Chương 67: Không có người như anh

Tác giả: Tuế Kiến

Bìa của cuốn sổ đã có chút phai màu, chữ viết trên trang giấy ố vàng cũng hơi mờ, nhưng không ảnh hưởng đến việc nhận dạng.
Trần Ngật mở trang đầu tiên ra, trên đó chỉ có hai dòng chữ, một dòng ghi mốc thời gian nào đó khá lâu và đối với anh không có gì ấn tượng mấy, dòng kia lại là một câu nói mà anh vô cùng quen thuộc.
— 16/08/2008.
— Nhĩ Đông Trần, Ngật trong Tháp Phật sừng sững hái được sao.
Trần Ngật sững sờ một thoáng, lập tức nhớ đến cái đêm mùa hạ khô hanh và ngột ngạt năm đó, nhớ đến cô gái rụt rè, kiệm lời, đối diện với anh là sợ hãi.
Từ lúc biết Nguyễn Miên từng thích mình, vô số lần anh thử lục tìm trong ký ức những chuyện có liên quan đến cô, muốn từ đó cố gắng tìm ra ngọn nguồn của tình cảm ấy, nhưng lại chưa từng nghĩ rằng trên đời này còn có một loại tình cảm gọi là nhất kiến chung tình.
Một câu nói không liên quan của anh, lại là sự rung động kéo dài không thôi trong cuộc đời cô.
Trần Ngật chợt nhận ra cuốn sổ trên tay mình là gì, hô hấp như nghẹn lại, bàn tay đang cầm quyển sổ khẽ run lên.
Yết hầu anh khẽ trượt lên xuống, đầu ngón tay lật sang trang thứ hai. Trang giấy ma sát phát ra âm thanh rất nhẹ, mà trang này vẫn là hai dòng chữ rồng bay phượng múa.
— 31/08/2008.
— Chuyện gì đã xảy ra vậy?
Trần Ngật không lạ gì ngày này, đó là ngày khai giảng của trường Trung học số Tám, cũng là ngày anh tưởng là lần đầu tiên gặp Nguyễn Miên.
Con đường đã đi sai ngay từ ban đầu, phải hơn mười năm sau mới trở lại đúng quỹ đạo của nó.
Trần Ngật lật tiếp vài tờ nữa, đối với anh, hầu hết ngày tháng và nội dung trên đó đều là những ký ức rời rạc mơ hồ.
Trong những năm tháng anh chẳng hề hay biết, mọi rung động và nỗi buồn của cô gái ấy, tưởng chừng chẳng liên quan gì đến anh, nhưng lại tình cờ có liên quan đến anh.
Trong thế giới của cô, anh trình diễn một vở kịch oanh oanh liệt liệt, mà cô chỉ là một vai phụ mờ nhạt chẳng quan trọng.
Đến lặng lẽ, đi cũng lặng thinh.
Giống như ngày 30 tháng 1 năm 2009, ở chùa Khê Sơn, cô cầu nguyện rằng “Nguyện hằng năm luôn được gặp anh”, mà anh chỉ ước qua loa rằng ngày mai trời đừng có tuyết.
Và vào ngày 1 tháng 9 năm 2009, có lẽ cô buồn vì chuyện anh ra nước ngoài, cho nên trên trang giấy này mới có dấu vết của nước mắt, nhưng Trần Ngật của lúc ấy lại bận sứt đầu mẻ trán vì chuyện ra nước ngoài, chốc chốc lại thấy may mắn vì sắp thoát khỏi biển khổ cấp ba.
Trần Ngật năm 17 tuổi không biết rằng, đối với anh đó chỉ là ra nước ngoài một thời gian để học tập, nhưng đối với Nguyễn Miên năm 17 tuổi đó là nỗi niềm tiếc nuối không bao giờ được gặp lại.
Cô nói cô sẽ không tiếp tục thích anh nữa.
Nhưng trang tiếp theo lại là một câu, hình như tình cảm của tôi dành cho cậu ấy nhiều hơn tôi tưởng, tôi không thể học được cách dừng lại đúng lúc, dù muốn dừng, nhưng trong mắt vẫn toàn là cậu ấy.
Cô thi cử thất bại, anh từ bỏ suất tuyển thẳng.
Cô trở về cuộc sống cấp ba đơn điệu chán ngắt, anh rời trường, từ nay về sau cách cô ngày một xa, vui hay buồn của anh, cô đều không thể thấy.
Ngày chụp ảnh tốt nghiệp, anh chúc cô thi đại học cố lên, sau đó cô gửi lại anh tờ lưu 乃út có ghi “Chúc cậu thi đại học thuận lợi, bảng vàng đề tên.”
Có lẽ khi ấy cô không biết đó là lưu 乃út ghi cho anh.
Bữa liên hoan chia tay, anh đến muộn đi cũng vội, không để ý đến những lời Giang Nhượng muốn nói lại thôi, cũng chẳng thể nhìn ra tình cảm trong đôi mắt đỏ hoe của cô.
Hè đến, cô thi trượt đại học, quay về trường cấp ba cũ học lại. Cha mẹ anh tổ chức cho anh một bữa tiệc cảm ơn thầy cô ở khách sạn xịn nhất Bình Thành, trong bữa tiệc náo nhiệt, anh chẳng hề thấy tiếc nuối vì sự vắng mặt của cô.
Ngày 17 tháng 8 năm 2010, cô đứng trên con phố huyên náo ồn ào, có lẽ khoảnh khắc ấy thật sự muốn buông bỏ đoạn tình cảm này.
Cô hy vọng hai năm ấy sẽ kết thúc tại thời điểm tốt đẹp nhất, cho nên mới để lại hai câu nói bi thương đến vậy vào ngày trước khi anh chuẩn bị ra nước ngoài.
— 29/08/2010
— Yêu thầm thật khổ, tựa như gió mùa hạ, nghe thì có vẻ thích, nhưng mang đến toàn là gió nóng. Vì thế mùa hè đi qua, tôi cũng không thích cậu nữa.
— Trần Ngật, chúc cậu lên đường bình an, tiền đồ như gấm.
Lúc lật đến trang này, Trần Ngật thoáng sững lại. Đầu anh trống rỗng một lúc, sau đó như nhớ đến chuyện gì, anh lấy chiếc di động kiểu cũ trong chiếc thùng cũ nát kia ra.
Sạc pin, khởi động máy.
Lúc mở hòm thư đã gửi ra, đầu ngón tay Trần Ngật run lên, anh không ngờ trong hòm thư đã gửi lại có một tin nhắn có nội dung tương tự.
Mà người nhận, là anh.
Cổ họng Trần Ngật khô khốc, lòng khó mà bình tĩnh nổi.
Đối với anh ngày hôm ấy cũng là một ngày bình thường, mà khi đó anh thường xuyên nhận được những tin nhắn kiểu như thế này, cho nên lúc nhận được tin nhắn kia, anh không những không trả lời lại mà còn tưởng là tin rác rồi tiện tay xóa đi.
Cho đến hôm nay, khi mở cuốn sổ này ra, khi nhìn thấy dòng “Nhĩ Đông Trần, Ngật trong Tháp Phật sừng sững hái được sao”, khi đọc được câu “Tôi gạt mọi người thầm thích cậu ấy một năm”…
Anh mới nhận ra, tin nhắn rác ngày trước mình tiện tay xóa bỏ ấy, đối với Nguyễn Miên năm 17 tuổi, chính là dấu chấm hết của một thời thanh xuân.
Lúc Nguyễn Miên ra khỏi sân bay mới nhìn thấy tin nhắn wechat Trần Ngật gửi đến từ nửa tiếng trước, anh nói chờ cô ở bãi đậu xe, ngoài ra còn có biển số xe và vị trí.
Cô quay lên tầng hai, không cần tốn nhiều sức đã thấy xe của Trần Ngật. Lúc ngồi lên xe, cô ngửi thấy mùi thuốc lá thoang thoảng.
Nguyễn Miên thấy khó hiểu, tiến lại gần Trần Ngật rồi dùng mũi ngửi ngửi như cún con.
Trần Ngật cúi đầu thấy hành động này, giơ tay nhéo gáy cô, lúc mở miệng, giọng anh khàn khàn khác thường, “Làm gì thế?”
Cô nhíu mày, lòng dạ phân tâm vì giọng anh, “Anh bị cảm à?”
“Không.” Anh điều chỉnh ghế lại một chút, cầm tay cô nói: “Lại đây.”
Nguyễn Miên ngoan ngoãn tháo dây an toàn, nhấc người khỏi ghế phó lái ngồi lên đùi anh, đầu gối quỳ hai bên sườn, vì khoảng cách kéo gần nên mùi thuốc lá nhàn nhạt vừa nãy trở nên nồng đậm hơn.
Cô ngẩng đầu, nương theo ánh sáng mờ ảo trong bãi đậu xe thoáng thấy khóe mắt đo đỏ của anh, ngón tay cô mân mê cúc áo sơ mi, “Anh làm sao vậy?”
“Không sao.” Trần Ngật cúi đầu đối diện với cô, lòng chất chứa nỗi buồn khôn nguôi, anh cố gắng khống chế cảm xúc, yết hầu không ngừng lăn trượt, lặng lẽ nuốt nước bọt.
Nguyễn Miên hơi sợ, cô chưa từng thấy anh như thế này bao giờ, như bị vây khốn trong những cảm xúc tiêu cực, dù vùng vẫy thế nào cũng không thoát ra được.
Cả người như rơi vào vực thẳm.
Cô dán lại gần, hai má dụi vào cổ anh, hơi thở ấm áp như hòa cùng nhịp đập với anh.
Sau một hồi yên lặng, Trần Ngật xoa xoa gáy cô, giọng anh vẫn trầm khàn như cũ, “Xin lỗi em, anh đã đến quá muộn.”
“Gì ạ?” Nguyễn Miên ngẩng đầu nhìn anh, ánh mắt đó sao thâm tình đến vậy, lại chất chứa bao khổ sở áy náy khôn nguôi.
Giữa những người yêu nhau luôn tồn tại một sự thấu hiểu ngầm kỳ diệu, cô lập tức hiểu ra, lại nhanh chóng phủ nhận: “Không đâu.”
Trần Ngật cụp mắt nhìn cô, cổ họng như bị nhét bông, nói không nên lời.
“Không đâu.” Cô lặp lại lần nữa, đôi mắt nhìn anh chăm chú, nghiêm túc nói: “Anh có thể đến, mà em vẫn còn ở đây, đó là một chuyện vô cùng may mắn rồi.”
Trên đời có muôn vàn sai lầm, trong những năm tháng chúng ta chưa từng có nhau, chúng ta từng cách xa nhau, nhưng tháng năm luân chuyển, đến lúc thích hợp, người có tình vẫn sẽ về bên nhau.
Mở đầu câu chuyện vốn luôn dịu dàng, và kết cục của chúng ta cũng sẽ dịu dàng không kém.
…..
Sau khi về nhà, Nguyễn Miên nhìn thấy hai chiếc thùng lớn trong phòng mình, suy nghĩ mơ hồ trong lòng đã được xác thực, chợt có cảm giác như bụi trần lắng đọng. [1]
[1] Nguyên văn là “尘埃落定” (Trần ai lạc định): ý chỉ sự việc nào đó đã trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng đã có kết quả (đến hồi kết thúc).
Giờ đây, cô mở cuốn nhật ký đã sớm không còn ấn tượng kia ra, nỗi niềm chua chát và khổ sở trong trí nhớ dường như đã bị cuốn trôi theo năm tháng, chỉ để lại vết tích mờ nhạt.
Đó không chỉ là quá khứ, mà còn là vật chứng cho tình cảm của cô dành cho anh, là điều đáng được khắc ghi mãi mãi.
Nguyễn Miên cất cuốn nhật ký vào giá sách, cùng với thời học sinh huy hoàng, dường như những năm tháng từng thích anh cũng trở nên rạng rỡ theo, không còn mịt mùng tăm tối như xưa nữa.
Nỗi nhớ mãi không quên của cô, giờ đã được đáp lại.
Sau đêm giao thừa, trước khi ngày nghỉ kết thúc, Nguyễn Miên đã đến gặp người nhà Trần Ngật, không khác nhiều so với gia đình ấm áp mà cô từng tưởng tượng.
Bất kể là cha mẹ Trần, hay là ông bà nội của Trần Ngật, dù cách thể hiện tình cảm giữa họ khác nhau nhưng vẫn có thể nhìn ra sự ăn ý và dịu dàng giữa hai vợ chồng với nhau.
Buổi tối trước khi đi, bà nội Trần Ngật kéo tay Nguyễn Miên, đưa cho cô một cái túi nhung màu vàng có thêu hai chữ “Bình an” bằng chỉ đỏ, “Khối ngọc bình an này do ông bà tình cờ gặp được khi ra nước ngoài du lịch, ông bà già rồi không dùng được, công việc của cháu và A Ngật có tính chất đặc biệt, để cho các cháu mang theo bên người cầu bình an.”
[2] Nguyên văn là “平安扣” (Bình an khấu): là miếng ngọc nhỏ tròn và dẹt, có lỗ ở giữa giống đồng tiền cổ, dùng để đeo trước иgự¢, theo truyền thuyết nó có công năng trừ tà, bảo vệ bản thân ra vào đi đứng đều được bình an.
Bình an khấu
Trước đó Nguyễn Miên từng thấy chất lượng khối ngọc bình an của Trần Ngật rồi, không hề tầm thường như bà nội Trần nói, thậm chí đó còn là một khối ngọc vô cùng hiếm có, chưa kể đến giá trị của nó.
Nhưng Trầm Vân Mạc không cho Nguyễn Miên cơ hội từ chối, bà nhét túi bình an vào tay cô, “Sau khi lấy được khối ngọc bình an này, bà đã gọi bác gái Trần của cháu mang đến chùa khai quang, còn đặt ngày sinh tháng đẻ của cháu và A Ngật cùng với một chiếc bùa bình an vào trong, cho nên khối ngọc này giờ đã là của cháu rồi, cháu cứ cầm đi.”
Nguyễn Miên nhận lấy, “Cháu cảm ơn bà ạ.”
“Bùa bình an này linh lắm nhé, hồi cấp ba lúc A Ngật đi thi, bà cũng xin cho thằng bé một cái, sau đó nó được giải Nhất đấy.”
Trần Ngật bên kia cầm áo khoác đi tới, nói với giọng không vui: “Bà ơi, việc cháu được giải có liên quan mấy đến cái này đâu ạ?”
Trầm Vân Mạc khẽ mắng anh một câu, sau đó quay sang cười nói với Nguyễn Miên: “Dù sao cũng để cho an tâm, để hai cháu ở bên ngoài luôn được bình an.”
“Dạ, chúng cháu hiểu ạ.” Nguyễn Miên nhận lấy chiếc túi bình an. Trần Ngật đi đến nắm tay cô, khối ngọc bình an anh đeo trên cổ lộ ra một đoạn dây màu đen.
Trên đường về, Nguyễn Miên lấy khối ngọc bình an ra ngắm, rồi cẩn thận cất nó đi.
Ngoài cửa sổ, ánh đèn từ những tòa nhà cao tầng hòa lẫn ánh đèn đường chợt lóe qua. Cô dõi theo, chẳng hiểu sao lại mỉm cười. Trong lúc đợi đèn đỏ, Trần Ngật liếc cô một cái, bàn tay vươn ra kéo ngón tay cô, “Em cười gì vậy?”
“Không có gì.” Nguyễn Miên quay sang nhìn anh, “Chỉ là em cảm thấy hình như mùa đông năm nay không lạnh như mọi năm nữa.”
Đèn đỏ trước mặt chuyển xanh, Trần Ngật thu lại tầm mắt, cười khẽ: “Anh cũng thấy thế.”
Con đường phía trước còn dài, một năm mới đã bắt đầu.
Qua năm mới, gió xuân ở thành phố nhỏ phương Nam nhè nhẹ thổi, hoa nở khắp nơi, mà cơn gió đông ở thành phố B nơi phương Bắc vẫn còn lạnh tê tái như cũ.
Kết thúc kỳ nghỉ ngắn ngủi, Nguyễn Miên quay trở về cuộc sống bận rộn như trước, thậm chí còn bận hơn cả năm ngoái. Dù sao năm nay bác sĩ Nguyễn đã bắt đầu độc lập mổ chính, thời gian rảnh rỗi không nhiều còn dùng để làm luận văn, bận tối mắt tối mũi.
Không bận rộn như Nguyễn Miên, năm nay Trần Ngật có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Trong khoảng thời gian hai tháng nghỉ bệnh, anh không về thành phố B cùng bạn gái mà ở lại Bình Thành ngây ngốc với Lý Chấp cả ngày. Sau khi kết thúc đợt nghỉ bệnh, anh trở về đội để kiểm tra thể lực một cách bài bản, di chứng của việc vai phải bị thương khá rõ ràng, nửa đầu năm nay anh không cần phải ra ngoài làm nhiệm vụ ngoài việc tập luyện phục hồi chức năng cần thiết. Thỉnh thoảng được nghỉ, anh cũng thường xuyên đi đi về về giữa hai thành phố.
Ban đầu Nguyễn Miên chưa nhận ra, mãi đến một ngày nào đó của tháng 5, cô được nghỉ một ngày, khi đang tìm chìa khóa dự phòng trong nhà, cô vô tình nhìn thấy hơn hai mươi tấm vé máy bay đi đi lại lại giữa Bình Thành và thành phố B trong ngăn kéo tủ giày.
Tính tới tính lui, trong nửa năm này, Trần Ngật trở về Bình Thành hơn chục lần, còn nhiều hơn số lần của mấy năm trước cộng lại.
Đợi Trần Ngật được nghỉ về nhà, cô lấy những tấm vé máy bay đó ra, giọng điệu có phần nghiêm túc, “Anh có chuyện gì giấu em à?”
Lúc nói chuyện này, Trần Ngật đang xem di động, anh liếc mấy tấm vé trên bàn, ấn tắt máy, ngồi ngay ngắn lại, “Không có.”
“Thế sao cứ được nghỉ là anh lại chạy về Bình Thành vậy?” Nửa năm nay Nguyễn Miên quá bận rộn, gần như không có thời gian nghỉ trùng với ngày nghỉ của anh.
“Hửm? Trước đó anh từng nói với em rồi mà, em quên à?” Trần Ngật đứng lên kéo cánh tay cô, “Lý Chấp có một người bạn đang quay một bộ phim đề tài quân đội, không có tiền mời quân nhân chuyên nghiệp nên tìm anh qua hỗ trợ.”
Nguyễn Miên suy nghĩ một lúc, hình như có chuyện này thật, hỏi cũng được đáp rồi, không thể không thu lại sự nghi ngờ, cô chỉ ồ một cái không mặn không nhạt.
Trần Ngật cười khẽ, kéo tay cô ngồi xuống, “Mấy hôm trước thầy Chu gọi điện cho anh, năm nay nhà trường định mời mấy học sinh ưu tú đã tốt nghiệp quay về trường diễn thuyết cho mấy đứa nhóc cấp ba sắp thi đại học, bảo anh hỏi em xem em có tham dự được không.”
Nguyễn Miên nói: “Không được đâu, em là học sinh học lại mà.”
“Trước khi học lại được 683 điểm, sau khi học lại một năm còn trở thành Trạng Nguyên.” Trần Ngật cười, “Chuyện này cũng nên được ghi vào lịch sử nhà trường chứ?”
“…..” Nguyễn Miên không thèm nói nhảm với anh nữa, “Thôi, nếu em học lại ở trường mình thì còn được, em đâu thi từ trường mình ra đâu, để lát nữa em gọi cho thầy Chu nói với thầy một tiếng.”
“Được.” Trần Ngật sờ sờ phần thịt mềm mại trên eo cô, vuốt vài cái thì cảm thấy là lạ, “Dạo gần đây em lại ăn uống không điều độ đúng không?”
Nửa năm nay cô bận chuyện công việc, ăn uống không theo quy luật, hai tháng mới quay về bị sút tận 7, 8 cân, khung xương vốn đã nhỏ thoạt nhìn còn gầy gò hơn.
* Một cân bằng 1/2 kg.
Người vô cớ chất vấn ban đầu giờ lại bị trả đũa, Nguyễn Miên chột dạ, giơ tay lên ôm anh, “Không có mà, em ăn cơm đúng bữa, chỉ trừ những lúc đặc thù thôi.”
Thật ra là không phải, cô đã lên lịch phẫu thuật, chọn ngày xong xuôi rồi, nhưng nếu gặp phải tình huống bất ngờ hay phải đi hỗ trợ Mạnh Phủ Bình thì thường xuyên làm liên tục mười mấy tiếng không ăn không uống.
Trần Ngật không tin cô chút nào, ôm người nọ lên, không những không tăng thêm cân nào mà còn sụt mất khoảng 3 cân đây này.
Mặt anh lập tức đen sì, Nguyễn Miên mặc dù chột dạ song vẫn có lý, “Em thề em thật sự ăn đúng bữa, có thể do gần đây bận quá nên hơi mệt.”
“Thôi đi.”
Nguyễn Miên vừa tức vừa buồn cười, “Em đây xin thề, chờ tháng sau anh được nghỉ về nhà, em nhất định sẽ quay về 90 cân.”
Trần Ngật miễn cưỡng đồng ý, buổi tối làm một bàn đồ ăn, thấy cô ăn hai bát cơm còn uống thêm một bát canh nữa mới chịu tha.
Chẳng mấy chốc đã đến cuối tháng 5.
Trường Trung học số Tám quyết định thời gian diễn ra buổi diễn thuyết là vào ngày cuối cùng của tháng 5. Hôm đó Nguyễn Miên không rảnh, không đến xem trực tiếp được, sau đó lên mạng tìm cũng chỉ thấy mấy đoạn video ngắn.
Trong đó có một video chỉ cắt riêng một mình Trần Ngật, có điều không được hoàn chỉnh, mở đầu là nửa sau của bài phát biểu, người đàn ông mặc áo sơ mi trắng đơn giản sạch sẽ và quần tây màu đen, khí chất phóng khoáng thoải mái, từng cái giơ tay nhấc chân đều mang theo vẻ thành thục và gợi cảm đầy nam tính.
Sau khi kết thúc bài phát biểu là phần học sinh đặt câu hỏi, phần này không có gì mới, chỉ đơn giản hỏi lúc trước anh là người như thế nào, giờ đang làm gì.
Nguyễn Miên xem đến cuối video, micro rơi vào tay một bạn nữ, cô bé hỏi câu hỏi cuối cùng, “Đàn anh ơi, hồi cấp ba kỷ niệm đáng giá nhất của anh là gì và chuyện anh tiếc nuối nhất là gì ạ?”
Độ phân giải của video không cao nhưng chẳng thể át được ngoại hình xuất chúng của người đàn ông. Anh ngừng lại vài giây, như đang suy nghĩ, một tay đặt trên bục phát biểu, tay khác vịn micro, anh hơi nghiêng người, giọng nói trầm thấp vẫn rõ ràng như cũ.
“Kỷ niệm đáng giá nhất, chắc là được ngồi cùng bàn với bạn học Nguyễn.” Hiện trường lập tức vang lên từng hồi la hét chói tai, lại nhanh chóng yên lặng vì tiếng nói truyền ra từ micro. Người đàn ông cụp mắt, cười bất đắc dĩ, “Chuyện tiếc nuối nhất, là thời gian được ngồi cùng bàn với bạn học Nguyễn quá ngắn.”
Video đến đây là kết thúc, kết thúc trong tiếng hét chói tai và tiếng vỗ tay, nhưng Nguyễn Miên vẫn thấy lòng nổi sóng như thể nháy mắt ấy cô đang có mặt tại hiện trường vậy.
Sau đó, Nguyễn Miên được xem nốt đoạn tiếp của video đó từ chỗ Mạnh Tinh Lan. Lúc Trần Ngật nói xong điều khiến anh tiếc nuối nhất chuẩn bị đi xuống, bên dưới có người hỏi, vậy bây giờ hai người vẫn còn liên lạc với nhau sao?
Lúc ấy Trần Ngật sắp đi xuống bục mượn mic của đạo diễn chương trình, đứng trong hội trường đông nghìn nghịt, giơ chiếc nhẫn sáng lấp lánh trên ngón áp út lên, giọng điệu vẫn phóng khoáng tùy ý: “Đương nhiên rồi.”
Lúc nhìn thấy video này thì đã sang tháng 7, mùa hè của thành phố B tới muộn, cũng không nóng như thành phố phương Nam, không khí ở đây khô hanh nhưng không ngột ngạt, trong gió xen lẫn vài phần mát mẻ.
Nguyễn Miên xem đi xem lại đoạn video này, ngay cả lúc đi ngủ cũng không buông tha. Trần Ngật tắm xong đi ra, thấy cô đang nằm xem di động đến là vui vẻ, vừa lau tóc vừa đi tới, “Em xem gì —”
Đang nói thì chợt dừng vì anh đã nhìn thấy nội dung trên video.
Anh vươn tay muốn lấy di động, “Đừng xem nữa, có gì hay đâu mà xem.”
“Hay mà, em thấy hay á.” Nguyễn Miên giơ tay không cho anh ςướק di động, sau đó quay sang nhìn anh, thấy vành tai anh đỏ lên thì không nhịn được cười, “Anh đang xấu hổ hả?”
“Không phải.” Anh cứng miệng đáp, thừa dịp cô không chú ý ςướק được di động, giành qua giành lại, sau đó nhanh chóng đè người nào đó xuống, “Buồn cười hửm?”
Anh tấn công mãnh liệt, Nguyễn Miên cố nhịn cười lắc đầu, nhưng vừa lên tiếng đã bị lộ, trong lời nói đong đầy ý cười, “Không buồn cười mà.”
Trần Ngật hung dữ cúi đầu cắn nhẹ chóp mũi cô, sau đó đứng thẳng dậy, nói một câu rõ là cụt hứng, “Đứng lên, đứng dậy cân xem được bao nhiêu cân rồi.”
“…..” Nguyễn Miên cuốn chăn, ngáp một cái, “Để mai đi, em mệt lắm.”
Trần Ngật không chiều cô, cúi xuống bế cô lên.
Thấy việc đã đến nước này rồi, Nguyễn Miên cố giãy dụa, “Em cân em cân, nhưng anh để em đi WC trước đã.”
Trần Ngật nghe thấy cô nói vậy mới buông ra, đi ra ngoài tìm cân. Đợi mấy phút rồi vẫn không thấy Nguyễn Miên ra, anh quay lại phòng, vừa thấy thì tức đến độ bật cười, “Sao em không quấn chăn bông rồi lên cân luôn đi.”
Nghe vậy, Nguyễn Miên buông áo khoác dày trên tay, cầm chăn lên hỏi dò: “Được ạ?”
“…..”
Lăn qua lăn lại một hồi, cân thì vẫn phải cân, Nguyễn Miên ôm tâm thế chịu ૮ɦếƭ đứng lên cân, vừa hé mắt ra nhìn thấy, tâm tình tốt hơn hẳn.
Cô chỉ vào số 89,99 bên trên, “Chín bỏ làm mười, 90 cân nhé.”
Thấy cân nặng đã trở về như cũ, Trần Ngật không nói gì nữa, trước khi đi ngủ còn pha cho cô một cốc sữa hỗ trợ giấc ngủ, “Tháng sau nhớ để trống ngày 24 cho anh đấy.”
“Em biết rồi.” Hôm đó là sinh nhật của Trần Ngật. Năm nay anh chuẩn bị về Bình Thành đón sinh nhật, Nguyễn Miên sợ không đủ thời gian nên ngày hôm sau cũng để trống luôn.
Đến hôm quay về, Nguyễn Miên đáp chuyến bay cuối cùng buổi tối ngày 23, đến nơi cũng khuya rồi, xe Trần Ngật vẫn đậu ở chỗ cũ.
Hai người cùng về ngõ Bình Giang Tây. Ban đêm yên tĩnh, trong ngõ nhỏ ít người qua lại, con đường đi qua siêu thị nhà Lý Chấp tạm thời bị ngăn lại vì đang sửa đường ống dẫn nước.
Trần Ngật dẫn Nguyễn Miên đi qua con ngõ tắt nơi có quán net nọ, trước kia nó không mở quán thịt nướng nhưng giờ đã có rồi, diện mạo quán net khác hẳn, nhưng vẫn có thể nhìn ra được sự cũ kỹ ban đầu.
Trên bậc thềm có mấy chàng trai đang đứng, trong đó có một người mặc áo T-shirt màu đen size lớn và quần thể thao màu đen sọc trắng, mái tóc rối và mềm mại, nom sườn mặt khá là điển trai.
Nguyễn Miên nhìn nhiều thêm một cái.
Trần Ngật nhìn sang, dùng sức nhéo tay cô.
“Cái bạn nam kia.” Đến khi đi qua, Nguyễn Miên nắm lấy tay anh, “Anh không thấy trông rất giống anh à?”
Giọng Trần Ngật vẫn rất thản nhiên, không quay đầu lại đã đáp: “Giống chỗ nào?”
“Lần đầu tiên em nhìn thấy anh, anh cũng mặc gần giống như bạn ấy bây giờ vậy, đến cả vị trí đứng cũng giống.” Nguyễn Miên nói xong lại quay đầu nhìn. Hình như chàng trai nọ nhận ra điều gì đó, đưa mắt sang hướng này. Lúc này cô không hề trốn tránh, cũng chẳng căng thẳng chút nào, còn như phát hiện ra chuyện gì thú vị, “Đến cả phản ứng khi phát hiện ra có người nhìn chằm chằm mình cũng giống luôn.”
Lúc nghe cô kể về quá khứ, Trần Ngật không quá để ý nữa, còn quay đầu liếc chàng trai kia một cái.
Cô không ngừng nói về những điểm giống nhau giữa hai người, dường như dù bao nhiêu năm trôi qua, chuyện có liên quan đến anh luôn có thể hấp dẫn ánh mắt của cô như cũ.
Trần Ngật nghĩ đến đây, thu hồi tầm mắt, khẽ mỉm cười.
Sinh nhật 28 tuổi của Trần Ngật diễn ra khá bình thường, nhưng đâu đâu cũng ngập tràn ấm áp, mì trường thọ do ông bà nội tự tay nấu, bánh gato thì được bạn gái và mẹ cùng nhau làm.
Đến cả bữa cơm tối cũng do đích thân cha anh nấu, toàn bộ quá trình không để dì giúp việc trong nhà nhúng tay vào. Người một nhà vui vẻ hòa thuận ăn cơm xong thì tổ chức một bữa sinh nhật nghiêm túc cho anh.
Ước nguyện, thổi nến, cắt bánh xong thì hàn huyên với người nhà một lúc, vì không muốn làm phiền giờ giấc nghỉ ngơi của hai ông bà, đến chín rưỡi Nguyễn Miên và Trần Ngật rời khỏi Bình Giang công quán.
Buổi tối ở thành phố nhỏ vẫn rất náo nhiệt, cơn gió mùa hạ ấm áp, mang theo mùi hương thân thuộc.
Hai người đi dọc theo con đường phía trước, tình cờ quay lại trường Trung học số Tám. Mùa này, trong trường chỉ còn học sinh cấp ba học bù, trong phòng bảo vệ ngày xưa có ba người giờ bị cắt giảm chỉ còn một.
Trần Ngật nhìn khu nhà dạy học của lớp 11 ngày xưa, đề nghị: “Có muốn vào một lát không em?”
“Cũng được.” Nguyễn Miên lại nghĩ tới điều gì đó, “Chúng ta không mang chứng minh thư, không biết có được cho vào không nhỉ?”
“Thử xem là biết ngay.” Trần Ngật nắm tay cô bước qua, kết quả chưa kịp nói gì người ta đã vung tay lên cho vào rồi.
Nguyễn Miên thổn thức: “Quản lý bây giờ lỏng lẻo vậy sao, mấy năm trước em về thăm thầy Chu, cầm chứng minh thư theo mà vẫn không cho vào, cuối cùng phải gọi cho thầy Chu bảo thầy ra đón.”
“Dù sao cũng nghỉ hè rồi mà.” Trần Ngật nói: “Hơn nữa giờ cũng muộn rồi.”
Nguyễn Miên ngẫm thấy cũng đúng, ánh mắt lơ đãng lướt qua sân bóng rổ. Giờ này mà trên sân vẫn có người chơi bóng, có vẻ khá náo nhiệt.
Cô dừng bước.
Trần Ngật cũng dừng theo. Hai người đứng đó làm thức ăn cho muỗi, anh giơ tay lên nhìn đồng hồ, “Đi đi, vào trong nhìn xem.”
Nguyễn Miên thu hồi tầm mắt, khi đi tới dưới khu nhà dạy học, thế mà lại gặp được người quen, “Anh Lý Chấp ạ?”
“Ơi?” Lý Chấp giơ tay dập tàn thuốc, ném vào thùng rác bên cạnh sau đó đi xuống bậc thềm, “Sao hai đứa lại ở đây giờ này?”
“Không có việc gì nên tới.” Nguyễn Miên nhìn anh, “Anh ở đây làm gì vậy?”
“À, anh có một người bạn đến đây lấy cảnh, quay xong rồi, đang ở bên trên xem phim.” Lý Chấp khua khua mùi thuốc lá trong không khí, “Có muốn lên xem một chút không?”
“Được ạ.”
Nói xong ba người cùng đi lên tầng, trùng hợp là phòng bọn họ dùng để chiếu phim chính là phòng học nơi Nguyễn Miên và Trần Ngật học năm lớp 11.
Trong phòng không bật đèn, toàn bộ dựa vào chút ánh sáng le lói từ màn chiếu, trong phòng lác đác vài người ngồi, Nguyễn Miên và Trần Ngật đi vào từ cửa sau, ngồi xuống vị trí bàn cuối cùng sát tường.
Chỗ ngồi này vô cùng quen thuộc.
Lúc ngồi xuống, Nguyễn Miên cảm thấy như đã trải qua mấy đời, giống như quay trở lại khoảng thời gian bọn họ còn học ở trường Trung học số Tám.
Cô ngoái đầu nhìn Trần Ngật, chợt nhớ đến trước khi kỳ thi tháng đầu tiên của lớp 11 diễn ra, Chu Hải cho cả lớp xem video về giáo dục sức khỏe tâm sinh lý cho học sinh.
Khi ấy chàng trai nọ cũng lười nhác dựa vào tường như thế này, nét mặt hờ hững nhìn màn chiếu, ánh sáng loang lổ chiếu lên gương mặt anh tạo thành từng mảng sáng tối khác nhau, khiến anh thoạt nhìn mờ mờ ảo ảo.
Không hiểu sao Nguyễn Miên thấy xúc động muốn rơi lệ, cô nhìn Trần Ngật, dần dần ghép anh với chàng trai trong ký ức, nhưng hình như đã có điều gì đó thay đổi, Trần Ngật 16 tuổi sẽ chẳng bao giờ bận tâm đến ánh mắt của Nguyễn Miên 16 tuổi dù chỉ là một chút.
Nhưng Trần Ngật 28 tuổi thì sẽ.
Anh quay sang nhìn Nguyễn Miên, bàn tay đặt dưới mặt bàn khẽ nắm lấy tay cô, giống như học trò trốn thầy cô hẹn hò bí mật với bạn cùng bàn ngay trong lớp học vậy.
Nguyễn Miên thấy anh mấp máy môi, nhưng tiếc là ánh sáng trong phòng không đủ nên chẳng thể thấy rõ, cô nghiêng người lại gần anh, “Anh mới nói gì vậy?”
Giây tiếp theo, bỗng có thứ gì đó ấm áp đậu trên khóe môi cô.
“Nói là, muốn hôn em.” Anh đáp.
Bọn họ vào muộn, bộ phim đã gần đến hồi kết, chẳng bao lâu sau bài hát kết phim vang lên. Nguyễn Miên ngồi ở đó nhìn lớp học một lượt.
Phòng học này rõ ràng đẹp hơn mười năm trước nhiều, ngoại trừ người bên cạnh, dường như chẳng thể tìm thấy điểm nào giống với quá khứ.
Theo dòng thời gian, mọi chuyện cũng dần thay đổi.
Một lúc sau, màn chiếu trước phòng học lại bắt đầu chiếu một bộ phim mới.
Nguyễn Miên nhìn thấy Lý Chấp ở góc bên kia, bên cạnh anh là một người đàn ông, cánh tay người nọ đang đặt trên lưng ghế của anh.
Cô dửng dưng thu lại ánh mắt, dời sang bộ phim đang được chiếu trước mặt.
Mở màn bộ phim là hình ảnh con ngõ nhỏ, Nguyễn Miên nhận ra quán net và quán thịt nướng trong đó, cô nghiêng đầu hỏi Trần Ngật, “Cảnh này được lấy ở ngõ Bình Giang Tây phải không anh?”
Trần Ngật khẽ “Ừ”, “Chắc thế.”
“Sao em không nghe nói có bộ phim nào lấy cảnh ở ngõ Bình Giang Tây nhỉ.” Nguyễn Miên nhủ thầm, ánh mắt tiếp tục đặt lên màn hình.
Khung cảnh trong bộ phim vô cùng quen thuộc, nhưng dần dần, Nguyễn Miên bỗng nhận ra sự quen thuộc này không phải do cô từng sống ở đây.
Mà sự quen thuộc ấy, hay những gì xuất hiện trong bộ phim, giống hệt như những gì cô đã từng trải qua.
Sau khi nhận ra điều đó, trong lòng Nguyễn Miên chợt xuất hiện một suy đoán khó tin, cô nhìn thấy cô gái trong phim đang chạy ra khỏi con ngõ tăm tối.
Nhìn thấy cô ấy gặp được chàng trai khiến cô rung động ngay từ cái nhìn đầu tiên, tựa như trở lại cái đêm mùa hạ oi nóng và ngột ngạt ngay khoảnh khắc đó.
Nguyễn Miên 16 tuổi đang trong cơn hoảng loạn và thất thố, nhìn thấy chàng trai có đôi mắt thâm thúy và lạnh lẽo thấu xương khiến cô rung động một lần mà suốt đời không quên.
Khi ấy, Trần Ngật trong hiện thực không hề nhìn Nguyễn Miên, nhưng Trần Ngật trong bộ phim lại đưa mắt nhìn về phía Nguyễn Miên khi cô đã thu hồi ánh mắt.
Bọn họ cùng nhau đi qua con ngõ nhỏ để về nhà, rồi gặp lại nhau trong lớp học ở trường Trung học số Tám, lúc này đây, chàng trai không hề quên lần đầu tiên gặp gỡ của họ.
Anh nói: “Bạn học Nguyễn, chào cậu, chúng ta lại gặp nhau rồi.”
Anh tự giới thiệu bản thân trước cả lớp, “Tôi tên Trần Ngật, Nhĩ Đông Trần, Ngật trong Tháp Phật sừng sững hái được sao.”
Trong đại hội thể thao, cô gái hướng về ánh sáng, hướng đến chàng trai trong lòng mình, mà anh đã sớm đứng ở vạch đích, giống như trong hiện thực, đã tốt nghiệp nhiều năm như vậy, Nguyễn Miên vốn tưởng rằng sẽ chẳng bao giờ liên quan đến Trần Ngật nữa, lại không ngờ anh đã sớm đứng nơi phía cuối con đường chờ cô.
Bộ phim vừa mới bắt đầu Nguyễn Miên đã rơi lệ rồi. Trong phim, từng khoảnh khắc cô rung động với Trần Ngật trong quá khứ đều được anh đáp lại.
Anh chúc cô năm mới vui vẻ sớm hơn cô một bước.
Ở chùa Khê Sơn, anh ước rằng “Hy vọng con và bạn học Nguyễn mỗi tuổi luôn vui, hằng năm như ý”.
…..
Anh nhìn thấy mỗi một phần tình cảm của cô.
Kết thúc bộ phim là cảnh Trần Ngật quay trở lại lớp học ở trường Trung học số Tám, nhưng giờ đây, người trong phim và người trong hiện thực là cùng một người.
Tiếng mở cửa trong phim trùng khớp với tiếng mở cửa trong hiện thực.
Lúc này Nguyễn Miên mới nhận ra không biết người bên cạnh đã rời khỏi đây từ khi nào, cô quay đầu lại, nước mắt lưng tròng.
Người nọ mặc đồng phục trường Trung học số Tám, đồng phục màu xanh trắng tôn lên dáng người cao ngất tựa trúc xanh của anh, trong Ⱡồ₦g иgự¢ anh là một bó hoa hồng.
Hô hấp của cô ngừng lại tại giây phút ấy.
Trần Ngật đi vào, ánh sáng quấn quýt như hình với bóng, dường như bao nhiêu năm trôi qua, dù con đường có xa xôi cách trở cỡ nào, anh vẫn luôn là ánh sáng rực rỡ nhất trong cuộc đời của cô.
Giống như cái kết trong vô số bộ phim điện ảnh, anh quỳ một chân trước mặt nữ chính của đời mình, nét mặt chuyên chú và nghiêm túc.
“Bạn học Nguyễn.” Trần Ngật ngước nhìn cô, yết hầu lăn nhẹ, sự căng thẳng thể hiện qua những chi tiết cực nhỏ, “Anh biết anh đã đến muộn, nhưng anh sẽ bù đắp cho em tất cả yêu thương trong khoảng thời gian đến muộn ấy, anh sẽ chỉ yêu mình em, rất yêu và sẽ mãi yêu em.”
Anh cúi đầu lấy hộp nhẫn trong túi quần ra, bởi vì quá căng thẳng nên cầm ngược, Nguyễn Miên lấy hai tay che mặt, không nhịn được bật cười.
Cô xoay người nhận bó hoa hồng.
Cùng lúc đó, Trần Ngật nắm lấy cổ tay phải của cô, lấy chiếc nhẫn mang ý nghĩa ước hẹn ra rồi lại ngẩng đầu nhìn cô, “Cho nên, em có đồng ý cho anh một cơ hội để anh lấy em làm vợ không?”
Nguyễn Miên đứng đó, hai mắt nhòa đi vì đẫm lệ, khẽ đáp: “Em đồng ý.”
Nguyễn Miên nhạy cảm tự ti năm 16 tuổi gặp được chàng trai mình thích, lại hết lần này đến lần khác che giấu ánh mắt ái mộ của mình, giấu nó vào một nơi chẳng ai nhìn thấy được.
Cô từng nghĩ tình yêu ấy sẽ không có cơ hội được bày ra ánh sáng, lại không ngờ rất nhiều năm sau, những cố gắng nỗ lực để theo kịp bước chân anh có một ngày được anh nhìn thấy, được anh viết nên một câu chuyện mới.
Anh sẽ cẩn thận đặt những tâm tư thiếu nữ mong manh của cô vào trong thế giới của anh.
Hóa ra người mà ta thích từ cái nhìn đầu tiên thì ta sẽ thật sự thích rất lâu rất lâu, dù kết quả khó khăn hay may mắn được như ước nguyện, thì cái cảm giác vừa gặp đã yêu ấy sẽ không bao giờ dễ dàng quên được.
Chẳng sợ việc thích anh là một con đường gập ghềnh trắc trở đầy gai góc, nhưng chỉ cần nhớ lại lần đầu tiên gặp anh, thì sẽ luôn rung động trước khoảnh khắc đó.
Con người luôn phải trả giá vì sự rung động của mình, hoặc vui hoặc buồn, suốt đời khó quên.
Bộ phim kết thúc, màn hình chuyển sang màu đen, xuất hiện một câu nói và tên của bộ phim.
“Trên đời này, không phải tình yêu nào cũng có một cái kết đẹp, nhưng tình yêu của Nguyễn Miên thì sẽ.”
— <Không có người như em>
HOÀN CHÍNH VĂN
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc