Kim Bình Mai - Hồi 73

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

Trong khi Tây Môn Khánh ở Đông Kinh thì Nguyệt nương ở nhà, thấy nhà nhiều đàn bà, e tiếng thị phi xảy tới, nên ra lệnh cho Bình An đóng cổng ngoài, cổng trong thì đêm đêm đều khóa kỹ, Nguyệt nương cùng đám thê thi*p ngày ngày ở trong phòng, ít ra tới ngoài. Mỗi khi Kính Tế có việc vào nhà trong, Nguyệt nương đều sai Xuân Hồng theo ra theo vào. Mọi việc trong nhà, Nguyệt nương đều nhất nhất kiểm soát chặt chẽ, do đó Kim Liên muốn gặp Kính Tế cũng không được, chỉ nhờ Như Ý chạy qua chạy lại đưa tin. Vì vậy Kim Liên và Như Ý tương đắc lắm, ngày thường ngồi bên nhau trò chuyện.
Một hôm Nguyệt nương soạn các quần áo của Tây Môn Khánh ra sai Như ý và Hàn tẩu giặt. Nhưng hôm đó Xuân Mai cũng giặt quần áo, liền sai Thu Cúc sang mượn Như Ý cái vồ đập quần áo. Như Ýđang cùng Nghênh Xuân giặt giũ, bảo Thu Cúc rằng:
- Bên đó cũng có cái vồ đập quần áo, sao không dùng, lại sang đây mượn là thế nào? Hàn tẩu và chúng tôi đây còn phải giặt áo cho gia gia.
Nói xong nhất định không cho mượn. Thu Cúc giận dữ trở về bảo Xuân Mai: .
- Chị nói tôi đi mượn, nhưng người ta đâu có cho mượn.
Nghênh Xuân thì có vẻ cho mượn, nhưng Như Ý thì nhất định không chịu.
Xuân Mai bảo:
- À à gớm nhỉ, nó là cái gì ở nhà này mà ghê thế, mượn có cái vồ để giặt quần áo mà cũng không cho. Bây giờ lấy gì mà giặt quần áo cho nương nương đây?
Kim Liên ngồi trong nghe vậy tức lắm, bảo:
- Con dâm phụ tệ thật, sao nó không cho mượn? Xuân Mai, mày cứ tới mượn lần nữa, nếu nó nhất định không cho thì cứ chửi vào mặt nó cho tao.
Xuân Mai bất đắc dĩ phải nghe lời, liền hầm hầm sang bên Binh Nhi, lớn tiếng bảo:
- Người ở trong nhà chứ có phải người ngoài đâu mà mượn có cái vồ cũng không cho. Có lẽ bây giờ nhà bên này là cung cấm rồi hay sao mà khó thế.
Như Ý nói:
- Á à, nói gì lạ vậy. Này, nói thật cho mà biết, Đại nương sai chúng tôi giặt quần áo cho gia gia chứ không phải chúng tôi giặt cho chúng tôi đâu. Lúc nãy Thu Cúc nó có sang đây mượn, tôi có bảo là để giặt quần áo cho gia gia xong sẽ đem sang, vậy mà con khốn đó về chắt lại thêm bớt, nói là chúng tôi không chịu cho mượn.
Đoạn quay sang Nghênh Xuân mà phân bua:
- Đây này, có Nghênh thư đây biết chứ có phải không đâu.
Kim Liên mấy ngày này tuy làm ra vẻ thân thiện với Như Ý nhưng thực ra là chỉ để dò xét, chứ thật sự trong lòng ghét cay ghét đắng, chỉ muốn kiếm dịp gây chuyện. Nay nhân vụ này, liền đi tìm Xuân Mai sang nhà cũ của Bình Nhi, nghe Như ý nói vậy thì bước tới mắng:
- Con khốn kia đừng có nhiều lời, chủ mày ૮ɦếƭ rồi, bây giờ mày muốn lên thay phải không? Quần áo của gia gia chưa phải đến thứ mày phải lo. Chúng tao đây đã ૮ɦếƭ hết cả đâu mà quần áo gia gia phải để đến thứ mày lo. Mày làm chúng tao phải kính phải sợ rồi đấy nhé.
Như ý đáp:
- Sao Ngũ nương lại nói vậy? Nếu Đại nương không ra lệnh, làm sao chúng tôi dám làm công việc săn sóc giặt giũ cho gia gia.
Kim Liên xỉa xói:
- Con dâm phụ trăm thằng kia, còn nỏ mồm gì nữa, nửa đêm rót trà, sửa chăn màn cho gia gia không phải là mày còn là ai? Săn sóc manh quần tấm áo hàng ngày cho gia gia không phải là mày còn là ai? Mày lén làm những chuyện đó, tưởng chúng ta không biết hay sao?
Như Ý trả đũa ngay:
- Tôi làm gì thì làm, nhưng tôi không phải là người mưu hại ca nhi rồi hại luôn cả Lục nương đâu.
Kim Liên chạm nọc, Ⱡồ₦g lộn lên, mặt đỏ bừng không nói được gì, chỉ sấn ngay tới, một tay túm chặt tóc Như Ý, một tay đánh túi bụi. Hàn tẩu phải vội chạy tới khuyên can, Kim Liên mắng:
- Con khốn nạn kia, chủ mày vừa ૮ɦếƭ, mày đã quyến rũ chồng của chủ, mày là giống gì ở nhà này? Hay mày là con vợ thằng Lai Vượng tái sinh? Nhưng mày là gì thì tao cũng không sợ, tao đánh mày cho mày biết tay.
Như Ý vùng vẫy, đẩy được Kim Liên ra, vừa vấn lại đầu tóc vừa khóc bảo:
- Tôi đến đây sau, chẳng biết vợ thằng Lai Vượng là ai cả, chỉ biết nhà này gia gia cho gọi tôi về làm nhũ mẫu cho ca nhi mà thôi.
Kim Liên nói:
- Mày là ✓ú em, sao không yên phận ✓ú em mà còn đèo bồng làm gì, mày dựa oai gia gia mà lên mặt với mọi người, bây giờ mày thành tinh ở cái nhà này rồi phải không?
Đang ồn ào thì thấy Ngọc Lâu từ nhà trong ra bảo:
- Ngũ thư à, sao tôi mời Ngũ thư tới đánh cờ mà không thấy tới, ở đây ầm ỹ lên làm gì?
Nói xong kéo Kim Liên đi.
Về tới phòng, Ngọc Lâu mời Kim Liên ngồi rồi hỏi:
- Đầu đuôi câu chuyện làm sao?
Kim Liên uống một chung trà rồi đáp:
- Con dâm phụ đó nó làm tôi giận run lên đây này, cầm chung trà cũng không vững nữa. Thư thư biết không, tôi đang ngồi trong phòng thêu hài, Tiểu Loan được thư thư sai xuống gọi tôi. Tôi gọi Xuân Mai bảo giặt quần áo, rồi sửa soạn tới với thư thư thì nghe bên ngoài cứ ầm lên. Thì ra con Thu Cúc sang bên đó mượn cái vồ về đập quần áo cho tôi nhưng con dâm phụ đó nhất định không cho mượn, lại bảo rằng bên này có sao lại đi mượn nó, nó còn đang giặt quần áo cho gia gia, không cho mượn được thư thư coi nó nói vậy có đáng ghét không, cái gì cũng lấy gia gia ra mà nói. Tôi tức quá mới sai Xuân Mai sang mắng cho nó mấy câu không ngờ nó lại nói hỗn, tôi mới sang chửi cho. Tôi mắng nó có phải là chủ trong nhà này không, có ai đem nến đỏ kiệu hồng đi cưới nó về nhà này không, nó chỉ là thứ vợ Lai Vượng tái sinh mà thôi. Tưởng là nó biết thân biết phận mà im đi, ngờ đâu nó lại bịa đặt chuyện này kia nói xấu tôi, tôi tức quá mới túm đánh cho nó mấy cái, rồi Hàn tẩu chạy tới can. Kể ra thì Đại nương cũng có chỗ không phải, thiếu gì người sai mà phải sai nó. Nó là ✓ú em thì cứ làm việc ✓ú em. Thư thư biết không, con này gớm lắm, nó thành yêu thành tinh trong nhà này rồi đấy. Mấy hôm nọ, gia gia xuống nghỉ đêm tại phòng cũ của Lục nương, việc hầu hạ giường màn là việc của các a hoàn, vậy mà nó giành làm. Rồi đêm đêm chẳng biết nó nói những gì mà cứ to nhỏ với gia gia suốt đêm, rồi buông màn đắp chăn cho gia gia, rồi hai người làm chuyện tồi bại. Từ đó gia gia cho tiền nó sắm sửa, lại lấy lụa vải may quần áo cho nó. Thư thư cũng không biết đâu, ngày đoạn thất của Lục nương mới đây, lão già vô liêm sỉ nhà mình bước vào phòng, mấy a hoàn cũ của Lục nương đang ngồi, lão già bảo:
“Rượu thịt cúng đây khỏi phải mang lên thượng phòng làm gì, để đây cho các ngươi ăn". Thế là trong khi mấy a hoàn ăn uống ngoài này, thì lão già và con dâm phụ hú hí ngay ở phòng trong. Không ngờ lúc đó tôi bước vào, con dâm phụ thấy tôi thì sợ lắm, không dám nói gì mà vội lủi ngay. Bây giờ thì thư thư thấy không? Con dâm phụ đó ăn diện chải chuốt gớm lắm, cứ như là Bình Nhi tái sinh ấy thôi. Đại nương thì suốt ngày chỉ chúi trong phòng, chẳng biết chuyện gì, tôi có nói thì Đại nương chẳng chịu nghe, lại còn đuổi ra là khác nữa, chán lắm.
.Kim Liên nói một thôi một hồi rồi ngồi thở dốc. Ngọc Lâu cười:
- Thư thư mà có quyền trong nhà này thì phải biết.
Nói xong dọn bàn cờ ra, hai người đánh cờ giải trí.
Chiều hôm đó, Tây Môn Khánh về tới huyện Thanh Hà, nhưng sai Bôn Tứ và Vương Kinh đem hành lý về nhà trước, còn mình thì đưa Hà Thiên hộ tới nha môn, sai quân hầu quétdọn công thự để Hà Thiên hộ tạm trú. Sau đó mới cưỡi ngựa về nhà.
Tới nhà, Tây Môn Khánh vào ngay thượng phòng. Nguyệt nương lo sai lấy nước để chồng tắm rửa. Xong xuôi, Tây Môn Khánh sai gia nhân lập bàn thờ giữa sân, đất trầm thắp hương để tạ trời đất. Nguyệt nương hỏi:
Chàng khấn vái chuyện gì mà phải lễ tạ vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Nàng không biết đâu, hôm hai mươi ba tháng mười một vừa rồi, khi tôi vừa qua sông Hoàng Hà, tới trấn Bát Giác thuộc huyện Cận Thủy thì gặp gió lớn, đất đá bay mù trời, lúc đó trời lại gần tối mà cách xa cả trăm dặm cũng chẳng thấy có nhà cửa gì, ai cũng hoảng lên. Riêng tôi thì vàng bạc lễ vật lại nhiều, lỡ bọn cường khấu kéo tới thì biết làm sao. May mà tìm được ngôi chùa cổ hư nát, các hòa thượng trong chùa nghèo đến nỗi chẳng có lấy ngọn nến mà thắp, ăn thì chỉ ăn cháo. Tôi tá túc tại đó một đêm, hôm sau trời bớt gió mới tiếp tục về được.Lần đi này khổ cực gấp mười lần trước.Lần trước đi vào mùa hè, tuy khổ cực nhưng còn ít, lần này đi vào mùa đông, trời tuyết lạnh như cắt mưa gió ướƭ áƭ lầy lội mà còn sợ hãi nữa. Nhưng vậy mà cũng còn may, chứ nếu đang qua sông Hoàng Hà mà gặp gió dữ như vậy thì còn gì tính mạng. Tôi nghĩ là trời đất đã phù hộ cho tôi được bình an nên phải lễ tạ. Bây giờ chỉ lễ tạm, đến mồng một tháng mười hai này phải Gi*t lợn Gi*t dê để lễ tạ đàng hoàng mới được.
Nguyệt nương lại hỏi:
- Hồi nãy sao chàng không về nhà ngay, còn ghé qua nha môn làm gì vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Hạ Đại nhân thăng chức chỉ huy phải ở lại kinh không về nữa. Vị quan thay thế là Hà Thiên hộ, cháu của Hà thái giám tại triều, cũng mới thăng chức đây. Hà Thiện hộ tên là ThừaThọ, chỉ mới chừng hai mươi tuổi, còn trẻ người non dạ không biết gì, nên ông chú là Hà Thái giám khẩn khoản nhờ tôi chỉ dẫn cho mọi điều. Nếu tôi không đưa tới nha môn tìm chỗ cho ở tạm rồi Hà Thiên hộ biết xoay trở ra sao. Hiện tại thì tôi đã đứng ra mua giùm cho Hà Thiên hộ ngôi nhà của Hạ Đại nhân rồi, giá là một ngàn hai trăm lạng. Chừng nào Hạ đại nhân dọn đi thì Hà Thiên hộ sẽ đem gia quyến tới. Hôm nọ chẵng biết ai chỉ vẽ, Hạ đại nhân đem tiền nhờ Lâm Chân nhân nói với Chu Thái úy, xin ở lại làm việc trong ba năm. Mà Hà thái giám lại nhờ Thái sư nói cho Hà Thiên hộ được về đây.Thái sư chẳng biết làm sao, may nhờ Địch Thân gia nói giùm tôi nên tôi mới được về nhà, chứ không thì đã bị đổi đi nơi nào xa tít rồi còn đâu. Lúc tiễn tôi ra về, Địch thân gia mới nói, làm tôi toát mồ hôi. Địch thân gia cũng có vẻ giận tôi, vì tưởng tôi tiết lộ cho Hạ đại nhân biết. Nhưng thật sự thì tôi có nói gì đâu .Thật không biết ai đã nói cho Hạ đại nhân chuyện đó.
Nguyệt nương bảo:
- Không phải tôi nói gì, nhưng quả là chàng hay sơ suất lắm, chuyện gì cũng nói cho người này biết, người kia biết, nhiều khi vô tình mà mang họa vào thân, đến lúc biết ra thì đã muộn.
Tây Môn Khánh kể tiếp:
- Lúc tôi ra về, Hạ đại nhân cũng khẩn khoản nhờ tôi qua lại coi sóc nhà cửa gia đình hộ. Hôm nào nàng mua ít đồ gì tới biếu bên đó.
Nguyệt nương đáp:
- Mồng hai tháng sau là ngày sinh nhật của Hạ Đại nương, tôi sẽ đến luôn một thể. Còn chàng từ nay cũng nên sửa đổi cái tính sơ suất đi.
Đang nói chuyện thì Đại An vào hỏi:
- Bôn Tứ nói là muốn tới nhà Hạ đại nhân, gia gia có cho đi bây giờ hay không?
Tây Môn Khánh bảo:
- Ngươi ra bảo nó cứ ăn cơm đi đã.
