Kim Bình Mai - Hồi 67

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

Trong khi đó bữa tiệc ngoài đại sảnh vẫn tiếp tục, Tây Môn Khánh ân cần mời mọc mọi người, đoạn hỏi Hàn Đạo Quốc:
- Chuyến đi cất hàng lần này, định bao giờ khởi hành, để tôi còn chuẩn bị.
Đạo Quốc đáp:
- Hôm qua chúng tôi có bàn định rồi, ngày hai mươi bốn này sẽ lên đường.
Tây Môn Khánh nói:
- Đợi qua ngày hai mươi này, lễ tụng kinh xong thì tôi chuẩn bị tiền bạc và các thứ cần thiết.
Bá Tước ngồi bên hỏi:
- Lần này thì những ai được cử đi?
Đạo Quốc đáp: .
- Sẽ có ba người, đi vào khoảng đầu sang năm thì thôi Bản sẽ chở thuyền hàng từ Hàng Châu về trước. Tôi và Lai Bảo cần phải đến phủ Tùng Giang mua vải, các thứ đoạn, gấm, lụa thì ở nhà vẫn còn.
Bá Tước nói:
- Đại ca tính toán thật giỏi, thiếu gì thì buôn thứ nấy, mà lại buôn tận gốc bán tận ngọn.
Bữa tiệc kéo dài tới tối thì Ngô Đại cữu đứng dậy cáo từ trước. Nói rằng:
- Chúng tôi ăn uống no say rồi, xin để chúng tôi về, dượng mấy hôm nay mệt nhọc, cũng cần có thời giờ nghỉ ngơi.
Tây Môn Khánh không chịu, bắt Ngô đại cữu ngồi xuống,rồi gọi gia nhân chuốc rượu và bảo ca công đàn hát. Ngô Đại cữu phải ngồi uống thêm vài chung rượu nữa rồi mới đứng dậy cáo từ. Mọi người cũng đứng dậy theo. Tây Môn Khánh tiễn khách về, rồi vào thưởng tiền cho đám ca công, mỗi người được sáu tiền. bốn ca công không dám nhận, nói rằng:
- Tống lão gia cho gọi chúng tôi lại, có trả tiền rồi, chúng tôi đâu dám nhận thêm, vả lại đây là việc quan sai dẫu không có tiền, chúng tôi vẫn phải làm.
Tây Môn Khánh bảo:
- Tuy là việc quan sai, nhưng đây là ta thưởng riêng cho các ngươi, sợ gì mà không dám nhận?
Tốp ca công nghe vậy mới dám nhận tiền, rồi lạy tạ mà về.
Tây Môn Khánh vào phòng Nguyệt nương mà nghỉ.
Hôm sau Tây Môn Khánh dậy sớm ra nha môn làm việc. Trong khi đó Ngô Đạo quan đã sai đồ đệ tới lập đàn tràng tại đại sảnh, các thứ đều tề chỉnh. Tây Môn Khánh về nhà, xem qua lấy làm hài lòng lắm, sai dọn tiệc chay đãi các đồ đệ của Ngô Đạo quan, rồi bảo Ôn Tú tài viết thi*p mời Ngô Đại cữu, Ngô Nhị cữu, Hoa Đại cữu, Trầm Di phu, Mạnh Nhi cữu, Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Thường Trĩ Tiết, Ngô Vũ Thần, cùng một số thân bằng quyến thuộc khác, ngày mai tới dự lễ niệm kinh và dự tiệc.
