Phòng 104 nằm ngay tầng trệt, cách khuôn viên sau của bệnh viện 1 ban công hành lang, có vẻ thoáng đãng và dễ chịu.
Trong phòng chỉ có 1 giường bệnh, 1 nhà vệ sinh, máy lạnh, kèm theo 1 số tiện nghi khác cho thấy đây là phòng thuộc loại cao cấp. Trên đầu giường treo 1 bức ảnh, tôi không chắc đây là ảnh trang trí của bệnh viện, hay là ảnh người nhà em mang vào.
Nhưng linh cảm tôi nghĩ nó không thuộc về bệnh viện này.
“Chị tên gì?” – Sau 15 phút để tôi ngồi im lặng quan sát căn phòng, em lên tiếng. Thái độ vẫn dè dặt.
“Chị tên Quỳnh Chi” – Tôi ra vẻ thân thiện – “Chị rất vui được nói chuyện cùng em”
“Nói láo” – Cô gái trẻ gạt phắt thiện chí của tôi.
“Ừ thì…” – Bằng chuyên môn học được, tôi giữ được chút bình tĩnh dù hơi sốc – “Đó là câu xã giao thông thường, không thật lắm nhưng cũng không phải hoàn toàn là giả dối”
Em không nói thêm gì, chỉ nhìn tôi, như đào sâu trong mắt tôi để kiểm chứng có phải tôi là người tốt hay không. Em có đôi mắt trong, không hẳn là đẹp lắm, nhưng nó tạo cho người đối diện cảm giác chới với nếu nhìn quá lâu.
“Bức tranh trên đó, em vẽ à?”
Câu hỏi của tôi làm em ngẩng đầu lên 1 chút, ngước về hướng bức ảnh, rồi nheo mắt, không trả lời.
“Hoa đấy là hoa gì nhỉ?”
“……”
“Hình như là 1 loại lan?”
“…..”
Bất kể tôi hỏi gì, em đều chỉ dành cho tôi 1 ánh nhìn y như ban đầu khi tôi bước vào đây. Tôi không lạ, vì đã chuẩn bị trước tinh thần rồi.
“Ok, em không thích nói chuyện. Chúng ta sẽ không nói. Chơi cái gì đó nhé?”
Lần này, em không nhìn tôi nữa, úp mặt vào gối và lắc đầu liên tục.
Ở trong tình thế này, tôi cảm thấy mình hơi mệt mỏi. Đây không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca khó. Dù sao, tôi cũng không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho lắm, lý thuyết thì dù có cả thư viện trong đầu làm sao tra ra trong 1 vài phút? Mà lý thuyết thì thường không thể áp dụng 1 cách hoàn hảo cho thực tế.
Tôi đành phải đứng dậy, đi 1 vòng quanh vòng. Tôi thay đổi mọi thứ trật tự trong đó. Ghế, bình hoa, những ly nước, cố tạo ra những âm thanh lớn.
Em đã ngồi dậy, ngó tôi lom lom. Khi tôi giơ tay định tháo bức tranh ấy, em liền chặn lại.
“Chị làm gì vậy?”
“Chơi trò thay đổi vị trí!”
“Em không thích, chị ra ngoài đi! Đi đi!!!!!”
Một tay ôm gối, tay còn lại em đẩy tôi ra xa, miệng luôn gào to. Cái không gian yên tĩnh nãy giờ bị phá tan trong tích tắc.
Cửa phòng chợt mở, mẹ em chạy vào, vẻ mặt lo lắng hiện rõ. Bà chạy đến ôm em, nhưng em vùng ra và lại úp mặt vào gối.
“Xin lỗi, cháu chưa thể gíup được gì” – Bằng giọng thực sự thấy có lỗi, tôi nói. Bà mẹ khẽ gật đầu, đôi mắt bà buồn rũ. Hình như em không giống mẹ lắm.
“Không biết khi nào thì nó mới hết như thế, hả cháu?”
“Cháu không thể trả lời được. Nhưng cháu sẽ cố gắng hết sức. Trong vòng 1 tuần, nếu không thành công, xin cô hãy nhờ người khác”
Ngày hôm sau, tôi đến vào buổi chiều tà, khoảng 5 giờ. Những tia nắng nhạt chỉ đủ làm sáng 1 góc sân có bồn hoa sao nhái. Hoàng hôn bao giờ cũng tạo cho người ta cảm giác muốn nghỉ ngơi và vứt bỏ mọi thứ.
Tôi mang theo 1 bó phong lan màu tím. Loại cùng với loại trên bức tranh.
Em vẫn nằm trên giường, nhắm mắt, ôm cái gối màu xanh da trời có hình con thỏ trắng. Nó đã khá cũ, và có lẽ là loại dành cho trẻ con.
Đôi mắt em khẽ nhấp nháy nhưng không mở ra, tôi biết, em không phải đang ngủ, chỉ là không muốn tiếp đón tôi. Trên bàn cạnh giường có cái lọ hoa cúc đồng tiền tươi sắc.
“Đã có hoa rồi à?” – Tôi lẩm nhẩm, ngó quanh – “Nếu cắm chung hoa lan vào đây thì có kỳ cục quá không nhỉ?”
Tôi lại tự nói 1 mình, dù chắc hẳn là em vẫn đang giỏng tai nghe tôi.
Bản thân tôi không thích cắm hoa vào lọ. Nó cứ bức bối thế nào ấy. Tôi thích những bụi hoa sao nhái ngoài kia, hay những khóm hoa dừa cạn ở ban công nhà mẹ tôi hay trồng.
Bỗng dưng tôi nhớ ra rằng, khi bạn muốn ai đó chia sẻ với mình, thì hãy chia sẻ trước đã. Tôi bắt đầu đều giọng như đang kể chuyện.
“Thật ra, chị không thích làm điều này… Chị thích những bông hoa tự do chứ không phải nằm trong chiếc bình kiểng đẹp đẽ…Em biết không, tên chị nghĩa là 1 nhánh hoa quỳnh. Hoa quỳnh thì người ta không thể cắt mang vào cắm trong lọ được, vì nó chỉ nở trong 1 đêm…”
Tôi thấy em khẽ hé mở đôi mắt, rướn người lên 1 chút. Nhưng rồi khi nhìn thấy bó hoa trong tay tôi, em liền tỏ ra giận dữ.
“Mang ra ngoài đi, em không thích!!!!!”
Và cứ thế, em la hét giống như hôm qua, giật bó hoa của tôi vứt ra xa. Như chưa đủ thỏa giận, em ném luôn những thứ trên mặt bàn như cốc nhựa, sữa tươi hộp, khăn giấy, rồi cả đồng hồ ra khỏi cửa.
“AYYY! HEY!”
Đúng lúc này, có chiếc xe lăn chở theo 1 thanh niên đi ngang cửa, người ngồi trên đó bắt trọn chiếc đồng hồ con bằng 1 tay và tỏ ra đắc chí.
“Mình làm thủ môn cũng là số 1!” – Anh ta nói khi xoay cái đồng hồ trên tay ngắm nghía, rồi khẽ ghé đầu vào phòng – “Bỏ cái này hả? Tôi lấy nhé?”
Em nhìn anh ta bằng đôi mắt vẫn bằng thái độ dò xét như hôm qua gặp tôi, nhưng có vẻ gì đó dễ chịu hơn. Tuy nhiên, em vẫn không nói gì.
“Này, sao không ai trả lời là thế nào? Không cho thì giữ lại đi!”
Dứt lời thì anh ta ném trả lại cái đồng hồ, nhưng nó va trúng cạnh giường rồi rớt xuống, vỡ mặt kính và pin cũng rơi ra.
“Ái chà! Sorry! Đằng nào, nếu tôi không bắt được nó thì nó cũng đã như thế rồi. Hehe.”
Tay trái giơ cao nửa giống xin lỗi, nửa giống tạm biệt, người này lăn bánh xe đi mất.
Tôi cúi xuống lượm lại chiếc đồng hồ và những mảnh kính vỡ, cùng với mọi thứ lung tung lúc nãy em đã vứt. Lúc này, tôi thấy em cố nhìn theo hướng chiếc xe lăn đang di chuyển ra ngoài sân. Hình như cái gã ấy đã thu hút sự chú ý của em.
“Em muốn ra ngoài đó không?”
Dù khẽ lắc đầu nhưng tôi vẫn nhận ra trong mắt em có chút gì đó do dự. Có lẽ em muốn, mà lại sợ hãi và e ngại.
“Thử ra đó xem nhé?” – Tôi kiên trì khơi gợi hứng thú của em. Thế nhưng, mặc kệ nỗ lực của tôi, em thôi không nhìn ra kia nữa, nhẹ nhàng thả người xuống giường.
“Em mệt”
Tôi đứng đó thêm chừng vài phút nữa thì lặng lẽ ôm bó hoa phong lan đã hơi tơi tả rời khỏi phòng. Trong lòng cảm thấy bế tắc, nhưng lại cứ muốn tiếp tục làm việc này. Dù thực tình mà nói, tôi không nghĩ đây là 1 công việc. Cho đến khi tôi khép cánh cửa phòng, em vẫn không ngẩng lên nhìn.
Bên ngoài bây giờ đã chạng vạng tối, chỉ thấy cảnh vật nhá nhem. Cách chỗ hành lang tôi đứng chừng 15-20 mét, người thanh niên ban nãy đang loay hoay với chiếc xe lăn trong vườn, chỗ mấy bồn hoa. Anh ta dường như đang vật lộn với vụ mắc kẹt nào đó. Không suy nghĩ nhiều, tôi rảo bước chậm lại.
“Cần giúp gì không?”
Anh ta ngước lên, cười rất thiện chí.
“Ồ!! Thiên sứ! Làm ơn nhấc giùm bánh xe khỏi cái rãnh ૮ɦếƭ tiệt này…#%$#%$^&%*#”
Khoảng sân rộng, nơi có dãy bồn hoa, và hành lang các phòng được ngăn cách bởi 2 bậc thang, kế đó là 1 đường cống thoát nước. Tôi chẳng hiểu làm cách nào anh ta có thể xuống bên dưới sân bằng chiếc xe lăn đó, để rồi mắc kẹt vào rãnh cống thóat như thế.
Nhưng cho dù bằng cách nào đi nữa thì tôi cũng nên giúp hắn thôi. Đặt bó hoa phong lan trên người anh chàng, treo giỏ xách lên tay đẩy xe lăn, tôi ngồi xuống cố lôi cái bánh xe to và nặng lên trên, nhưng việc này thực sự là khó hơn tôi tưởng.
“Này, anh đứng lên giùm đi. Tôi không tài nào nhấc nổi nó khi anh nặng như thế!”
Gã thanh niên lúc này liền ngó tôi, mặt nhăn nhở – “Cô nghĩ nếu tôi đứng được thì tôi cần cái của nợ này để di chuyển làm quái gì hả?”
“Tôi nghĩ là anh chỉ bị chấn thương gì đấy tạm thời thôi chứ có phải liệt đâu mà không đứng được? Chỉ là nhấc ௱ôЛƓ lên và tựa đâu đó để giảm sức nặng của chiếc xe, hiểu không?”
“Có phải thiểu năng trí tuệ đâu mà không hiểu, nhưng ở đây làm gì có chỗ tựa? Đám hoa này chắc?” – Anh ta lầm bầm, thái độ đang nhờ cậy người khác mà trông như đang tranh cãi về 1 phương án giải quyết chung vậy. Khi tôi sắp đổ quạu, định bỏ đi thì gã lại nắm vai tôi và nháy mắt.
“Đúng là có 1 chỗ tựa nhỉ?!”
Ơ? >”<
Vai tôi áh? Tựa vào tôi à? Arghh!
Thế là, để giúp cho xong, tôi đành phải cúi người lần 2, lúc này chiếc xe đã nhẹ hơn nhưng cái vai và lưng trên của tôi thì lại chịu đựng sức nặng của 1 gã thanh niên tì lên.
Cuối cùng thì cũng lôi được xe ra. Phù.
“Cảm ơn nhiều, Thiên sứ!”
“Đừng lang thang với cái xe này nữa, tôi thề sẽ không giúp anh lần sau!”
“Không có lần sau đâu, tôi sẽ không để xe lọt vào đó nữa. Hehe”
“Chúc may mắn. Bye” .
Tôi phủi tay và đeo lại giỏ xách lên vai, vừa cất bước thì anh ta lại gọi. Gì nữa đây?!?
“Ê, cô không cầm lại bó hoa à, Thiên sứ?”
“Không. Tặng anh luôn đó! Và đừng có gọi tôi là Thiên sứ nữa!”
Có lẽ anh ta sẽ vứt bó hoa đâu đó, nhưng nếu tôi mang nó về thì cũng có khác chi đâu. Đó cũng là 1 trong những lý do tại sao tôi không thích cắt hoa lìa cành. Luôn ૮ɦếƭ trong…thùng rác. Hoa đẹp thế nào, có được trưng trang trọng thế nào thì cuối cùng thì cũng có 1 kết cục như thế.