồm như thế mà rúc như chó thế. To mồm này, to mồm này.
Mỗi câu “to mồm này” nó lại vả vào mặt tôi một phát nổ đom đóm mắt, mấy con kia cũng xé tan xé nát áo tôi, còn mỗi một cái áσ ɭóŧ bọn nó cũng thò tay định xé luôn. Lúc ấy tôi đau và tủi thân quá nhưng không làm sao chống cự lại được, muốn khóc thật to nhưng nghĩ đi nghĩ lại, mấy đứa này không xứng để tôi rơi nước mắt, trong khi đó người đi đường cũng chẳng ai thèm bênh vực tôi. Cuối cùng, tôi chỉ có thể cố gồng mình lên để giữ được cái gì thì giữ, nghiến răng nói:
- Mày dựng chuyện đánh người khác không thấy nhục à? Không sợ nghiệp quật ૮ɦếƭ mẹ mày à? Bỏ ra con ranh, bỏ tao ra.
- Mày làm gái ở quán Karaoke trên Giảng Võ, tao biết thừa, ngày đi học, đêm đi làm gái. Mày làm gái thì kệ mẹ mày, tao đã không thèm quan tâm đến mày làm gì mà vẫn chơi với mày, cuối cùng mày chơi tao một vố đau thật đấy Vân ạ. Ngủ với chồng tao có sướиɠ không con phò?
Tôi còn chưa kịp trả lời thì một con khác nhảy lên, đạp một cái vào bụng tôi làm tôi tối tăm mặt mũi. Đau đến mức không há mồm ra nói được thêm câu nào. Con Tú thấy thế thì càng đắc ý, hăng say chửi:
- Ngủ với chồng tao này, ςướק chồng tao này, sinh viên quái gì mày, đêm đứng đường ngày đi học này, mẹ nhà mày, con cave rách, mẹ nhà màyyyyyy.
Đúng lúc chiếc áσ ɭóŧ còn lại duy nhất có thể che chắn иgự¢ tôi bị bọn nó sắp phanh ra, tự nhiên có một giọng nói vang lên:
- Mấy bạn kia làm gì đấy, thích đánh người không để tôi báo công an.
Tôi ngẩng đầu lên nhìn, thấy Nghĩa đang từ ngoài đường chạy đến. Con Tú nghe thế cũng cố đạp cho tôi thêm hai phát nữa rồi mới trả lời:
- Việc của mày à thằng ranh. Cút.
- Chẳng phải việc của tôi nhưng đánh người thì là việc của xã hội rồi đấy. Bỏ người ta ra, năm đứa đánh một đứa không thấy xấu hổ à?
- Mày là bồ của con phò này à mà bênh gớm thế? Nó ςướק chồng tao, tao phải đánh cho nó chừa cái thói đĩ đượi đi, mày xéo.
- Không bỏ ra tôi báo công an.
Nói rồi, Nghĩa cầm điện thoại lên bấm số gọi công an phường thật, bọn con Tú thấy thế chắc cũng sợ dây dưa phiền phức nên cố đánh cho tôi thêm mấy cái nữa rồi mỗi đứa mới nhổ một bãi nước bọt vào mặt tôi, bảo:
- Tao cảnh cáo mày lần cuối, nếu mày còn thích yên ổn làm phò ở quán Karaoke thì tránh xa chồng tao ra. Để tao biết mày còn ve vãn chồng tao thì không chỉ như hôm nay đâu. Tao đánh cho mày không còn hàng mà ngủ với trai nữa đấy. Nhớ chưa con đĩ.
Lúc đó mặt mũi tay chân tôi bị cào cấu không biết bao nhiêu đường, da thịt rơm rớm máu, với cả bị đánh đau quá, không còn sức nào mà gân cổ lên cãi nữa. Tôi chỉ thều thào:
- Mày nhớ mặt tao đấy Tú. Nhớ lấy mặt tao.
- Kiểu gì bố mày cũng nhớ mày, con đĩ.