Canh năm hôm sau, các đạo sĩ đã tới, bước vào trai đàn, đốt nến thắp hương và bắt đầu tấu nhạc tụng kinh. Ngoài cổng treo cờ trường phan kết tua chỉ vàng. Trong đại sảnh trần thiết cấu kỳ, đèn nến lung linh, khói hương nghi ngút, tiếng đàn sáo tiếng tụng kinh trầm trầm quyện lẫn vào nhau. Hôm đó Hoàng Chân nhân mặc áo đại hồng, đeo kim đái, mãi tới trưa mới ngồi kiệu đến, đạo đồng xúm xít xung quanh. Ngô Đạo quan dẫn chúng đạo ra nghênh tiếp vào lễ đàn làm lễ. Làm lễ xong Hoàng Chân nhân mới quay ra thi lễ cùng Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh mặc tang phục, kính cẩn mời Hoàng Chân nhân dùng trà. Hoàng chân nhân ngồi uống trà nói chuyện, đạo đồng khoanh tay đứng hầu đằng sau.
Tiếp đó, Hoàng Chân nhân mời Tây Môn Khánh vào lễ đàn làm lễ. Tây Môn Khánh bước vào phủ phục cạnh hương án. Hoàng Chân nhân rửa tay, thay khăn Cửu dương lôi, thay áo đại hồng kim vân, rồi bước lên làm lễ dâng hương, sau đó phù phép chiêu gọi âm binh âm tướng, khải tấu với tam thiên thập địa. Tiếp sau là lễ hành hương. Hoàng Chân nhân bước xung quanh lễ đàn, tay cầm bó hương, miệng lẩm bẩm đọc kinh. Tây Môn Khánh và Kính Tế chắp tay theo sau. Có bốn đạo đồng cầm bốn cái lọng vàng che cho Hoàng Chân nhân.
Hành hương xong, Hoàng Chân nhân trở lại lễ đàn, chiêu hồn Bình Nhi về nghe kinh ngộ đạo, sau đó tiễn tống âm binh thần tướng.
Hoàng Chân nhân chỉ vào khoảng tam tuần, hình dung kỳ quái, nghi biểu khác thường, hiện nghiễm nhiên là vị thần sống trong triều đình. Nay nhân đi việc cho triều đình, tạm trú tại miếu Ngọc Hoàng rồi nhận lời đến làm chủ tế.
Tống tiễn âm binh thần tướng xong. Hoàng Chân nhân lui ra để cho Ngô Đạo quan cùng đạo chúng tụng kinh. Tới quá trưa thì lễ xong. Tây Môn Khánh mời Hoàng Chân nhân, Ngô Đạo quan cùng đạo chúng và các đồ đệ của hai người dự tiệc chay.
Hoàng Chân nhân ngồi trên, có Ngô Đạo quan và Tây Môn Khánh hai bên thù tiếp. Đạo chúng và cán đồ đệ phân ngôi thứ mà ngồi bên dưới.
Tiệc chay xong, Ngô Đạo quan hướng dẫn Hoàng Chân nhân và đạo chúng vào hoa viên ngoạn cảnh.
Ngoài này, Tây Môn Khánh cho dọn tiệc để khoản đãi Ngô Đại cữu và khách khứa. Tiệc nửa chừng thì gia nhân vào thưa:
- Địch gia ở kinh đô gửi thư tới.
Tây Môn Khánh vội bước ra mời người đem thư vào thư phòng. Người đem thư là một viên thừa sai cán biện, mình mặc áo xanh, đầu đội khăn chữ vạn, chân đi giầy Càn hoàng, lưng đeo cung tên, bước vào thi lễ rồi rút trong mình ra một bức thư và một gói đựng mười lạng bạc, đưa lên cho Tây Môn Khánh, Tây Môn Khánh giơ tay nhận rồi hỏi:
- Chẳng hay quý tính là gì ?
Viên cán biện đáp:
- Tiểu nhân họ Vương tên Ngọc, được Địch gia tin cẩn sai đem thư tới, nhưng không biết là quan nhân đây có tang sự. Mãi tới khi An lão gia gửi thư tới mới biết.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
- Thư của An lão gia gửi tới bao giờ?
Viên cán biện đáp:
- Mãi mới đầu tháng mười, thư của An lão gia mới tới kinh.