Đại An vừa ra thì Kiều Nhi, Ngọc Lâu, Tuyết Nga, Kim Liên và Đại thư bước vào lạy chào thăm hỏi. Tây Môn Khánh chợt nhớ lại lần trước, từ Đông Kinh về, còn thấy Bình Nhi ra chào, lần này thì vắng bóng: Nghĩ tới đó thì lòng đau như cắt, chuyện trò vài câu, bèn xuống phòng Bình Nhi, tới trước bàn thờ vái mấy vái rồi ứa lệ. Như Ý, Nghênh Xuân và Tú Xuân đều ra lạy chào.
Nguyệt nương một mặt sai dọn tiệc tẩy trần, một mặt gọi đám quân hầu của Chu Thủ bị vào thưởng cho bốn lạng bạc, gọi là an ủi công lao theo Tây Môn Khánh đi về, lại sai đem thi*p đến cảm ơn Chu Thủ bị. Lại gọi Lai Hưng, bảo sửa soạn nửa con lợn, nửa con dê, bốn chục cân mì, một bao gạo thơm, một vỏ rượu lớn, hai con vịt quay, hai chục con gà cùng rất nhiều thực phẩm khác, sai đem tới nha môn cho Hà Thiên hộ, gọi là lễ hạ trình. Một tên đầu bếp cũng được phái tới để nấu nướng cho Hà Thiên hộ.
Nguyệt nương đang sai phái gia nhân tại đại sảnh thì Cầm Đồng vào thưa:
- Ôn tiên sinh và Ứng nhị gia tới chào.
Nguyệt nương vội sai mời chồng ra. Tây Môn Khánh cho mời hai người lên đại sảnh. Hai người bước lên gập mình vái chào thăm hỏi. Tây Môn Khánh đáp lễ rồi nói:
- Đa tạ nhị vị đã có lòng trông nom nhà cửa giùm trong lúc tôi vắng nhà.
Bá Tước nói:
- Sáng sớm hôm nay tự nhiên có con chim khách tới nhà tôi kêu ầm ỹ, tiện nội bảo là chắc đại ca về, rồi giục tôi tới xem đại ca về chưa. Tôi bảo là đại ca đi chưa được nửa tháng, hôm nay làm sao đã về kịp. Nhưng tiện nội cứ giục đi.
Nhưng mãi bây giờ tôi mới đi, thì ra đại ca đã về rồi thật. Xin mừng đại ca bình an.
Tây Môn Khánh cảm ơn rồi mời hai người ngồi. Gia nhân đem trà ra. Mọi người uống trà nói chuyện. Bá Tước thấy gạo thịt thực phẩm xếp đầy trước thềm đại sảnh thì hỏi:
- Đại ca đem cho ai vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Vị đồng liêu mới của tôi là Hà đại nhân cùng về một lượt với tôi nhưng Hà đại nhân đáo nhậm một mình, chưa đem gia quyến theo, hiện tạm thời ở tại công thự trong nha môn, mấy thứ này là đem tới cho Hà đại nhân. Tôi định ngày mai dọn tiệc khoản đãi Hà đại nhân, tiệc cũng chẳng có ai, tôi chỉ định mời nhị vị đây và Ngô Đại cữu mà thôi.
Bá Tước nói:
- Ngô Đại cữu và đại ca là quan, tiên sinh đây cũng là người khoa cử chữ nghĩa, mình tôi bạch đinh dân giã, làm sao dự tiệc đó. Hà đại nhân coi tôi ra gì, tôi tới để làm trò cười hay sao?
Tây Môn Khánh cười:
- Nếu vậy thì để nhị ca đội cái khăn trung tinh của tôi vậy.
Ba người cùng cười, Bá Tước bảo:
- Khăn đại ca tôi làm sao đội vừa, đầu tôi tám tấc ba mà.
Ôn tú tài bảo:
- Hay để nhị gia đội thứ khăn nho sinh của tôi vậy, đầu tôi cũng tám tấc ba.
Tây Môn Khánh bảo:
- Tiên sinh đừng cho mượn, sau này Ứng nhị ca quen đi mà mượn hoài. vị quan nào thuộc bộ Iễ mà biết được thì lại phiền tới tiên sinh đó.
Ôn tú tài chỉ cười, lát sau hỏi:
- Hạ đại nhân không trở về đây nữa hay sao?
Tây Môn Khánh đáp:
- Hạ đại nhân bây giờ đường đường là một vị Chỉ huy tại kinh, được mặc áo kỳ lân, cao sang quyền quý, còn trở về đây làm gì nữa.
Qua vài tuần trà, Tây Môn Khánh sai Đại An cầm thi*p cùng vài gia nhân đem lễ vật tới Hà Thiên hộ rồi mời Ôn tú tài và Ứng Bá Tước vào thư phòng cạnh đại sảnh trò chuyện. Lại sai gọi bốn ca công Ngô Huệ, Trịnh Xuân, Trịnh Phùng và Tả Thuận tới, chuẩn bị cho bữa tiệc hôm sau.Lát sau gia nhân dọn tiệc ra. Tây Môn Khánh bảo:
- Mời cậu Kính Tế tới cho vui.
Kính Tế bước vào vái chào mọi người rồi ngồi xuống một bên.Bữa tiệc bắt đầu, mọi người uống rượu trò chuyện, Tây Môn Khánh kể lại những nỗi vất vả sợ hãi đọc đường. Bá Tước nói:
- Đại ca có phúc lớn, gặp tai họa sao được, dẫu có tiểu nhân mưu hại cũng chẳng hề hấn gì.
Ôn tú tài nói:
- Người hiền thì có sợ gì tai họa tới, vả lại lão gia đi đây là vì vương sự, trời cũng biết mà a hộ chứ.
Tây Môn Khánh quay sang hỏi Kính Tế:
- Ởnhà có chuyện gì lạ không?
Kính Tế đáp:
- Ở nhà vô sự, chỉ có An lão gia ở Công bộ sai người đến hỏi hai lần. Hôm qua cũng còn cho người tới hỏi, còn nói là nhạc phụ chưa về.
Đang nói chuyện thì Bình An vào thưa:
- Các chức việc trong nha môn tới thưa việc.
Tây Môn Khánh bước ra đại sảnh đứng chờ. Mấy viên chức bước vào quỳ lạy. Viên tiết cấp hỏi:
- Chừng nào thì lão gia tới tái nhậm? Việc tổ chức lễ này thì phải xuất công quỹ bao nhiêu?
Tây Môn Khánh bảo:
- Thì các ngươi cứ chiếu lệ cũ mà làm.
Viên lệnh sử thưa:
- Năm ngoái thì chỉ có một mình lão gia đáo nhậm năm nay thì lão gia được thăng chức tái nhậm, mà lại thêm Hà lão gia đáo nhậm, như vậy là có tới hai việc một lúc, không thể chiếu theo lệ cũ được.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu vậy thì xuất thêm mười lạng về phần Hà đại nhân là được Hai người vâng lệnh định lui ra thì Tây Môn Khánh gọi lại bảo:
- Còn ngày thượng nhậm, các ngươi thưa với Hà lão gia để lão gia chọn.
Hai người đáp:
- Hà lão gia thì định chọn ngày hai mươi bảy tháng này.
Tây Môn Khánh gật đầu:
- Vậy cũng dược.
Hai người lạy chào cáo lui.
Mấy viên chức ra về thì Kiều đại hộ tới chào hỏi chúc mừng.Tây Môn Khánh muốn giữ lại nhưng Kiều đại hộ chỉ uống trà xong rồi cáo từ. Tây Môn Khánh tiễn Kiều đại hộ rồi trở vào thư phòng cùng Ôn tú tài và Bá Tước ăn uống tới tối. Khi hai người ra về. Tây Môn Khánh vào phòng Nguyệt nương nghỉ.
Hôm sau Tây Môn Khánh sai dọn tiệc để khoản đãi Hà Thiên hộ.
Văn tẩu nghe tin Tây Môn Khánh đã về, liền thưa với Vương Tam. Vương Tam sai người đem lễ vật lại mừng. Tây Môn Khánh cũng sai Đai An đem lễ vật tới biếu Lâm thái thái và viết thi*p tạ lỗi vì đã không tới dự lễ sinh nhật của Lâm thái thái được. Thái thái thưởng cho Đại An ba tiền.
Sau đó Tây Môn Khánh đích thân trông coi cho gia nhân trang hoàng bày biện trên đại sảnh. Ngô Đại cữu, Ôn tú tài và Ứng Bá Tước đã đến từ sớm. Chủ khách dùng trà nói chuyện.Tây Môn Khánh sai gia nhân đem thi*p tới mời Hà Thiên hộ.
Đám ca công cũng bước lên lạy chào. Bá Tước không thấy Lý Minh bèn hỏi:
- Hôm nay sao đại ca không cho gọi Lý Minh?
Tây Môn Khánh đáp:
- Nó không đến nhà tôi thì thôi, tôi không cho gọi làm gì.
Bỗng thấy Bình An cầm thi*p vào thưa:
- Chu lão gia tại soái phủ tới thăm, hiện đã xuống ngựa tại cổng.
Ba người vội lánh vào trong. Tây Môn Khánh mũ áo chỉnh tề bước ra nghênh tiếp. Đôi bên thi lễ, Chu Thủ bị chào hỏi và chúc mừng. Tây Môn Khánh cũng cảm tạ về việc đã cho mượn người và ngựa trong dịp đi Đông Kinh, Chu Thủ bị hỏi về việc triều kiến, Tây Môn Khánh nhất nhất thuật lại đầy đủ.
Chu thủ bị hỏi:
- Hạ đại nhân không về đây nữa, nhưng chừng nào thì cho người đem gia quyến đi?
Tây Môn Khánh đáp:
- Nghe Hạ đại nhân nói là sang tháng. Ngôi nhà ở đây thì đã bán lại cho Hà Thiên hộ mới thăng chức và thuyên chuyển về sở Đề hình mình đây. Hiện Hà Thiên hộ tạm ngụ tại công thự của nha môn. Tất cả đều là do tôi lo cho Hà Thiên hộ cả.
Chu Thủ bị bảo:
- Vậy cũng tiện.
Nhân thấy đại sảnh đang bày bàn tiệc bèn hỏi:
- Hôm nay đại nhân khoản đãi khách quý nào vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Hôm nay vãn sinh có chén rượu nhạt gọi là tiệc tẩy trần, đãi Hà Thiên hộ, chỗ đồng liêu với nhau, ít nhất cũng phải cho chu đáo.
Hai người nói thêm vài câu chuyện nữa thì Chu Thủ bị đứng dậy nói:
- Để hôm khác vãn sinh sẽ chúc mừng nhị vị.
Tây Môn Khánh nói:
- Đâu dám làm nhọc lòng đại nhân như vậy.
Hai người vái chào nhau. Chu Thủ bị lên ngựa mà về. Tây Môn Khánh quay vào cởi bỏ mũ áo, rồi cùng ba người uống rượu trong thư phòng.
Tới trưa, Hà thiên hộ tới, mọi người thi lễ rồi phân ngôi thứ mà nhập tiệc.
Trên bàn tiệc, rượu ngon thịt béo chẳng thiếu thứ gì, cạnh tiệc bốn ca công đàn hát không ngừng. Hà Thiên hộ thấy nhà cửa Tây Môn Khánh giàu sang thì phục lắm. Tiệc tới canh một, Hà Thiên hộ mới đứng dậy cáo từ, về nha môn.Ngô Đại cữu, Ôn tú tài và Ứng Bá Tước cũng xin về. Tây Môn Khánh thưởng tiền cho đám ca công, sai gia nhân dọn dẹp rồi xuống phòng Kim Liên.
Kim Liên biết tối nay thế nào Tây Môn Khánh cũng tới với mình, nên đã trang điểm thật lộng lẫy ngồi đợi. Thấy Tây Môn Khánh tới, Kim Liên tươi cười bước ra đón tiếp rồi sai Xuân Mai đem trà lên.
Đêm đó Kim Liên trổ hết khéo léo để chiều chuộng Tây Môn Khánh từng ly từng tý. Tây Môn Khánh muốn thế nào, Kim Liên đều đón trước mà chiều chuộng. Tây Môn Khánh là phường hiếu sắc, thấy vậy hài lòng lắm, từ đó yêu quý Kim Liên gấp bội. Kim Liên lại càng giở tài nghệ quyến rũ, thiết tưởng đám kỹ nữ cũng không hơn được, thật không còn biết thế nào là điều sỉ nhục nữa.
Sáng sớm hôm sau, Tây Môn Khánh đã cân đai mũ mãng tới nha môn, cùng Hà Thiên hộ làm lễ đáo nhậm rồi dự tiệc ngay tại nha môn. Bữa tiệc rất linh đình, ca công vũ nữ xuất sắc nhất được gọi đến. Đám chức việc lo lắng thật chu đáo. Tới quá trưa, Tây Môn Khánh mới về nhà.
Về tới nhà đã thấy gia nhân của Vương Tam đem thi*p tới mời. Tây Môn Khánh chưa biết quyết định thế nào thì Bình An đã chạy vào báo:
- Có An lão gia thuộc Công bộ tới thăm.
Tây Môn Khánh lật đật sửa lại mũ áo bước ra nghênh tiếp.An Lang trung đeo đai kim nhưỡng, mặc áo đoạn bạch, tươi cười bước vào, theo sau là một đám quan lại đông đảo. Thi lễ xong, hai người phân ngôi chủ khách trò chuyện. An Lang trung chúc mừng việc thăng chức rồi nói:
- Vãn sinh có cho người tới hỏi mấy lần, nhưng đại nhân chưa về.
Tây Môn Khánh nói:
- Thưa vâng, cũng phải chờ triều kiến xong xuôi rồi mới về được .
Gia nhân đem trà lên, chủ khách uống trà nói chuyện. An Lang trung nói:
- Vãn sinh có chuyện này muốn thưa cùng đại nhân. Vị hái thú Cửu Giang hiện tại là Thái Thiếu Đường, đó là vị công tử thứ chín của Thái sư. Hôm nọ Thái thú có gửi thư cho biết là sẽ ghé ngang đây, vãn sinh và Tống niên huynh.
Tiền đại nhân, Hoàng đại nhân, bốn người sẽ đứng ra thết tiệc Thái thú, nhưng phải mượn quý phủ đây để làm chỗ đặt tiệc, chẳng hay ý đại nhân thế nào?
Tây Môn Khánh đáp:
- Tiên sinh đã cho lệnh thi vãn sinh đâu dám trái, xin cho biết ngày nào.
An Lang trung đáp:
- Đó là ngày hai mươi bảy. Ngày mai vãn sinh sẽ cho đem bạc tới, phiền đại nhân đứng ra lo liệu giùm cho.
Nói xong uống thêm chung trà rồi cáo từ tiền hô hậu ủng mà về.
Tiễn An Lang trung xong, Tây Môn Khánh gọi gia nhân theo mình tới phủ Vương Chiêu Tuyên. Tới cổng, gia nhân đưa thi*p. Vương Tam mũ áo chỉnh tề nghênh tiếp lên đại sảnh thi lễ.Giữa đại sảnh có bức hoành phi do thiên tử ban tứ đề ba chữ đại tự "Thế Trung Đường" hai bên có đôi liễn ca tụng công đứcnhà họ Vương. Gia nhân đem trà lên, Vương Tam cung kính hai tay nâng chung mời Tây Môn Khánh. Hai người uống trà nói chuyện.
Lát sau, tiệc rượu đã dọn xong. Vương Tam nâng rượu mời, cạnh tiệc, hai ca công đàn hát. Tây Môn Khánh bảo:
- Xin thỉnh thái thái ra để tôi được bái kiến.
Vương Tam lật đật sai gia nhân vào mời mẹ. Lát sau gia nhân ra cúi mình thưa:
- Thái thái thỉnh đại nhân vào trong tương kiến.
Tây Môn Khánh đứng dậy bảo:
- Phiền hiền khế dẫn tôi vào.
Vương Tam xin phép đi trước. Vào tới trong, thấy Lâm thái thái trang điểm lộng lẫy, tóc giắt đầy châu ngọc, mình mặc áo đại hồng thêu hoa kim tuyến, thắt dây lưng bích ngọc, mặc quần gấm huyền bách hoa, trông cứ như tiên nga giáng thế, con gái thanh xuân cũng không sánh kịp. Tây Môn Khánh bước vào vái chào rồi xin được lạy chào, nhưng Lâm thái thái nói:
- Đại nhân là khách, chính chúng tôi phải lạy chào mới đúng.
Nói xong cả hai cùng sụp xuống lạy nhau, sau đó phân ngôi chủ khách mà ngồi.Lâm thái thái nói:
- Tiện nam trẻ người non dạ, hôm trước làm rộn đại nhân, nay thì đám bạn xấu đã lánh xa, chúng tôi cảm kích vô tận, nên hôm nay mới có chén rượu nhạt thỉnh đại nhân tới để được lạy tạ nào ngờ đại nhân lại phí tâm sai người đem lễ tới, khiến cho chúng tôi đây mang tội bất kính trong lòng hổ thẹn lắm.
Tây Môn Khánh đáp:
- Thái thái dậy quá lời, vãn sinh vì chuyện công phải đi Đông Kinh nên không thể tới lạy mừng chúc thọ thái thái, nay có chút lễ mọn tới tạ lỗi, để thái thái thưởng cho người dưới.
Lại thấy có Văn tẩu tẩu đứng bên, bèn bảo:
- Văn lão tẩu róc cho tôi một chung rượu để tôi chúc thọ thái thái.
Nói xong lấy ra mấy món đồ bằng vàng để trên bàn. Lâm thái thái thấy vàng sáng chói thì hoan hỷ lắm. Văn tẩu rót rượu, đưa cho Tây Môn Khánh.
Vương Tam vội gọi ca công đem nhạc khí vào đàn hát, nhưng Lâm thái thái vẫy tay cho ra rồi bảo con:
- Ngươi gọi chúng nó vào làm gì, để chúng nó ở ngoài là được rồi.
Tây Môn Khánh hai tay nâng chung rượu mời. Lâm thái thái uống một hơi cạn. Văn tẩu lại rót đầy một chung nữa. Lâm thái thái hay tay nâng lên mời lại Tây Môn Khánh. Sau đó Vương Tam rót rượu mời Tây Môn Khánh. Lâm thái thái nói:
- Thỉnh dại nhân ngồi để cho tiện nam lạy chào.
Tây Môn Khánh vội đứng dậy nói:
- Sao thái thái lại dạy như vậy, tôi đâu dám.
Lâm thái thái lời Tây Môn Khánh ngồi xuống rồi nói:
- Sao lại không được, đại nhân là chức đại quan, tuổi tác lại đáng cha chú của tiện nam đây, lại có công dậy dỗ tiện nam, tiện nam mồ côi thất học, chẳng được người tử tế dạy dỗ, nay may mắn được biết đại nhân, tôi xin đại nhân nếu không chê thì để cho tiện nam lạy làm nghĩa phụ. Chẳng hay ý đại nhân thế nào, xin chỉ giáo cho.
Tây Môn Khánh đứng dậy nói:
- Thái thái dạy cũng phải, nhưng lệnh lang đây dòng dõi công khanh, bẩm tính thông minh, sau này tất công danh lừng lẫy.Trước đây tuy lệnh lang có ham chơi, nhưng nay đã sửa đổi, thiết tưởng thái thái không nên quá bận tâm.
Nói xong ngồi xuống. Vương Tam tuân lời mẹ, mời Tây Môn Khánh ba chung rượu, rồi sụp xuống lạy bốn lạy, nhận làm nghĩa tử. Tây Môn Khánh nhận lạy xong, đứng dậy vái tạ Lâm thái thái. Lâm thái thái vui vẻ lắm, cười khanh khách đứng dậy vái trả. Từ đó Vương Tam xưng hô với Tây Môn Khánh theo lễ cha con, mà không biết là chính người mẹ trắc nết của mình đã dẫn lang sói vào nhà, làm ô nhục công đức tổ tiên, thanh danh gia tộc.
Sau vài tuần rượu, Lâm thái thái bảo con:
- Ngươi thỉnh nghĩa phụ ra phòng ngoài dùng tiệc, thưa nghĩa phụ thay mũ áo cho được tự nhiên.
Vương Tam mời Tây Môn Khánh ra. Đại An đem áo rộng và khăn trung tinh tới cho chủ thay. Xong xuôi, Tây Môn Khánh và Vương Tam nhập tiệc. Ca công đàn hát vang lừng.
Bữa tiệc kéo dài tới chạng vạng tối thì Tây Môn Khánh đứng dậy định cáo từ, nhưng Vương Tam nhất định không chịu, mờI Tây Môn Khánh vào thư phòng của mình tạm nghỉ. Tây Môn Khánh thấy đó là ba gian nhà tuyệt dẹp, xung quanh liễu thắm hoa tươi, giữa phòng treo bức hoành ghi bốn chữ "Tam Tuyền Thi Phảng", xung quanh tường treo bốn bức họa cổ, bèn hỏi:
- Tam Tuyền là ai vậy?
Vương Tam cố ý tránh không trả lời. Tây Môn Khánh gặng hỏi, Vương Tam mới đáp:
- Thưa đó là tiện hiệu của con.
Tây Môn Khánh không nói gì. Vương Tam mời ngồi rồi gọi gia nhân dọn tiệc khác. Bốn tên ca công khác được gọi tới đàn hát. Trong nhà, Lâm thái thái đích thân trông coi các món ăn để sai gia nhân đem ra.
Đến khoảng canh hai, Tây Môn Khánh no say, bảo Đại An lấy tiền thưởng cho nhà bếp, ca công và các gia nhân phục dịch rồi đứng dậy cáo từ mà về.
Về tới nhà, Tây Môn Khánh vào thẳng phòng Kim Liên.Kim Liên biết thế nào Tây Môn Khánh cũng tới nên đã trang điểm sẳn ngồi chờ từ chập tối. Thấy Tây Môn Khánh bước vào, Kim Liên mừng rỡ vô hạn, vội tiếp đón, giúp thay quần áo rồi gọi Xuân Mai đem trà lên. Uống trà xong, hai người vào giường nghĩ lây Môn Khánh hỏi:
- Nàng ơi, ta vắng nhà, nàng có nhớ ta hay chăng? .
Kim Liên đáp:
- Nửa tháng nay chàng vắng nhà, không giờ khắc nào là tôi chẳng nhớ thương, lệ chảy bên gối không biết bao nhiêu mà nói.Xuân Mai nó thấy tôi buồn khổ khóc thương thì bày ra đánh cờ cho tôi khuây khỏa. Nhiều khi hai chủ tớ đánh cờ tới đêm, nhưng tới lúc nằm xuống thì tôi lại không tài nào ngủ được vìnhớ chàng. Chàng ơi, lòng tôi đối với chàng như thế, còn chàng đối với tôi thì thế nào?
Tây Môn Khánh mắng yêu:
- Đồ chó, vậy mà cũng phải hỏi. Nhà này tuy nhiều thê thi*p, nhưng ai chẳng biết là tôi chỉ yêu quý có một mình nàng.
Kim Liên vờ giận dỗi:
- Thôi đi, chàng đừng có lừa dối tôi. Chàng tuy không mê thê thi*p, nhưng lại mê đứa khác. Bây giờ chàng say mê đứa nào trong nhà này, tôi đã biết rồi, thật chẳng khác gì vụ vợ thằng Lai Vượng lúc trước. Khi chàng mê vợ thằng Lai Vượng, chàng chẳng bỏ tôi trơ trọi đó sao? Về sau Bình Nhi sinh được con trai, chàng đã chẳng coi tôi như cỏ rác hay sao? Bây giờ vợ thằng Lai Vượng và Bình Nhi đều ૮ɦếƭ, chỉ còn tôi vẫn một lòng chung thủy với chàng, vậy mà chàng không biết đoái hoài đến tôi, lại lăng nhăng với con Như Ý. Nó là cái thứ gì mà chàng phải say mê, hay nó chỉ là con ✓ú em trong nhà mà thôi. Chồng nó hiện giờ không biết ở đâu, nhưng nay mai rồi chồng nó lù lù về đây làm to chuyện thì chàng tính sao? Chàng là quan này quan nọ, tiếng xấu dồn xa, làm sao mà cấm?
Chàng không biết chứ hôm nọ chàng đi vắng, chỉ vì cãi cọ với Xuân Mai về một cái vồ giặt áo, mà con khốn dâm phụ đó dám làm ầm lên với tôi, coi tôi không còn ra gì cả.
Tây Môn Khánh bảo:
- Thôi, chấp nó làm gì, nó là tôi tớ trong nhà mà. Nó làm gì dám động tới nàng. Nàng rộng rãi thì nó nhờ nhiều, mà nàng hẹp hòi thì nó nhờ ít.
Kim Liên bảo:
- Ái dà, nói dễ nghe quá nhỉ, không có Bình Nhi bây giờ tính đem nó lên thay phải không. Này, nó đang khoe rầm lên là chàng bảo nó rằng nếu nó chịu khó hầu hạ chàng thì chàng sẽ cất nhắc nó lên hàng bà chủ ở cái nhà này đó. Có thật chàng nói với nó như thế hay không?
Tây Môn Khánh đáp:
- Nàng đừng có nghi ngờ bậy bạ, tôi nào nói vậy bao giờ. Nhưng nàng khoan thứ cho nó thì tôi sẽ bảo nó tới lạy tạ ơn nàng.
Kim Liên bảo:
- Tôi không cần nó tạ tiếc gì hết, tôi chỉ muốn từ rày chàng không được tới ngủ tại phòng cũ của Bình Nhi nữa.
Tây Môn Khánh nói:
- Sở dĩ thỉnh thoảng tôi sang bên đó ngủ chỉ vì còn nhớ tới cái tính của Bình Nhi mà thôi, chứ có phải tình ý gì với nó đâu.Tôi giữ linh vị mà.
Kim Liên bảo:
- Tôi không tin như vậy. Người ta ૮ɦếƭ đã ngoại trăm ngày, chàng còn tới đó ngủ làm gì, đâu cần phải giữ linh vị nữa, chỉ sợ chàng không giữ linh vị mà lại giữ người ấy chứ.
Kim viên nói dữ dội quá, Tây Môn Khánh cũng hơi ngượng lại hơi bực mình, bèn bảo:
- Lạ quá nhỉ, có mỗi chuyện đó mà cứ nói tới nói lui hoài.Bộ nàng tính cai quản cả tôi hay sao nữa đây.
Kim viên khôn ngoan, biết là già néo đứt dây, bèn nói:
- Tôi đâu có cai quản chàng, có điều là tôi không thích chàng qua mặt tôi để cho con dâm phụ đó nó cứ vác mặt lên.
Được rồi, chàng đã nói vậy thì tôi cũng chẳng hẹp hòi gì, nhưng từ nay phàm con dâm phụ đó xin xỏ chàng cái gì, chàng cũng phải nói cho tôi biết, chàng muốn tới với nó, cũng phải cho tôi biết.Nếu chàng cứ lén lút với nó, tôi mà biết được là tôi làm rầm lên cho mà coi, không thì tôi cũng đánh tuốt xác nó ra.
Tây Môn Khánh bật cười bảo:
- Được rồi, cứ yên chí.
Hai người trò chuyện âu yếm. Kim Liên lại trổ tài nghệ quyến rũ, chôn vùi liêm sỉ mà hầu hạ Tây Môn Khánh. Mãi đến canh tư hai người mới ngủ.
Sáng hôm sau, hai người còn nằm trên giường thì Đại An đã đem thi*p tới phòng ngoài, hỏi Xuân Mai:
- Gia gia đã dậy chưa? An lão gia cho người đem bạc lại cùng hai vò rượu lớn, bốn bồn hoa nữa.
Xuân Mai bảo:
- Gia gia chưa dậy, anh ngồi chờ một chút đi.
Đại An bảo:
- Nhưng mà gia nhân của An lão gia còn phải quay về thưa lại từ đây ra Hà Khẩu có phải gần gụi gì đâu.
Tây Môn Khánh bên trong nghe được, bèn nói vọng ra:
- Ngươi cứ lên đại sảnh trước đi, ta lên ngay.
Nói xong trở dậy, chỉ mặc vội cái áo, rồi không kịp rửa mặt, lên ngay đại sảnh, cho gọi gia nhân của An Lang trung vào.
Gia nhân vào đưa thi*p lên. Tây Môn Khánh xem xong hài lòng lắm, thưởng cho năm tiền rồi hỏi:
- Ngày mai các lão gia tới đây vào giờ nào? Có cho gọi đoàn hát tới không?
Gia nhân đáp:
- Thưa các lão gia sẽ tới sớm, nghe nói là có gọi đoàn hát.
Tây Môn Khánh cho các gia nhân của An Lang trung về, rồi sai bày mấy bồn hoa tại thư phòng trong hòn viên, mặt khác sai Đại An đi gọi phường hát và xuất bạc cho Lai Hưng mua thực phẩm chuẩn bị cho bữa tiệc.
Hôm nay cũng lại là ngày sinh nhật của Ngọc Lâu, Tây Môn Khánh sai dọn tiệc và gọi ca công tới đàn hát.
Trong khi đó Bá Tước lấy một tấm thi*p hoa tiên, soạn lễ vật rồi sai gia nhân Ứng Bảo tới nhờ Ôn tú tài viết thi*p, mời Tây Môn Khánh và năm người thê thi*p, ngày hai mươi tám tới nhà ăn tiệc đầy tháng của con trai. Sau đó Bá Tước ra cửa định tới nhà Tây Môn Khánh.
Vừa ra khỏi cửa thì có người gọi giật lại:
- Ứng nhị gia đi đâu vậy? Xin dừng lại một chút.
Bá Tước quay đầu lại, thì ra Lý Minh, bèn đứng lại chờ. Lý Minh chạy tới vái chào rồi hỏi:
- Nhị gia đi đâu vậy?
Bá Tước đáp:
- Ta định tới gặp Ôn sư phụ có chút việc.
Lý Minh nói:
- Xin nhị gia trở lại nhà một lát, tôi có chút việc muốn thưa.
Bá Tước thấy đằng sau Lý Minh còn có một người đội một cái quả bèn trở lại nhà. Lý Minh bước vào sụp lạy mà nói:
- Tiểu nhân chẳng có gì, chỉ có chút vật mọn đem tới để nhị gia thưởng cho người dưới, nhân tiện cũng có chút việc nhờ cậy nhị gia.
Nói xong bảo mở nắp quả ra, bên trong có hai cặp vịt quay và hai vò rượu, rồi cứ quỳ móp không chịu đứng dậy. Bá Tước phải nâng dậy bảo:
- Đồ ngốc, có gì thì cứ nói, việc gì phải bày vẽ thế này?
Lý Minh nói:
- Từ bao năm nay tôi vẫn được gọi tới hầu hạ trong phủ gia gia, nhưng không hiểu sao hồi này gia gia dùng người khác, nên không cho gọi chúng tôi nữa. Còn chuyện của Quế Thư thì tôi đâu có dính dấp, anh em chị em thì mỗi người mỗi phận. Nay gia gia, có giận Quế Thư thì giận, sao lại giận ghét cả tôi, thật oan cho tôi quá. Tôi chẳng biết kêu cầu nhờ vả ở đâu, chỉ còn biết tới kêu cầu với nhị gia, xin với nhị gia là nhị gia có tới thăm gia gia thì nói giùm vài lời, rằng Quế Thư có tội tình gì thì không biết, nhưng tôi thì quả là vô can, gia gia nghĩ lại mà thương cho.
Bá Tước hỏi:
- Thế thì từ hồi đó tới giờ gia gia không cho gọi ngươi hay sao?
Lý Minh đáp:
- Thưa không.
Bá Tước bảo:
- Hôm qua đằng gia gia có bày tiệc khoản đãi Hà Thiên hộ mới đáo nhậm, có cho gọi Ngô Huệ, Trịnh Xuân, Trịnh Phụng và Tả Phụng tới đàn hát, ta có hỏi gia gia là sao không cho gọi ngươi.Gia gia nói rằng ngươi không đến thì gia gia cũng không gọi làm gì. Ngươi thấy không, ngươi ngốc quá mà, tại ngươi không đến chứ có phải tại ai ghét bỏ gì ngươi đâu.
Lý Minh nói:
- Đằng gia gia không cho gọi thì làm sao tôi biết mà tới.
Nhưng tôi dò hỏi và được biết hôm nay là sinh nhật của Tam nương, vì Đại An có đi gọi ca công, còn ngày mai cũng có tiệc khoản đãi vị đại thần nào đó, vậy mà tôi cũng không được gọi tới, vậy xin nhị gia thương mà nói giùm, xong việc, tôi lại xin hậu tạ nhị gia.
Bá Tước bảo:
- Chẳng lẽ ta lại không hết lòng với ngươi hay sao, từ trước tới nay ta giúp đỡ cho biết bao nhiêu người mà kể. Bây giờ ngươi nghe ta, đem lễ này về đi, ngươi giàu có gì đâu mà ta nhận lễ của ngươi, rồi ngươi theo ta ngay, ta sẽ tìm cách nói với gia gia giùm cho.
Lý Minh nói:
- Đây là lòng thành của tôi, nhị gia không nhận thì tôi đâu dám theo đi.
Vẫn biết nhị gia chẳng thiếu gì, nhưng xin cứ nhận cho để tôi được yên tâm.
Lý Minh năn nỉ một hồi, Bá Tước mới nhận lễ vật, sau khi đã thưởng cho người đem lễ mấy quan tiền. Lý Minh cho người nhà về, còn mình thì theo Bá Tước tới nhà Tây Môn Khánh.
Bá Tước tới bên Ôn tú tài trước, gọi cổng mà hỏi:
- Ôn tiên sinh có nhà không?
Hoạ Đồng chạy ra mở cổng mời vào. Ôn Tú tài đang viết thi*p vội chạy ra tiếp đón. Hai người vào phòng khách thi lễ rồI phân ngôi chủ khách mà ngồi.
Ôn tú tài hỏi:
- Nhị gia tới sớm như thế này, chắc có điều gì dạy bảo.
Bá Tước nói:
- Tôi có sai Ứng Bảo tới nhờ tiên sinh viết ít thi*p, mời lão gia và ngũ vị nương nương ngày hai mươi tám này tới hàn gia dự tiệc đầy tháng của tiểu nam.
Ôn tú tài bảo:
- Vâng, để tôi vào viết.
Nói xong vào thư phòng viết thi*p. Mới viết được hai tấm thì thấy Kỳ Đồng vội vàng chạy vào thưa:
- Lão gia nói là nhờ tiên sinh viết giùm hai tấm thi*p, đề tên Đại nương để mời Kiều Đại nương và Ngô Đại cữu mẫu. Còn Cầm Đồng đã đem hai tấm thi*p ra ngoại thành mời Mạnh Nhị cữu mẫu và Hàn Đại di chưa?
Ôn tú tài đáp:
- Hồi sáng sôm cậu Kính Tế đã sai Cầm Đồng đi rồi.
Kỳ Đồng nói:
- Nếu vậy nhờ tiên sinh viết giùm hai tấm thi*p ngay đi.
Rồi tiên sinh lại viết cho ít thi*p để mời vợ của Hoàng Tứ, và vợ các quản lý Phó, Hàn, Cam, để Lai An sẽ đem đi.
Ôn Tú tài hí hoáy viết. Lát sau thấy Lai An tới lấy thi*p mời. Bá Tước hỏi:
- Gia gia ngươi có nhà không? Hay là ra nha môn rồi?
Lai An đáp:
- Gia gia hôm nay không ra nha môn, mà đang ngồi ở đại sảnh để dạy việc.
Ôn tú tài bước ra nói:
- Hôm qua lão gia dự tiệc bên phủ Vương Chiêu Tuyên, về nhà trễ lắm.
Bá Tước gật gù, đoán biết ít nhiều câu chuyện. Ôn Tú tài đưa thi*p mời cho Bá Tước. Bá Tước nhận thi*p, dẫn Lý Minh sang nhà Tây Môn Khánh.
Bá Tước bước lên đại sảnh chào hỏi, nhân thấy trong đại sảnh bày bàn là liệt bèn hỏi:
- Hôm nay đại ca đặt tiệc khoản đãi ai vậy?
Tây Môn Khánh kể lại việc An Lang trung nhờ thết đãi Thái thú con của Thái sư. Bá Tước nghe xong hỏi tiếp:
- Vậy thì ngày mai đại ca định cho gọi phường hát hay là ca nhạc công?
Tâ Môn Khánh đáp :
- Có cho gọi phường hát rồi, nhưng tôi cũng cho gọi thêm bốn ca công nữa.
Bá Tước lại hỏi:
- Đại ca cho gọi những ca công nào vậy?
Tây Môn Khánh đáp: .
- Thì vẫn Ngô Huệ, Trịnh Xuân, Trịnh Phụng và Tả Thuận.
Bá Tước hỏi tiếp:
- Sao đại ca không cho gọi Lý Minh?
Tây Môn Khánh mỉa mai:
- Nó có nơi giàu sang mời rồi, tôi cho gọi làm gì.
Bá Tước bảo:
- Sao đại ca lại nói vậy? Đại ca có cho gọi thì nó mới dám đến chứ. Vả lại đại ca có giận ai chăng nữa thì cũng chẳng liên can gì tới nó. Việc của Quế Thư, nó có biết gì đâu. Đại ca đừng nên giận lây tới nó. Sáng sớm hôm nay nó đến khóc lóc kêu cầu với tôi, nói là nó hầu hạ đại ca suốt mấy năm nay, vậy mà nhất đán bị đại ca ghét bỏ. Chuyện của Quế Thư nó hoàn toàn không liên can, không hay biết. Đại ca ghét lây đến nó thì oan uổng tội nghiệp cho nó lắm.
Nói xong hướng ra bên ngoài mà gọi: .
- Lý Minh, vào đây.
Lý Minh chờ sẵn từ nãy, vội bước vào. Bá Tước bảo:
- Ngươi cứ thưa thẳng với gia gia đi, có ta ở đây xin giúp cho.
Lý Minh vội bước tới trước mặt Tây Môn Khánh quỳ xuống mà nói:
- Chuyện quả là tiểu nhân không hề hay biết và cũng chẳng mảy may liên can. Mấy năm nay ơn của gia gia đối với tiểu nhân như trời như biển, cả gia đình tiểu nhân có tan xương nát thịt cũng chưa báo đáp được. Bây giờ nhất đán gia gia ghét bỏ tiểu nhân, khiến chúng bạn chê cười đàm tiếu. Thật oan uổng và đau khổ cho tiểu nhân vô cùng.
Nói xong sụp lạy mà khóc, rồi cứ nằm móp dưới đất. Bá Tước nói thêm:
- Đại ca thấy vậy chắc đã thương hại cho nó rồi. Dù nó có lỗi lầm gì chăng nữa thì người ta vẫn có câu "Người trên không thấy lỗi người dưới", đại ca cũng tha cho nó, huống hồ nó chẳng tội tình gì. Thôi thì đại ca thương nó.
Tây Môn Khánh chưa kịp nói gì thì Bá Tước đã quay ra bảo:
- Lý Minh, gia gia đã tha cho ngươi rồi đó, từ nay phải hết lòng hầu hạ gia gia.
Lý Minh ngẩng lên nói:
- Lời nhị gia dạy, tiểu nhân xin ghi nhớ.
Nói xong sụp lạy tạ ơn Tây Môn Khánh, đoạn đứng ra phía sau, chắp tay đứng hầu. Tây Môn Khánh trầm ngâm giây lát rồi bảo:
- Thôi, nhị gia đây đã nói giùm ngươi thì ta cũng không ghét bỏ ngươi nữa.
Bá Tước giục:
- Ngươi không lạy tạ gia gia lần nữa hay sao?
Lý Minh lại bước ra lạy tạ rồi đứng qua một bên.
Bá Tước gọi Ứng Bảo đem sáu tấm thi*p mời đưa lên Tây Môn Khánh rồi nói:
- Ngày hai mươi tám này là ngày đầy tháng của tiểu nhi, vợ chồng chúng tôi kính mời đại ca và các tẩu tẩu tới chứng giám cho.
Nói xong lại đưa quả lễ vật. Tây Môn Khánh xem thi*p xong, bảo Lai An đem thi*p và lễ vật vào cho Nguyệt nương, đoạn quay sang nói với Bá Tước:
- Nói thật với nhị ca, ngày mai phải thết tiệc giùm cho An Lang trung, hôm nay lại là sinh nhật của Tam nương tôi. Ngày hai mươi tám, Đại nương tôi phải tới thăm Hạ phu nhân, không hiểu rồi có tới được với nhị ca và nhị tẩu hay không.
Bá Tước bảo:
- Nếu đại ca hoặc các tẩu tẩu khác không đi được thì đại tẩu cũng phải thương chúng tôi mà giáng lâm chứ, để tôi thân vào trong mời đại tẩu.
Vừa nói xong thì lai An đem cái quả không trở ra nói vớI Bá Tước:
- Đại nương tôi nói là cảm tạ Nhị gia và Nhị nương, Đại nương tôi nhớ rồi.
Bá Tước bảo Ứng Bảo nhận lại cái quả rồi cười:
- Đúng là đại ca định gạt tôi rồi đại tẩu mà không tới thì cứ chặt đầu tôi đi. Thôi để tôi vào mời thêm đại tẩu một tiếng.
Tây Môn Khánh bảo:
- Thôi, không cần, để tôi vào nhà chải đầu, rồi nói luôn cho. Nhị ca cũng ở lại đây dùng cơm với tôi.
Nói xong vào phòng trong. Ngoài này, Bá Tước bảo Lý Minh:
- Thế nào, ngươi thấy chưa? Ta đã nói là gia gia không ghét bỏ gì ngươi đâu. Người ta có tiền, muốn làm gì muốn nói gì cũng được, còn mình thì mình phải chịu khó một tí. Làm ăn phải mềm dẻo, tùy cơ ứng biến thì mới có tiền, chứ cứ ngu ngơ dại dột thì đói. Người hầu hạ nơi này mấy năm rồi mà chưa biết tính nết gia gia hay sao. Cho nên mau về bảo Quế Thư soạn lễ vật tới chúc thọ Tam nương, rồi nhân đó nói khéo vài câu, thì đâu lại vào đó Lý Minh nói:
- Nhị gia dạy rất phải, để tôi về sẽ ghé qua bên đó nói cho biết.
Lai An dọn bàn xong, nói với Bá Tước:
- Mời nhị gia qua bên này ngồi, gia gia tôi ra bây giờ.
Lát sau Tây Môn Khánh khăn áo chỉnh tề bước ra hỏi Bá Tước:
- Mấy ngày nay nhị ca có gặp Tôn ca và Chúc ca không?
Hỏi xong ngồi xuống. Bá Tước đáp:
- Tôi có gặp, và bảo là phải tới thăm hỏi chúc mừng đại ca, nhưng họ biết đại ca giận ghét nên sợ mà không dám lại đây. Tôi mới bảo họ là đại ca khoan hồng độ lượng lắm, vạ lại ta có câu: đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại.
Hai người nghe xong thề rằng từ nay không lai vãng với Vương Tam nữa. Bằng cớ là hôm qua đại ca dự tiệc tại đó mà họ cũng không biết.
Tây Môn Khánh nói:
- Chẳng giấu gì nhị ca, hôm qua Vương Tam dọn tiệc, một là để cám ơn tôi, hai là để lạy nhận tôi làm nghĩa phụ, cho nên tới canh hai tôi mới về nhà.
Còn Tôn ca và Chúc ca thì việc gì phải tuyệ giao với Vương Tam, cứ việc qua lại như trước, miễn là đừng làm phiền gì tới tôi thì thôi, tôi đâu có cấm cản gì.
Tôi dâu phải là cha ruột của Vương Tam, nên cũng chẳng lấy quyền gì mà cấm hắn giao du với người này người khác.
Bá Tước nói:
- Đại ca đã dạy như vậy thì một hai ngày nữa thế nào hai người cũng tới đây phân tỏ đôi điều và dâng lễ lên tạ ơn đại ca.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nhị ca cứ bảo họ tới đây, việc gì phải bày vẽ lễ lạc nữa.
Lai An đem nhiều đồ ăn ngon ra, nhưng chỉ có mình Bá Tước ăn, còn Tây Môn Khánh ăn cháo.
Ăn xong, Tây Môn Khánh quay hỏi gia nhân:
- Hai tên ca công đã tới chưa?
Lai An đáp:
- Họ đến lâu rồi.
Nói xong gọi hai ca công lên. Một người tên là Hàn Tá, một người tên là Thiệu Khiêm, cả hai lên lạy chào, Tây Môn Khánh sai Lai An dẫn hai người cùng Lý Minh xuống nhà dưới khoản đãi.
Lát sau Bá Tước đứng dậy nói:
- Xin đại ca cho tôi về, nhà neo người, lại chẳng ai biết lo việc, tôi phải về để mua bán các thứ.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nhị ca về lo việc đi, chiều nhớ qua đây chúc thọ cho Tam nương tôi.
Bá Tước nói:
- Nhất định là tôi phải qua rồi, cả tiện nội cũng phải qua nữa chứ.
Nói xong vái chào mà về...
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc