Vừa lên được mấy bậc thang, anh đã nghe thấy tiếng bước chân quen thuộc ở phía tầng dưới. Anh quay lại chờ đợi. Lát sau thấy Gia Hảo đi tới. Hôm nay cô buộc tóc ra đằng sau, mái tóc đen dài được buộc lại gọn gàng để lộ cái trán cao, mặc bộ đồ thể thao màu ghi bằng nhung của hãng Juicy, nổi bật khuôn mặt trong trắng mộc mạc, không son phấn. Một tay cô xách hai chiếc túi nặng trịch, tay còn lại đang cầm chiếc bánh bột mì nướng ăn dở, là bữa sáng anh ra ngoài mua cho.
Thiếu Hàng vội vàng cầm lấy túi đồ: “Gì đấy em yêu?”.
“Trà, kỷ ử, long nhãn và mấy thứ nữa. Gia đình bác Vương đi du lịch mua về làm quà cho hai nhà chúng ta”. Gia Hảo nhìn vào túi rồi nói: “Một túi cho ba mẹ anh đấy”.
Xách túi đồ vào trong nhà, Gia Hảo chào ba mẹ chồng xong rồi mới cùng Thiếu Hàng đi lên tầng trên.
Trì Thượng Thu, bố của Gia Hảo, đang ngồi trên ghế sô pha đọc báo, thấy hai vợ chồng bước vào liền đưa mắt ra hiệu. Bà Hoàng Tú Dĩnh, mẹ của Gia Hảo, đang cố nén giận trong lòng, nhắm mắt làm ngơ ngồi xem ti vi.
Gia Hảo quen với bộ mặt này của mẹ nên không quan tâm, nàng mỉm cười chào ba, rồi xắn tay áo đi vào bếp: “Để con đi nấu cơm”.
Thiếu Hàng giúp cô xách đồ vào trong bếp và nhẹ nhàng nhắc nhở: “Lát nữa em nhớ để ý vào đấy, nói ít thôi, nhất là đừng có cãi mẹ”.
“Em biết rồi, đánh không tránh, chửi không cãi là được chứ gì”. Gia Hảo vặn vòi nước rửa tay: “Mai anh lại đi công tác à? Anh bay chuyến mấy giờ thế?”.
“Chuyến hai giờ chiều. Sáng mai anh còn có buổi họp ở công ty”.
“Đại gia à, anh đã khỏi ốm đâu, phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng chứ. Em không muốn bị Trương Quần lên mặt dạy bảo”. Gia Hảo cầm miếng bánh bột mì nướng lên ngoạm một miếng.
Anh dở khóc dở cười cốc cô một cái, nhìn miếng bánh trên tay cô đòi ngay: “Cho anh ăn một miếng”.
“Nhân xúc xích đấy. Anh không thích ăn thứ đó còn gì?”.
Anh không buồn quan tâm đến lời cô nói, cúi xuống ngoạm một miếng bánh trong tay cô. Đúng là anh ghét ăn xúc xích, nhưng thấy cô ăn rất ngon miệng nên thử miếng xem sao.
Thấy anh nhăn nhăn mặt, trệu trạo nuốt, cô bật cười khanh khách.
Vào bữa, bà Dĩnh vẫn xị mặt nên bữa cơm diễn ra vô cùng tẻ nhạt. Ông Thu cũng thấy rất khó chịu, thấy con gái lẩn vào trong phòng đọc sách than thở với con rể, ông liền bước vào ra lệnh: “Con đi xin lỗi mẹ đi. Mới có tháng mấy mà đã thấy lạnh toát thế này? Nhà mình đâu cần dùng điều hoà miễn phí trời này?”.
Gia Hảo cười nói: “Ba à, ba lại bắt con ra làm cái thùng trút giận rồi!”.
“Này này, con thấy nó nói thế được không?” Ông Thu vội kéo rể hiền về phe mình.
“Đúng đấy ba ạ. Tiểu Hảo gây ra thì phải tự giải quyết chứ”. Đúng là con rể đã không khiến ông thất vọng.
“Ba và anh lại ỷ đông bắt nạt ít rồi, không biết thương người gì cả!” Gia Hảo tức tối chạy ra ngoài.
Cửa phòng ngủ khép hờ, cô gõ vài cái rồi đẩy cửa bước vào.
Bà Dĩnh ngồi ở mép giường, mắt đeo kính lão, tay cầm tập album ảnh dày cộp.
“Đóng cửa lại”. Biết con gái bước vào bà chỉ nói chỏng một câu, không buồn ngẩng mặt lên nhìn.
Gia Hảo vội khép cửa lại đi hẳn vào trong: “Mẹ à, con sai rồi. Mẹ đừng tức nữa, tức nhiều có hại cho sức khoẻ lắm ạ. Hôm ấy đáng nhẽ con phải đi tảo mộ mới phải... hay là cuối tuần này để con đi nhé. Mẹ đừng tức nữa mà”.
Bà Dĩnh vẫn không buồn quan tâm, ánh mắt dán chặt vào tấm ảnh đen trắng đã ố vàng, mãi sau mới cất lời: “Hồi ấy các con mới được hơn bốn tháng. Hai chị em giống nhau như hai giọt nước, bế đi chơi ai cũng thèm và ghen tị với ba mẹ”.
Gia Hảo im lặng.
Bà Dĩnh lật sang trang tiếp theo, chỉ vào một tấm ảnh khác và khẽ vuốt ve: “Tấm ảnh này chụp năm các con tốt nghiệp tiểu học. Mẹ đưa các con đi chơi và chụp ở ngoài Cố Cung. Lúc nhỏ hai con rất thích ăn mặc, để kiểu tóc giống nhau. Bản thân mẹ nhiều khi còn không phân biệt nổi hai con ai là chị ai là em”.
Gia Hảo vẫn im lặng, cắn chặt môi.
“Lên cấp hai các con không học cùng nhau nên ảnh chụp chung cũng ít dần”. Bà Dĩnh tiếp tục giở sang trang sau, nói lí nhí: “Giờ nghĩ lại hối hận quá, đáng nhẽ không nên chiều theo ý con. Không nên cho con theo học trường Tứ trung, trường ấy làm sao bằng được trường Nhất trung, trường vừa chật vừa hẹp, giáo viên lại kém”.
“Mẹ à, mẹ có điều gì không vừa ý cứ nói thẳng ra, chứ lật lại quá khứ có nghĩa gì không?” Cuối cùng không kìm được Gia Hảo thốt lên: “Mẹ à, mẹ đừng thế nữa. Mẹ như vậy lòng con cũng chẳng sung sướng gì”.
Ánh mắt thờ ơ lướt nhìn cuốn album và rồi cô thấy lòng nhói đau khi nhìn hai khuôn mặt tươi cười rực rỡ. “Mẹ có làm vậy, em nó cũng không sống lại được. Thế thì việc gì phải làm thế chứ?”.
“Em nó... em nó... em nó... Ngay cả tên của em mà con cũng không chịu gọi!” Bà Dĩnh bị kích động với kiểu xưng hô này. “Không phải chỉ có riêng năm nay con không chịu đi mà ngay cả năm ngoái con cũng lấy cớ không đi đấy thôi. Con thực sự bận à? Chẳng qua là con không muốn đi”.
“Đúng, là con không muốn đi. Năm sau và năm sau nữa con cũng sẽ không đi”. Gia Hảo không chịu được nữa rồi.
Bà Dĩnh đờ người ra nhìn cô với ánh mắt đau đớn: “Dù gì cũng là chị em ruột, giờ em không còn sống nữa, sao con lại có thể máu lạnh như vậy nhỉ?”.
“Con máu lạnh ư?” Gia Hảo cười chua chát, nhìn chằm chằm vào bà mẹ đang chìm đắm trong cơn tức giận: “Mẹ à, tại sao con không muốn đi. Người khác không biết thì thôi chứ lẽ nào đến mẹ cũng không biết?”.
Trời chạng vạng tối, đường núi ngoằn ngoèo, quạnh quẽ, người và chó cùng nhau lao lên đỉnh như điên.
Chấn thương ở gót chân trái của cô bỗng đau nhức nhối. Vết thương cũ này đã giày vò cô năm năm nay. Chính vết thương ấy đã hạn chế sự tự do đi lại của cô ở một mức độ nào đó.
Hình như cô làm cho Bò sữa sợ, nên nó đã mấy lần cắn gấu quần kéo cô không chạy nữa, nhưng đều không ngăn được.
Một mạch chạy lên đỉnh núi, cô khom lưng lại, chống tay lên đầu gối đang run lẩy bẩy, thở hồng hộc. Đợi đến lúc hơi thở điều hoà cô mới tìm một phiến đá ngồi xuống, ôm lấy Bò sữa đang hốt hoảng. Cô vùi khuôn mặt đầy mồ hôi vào bộ lông dày mượt của nó.
“Ngoan nào đừng sợ, mẹ không sao mà”. Cô thì thầm với nó.
Bò sữa thè lưỡi liếm tay cô.
“Trên thế này chỉ có con mới thực sự ở bên cạnh ta...” Cô vuốt ve đầu nó, muốn khóc mà không khóc nổi.
Cô loanh quanh trên đỉnh núi hơn tiếng đồng hồ rồi mới chịu quay về nhà tán gẫu với Tưởng Dao Dao ở trên mạng.
“Gia Hảo này, nói cho cậu biết một tin, cậu phải chuẩn bị tâm lý đấy. Đài đang chuẩn bị cho ra một chuyên mục giải trí, cậu được lựa chọn là một trong những ứng cử viên dẫn chương trình ấy đấy”.
Tin hay nhưng lòng cô vẫn không vui nổi.
“Thế là có hy vọng rồi”. Nhưng rồi cô vẫn thấy chán.
“Cậu có thể nhân cơ hội này mà thay đổi”.
Cô cười cười: “Ôi dào, giờ tớ còn chả nhớ nổi mấy ngôi sao nổi tiếng nữa là...”.
“Thì có sao đâu? Chúng ta làm chương trình ai chẳng phải mời người nổi tiếng. Như tớ đây này đến hơn một nửa là tớ chưa nghe tên bao giờ nhé”. Tưởng Dao Dao làm công tác tư tưởng: “Sao cậu lại buông xuôi thế, phải phấn chấn tinh thần lên chứ! Cơ hội tuyệt vời như thế cơ mà, khối người thắp hương cầu nguyện còn chẳng được đâu đấy”.
“Tớ biết rồi”.
Buổi tối tắm xong cô đứng trong phòng tắm soi gương bôi kem dưỡng thể. Cứ ngắm nhìn khuôn mặt mình, nhìn mãi nhìn mãi cô không thấy toát lên vẻ gì hợp với làng giải trí cả. Ngay cả lúc nghĩ thoáng nhất thì khuôn mặt vẫn có vẻ gì đó quá nghiêm túc, cứng nhắc. Mấy năm nay cô chỉ chuyên dẫn chuyên mục thiếu nhi, hay tiếp xúc với trẻ con nên không thấy áp lực gì, hai là tiết mục cũng đơn giản, chẳng mất công mất sức chuẩn bị nhiều.
Mọi người đều nói là đã trải qua những giây phút giữa cái sống và cái ૮ɦếƭ thì tính tình sẽ thay đổi nhiều. Thực sự cô chỉ mong muốn được yên ổn sống nốt quãng đời còn lại chứ chẳng mong gì được sống lại với những giây phút huy hoàng chói lọi.
Khi Thiếu Hàng đeo nhẫn cưới lên tay cô, một ổ khoá vô hình đã khoá đời cô lại. Cứ nghĩ rằng cuộc sống đến vậy mà thôi, ngày lại ngày, năm qua năm diễn tốt vai trò của mình là làm cô con gái ngoan ngoãn, người vợ hiền thục của Thiếu Hàng, chị Gia Hảo của chương trình thiếu nhi... Giờ chương trình ngừng phát sóng rồi, đôi khi cô cũng thấy mù mờ về tương lai của mình, chẳng biết sau này phải làm gì, đi về đâu. Mãi đến khi thấy Ban thời sự thông báo tuyển phóng viên, cô thấy khấp khởi trong lòng. Linh hồn bị nhốt chặt bao năm nay bỗng bừng thức tỉnh, nhưng cô lại thấy lo lo.
Trước khi đi ngủ không nén nổi lòng mình, cô mở máy, vào mạng. Cô thất vọng vì nick của Thiếu Hàng tối om. Có lẽ là anh ấy đang rất bận, không đọc được những dòng status cô viết về tâm trạng của mình ở trên MSN, hay là anh ấy đọc rồi nhưng không có ý kiến gì.
Gia Hảo chán nản tắt máy, nằm ra chiếc giường loại king size lăn đi lăn lại mãi không thôi.
Hơn 9 giờ sáng, Gia Hảo đến cửa hàng bán sữa đậu nành và quẩy rán mua đồ ăn sáng ngay gần cửa chính Đài truyền hình. Cô mua xong mang vào Đài ăn. Hồi ở nhà cô rất thích ăn quẩy rán nhưng hay bị bố mẹ nói. Giờ lấy chồng rồi, chồng cô kệ, cô thích ăn gì thì ăn.
“Trên đời này còn đầy thực phẩm không an toàn. Ôi dào, có phải là thuốc độc đâu, ăn vài cái quẩy ૮ɦếƭ làm sao được”. Cô đã biện hộ như vậy để làm vừa lòng dạ dày của mình.
Vẫn còn sớm, văn phòng trống trải, đồng nghiệp người thì đang đi lấy tin, người thì chưa đến, cô ngồi vào vị trí của mình vừa ăn vừa đọc báo.
Sáng nào cô cũng có thói quen đọc tin tức. Thường thì ăn xong bữa sáng là lên mạng đọc tin. Nếu có anh ở nhà kiểu gì hai người sẽ cùng nhau tranh luận về một chủ đề nào đó.
Ở ngoài cửa vang tiếng bước chân, cô hờ hững nhìn ra. Đạo diễn Di nhìn thấy cô liền tươi cười chào. Cô vội đứng lên: “Chào anh ạ”.
“Chào em. Em ăn sáng chưa?” Đạo diễn Di đi đến nói.
“Em ăn rồi ạ”. Gia Hảo giơ cốc sữa đậu nành trống trơn lên.
Đạo diễn Di ngồi xuống: “Là thế này, hôm qua anh Vương trưởng ban Ban thời sự gặp anh đề nghị được xin em qua đó. Anh chưa nhận lời vì còn muốn hỏi xem ý em”.
Tim Gia Hảo đập mạnh, cô hỏi thăm dò: “Anh Vương Trưởng ban ạ... sao lại nghĩ đến em nhỉ?”.
Đạo diễn Di cười cười: “Tết thiếu nhi năm ngoái không phải em đã tự lên kế hoạch đấy thôi? Tiếc là vì nhiều lý do khách quan nên không dùng được kế hoạch đó. Gần đây có người đã đưa cho anh Vương xem bản đó, anh Vương thấy em cũng có những ý tưởng hay nên muốn gặp trao đổi”.
Gia Hảo rất muốn hỏi “có người” là ai, nhưng trực giác mách bảo chắc chắn đạo diễn Di sẽ không trả lời, nếu không vừa rồi ông đã nói rồi. Ông nói thêm: “Em có muốn gặp không?”.
Ông đã đọc được nét băn khoăn trên khuôn mặt cô, bèn khuyến khích theo kiểu rất lãnh đạo: “Không sao đâu. Có thế nào em cứ nói thế là được”.
Gia Hảo cẩn trọng đáp lời: “Dạ vâng, em sẽ thử xem sao”.
Đạo diễn Di cười gượng, thực ra ông đã thu xếp một chỗ rất ổn cho Gia Hảo. Năm nay Đài vừa cho ra chương trình giải trí tổng hợp, đó cũng là chương trình trọng điểm của đài. Có 4 người được đưa vào danh sách lựa chọn làm người dẫn chương trình, không biết bao MC muốn xin mà không được, ấy vậy Gia Hảo lại không màng tới.
Sau buổi nói chuyện ở quán trà ấy, ông nhận ra mình vẫn chưa quên được người phụ nữ này. Có chồng còn ly hôn được huống hồ chỉ là người yêu. Nếu tình cảm hai người thực sự nồng thắm thì sao trước đây không thấy cô nhắc gì đến chuyện này.
Nghĩ đến đây, ông quyết định mình phải biết thời biết thế: “Em phải suy nghĩ cẩn thận, làm ở Ban thời sự suốt ngày phải dầm mưa dãi nắng, không những vất vả mà còn nguy hiểm đến tính mạng nữa đấy”.
Cô gật đầu nói: “Những vấn đề này em đều suy nghĩ hết rồi, mong là anh cho em có cơ hội thực hiện”.
“Em có khuôn mặt ưa nhìn, tư chất thông minh, làm ở đâu cũng sẽ thành công. Thôi thì em không muốn đeo đuổi nghiệp dẫn chương trình, anh cũng không ép em. Anh Vương đã có lời, em sang bên ấy cũng có đất phát triển, anh chúc em sẽ thành công hơn nữa”.
“Dạ, cảm ơn anh. Sang bên ấy em cũng sẽ không bao giờ quên ơn. Cảm ơn anh đã quan tâm, bồi dưỡng em trong mấy năm qua”. Gia Hảo luôn miệng nói lời cảm ơn. Đạo diễn Di đã đồng ý cho đi, cô biết chắc việc mình chuyển sang ấy thành công đến 98%. Đợi cho ông đi ra, cô vội vã viết đơn xin chuyển. Vừa viết cô vừa suy nghĩ không biết ai mà thần thông quảng đại thế, không chỉ đoán được tâm tư của cô mà còn dọn sẵn đường cho cô.
Dù sao cô cũng rất biết ơn “người ấy” đã đem đến cho cô một cơ hội thoát khỏi cuộc sống trong ao tù. Lâu lắm rồi cô mới thấy hân hoan như ngày hôm nay.
Ngày Quan Thiếu Hàng đi công tác về cũng chính là ngày cô đến ra mắt ở Ban thời sự. Hết giờ làm việc, Thiếu Hàng đến Đài truyền hình đón cô, hai người dắt tay nhau đi chợ ở Wallmart.
Bận rộn bao ngày, tuy mệt mỏi nhưng thấy cô vui vẻ thì mọi mệt nhọc trong đầu anh tiêu tan hết. Anh đưa cô đi khắp các gian hàng trong siêu thị mà không thấy chán chút nào.
Hai vợ chồng ra khỏi siêu thị với đầy túi là túi. Đi ngang qua cổng công viên nhìn thấy có bán xiên ô mai ngọt, anh vội dừng xe đi mua cho cô một viên.
Cô cắn một miếng, vị ngọt ngọt chua chua tan dần trong cổ họng. Cô hài lòng ăn tiếp.
Về đến nhà, Bò sữa bổ nhào vào quấn lấy hai vợ chồng.
“Con ngoan, đói lắm rồi phải không?” Nàng cười ngọt ngào lấy một túi đồ ăn mua ở siêu thị nhử nhử Bò sữa: “Xem này, xem mẹ mua cho con món gì này?”.
Túi thức ăn của chó được đóng gói rất đẹp. Bò sữa nhảy cẫng lên ngoạm lấy và vẫy vẫy đuôi chạy về chuồng của mình. Nó thả túi thức ăn vào trong bát.
Hai vợ chồng nhìn Bò sữa làm trò cười sung sướng. Cô lại gần xé túi thức ăn đổ ra bát, nó ăn ngon lành, chúi hết cả mõm vào trong bát chẳng buồn để ý đến xung quanh.
Đổ thêm ít nước uống cho Bò sữa, cô đi ra phòng khách.
Thiếu Hàng đang dọn dẹp lại hiện trường do Bò sữa ngoáy tung lên. Trong phòng đầy giấy vụn, giá đựng tạp chí ở gần sô pha bị xô đổ, sách báo rơi tung toé trên sàn nhà. Giống chó này rất khoẻ, lại còn tinh nghịch nên hai vợ chồng đã sớm quen với những trò bày bừa này của Bò sữa.
Dù ở nhà mình hay là nhà tập thể của Đài, hàng ngày mỗi khi đặt chân về đến nhà cô đều có thói quen dọn dẹp nhà cửa. Những ngày nhàn nhã thì không sao, vừa dọn vừa nạt Bò sữa: “Con hư quá! Cứ thế này mẹ sẽ không nuôi con nữa đâu”. Sau rồi làm ra vẻ mặt lạnh nhìn Bò sữa cọ cọ vào chân nhõng nhẽo. Cô thấy dọn dẹp nhà cửa là việc hết sức vui vẻ.
Nhưng nhiều khi mệt mỏi, về nhà nhìn thấy cảnh bừa bãi cô thấy đau đầu. Mấy bữa trước mua một cái chuồng khá to định bụng đi vắng nhốt Bò sữa vào. Nhưng Bò sữa từ nhỏ đã quen được nuông chiều, chạy nhảy tự do. Bị nhốt vào chuồng sắt cứ nhìn hai vợ chồng chằm chằm với ánh mắt ấm ức vô cùng.
Gia Hảo quyết cứng rắn không nhìn lại, ai ngờ hai vợ chồng ra đến cửa thì nghe thấy tiếng Bò sữa rên ư ử, rồi tiếng chân cậy cậy cửa chuồng. Hai vợ chồng lại mềm lòng thả nó ra, cho chạy nhảy thoải mái.
“Để em làm cho, anh đi tắm đi”.
Gia Hảo cầm lấy chổi. Thiếu Hàng không nói gì nhưng cô thấy bao ngày qua anh phải vất vả vật lộn bên ngoài, dù là đi du lịch cũng mệt mỏi chứ đừng nói gì là đi làm. Hơn nữa, anh có tật giường lạ là khó ngủ, không phải giường nhà thì chắc chắn ngủ không ngon.
Thiếu Hàng cảm nhận được sự quan tâm của cô, ngoan ngoãn đi tắm.
Gia Hảo nhanh chóng dọn xong nhà cửa, đi vào bếp. Hồi mới lấy nhau cô chẳng biết luộc trứng, sau này thường xuyên theo dõi chương trình dạy nấu ăn trên ti vi nên tay nghề cũng khá lên nhiều, nhấy là gần năm nay nấu ăn ngon hẳn.
Bò sữa ăn no uống say, thoả mãn rồi chạy theo chân cô. Cô sợ đi đá vào nó nên nịnh nó ra ngoài phòng khách.
Bò sữa buồn bực chơi với quả bóng và rồi nhanh chóng quên hết mọi sự.
Mấy món đã được bày lên bàn mà chưa thấy bóng dáng Thiếu Hàng đi ra, Gia Hảo buồn buồn, cởi tạp dề ra đi vào phòng ngủ tìm anh. Trong phòng thoảng ra mùi hoa oải hương nhè nhẹ, ánh đèn xanh xanh toả sáng dìu dịu khắp phòng. Anh mặc nguyên chiếc áo tắm nằm lên giường ngủ ngon lành. Đôi lông mày nhíu lại, cặp lông mi dài đen nhánh nhắm nghiền.
Gia Hảo không nỡ đánh thức anh dậy, nhẹ nhàng ngồi xuống mép giường ngắm anh ngủ. Lát sau chàng như cảm nhận được gì đó bừng thức giấc nghi hoặc hỏi nàng: “Anh ngủ à?”.
“Vâng”. Cô nhẹ nhàng giơ tay che mắt anh, cảm thấy cặp lông mi của anh chạm đi chạm lại vào lòng bàn tay mình: “Anh cứ chợp mắt vài cái đi”.
Quan Thiếu Hàng kéo tay cô đặt lên miệng cắn một cái.
“Ái...”.
Gia Hảo rụt tay lại, nhìn thấy vết răng đều tăm tắp trên mu bàn tay, cô thở hổn hển nói: “Nếu anh là cún con thì đúng là còn ghê gớm hơn cả Bò sữa”.
Anh cười lớn, ngồi thẳng dậy nâng đầu cô lên hôn ngấu nghiến thật lâu rồi mới buông ra.
“Mấy hôm nay mệt quá hả anh?” Gia Hảo khẽ hỏi, hai tay vuốt ve khuôn mặt anh, ngón tay hơi lạnh dịu dàng, chầm chậm mát xa mấy huyệt quanh mắt.
Anh nằm ngửa trong lòng cô, nhắm nghiền mắt ậm ừ trả lời, tập trung tận hưởng sự quan tâm của cô.
Mát xa vài vòng, cô dừng lại hỏi: “Anh thấy đỡ chưa?”
Anh mở mắt ra cười và nói: “Khỏi phải nói, phấn chấn lên nhiều lắm. Em học mát xa ở đâu đấy?”.
“Mấy hôm trước đi dạo phố cùng Dao Dao, bọn em tranh thủ đi làm mặt luôn. Em học lỏm mấy chiêu này của cô nhân viên làm đẹp đấy”. Gia Hảo đắc ý nói: “Ngày mai em đi mua thêm ít tinh dầu về mát xa cho anh. Anh dậy đi, chúng mình đi ăn cơm nào”.
Gia Hảo nghĩ đến bát canh chưa múc, vội vàng đi vào bếp.
Ăn xong cơm, Quan Thiếu Hàng nhận được điện thoại của Trương Quần, đại khái là nói có việc quan trọng, anh đi vào phòng đọc mở máy tính đối chiếu.
Cô bật ti vi lên, điều chỉnh âm lượng khá to để không khí sôi động hơn. Cô không nhìn lên màn hình, ngồi xếp bằng trên ghế sô pha đùa giỡn với Bò sữa.
Cô ném trái bóng ra xa, Bò sữa nhao đi rồi ngoạn bóng mang về. Đây là trò chơi Bò sữa thích chơi cùng cô nhất, chơi bao nhiêu lần vẫn không thấy chán.
Sơ ý bóng lăn vào trong phòng đọc, Bò sữa trườn mình lẻn vào trong phòng qua cánh cửa khép hờ.
Cô nhìn về phía ấy, thấy người ta vẫn chưa có ý gác điện thoại liền bĩu môi rồi bước vào phòng bật máy tính xách tay lên mạng.
Mấy năm nay khó khăn lắm anh mới có được cơ hội về đây, Gia Ưu hết bận đi học nâng cao trình độ lại đưa ba mẹ đi du lịch. Muốn gặp thật khó, chứ đừng nói gì đi hóng gió. Điều đó rõ ràng là những sơ hở mà anh không nhận ra, lại còn âm thầm trách móc, thậm chí là nghi ngờ cô đã có anh chàng khác. Mãi đến lễ Noel năm ngoái cô dẫn theo một chàng trai đi gặp anh.
“Năm ngoái người đàn ông đi cùng cô đến Hồng Kông chơi là ai?”.
Gia Hảo nhếch nhếch mép nói: “Là đồng nghiệp của tôi, Đài tổ chức cho nhân viên đi du lịch”.
Đàm Áo ra sức bứt bứt khuôn mặt mình: “Nếu cô đã không muốn đóng giả tiếp thì tại sao không nói thật với tôi?”.
Gia Hảo lẩn tránh: “Tóm lại là tôi xin lỗi anh”.
Quan Thiếu Hàng tắm xong thay bộ quần sáo sạch sẽ. Phòng khách có tiếng mở cửa lạch xạch, bố mẹ anh đi ra ngoài quay về, mẹ anh nhìn giá giầy để ở cửa biết con trai về cao giọng hỏi: “Thiếu Hàng, Hảo có về cùng con không?”.
“Có ạ, đang xem ba cô ấy đánh cờ ở dưới sân”.
Hai bên thông gia, nhà ở tầng trên nhà ở tầng dưới, ba mẹ đều là giáo sư của Trường đại học C. họ vừa là đồng nghiệp, lại là hàng xóm, bạn bè, thông gia nên hai vợ chồng về nhà thăm ba mẹ hai bên cứ chạy lên chạy xuống suốt.
Bà Hợp đi vào trong phòng nói: “Năm nay Hảo lại không đi tảo mộ à?”.
“Vâng”.
“Thảo nào bà Dĩnh cứ sa sầm mặt, lúc nào bà ấy cũng chỉ nghĩ đến người đã khuất”. Bà Hợp quay đầu lẩm bẩm với chồng: “Bà ấy trách được ai chứ? Từ nhỏ tiểu Ưu nghịch ngợm, ham chơi thành tật. Con gái lại còn học đòi lái xe, tự hại mình không nói làm gì, lại còn hại cả tiểu Hảo phải chịu tội cùng. Nếu không phải thằng Hàng nhà mình mạo hiểm nhảy xuống sông cứu người thì sao cứu được mạng sống của tiểu Hảo. Như thế bà Dĩnh làm sao mà sống nổi”.
“Mẹ, con nói với mẹ bao nhiêu lần rồi. Từ giờ đừng nhắc đến chuyện ấy nữa”. Quan Thiếu Hàng nhắc nhở mẹ.
“Mẹ chỉ nói ở đây thôi, có nói với ai đâu. Trưa các con ăn ở tầng trên à?”.
“Vâng, bọn con ăn ở bên trên ạ”. Quan Thiếu Hàng nói xong ra khỏi cửa.
Vừa ngồi xuống giường liền nhìn thấy ngay một chiếc thùng giấy nho nhỏ được đóng gói rất cẩn thận. Cô tò mò lắm, lấy con dao rọc giấy ra mở. Vừa mở được ra, cô ngẩn người nhìn chằm chằm.
Quan Thiếu Hàng gác điện thoại, chăm chú nhìn bản thiết kế trên máy tính.
Cửa được mở ra, cô giấu hai tay ra đằng sau lưng bước vào.
Quan Thiếu Hàng tiện mồm hỏi một câu: “Sao thế em?”.
Gia Hảo im lặng đi đến bên rồi bỗng nhiên giơ một tay ôm nghiến lấy cổ anh và nói: “Anh mua lúc nào thế?”.
Quan Thiếu Hàng kịp phản ứng, tươi cười nói: “Trước khi về mua cho em đấy. Em có thích không?”.
“Thích chứ... nhưng tại sao anh lại nghĩ đến chuyện tặng em cái này? Hình như hôm nay em mới nói cho anh biết việc chuyển sang làm ở Ban thời sự mà, lẽ nào anh đã đoán ra được từ trước ư?” Gia Hảo cầm lấy chiếc máy ảnh Canon trên tay mà khuôn mặt vẫn lộ vẻ khó hiểu vô cùng.
“Ngẫu nhiên ấy mà”. Anh cười nói.