Tây Môn Khánh hỏi thăm:
- An lão gia bây giờ thế nào?
Viên cán biện đáp:
- Sau thời hạn một năm lo về chuyện gỗ, An lão gia được phong chức Đô thủy ty Lang trung, hiện đang phụng chiếu tu sửa đường sông.
Tây Môn Khánh hỏi thăm vài câu nữa rồi sai Lai Bảo mời Vương cán biện vào trong thết tiệc, đoạn bảo:
- Ngày mai ta sẽ có thư phúc đáp.
Vương cán biện hỏi:
- Xin quan nhân cho biết Hàn đại gia cư ngụ tại đâu, có tin nhờ tôi đem đến. Sau đó tôi lại còn phải tới phủ Đông Bình để đưa thư nữa.
Tây Môn Khánh sai Lai Bảo dẫn Vương cán biện vào khoản đãi. Tiệc xong, cho gọi Hàn Đạo Quốc vào gặp Vương cán biện,hai người kéo nhau về nhà Đạo Quốc.
Tây Môn Khánh xem thư xong, lấy làm hoan hỷ lắm đem ra bảo Ôn tú tài:
- Tiên sinh coi bức thư này rồi viết một bức thư phúc đáp, trong đó nhớ ghi là tôi gửi theo mười tấm khăn tay bằng sa,mười cái đĩa ngà nạm vàng, mười cái chung uống rượu Ô kim để gọi là lễ phúc đáp. Ngày mai thì người ta tới lấy thư.
Ôn tú tài tiếp lấy bức thư của Địch quản gia rồi mở ra coi.Thư viết rằng:
- Quyến sinh là Địch Khiêm ngụ tại kinh đô, cúi đầu dâng thư cho Đại cầm đường Tây Môn thân gia đại nhân. Từ sau khi chia tay cùng thân gia tại kinh đố tới nay, tôi không được yết kiến tôn nhan, trong lòng lấy làm mong nhớ lắm. Lời thân gia dặn lại, tôi đã trình với Thái sư lão gia rồi. Mới đây được thư của An lão gia, tôi mới hay tin là thân gia có tang sự, giận là đường sá xa xôi, không thể tới điếu được, mong thân gia niệm tình thứ lỗi. Quan nhân bấy lâu nay tại chức, địa phương được âu ca, dân tình khen tặng, trong kỳ khảo xét năm nay chắc chắn là được khen thưởng, thăng quan tiến chức. Trong những ngày vừa qua thân gia hai lần mệt nhọc đón rước quan chức triều đình, tôi đã trình hết với lão gia, lão gia đã ghi tên thân gia rồi, khi tâu lên thánh thượng nhất định thân gia sẽ có tin mừng thăng thưởng. Hạ đại nhân thì cuối năm nay sẽ được về kinh nhận nhiệm vụ mới, tôi biết trước nên báo trước như thế. Thư này xin thân gia giữ mật, chẳng nên cho ai biết. Lại báo cho thân gia hay, rằng Dương lão gia ngày hai mươi chín tháng trước đã ૮ɦếƭ trong ngục.
Ôn Tú tài xem xong, bỏ thư vào tay áo nhưng bị Bá Tước giật lấy coi. Coi xong trả lại Ôn tú tài rồi bảo:
- Tiên sinh viết thư phúc đáp xin gia tâm một chút, trong phủ Địch công rất nhiều nhân tài, đừng để người ta cười.
Ôn tú tài đáp:
- Tôi tài hèn, chữ nghĩa chẳng bao nhiêu, viết thư phúc đáp thì cũng viết cho xong mà thôi, làm sao hay cho được.
Tây Môn Khánh biết Ôn tú tài phật ý bèn bảo Bá Tước:
- Ôn tiên sinh đã có chủ ý, nhị ca biết gì mà nói này nói kia.
Lát sau tiệc vãn, Tây Môn Khánh sai Lai Hưng lấy những cái quả đựng đồ ăn đem sang biếu lân lý xóm giềng, lại sai Đại An đem lễ vật tặng thưởng cho Quế Thư, Ngân Nhi, Ái Nguyệt, Kim Xuyến, Hồng Tứ và Tề Hương, gọi là đền bù công khó trong đám tang Bình Nhi. Quá trưa lại cho gọi Lý Minh, Ngô Huệ và Trịnh Phụng tới.
Khi các đạo sĩ làm lễ giải đàn thì trời đã chiều, Hoa đại cữu ở ngoại thành đường xa nên Tây Môn Khánh lưu giữ lại. Kiều đại hộ, Trầm Di phu và Mạnh Nhị cữu cáo từ mà về. Những người khác vẫn ở lại.Sau đó tại phòng Bình Nhi, các đạo sĩ ngồi làm hai hàng nhạc cũng được cử lên. Hoàng Chân nhân ngồi trên cao làm phép trừ tà, bốn đạo đồng chia nhau đứng hai bên. Trên bàn thờ có treo hai cái cờ phan, một cái màu đỏ một cái màu vàng.
Hoàng Chân nhân mặc áo hoàng kim, đội mũ vân hà, làm phép xong, hướng dẫn các đạo sĩ tụng kinh, sau đó lẩm bẩm đọc trống miệng rằng:
- Nay lễ niệm hương, chân thành thỉnh Đông cực đại từ nhân giả. Thái Ất Cứu khổ Thiên tôn, thập phần cứu khổ như chân nhân thánh chúng, về đây sẽ giáng lâm chốn phàm trần u mê, không biết là mình sẽ ૮ɦếƭ, lúc sống thì chỉ nghĩ chuyện thuỷ sinh, ít nghĩ tới việc thiện căn, mê muội không tỉnh,buông thả theo những thú vui, cho thế là sung sướng và nghĩ rằng như vậy là mình sẽ trường tồn. Nào ngờ lẽ vô thường có thật, một sớm nhắm mắt xuôi tay, muôn vạn cũng là không. Lúc đó mới thấy nghiệt chướng trói buộc lấy thân, trong u tối lột mình thọ khổ. Nay hồn linh của người quá cố Lý thị đã xa lánh trần duyên, nhưng lại trầm luân trong bóng tối đêm dài. Nếu không được giải thoát tới chỗ yên vui, tất bị chìm đắm trong vòng bi khổ. Nên mới phải cầu Thiên tôn đem đức nhân từ mà cứu khổ, lấy nước Cam lồ mà tẩy sạch nghiệt oan, đem đuốc Thụy quang mà soi đường mê muội, dẫn dắt hồn kinh qua cửa mê mà về bến đạo. Nay có ít bùa linh bảo chân phù, xin cung thân khải tấu.
Hoàng Chân nhân đọc xong, các đạo sĩ đem cờ hồn phan ngâm xuống nước, đốt bùa Kết linh, múa cờ hoàng phan, đốt bùa Uất nghi, múa cờ hồng phan, rồi cùng cao giọng đọc:
Thiên nhất sinh thủy
Địa nhi sinh hỏa
Ỉ Thủy hỏa luyện thau .
Mới được chân hình
Rồi lại tụng kinh, lại cử nhạc, làm đủ các phép, sau cùng các đạo sĩ làm lễ tống tiễn linh hồn ra cổng, quay vào thì giải lễ.
Các dạo sĩ thay mũ áo, dọn dẹp các thứ.
Tại đại sảnh, Tây Môn Khánh đã chuẩn bị tiệc rượu linh đình, đèn đuốc sáng trưng, khách khứa đủ mặt, rồi mời các đạo sĩ ra dự tiệc. Bên tiệc có ba ca công đàn hát. Tây Môn Khánh tự tay rót rượu mời Hoàng Chân nhân, rồi sai gia nhân lấy ra một xấp đoạn thiên thanh vân hạc, một xấp lụa quý và mười lạng bạc, rồi vái tạ mà nói:
- Hôm nay Chân nhân hạ cố tới làm lễ siêu sinh cho trắc thất tôi, thật muôn phần cảm tạ, nay chỉ có lễ mọn này để tỏ tấc lòng tôn kính.
Hoàng Chân nhân nói:
- Bần đạo học đòi tu đạo, công đức có gì đáng để đại nhân bận lòng như vậy, chỉ mong lệnh phu nhân được siêu sinh tịnh độ, ehứ đâu dám nhận lễ này.
Tây Môn Khánh khẩn khoản:
- Vẫn biết lễ này nhỏ mọn, nhưng dù Chân nhân có cười, cũng xin nhận cho để chúng tôi được yên tâm.
Hoàng Chân nhân từ chối vài câu nữa rồi sai đạo đồng thâu nhận. Tây Môn Khánh rót rượu tạ Hoàng Chân nhân, rồi sai lấy năm lạng bạc và một xấp lụa kim đoạn tạ ơn Ngô Đạo quan, nhưng Ngô Đạo quan chỉ nhận xấp lụa đoạn nói:
- Tiểu đoạn bấy lâu được quan nhân yêu mà cậy việc, nay tận tâm tận lực tụng niệm cầu cho lệnh phu nhân được thăng thiên giới đó cũng chỉ là bổn phận, đâu dám nhận lễ quá nhiều.
Tây Môn Khánh nói:
- Tuy Chân nhân đây làm chủ lễ, nhưng mọi việc đều do sư phụ chủ trương, lễ mọn này chỉ là đền đáp muôn một sự mệt nhọc của sr phụ, có gì mà sư phụ ngại ngùng không nhận.
Ngô Đạo quan bất đắc dĩ phải sai tiểu đồng thâu nhận rồi cảm tạ hết lời. Tây Môn Khánh lần lượt mời rượu các đạo sĩ.
Sau đó Ngô Đại cữu và Bá Tước róc rượu mời Tây Môn Khánh để chúc phúc lành. Ngô Đại cữu cầm chung, Bá Tước cầm bình rượu, Hy Đại bưng dĩa đồ ăn. Cả ba đều quỳ xuống. Bá Tước nói:
- Hôm nay là lễ cầu siêu tốt đẹp của Lục tẩu, lại may mắn thỉnh được Chân nhân đây, thêm Ngô sư phụ hết lòng hết sức,chắc chắn là tẩu tẩu được siêu sinh mà lên thiên giới. Đại ca tận tâm tận lực như thế này tức là tẩu tẩu có phúc lớn lắm. Xin đại ca uống cho chúng tôi một chung rượu này.
Nói xong rót rượu vào chung. Ngô Đại cữu đưa lên, Hy Đại gấp thức ăn. Tây Môn Khánh cảm động nói:
- Đa tạ liệt vị mấy hôm nay vì tôi mà mệt nhọc, tôi chẳng biết lấy gì để tạ ơn.
Nói xong uống cạn chung rượu và ăn hết thức ăn, Bá Tước lại rót một chung rượu mà bảo:
- Đại ca uống thì nên uống hai chung, không nên uống một chung lẻ loi như vậy.
Hy Đại vội gắp thêm đồ ăn vào bát cho Tây Môn Khánh.
Tây Môn Khánh uống xong chung rượu, ăn xong miếng thức ăn,mời ba người vào chỗ, rồi đứng dậy thân rót rượu mời lại từng người. Ca công tiếp tục đàn hát, nhà bếp đem thêm rượu và đồ ăn, bữa tiệc kéo dài trong vui vẻ, mãi tới canh hai mới vãn. Mọi người cáo từ, Tây Môn Khánh tiễn khách rồi quay vào thưởng tiền cho ba ca công, sau đó vào phòng Nguyệt nương mà ngủ.
Hôm đó Tây Môn Khánh cũng hơi say...
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc