Thêm gia vị hài hước cho giao tiếpCó câu nói: “Hài hước là một phẩm chất tuyệt đẹp”. Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi các tình huống bối rối hoặc tranh cãi, nhiều người không biết phải giải quyết thế nào. Lúc này, ngôn ngữ hài hước sẽ phát huy sức mạnh – nó không những giúp bạn hóa giải sự căng thẳng, mà còn có thể xóa bỏ hiểu nhầm, thậm chí mang lại những hiệu quả tích cực bất ngờ.
Sự hài hước kéo mọi người đến gần nhau
Đa số các nhà diễn thuyết đều rất yêu thích việc đọc sách, mỗi ngày ít nhất họ cũng phải đọc một tờ báo. Có người cho rằng: “Để có thể giao tiếp với mọi người tốt hơn, tìm được đề tài thích hợp thì nhất định phải am hiểu tin tức. Để am hiểu tin tức thì nhất định phải đọc nhiều sách”. Chỉ có cách tích lũy tri thức như vậy mới giúp chúng ta giao tiếp tự tin.
Trong giao tiếp, nhất là đối với những người trẻ tuổi mới bước chân vào xã hội, khi nói chuyện với người lạ, một câu nói hài hước, một câu chuyện cười đúng lúc không những giúp phá tan sự căng thẳng, tạo bầu không khí sôi nổi, mà còn có thể kéo mọi người lại gần nhau, làm thân thiết tình cảm giữa người với người.
Sự hài hước giúp quá trình giao tiếp diễn ra thuận lợi
Sự hài hước giống như một loại chất bôi trơn, có thể làm giảm va chạm giữa người với người, làm tan chảy mâu thuẫn và hiểu nhầm khiến các cuộc giao tiếp của con người trở nên thuận lợi, hòa hợp.
Một ngày, nhà văn nổi tiếng người Anh George Bernard Shaw đang đi trên đường. Đột nhiên, ông bị một người đi xe đạp đâm phải, may mắn là không bị thương, chỉ hơi sợ một chút. Người đi xe đạp vội vàng đỡ ông dậy, luôn mồm xin lỗi và tự trách mình không cẩn thận. Thế nhưng nhà văn lại tỏ ra đáng tiếc và nói: “Anh thật không may. Nếu hôm nay anh đâm ૮ɦếƭ tôi, thì anh đã thành người nổi tiếng rồi”.
Câu nói hài hước của George Bernard Shaw đã thể hiện sự rộng lượng, ông dùng chính tình cảm và sự khoan dung của mình để giúp bản thân và người đối diện thoát khỏi tình cảnh bối rối, căng thẳng, sự cố đâm xe đã được giải quyết nhẹ nhàng.
Hài hước là chất bôi trơn của hoạt động giao tiếp, nó có thể giúp bạn thể hiện thiện
ý và sự chân thành với người khác, khiến đôi bên dễ dàng trò chuyện tiếp xúc, giảm sự va chạm giữa người với người và nâng cao chất lượng giao tiếp.
Hài hước mang lại sự đồng cảm
Nhà thơ Lí Bạch đã từng nói: “Con người quý mến nhau, không cần dùng tiền bạc”. Từ đó có thể thấy, giao tiếp giữa con người với con người cần bằng cả trái tim. Muốn tìm sự đồng cảm, thì phải nhờ sự giúp đỡ của yếu tố hài hước. Bởi một người
hóm hỉnh, thú vị sẽ dễ dàng được người khác chấp nhận.
Trong một trận bóng đá, một đội bóng vừa thua thảm hại và mất cơ hội chắc chắn giành ngôi vô địch, nhưng huấn luyện viên không vì thế mà trách mắng các cầu thủ, ông hài hước nói: “Tình hình bây giờ rất tốt, chúng ta đã gạt bỏ được gánh nặng vô địch, có thể thoải mái thi đấu, cố gắng hết sức giành chiến thắng trong trận sau.”
Lời nói của ông không chỉ khiến các cầu thủ giải tỏa gánh nặng tư tưởng, mà còn an ủi tâm lí của họ.
Sự hài hước của huấn luyện viên đã khiến các cầu thủ hiểu rõ tình hình của đội và hiểu sự buồn bã của ông. Lời nói của ông đã giúp họ đồng cảm, đó là điều chúng ta không thể bỏ qua. Do đó, các cầu thủ đã trút bỏ gánh nặng tư tưởng, cố gắng hết sức cho trận đấu sau, nỗ lực để giành chiến thắng.
Sở dĩ yếu tố hài hước có thể tạo sự đồng cảm giữa con người với con người là vì những người hài hước thường nghĩ tốt về người khác và có thể giao tiếp thân thiện với mọi người. Trò chuyện với những người hài hước sẽ rất dễ chịu, bởi vì sự hài hước sẽ khiến con người đồng cảm bằng cả trái tim.
Sự hài hước làm cảm động lòng người
Ngôn ngữ hóm hỉnh, hài hước sẽ khiến mọi người tự động bật cười, thế nhưng tiếng cười không phải là kết quả mong muốn của sự hài hước. Học cách vận dụng linh hoạt sự hài hước có thể khiến lời nói của bạn chạm đến trái tim người khác, nói chuyện cười để đạt mục đích khiến mọi người cảm động.
Có một người công nhân ở trong căn phòng do đơn vị bố trí. Do căn phòng đã lâu không được tu sửa nên mỗi lần trời mưa đều bị dột. Mặc dù người công nhân đã nhiều lần phản ánh thực trạng này lên lãnh đạo nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Một lần, vào dịp tết, lãnh đạo đơn vị đến thăm hỏi các công nhân và hỏi người công nhân đó: “Nhà anh có bị dột không?”
Người công nhân cười và đáp: “Vẫn ổn, không phải ngày nào cũng dột, chỉ khi nào trời mưa thì mới dột thôi”.
Một tháng sau, căn phòng của người công nhân đã được sửa lại.
Từ đó có thể thấy, dùng sự hài hước nói lên suy nghĩ là một cách làm rất hay để giải quyết vấn đề, cũng là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Hài hước là một cách thể hiện sự thông minh, dí dỏm. Chỉ có cách không ngừng học tập và tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng hài hước trong cuộc sống và trong công việc thì mới có thể thu hút sự chú ý của người khác và làm họ cảm động.
Hài hước là một cách giao tiếp tình cảm khác với việc khen ngợi. Nó có thể giúp tăng sức hút của bản thân, thu hút và khiến người khác cảm động trong bầu không khí vui vẻ.
Sự hài hước là phương thuốc hóa giải sự thù ghét
Hài hước là cách tốt nhất để hóa giải sự thù ghét và giận hờn của người khác. Có
câu: “Gặp nhau cười một cái làm hòa”. Chỉ cần khéo léo sử dụng óc hài hước, nhất định có thể khiến bản thân thoát khỏi bối rối và xóa bỏ sự bực tức của người khác.
Hóa giải sự bực tức
Một người thông minh sẽ không tranh cãi với người khác mà họ sẽ dùng ngôn ngữ dí dỏm, hài hước để làm tiêu tan sự bực tức của người khác, từ đó khiến người đang tranh cãi ý thức được lỗi sai của mình.
Một người đàn ông đến dùng bữa tại một nhà hàng, khi đang ăn, đột nhiên ông phát hiện trong bát canh có một con sâu. Ông rất tức giận và gọi người phục vụ đến hỏi: “Xin hỏi thứ này đang làm gì trong bát canh của tôi?” Người phục vụ cúi xuống, nhìn kĩ bát canh rồi trả lời: “Thưa ông, nó đang tắm.” Tất cả mọi người trong nhà hàng và cả người đàn ông đều bật cười.
Trong tình huống này, cho dù người phục giải thích hay xin lỗi thế nào thì cũng sẽ chỉ nhận được lời trách mắng, thậm chí còn khiến khách hàng tức giận hơn. Thế nhưng sự hài hước đã giúp anh thoát khỏi tình trạng khó xử, không những khiến không khí bớt căng thẳng, mà còn hóa giải mẫu thuẫn giữa hai bên. Đây chính là sức mạnh của sự hài hước.
Hài hước giúp mọi người trở nên thân thiện hơn
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi việc phải gặp một số người có thái độ không mấy thân thiện, họ thường cậy mình thành công trong lĩnh vực nào đó để công kích người khác. Khi đối diện với kiểu người này, tuyệt đối không nên bị tác động, nhất là đối với những người trẻ tuổi nóng tính, hãy sử dụng những phương pháp hợp lí để xóa bỏ tư tưởng thù địch của đối phương, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Một người nông dân dắt một con la đi vào thành phố, khi đi qua cửa nhà một người thành phố, người thành phố hỏi: “Ăn cơm chưa? Vào nhà tôi ăn cơm đi.”
Người nông dân vọi trả lời: “Cảm ơn ý tốt của ông, tôi ăn rồi”.
Thật không ngờ người thành phố lại nói: “Tôi không hỏi ông, tôi đang nói chuyện với con la của ông”.
Người nông dân không nói gì, chỉ quay lại trách mắng con la: “Lúc ra khỏi nhà, tao hỏi mày ở thành phố có người quen không, mày nói không có. Vậy bây giờ lại có người mời mày ăn cơm là sao?”
Người thành phố hỏi: “Anh đang nói chuyện với ai?”
Người nông dân đáp: “Tôi không nói chuyện với ông, tôi đang nói chuyện với con la.”
Người nông dân đã khéo léo vận dụng sự hài hước, mượn chuyện trách mắng con la để tấn công lại đối phương.
Giữa con người với con người luôn có sự giao tiếp, và việc nói chuyện với nhau chính là cầu nối. Do đó, khi giao tiếp, trò chuyện, nhất định phải chú ý tới ngôn ngữ, có lúc chỉ một lỗi nhỏ nhưng cũng có thể gây ra sự căng thẳng. Nếu có thể hóa giải những rắc rối không cần thiết bằng sự hài hước thì bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Nghệ thuật hài hước hóa giải thù địch
Trong giao tiếp, có lúc bạn sẽ gặp phải sự tấn công hay khiêu khích ác ý từ người khác, nếu lựa chọn đáp trả hoặc im lặng không nói gì, thì điều đó sẽ chỉ càng khiến kẻ khiêu khích đắc ý trong khi bản thân mình có thể bị tổn thương. Lúc này chúng ta không thể rút lui, hãy khéo léo nắm bắt đằng chuôi lời nói của đối phương, sử dụng sự hài hước làm νũ кнí tấn công.
Một nghị sĩ tham gia tranh cử Tổng thống. Một ngày, ông đến diễn thuyết ở một ngôi làng. Một nửa thời gian trôi qua, ông đã gặp phải sự tấn công của những người phản đối, rất nhiều người đã ném cà chua thối vào ông.
Khi đối mặt với tình huống này, nghị sĩ không hề tức giận cũng không bỏ đi, ông bình tĩnh lau sạch vết cà chua trên người, mỉm cười và nói với các nông dân: “Có lẽ tôi vẫn chưa hiểu nỗi khó khăn của mọi người, nhưng nếu giành được sự ủng hộ của mọi người để trở thành Tổng thống, tôi nhất định sẽ có cách giải quyết vấn đề không tiêu thụ được nông sản.”
Sự khiêu khích và đối kháng luôn làm gián đoạn giao tiếp và gia tăng mâu thuẫn. Vận dụng kĩ năng hài hước, khéo léo hóa giải sự tấn công của đối phương có thể giúp bạn nâng cao hình tượng và tạo được thiện cảm với mọi người.
Đương nhiên, khi chúng ta bị khiêu khích, cũng có thể tránh mũi nhọn tấn công của đối phương, nắm bắt ngôn ngữ và tấn công lại vào điểm yếu của họ, làm như vậy vừa có thể tránh bị công kích lại không khiến mình bị tổn thương.
Có một lần, Whitman đang diễn thuyết, cả hội trường đều bị thu hút bởi sự hài hước, thú vị của ông.
Đột nhiên phía dưới có người nói to: “Ông đang kể chuyện cười à, tôi nghe không hiểu gì cả.”
Whitman nói: “Thì ra anh là một con hươu cao cổ, chỉ có hươu cao cổ mới có thể bị ướt chân vào thứ hai, nhưng đến thứ sáu mới cảm nhận được.”
Khi đối mặt với tình huống bị công kích, Whitman đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ hài hước để tấn công lại đối phương.
Trong giao tiếp, khi bị người khác công kích, nếu nhượng bộ thì đối phương sẽ càng lấn tới. Ngược lại, sử dụng ngôn ngữ hài hước sẽ vô hiệu hóa được đòn tấn công của đối phương.
Trong một buổi tiệc, nhà thơ Puskin nổi tiếng đã mời một tiểu thư quý tộc khiêu vũ. Thế nhưng cô tiểu thư kiêu ngạo này lại rất coi thường Puskin nên muốn trêu chọc ông, cô nói: “Xin lỗi, tôi không nhảy với trẻ con.”
Puskin nghe xong, cười với cô gái và nói: “Tôi xin lỗi, tôi không biết cô đang mang thai”.
Puskin đã giả vờ khù khờ, tự bảo vệ mình bằng sự hài hước và cũng là để tấn công lại đối phương. Khi đối mặt với sự công kích hoặc gặp tình huống rắc rối do người khác mang đến, cách vận dụng hài kĩ năng hài hước sẽ mang lại hiệu quả tốt, còn có thể gắn kết mối quan hệ giữa hai bên.
Hài hước có chừng mực
Hài hước là một kĩ năng rất hay, là “νũ кнí” thường xuyên dùng tới trong các cuộc trò chuyện. Vận dụng sự hài hước không phải một việc dễ dàng, mặc dù trong một số tình huống, nó có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng bối rối, xấu hổ. Nhưng khi hài hước cũng cần phải chú ý chừng mực, không phải trường hợp nào cũng có thể hài hước. Hài hước không đúng lúc đúng chỗ, không những không đạt được hiệu quả mà còn dễ dàng khiến bạn lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Chú ý thân phận
Sử dụng ngôn ngữ hài hước, nhất định phải phù hợp với thân phận của bản thân. Nếu lời bạn nói ra không thích hợp với thân phận của bạn, người nghe sẽ cảm thấy xấu hổ, thậm chí mất thiện cảm, như vậy sẽ không đạt được hiệu quả của sự hài hước.
Khi sử dụng ngôn ngữ hài hước, bạn phải nói với ngữ khí thích hợp, còn phải chú
ý tới địa vị của người nghe trong những trường hợp khác nhau, như vậy thì cuộc nói chuyện mới diễn ra thuận lợi.
Trên một chuyến tàu rất đông hành khách, mọi người phải chen nhau mà đứng, ai cũng hi vọng tàu nhanh tới ga để rời khỏi chỗ chật chội đó.
Khi tàu sắp vào ga, nhân viên trên tàu nhắc nhở mọi người: Đây là ga XX, những hành khách xuống tàu chú ý không để quên hành lí. Nếu quên, chúng tôi sẽ tiếp nhận hành lí đó.”
Các hành khách nghe xong đều cười to. Sau đó mọi người đều ý thức kiểm tra lại hành lí của mình, có người còn cẩn thận để đồ ngay bên cạnh mình cho khỏi quên.
Một câu nói hài hước của nhân viên trên tàu, không chỉ phù hợp với thân phận của mình, mà còn tạo ra tiếng cười cho cả toa khiến mọi hành khách đều cảm thấy thoải mái. Cái được gọi là “nói bằng trái tim” chính là khi sử dụng ngôn ngữ hài hước phải chú ý tới thân phận của mình, như vậy mới có thể khiến người khác cảm động, đạt hiệu quả tốt.
Giữ chừng mực và nguyên tắc
Khi sử dụng ngôn ngữ hài hước, chúng ta không thể nói mà không suy nghĩ, nhất định phải xác định rõ hoàn cảnh và đối tượng trò chuyện, phải giữ chừng mực hài hước, không nói bừa bãi để tránh những hiểu nhầm không đáng có.
Tại một bữa tiệc, có một người thanh niên muốn mời một cô gái cùng khiêu vũ. Anh chàng sợ bị từ chối nên muốn nói một số câu hài hước khuấy động bầu không khí. Lúc này, anh nói với cô gái: “Xin chào, xin phép được hỏi cô đã kết hôn chưa?”
Cô gái trả lời: “Chưa.”
Chàng trai lại hỏi: “Vậy cô có con chưa?”
Cô gái rất tức giận, lập tức rời khỏi chỗ ngồi.
Người thanh niên vô cùng bối rối, lại đi mời một cô gái khác cùng nhảy.
Chàng thành niên hỏi: “Xin hỏi cô có con nhỏ không?”
Cô gái đáp: “Tôi có hai con nhỏ.”
Chàng trai tiếp lời: “Chắc chắn chúng rất dễ thương, vậy tôi có thể mời cô nhảy không?”
Cô gái vui vẻ nhận lời.
Bạn thấy đấy, chàng trai này lúc đầu không chú ý tới lời nói nên đã gây phản cảm, tiếp theo anh đã thay đổi cách nói chuyện, giữ chừng mực và đối phương đã đồng ý nhảy với anh.
Dưới đây là những điều cấm kị khi sử dụng ngôn ngữ hài hước, bạn nhất định phải chú ý:
(1) Không mang sức khỏe của người khác ra làm trò đùa, kể cả với người có mối quan hệ tốt cũng nên thận trọng để tránh gây hiểu nhầm, mâu thuẫn.
(2) Khi nói về những vấn đề có tính tranh luận, trừ phi bạn đã hiểu lập trường của đối phương, nếu không thì không nên mang những chuyện này ra nói đùa vì sẽ dễ gây căng thẳng.
(3) Không nên bàn tán về chuyện riêng tư của người khác, hành động này sẽ làm tổn thương lòng tự tôn của người đó.
(4) Không nên kể chuyện cười dung tục ở chốn đông người, sẽ gây ra sự phản cảm.
Do đó, hài hước nhất định phải có chừng mực. Trước khi mở lời, phải phân tích thân phận, địa vị, văn hóa, học vấn của đối phương, như vậy mới đạt được hiệu quả hài hước.
Chúng ta còn phải nắm được nguyên tắc hài hước, đó chính là: Ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Chỉ có hiểu được các nguyên tắc này mới có thể nắm vững được kĩ năng hài hước, nâng cao khả năng và trình độ giao tiếp.
Kể chuyện cười là khởi đầu của việc nuôi dưỡng sự hài hước
Biết kể chuyện cười là điều quan trọng để nâng cao tài ăn nói hài hước. Nếu có thể phát huy kĩ năng khéo léo, biết kể những câu chuyện cười ngắn gọn, thú vị và ý nghĩa thì có thể tạo ra hiệu quả hài hước rất lớn, để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người.
Kể một câu chuyện cười hay có thể khuấy động bầu không khí, khiến cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên chuyện cười cần phải có ý nghĩa, có tác dụng, điều này trước tiên yêu cầu bạn phải biết được một số câu chuyện có liên quan tới công việc, sau đó tùy vào hoàn cảnh cụ thể để sử dụng một cách linh hoạt.
Một câu chuyện cười hay có thể tạo được thiện cảm, khiến mọi người vui vẻ. Nhưng khi kể chuyện cười, nhất định phải cố gắng kể rõ ràng, tỉ mỉ, văn phong mạch lạc để người nghe dễ hiểu, không nên làm phức tạp câu chuyện.
Nhà của một người nọ xảy ra hỏa hoạn, ông ta gọi 114. Sau khi đầu dây bên kia có người nghe, ông ta hét to: “Mau đến cứu hỏa!”
Nhân viên tổng đài hỏi: “Bị cháy ở đâu?”
Người này đáp: “Ở nhà tôi”.
Nhân viên tổng đài vội vàng hỏi tiếp: “Tôi hỏi ông, cháy ở đâu?”
Người đàn ông trả lời: “Ở nhà bếp.”
Nhân viên tổng đài nói: “Làm sao để chúng tôi đến được nhà ông?”
Người đàn ông nói: “Làm sao để đến nhà tôi ư? Đương nhiên là đi xe cứu hỏa đến rồi.”
Nhân vật trong câu chuyện đã không nói rõ về địa điểm xảy ra hỏa hoạn, vì thế mà lực lượng cứu hỏa không thể kịp thời đến dập lửa.
Mặc dù đây chỉ là chuyện cười, nhưng khi kể mà bạn không thể nói rõ tình tiết truyện thì sẽ không tạo được hiệu quả hài hước.
Kể chuyện cười cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn diễn đạt hay thì câu chuyện sẽ mang lại niềm vui cho người khác. Còn khi kể chuyện cười, nếu chưa bắt đầu hoặc chưa kể xong mà bản thân bạn đã không nhịn được cười, điều đó sẽ làm giảm hiệu quả hài hước mà câu chuyện mang lại. Cách tốt nhất là bạn không cười, như vậy câu chuyện kể ra mới khiến người khác buồn cười.
Tại một bữa tiệc, khi nói về vấn đề công việc của nhân viên cấp dưới, Giám đốc một công ty nọ đã kể câu chuyện cười:
Để thử trí thông minh của ba cô nhân viên, Giám đốc đưa ra một bức ảnh nhìn nghiêng của một người đàn ông và bảo từng cô cho biết họ nhìn thấy gì ở đó.
Cô thứ nhất nói: Tôi thấy anh ta chỉ có một mắt.
Giám đốc cáu lắm: Nhìn nghiêng thì tất nhiên anh ta có một mắt rồi.
Cô thứ hai: Tôi thấy anh ta có một tai.
Giám đốc càng ngán ngẩm hơn, và hỏi đến cô thứ ba. Cô này nghĩ một lúc rồi nói:
Tôi nghĩ anh ta mang kính áp tròng.
Giám đốc rất ngạc nhiên và cho kiểm tra lại thì quả nhiên người trong ảnh mang kính áp tròng. Ông bèn hỏi cô thứ ba vì sao biết được đều đó.
– Thì anh ta làm sao mà đeo kính có gọng được, khi chỉ có một tai?
Nói đến đây, vị Giám đốc đang kể chuyện cũng làm ra vẻ thể hiện thái độ của Giám đốc trong câu chuyện. Lúc này, tất cả mọi người đều cười to, vị Giám đốc cũng không nhịn được cười. Vị Giám đốc này đã nắm vững kĩ năng kể chuyện cười, càng giữ thái độ bình thản khi kể chuyện càng khiến câu chuyện trở nên thú vị hơn. Khi kể chuyện cười, một động tác, một ngữ điệu đặc biệt hay một vài biểu cảm tương ứng sẽ giúp truyền đạt thông tin hiệu quả hơn.
Những kĩ năng hài hước không thể thiếu
Trong những trường hợp và hoàn cảnh khác nhau, khi nói chuyện với những người
khác nhau, chúng ta không thể thiếu ngôn ngữ hài hước. Kĩ năng ngôn ngữ hài hước có thể khiến cuộc trò chuyện vui vẻ hơn. Nắm vững kĩ năng ăn nói hài hước là một cách tối cần thiết để nâng cao năng lực ngôn ngữ. Dưới đây là một số kĩ năng hài hước trong công việc và trong cuộc sống xã hội dành cho những người trẻ tuổi.
Mượn dốc xuống lừa
Có lúc, chúng ta sẽ bị vướng vào những tình huống rất căng thẳng, không biết phải làm thế nào. Khi người khác làm khó bạn, bạn lâm vào tình cảnh như ngồi trên lưng một con lừa đang chạy và không thể xuống được. Lúc này, bạn có thể vin vào những điều đối phương nói, không xung đột trực diện với người đó mà hãy mượn “con dốc” người đó tạo ra để thuận lợi nhảy khỏi lưng lừa giúp bản thân thoát khỏi hoàn cảnh rắc rối.
Một thanh niên trẻ tuổi mới đi làm, tính cách hướng nội, ngại giao tiếp, chỉ cần gặp người lạ là đã toát mồ hôi. Một lần, vị lãnh đạo mới nhậm chức hẹn gặp cậu, cậu rất căng thẳng, mồ hôi vã ra như tắm. Vị lãnh đạo thấy vậy bèn nói: “Cậu rất nóng phải không? Tôi bật quạt cho cậu nhé.”
Cậu thanh niên linh động lấy việc toát mồ hôi làm chủ đề và nói: “Tôi thật không ra sao cả, gặp lãnh đạo mà trừ móng tay ra, còn lại toàn thân đều toát cả mồ hôi.” Vị lãnh đạo nghe vậy liền bật cười.
Thật không ngờ, rất nhanh chóng, tâm lí cậu thanh niên đã cân bằng trở lại và cũng không toát mồ hôi nữa. Lần sau khi gặp tình huống tương tự, cậu đều biết nói những câu hài hước, thậm chí còn có thể tự tin nói chuyện trước đám đông.
Mượn vật nói vật
Phương pháp mượn vật nói vật yêu cầu bạn phải chịu khó quan sát cuộc sống, nắm được những ví dụ điển hình có liên quan tới công việc của bản thân và vận dụng linh hoạt.
Mượn vật nói vật chính là khi gặp những đề tài có liên quan đến bản thân, mượn một câu chuyện cười và kết hợp nó với vấn đề của mình. Điều này yêu cầu bạn phải không ngừng năng cao kĩ năng vận dụng sự hài hước.
Trương Đại Thiên là một họa sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc. Một lần khi đi ăn cùng bạn, các bạn luôn lấy bộ râu dài của Trương Đại Thiên ra làm đề tài và không ngừng kể chuyện cười để trêu chọc ông.
Trương Đại Thiên chỉ im lặng, chờ các bạn nói hết mới lên tiếng: “Tôi cũng xin góp một câu chuyện có đề tài liên quan tới bộ râu.”
“Thời Tam Quốc, sau khi hai người anh em Trương Phi và Quan Vũ qua đời, Lưu Bị quyết định sẽ đánh trận báo thù. Con trai của Quan Vũ là Quan Hưng và con trai của Trương Phi là Trương Bao tranh nhau làm người tiên phong, điều này khiến Lưu Bị rất khó xử. Để cho công bằng, Lưu Bị nói: “Các cậu hãy kể về những chiến công của cha mình, ai kể được nhiều hơn người đó sẽ đi tiên phong.” Sau khi Trương Bao kể một loạt chiến công của tiên phụ Trương Phi, đến lượt con trai Quan Vũ, nhưng Quan Hưng không biết nói gì, mãi mới thốt ra được một câu: “Râu của tiên phụ rất dài.” Nghe vậy Lưu Bị rất tức giận bèn mắng: “Cha cậu khi còn sống có biết bao nhiêu chiến công hiển hách, cậu không kể lại đi nói chuyện râu dài làm gì?”
Mọi người nghe xong câu chuyện của Trương Đại Thiên đều không nói được lời
nào, từ đó, họ cũng không nhắc đến chuyện bộ râu nữa.
Trương Đại Thiên đã mượn câu chuyện cười về bộ râu để tự giải thoát mình khỏi hoàn cảnh bị chế nhạo, cũng là để đáp trả lại sự trêu chọc của bạn bè. Đây chính là điểm hay của cách mượn vật nói vật.
Làm hài hòa, đơn giản hóa mọi việc
Phương pháp này chính là sử dụng kĩ năng hài hước để đơn giản hóa những sự việc nghiêm trọng, vận dụng những câu chuyện cười để tạo ra hiệu quả hài hước. Người thời xưa cũng đã sử dụng cách này.
Tương truyền, Hán Vũ Đế rất muốn trường thọ. Một ngày, ngài nói chuyện với các quan, khi nói đến chuyện sống thọ hay không, Hán Vũ Đế nói: “Theo sách tướng số, nhân trung càng dài thì tuổi thọ càng dài. Nếu nhân trung dài một tấc thì có thể sống một trăm năm.”
Một viên quan ngồi bên cạnh Hán Vũ Đế nghe xong bật cười, các quan khác rất lấy làm lạ, trách ông ta sao lại có thể vô lễ như vậy.
Hán Vũ Đế hỏi ông ta cười cái gì, viên quan bèn giải thích: “Thần không cười bệ hạ, thần cười Bành Tổ. Người sống 100 tuổi, nhân trung dài một tấc. Bành Tổ sống 800 tuổi, nhân trung dài tám tấc, chắc hẳn mặt Bành Tổ phải dài tới một trượng”.
Hán Vũ Đế nghe vậy không nhịn được cười.
Cách nói của viên quan nọ không chỉ khiến Hán Vũ Đế nguôi giận mà còn đạt được mục đích khuyên nhủ Hán Vũ Đế. Đặc điểm của phương pháp đơn giản hóa mọi việc chính là có thể khiến cho những điều khó nói trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận.
Nói ngược
Nói ngược chính là phương pháp dùng ngôn ngữ tương phản để diễn đạt chính xác một tư tưởng nào đó, nắm bắt tâm lí của đối phương và hoàn cảnh giao tiếp. Đồng thời còn phải chú ý sự chừng mực của ngôn ngữ, nhất định không được làm tổn thương lòng tự tôn của người khác.
Có thể thấy, nói ngược hài hước có tính phức tạp nhất định, khi sử dụng nhất định phải chú ý phương pháp.
Một người nọ đã hút thuốc được mấy chục năm. Trong một lần họp mặt bạn bè, mọi người đều khuyên ông bỏ thuốc, nói rằng bệnh ung thư phổi của ông là do hút thuốc lá mà ra. Thế nhưng ông không nghe, còn nói về những điểm tốt của thuốc lá cho những người không hút thuốc nghe.
Lúc này, một người phụ nữ bước đến và nói: “Không sai, anh nói rất đúng, hút thuốc thực ra rất có lợi, hơn nữa còn có lợi rất nhiều. Hút thuốc có thể phòng kẻ trộm, chó khi gặp người hút thuốc sẽ tránh xa, ngoài ra, điều quan trọng nhất là người hút thuốc sẽ trẻ lâu.” Mọi người nghe vậy, rất nghi ngờ nên bắt bà giải thích.
Người phụ nữ nói tiếp: “Mọi người không hiểu ư? Người hút thuốc vào lúc nửa đêm hay bị ho, đó cũng là thời gian hoạt động của bọn trộm, nghe thấy tiếng động chúng sẽ không dám vào nhà. Người hút thuốc cơ thể thường rất yếu, sớm bị còng lưng, lũ chó nhìn thấy người còng lưng, sẽ tưởng người đó đang cúi xuống nhặt đá ném nên đương nhiên sẽ tránh xa. Người hút thuốc còn dễ bị mắc bệnh ung thư phổi,
có thể sống được bao lâu chứ? ૮ɦếƭ sớm thì đương nhiên sẽ mãi ở tuổi đó.”
Mọi người nghe xong đều bật cười. Người đàn ông hút thuốc cũng không có lời gì để nói nữa. Sau đó, ông ta đã cố gắng bỏ thuốc.
Lời giải thích của người phụ nữ chính là nói ngược. Bà nói về những điều tốt, nhưng thực chất lại là những hậu quả xấu của việc hút thuốc, bà không chỉ khuyên được người bạn bỏ thuốc lá, mà còn để lại ấn tượng rất sâu sắc bởi sự hài hước của mình.
Ngôn ngữ hai tầng ý nghĩa
Phương pháp này chính là ngoài mặt thì nói chuyện A, nhưng thực chất lại ám chỉ chuyện B, hai vấn đề được liên kết bằng sự hài hước để tạo ra hiệu quả tích cực.
Gerald Ford là Tổng thống thứ 38 của nước Mỹ, khi nói chuyện, ông thường thích sử dụng ngôn ngữ đa nghĩa, điều này khiến cho cách nói chuyện của ông rất hài hước.
Có một lần, một phóng viên hỏi ông, giữa ông và Tổng thống Lincoln có điểm gì khác nhau, ông trả lời: “Tôi là một chiếc Ford, chứ không phải Lincoln. Mọi người đều biết, Lincoln là một vị Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ, nhưng cũng là tên một hãng xe hơi cao cấp nhất. Còn Ford chỉ là một hãng xe hơi phổ thông, rẻ tiền nhưng đại chúng hóa.” Ông vừa nói xong, phóng viên mỉm cười và không hỏi thêm gì nữa.
Câu nói của Tổng thống Ford, một là thể hiện sự khiêm tốn, hai là ngầm tự khen mình là một vị Tổng thống được nhiều người yêu mến. Tuy nhiên, do đây không phải lời ông trực tiếp nói ra nên tránh được việc mang tiếng tự kiêu.
Người hài hước thường sử dụng cách nói đa tầng nghĩa, nó có thể giúp người nói thể hiện thái độ một cách nhẹ nhàng, ôn hòa, dí dỏm nhưng cũng không thiếu chính kiến. Nó là sự kết hợp khéo léo của “ngây thơ” và “lí tính”, thậm chí còn có thể nhẹ nhàng giúp bạn hóa giải khó khăn.
Thời nhà Minh, có một họa sĩ tên là Châu Huyền Tố. Có một lần, Chu Nguyên Chương yêu cầu họa sĩ vẽ bức tranh “Giang sơn thiên hạ” lên một bức tường lớn để thể hiện sự nghiệp vĩ đại của mình.
Châu Huyền Tố rất đắn đo, cho rằng giang sơn rộng lớn như vậy, làm sao có thể thể hiện chỉ bằng một bức tranh. Hơn nữa, cho dù có thể vẽ ra được, nhưng nếu không vừa ý hoàng thượng thì cũng mất đầu như chơi. Họa sĩ khéo léo nói: “Thần chưa được đến nhiều nơi nên không dám vẽ. Mạo muội xin hoàng thượng mở nét vẽ đầu tiên, vẽ một đồng cỏ trước, tạo ý tưởng để mở rộng thành bức tranh “Thiên hạ giang sơn đồ”.
Chu Nguyên Chương nghe thấy có lí, bèn cầm 乃út lên vẽ, một lát đã vẽ được đồng cỏ, sau đó lệnh cho Châu Huyền Tố vẽ tiếp. Châu Huyền Tố lập tức trả lời: “Giang sơn bệ hạ đã định, tuyệt đối không được sửa đổi!”
Chu Nguyên Chương nghe vậy rất vui, không những không trách họa sĩ mà còn khen ngợi ông.
Lời Châu Huyền Tố nói có hai tầng nghĩa, bề ngoài ông muốn nói bức tranh “Thiên hạ giang sơn đồ” đã xong nên không tiện thay đổi, nhưng ý nghĩa thâm sâu chính là Giang sơn của bệ hạ là vĩnh cửu, không ai có thể thay đổi. Lời nói này đã nhắm trúng tâm lí Chu Nguyên Chương, do vậy nhà vua rất vui và còn khen ngợi họa sĩ Châu
Huyền Tố.
Khéo dùng cách nói phản logic
Phương pháp hài hước phản logic, chính là dùng những điều trái hình thức logic để giải thích các sự việc bất thường, từ đó tạo ra đột phá về tư duy, đem đến những liên tưởng hài hước bất ngờ. Phương pháp hài hước phản logic nói lên những điều trái với quy luật logic quen thuộc, khiến mọi người cảm thấy buồn cười với những cảm nhận mới mẻ.
Churchill là thủ tướng nổi tiếng của nước Anh, ông là người rất hài hước và có tài ngoại giao.
Trong một cuộc tranh luận, một nữ chính trị gia phe đối lập nói với ông: “Nếu tôi là vợ ông, nhất định tôi sẽ bỏ thuốc độc vào ly cà phê của ông.” Thủ tướng trả lời: “Nếu tôi là chồng của bà, tôi sẽ không do dự uống hết ly cà phê đó”.
Câu trả lời của thủ tướng mới nghe có vẻ không logic nhưng thực chất lại rất khéo léo. Ý của ông muốn nói, nếu đối phương là vợ của ông, ông sẽ cảm thấy bất hạnh, thà uống thuốc độc mà ૮ɦếƭ còn hơn. Câu trả lời này có sức mạnh hơn nhiều so với việc tranh cãi đơn thuần, hơn nữa, điều bất ngờ là câu trả lời vừa hợp tình hợp lí, lại khiến đối phương không thể nói gì thêm nữa.
Sau khi kết thúc chuyến thăm Liên Xô cũ, Nixon định dùng chuyên cơ bay về Mỹ. Tuy nhiên, máy bay lại gặp sự cố. Kết quả kiểm tra cho thấy động cơ của máy bay bị hỏng. Theo quy định, nước chủ nhà Liên Xô cũ phải chịu trách nhiệm về điều này, do đó Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô khi đó là Brezhnev rất tức giận. Ông chỉ tay về phía Cục trưởng Cục hàng không và hỏi Nixon: “Thưa ngài Tổng thống, tôi nên phạt ông ta thế nào?”. “Hãy thăng chức cho ông ấy”, Nixon nhẹ nhàng nói, “May mà động cơ bị hỏng dưới mặt đất chứ không phải là trên trời, nếu không, tôi đã ૮ɦếƭ mất xác rồi.” Nghe vậy, tổng bí thư Bezhnev bèn cười, vị Cục trưởng Cục hàng không cũng thở phào nhẹ nhõm.
Trong ví dụ trên, Brezhnev đã nêu vấn đề xử phạt Cục trưởng Cục hàng không với Nixon. Thực chất đây là một bài toán khó, nhưng Nixon đã nhẹ nhàng giải quyết bằng sự hài hước. Câu nói “Hãy thăng chức cho ông ấy” không chỉ thể hiện sự độ lượng của Nixon, mà còn khiến vấn đề ngoại giao rắc rối trở nên đơn giản. Có thể thấy, Nixon có kĩ năng rất tuyệt vời trong lĩnh vực ngoại giao.
Sử dụng tư liệu có sẵn
Hài hước là một nghệ thuật, nhưng nghệ thuật hài hước đỉnh cao yêu cầu mọi người phải sử dụng những tư liệu, thông tin có sẵn, xử lí khéo léo, giống như gió trên mặt nước, mặc dù không nhìn thấy gió nhưng lại thấy nước lay động. Hãy khiến mọi người cười vui vẻ với trạng thái tâm lí thoải mái nhất.
Siêu thị đang trong thời gian khuyến mãi, người mua hàng xô đẩy chen nhau tạo ra cảnh tượng vô cùng hỗn loạn. Ai cũng đều rất căng thẳng, mọi người có thể xô xát bất cứ lúc nào. Một cô gái sau khi bị chen tơi tả đã nói với nhân viên thanh toán: “May quá, ngay từ đầu tôi đã không định tìm “văn hóa” ở chỗ các cô. Tôi không thể tìm thấy điều đó ở đây.” Nhân viên thanh toán sững người trong giây lát, sau đó nhẹ nhàng nói: “Chị có thể cho tôi xem hàng mẫu của chị không?” Người phụ nữ không nói gì, sau đó chỉ cười xấu hổ.
Người nhân viên thanh toán có trí tuệ rất thông minh, nhạy bén. Khi một khách
hàng “thiếu văn hóa” trách mọc sự thiếu văn hóa của cửa hàng, cô không giải thích, cũng không tranh cãi, mà khéo léo sử dụng ngôn ngữ để nói với khách hàng rằng, chính khách hàng mới là người “thiếu văn hóa”. Cách làm này sẽ khiến khách hàng bình tĩnh lại, đồng thời thể hiện sự văn minh của bản thân.
Một phóng viên nước ngoài phỏng vấn một phụ nữ Trung Quốc thành đạt trong ngành kinh doanh nhà hàng. Phóng viên hỏi: “Nếu chủ tịch Mao còn sống, liệu các chị có được giàu có như bây giờ không?”
Câu hỏi này rõ ràng là một cái bẫy, cho dù người phụ nữ trả lời có hay không cũng đều không được. Thế nhưng người phụ nữ đã mỉm cười và ung dung trả lời: “Nếu không có chủ tịch Mao thì tôi đã ૮ɦếƭ lâu rồi, chứ nói gì đến chuyện giàu có”.
Trong trường hợp này, khi đối mặt với câu hỏi thiếu thiện ý của phóng viên, người phụ nữ Trung Quốc đã khéo léo trả lời một cách hài hước, tưởng như trả lời nhưng lại là hỏi khiến cho người phóng viên nước ngoài không còn gì để nói.