Nhớ hiềm xưa ông cậu lừa gái nhỏ
Sợ nói nhảm, vợ hầu can chàng ngây
Hình phu nhân và Vương phu nhân nghe Vưu thị nói, biết không thể giữ Tích Xuân được. Vương phu nhân đành nói :
- Cô muốn làm việc thiện. Đó là do cái duyên nợ từ kiếp trước. Chúng tôi không thể giữ được. Chỉ có điều nhà ta thế nầy mà con gái đi tu, thì còn ra thể thống gì nữa. Nay chị dâu cô đã bằng lòng cho cô đi tu cũng là việc tốt. Nhưng ta còn muốn nói một câu. Cô không cần phải cắt tóc, đi tu chỉ cốt ở lòng, chứ có phải ở tóc đâu? Cô xem cô Diệu Ngọc cũng là người đi tu đấy ; không biết cô ta vì sao động lòng phàm tục, nên mới xảy ra nông nỗi như thế ? Nếu cô cứ một mực khăng khăng thì chúng tôi sẽ xem cái phòng tôi đây như là buồng tu của cô. Cũng phải gọi những người hầu hạ cô đến hỏi xem ai muốn theo thì không được nói đến việc lấy chồng, ai không theo thì sẽ định liệu. Tích Xuân nghe nói vậy, khóc, lạy tạ hai bà Lý Hoàn và Vưu thị.
Vương phu nhân nói xong, liền hỏi bọn Thái Bình, ai muốn theo cô đi tu. Bọn họ thưa :
- Các vị cắt ai thì người ấy đi.
Vương phu nhân biết là họ không thuận, đang muốn tìm người. Bấy giờ Tập Nhân đứng sau lưng Bảo Ngọc cầm chắc Bảo Ngọc sẽ khóc to lên, không khéo bệnh lại phát. Nào ngờ Bảo Ngọc lại nói :
- Thật là hiếm có !
Tập Nhân nghe vậy càng thêm đau xót. Bảo Thoa tuy không nói gì. Nhưng gặp việc cũng để ý thăm dò, thấy Bảo Ngọc vẫn mê không tỉnh, đành chỉ khóc thầm.
Vương phu nhân đang muốn gọi các a hoàn đến hỏi, thấy Tử Quyên đến quỳ xuống thưa :
- Vừa rồi bà lớn hỏi các chị theo hầu cô Tư, ý bà lớn định thế nào?
Vương phu nhân nói :
- Việc ấy ta bắt buộc sao được. Ai vui lòng đi cứ nói ra.
Tử Quyên thưa :
- Cô đi tu tất nhiên là do lòng thành của cô, chứ không phải là do ý muốn của các chị. Cháu có lời xin trình với bà lớn. Không phải cháu có ý chia rẽ các chị ấy đâu. Người nào có bụng của người ấy. Cháu đã hầu hạ cô Lâm mấy lâu, cô ấy đối đãi với cháu thế nào, chắc bà lớn đã biết. Thực là ơn nặng như núi, không biết lấy gì báo đáp. Cô ấy mất đi, cháu chỉ ân hận không ૮ɦếƭ theo được. Đó là vì cô ta không phải người trong nhà này, mà cháu lại chịu ơn chủ nhà nhiều quá, không thể làm thế được. Nay cô Tư đã muốn đi tu. Cháu xin hai vị cho cháu được theo hầu cô Tư suốt đời. Không biết hai vị có y cho không ? Nếu được như vậy thì thực là phúc cho cháu.
Hai bà còn chưa trả lời. Bảo Ngọc nghe vậy, sực nhớ đến Đại Ngọc, đau lòng chảy nước mắt. Mọi người còn muốn hỏi, thì anh ta đã cười ha hả chạy lại thưa :
- Đáng lý con không nên nói. Nhưng vì Tử Quyên là người trước kia nhờ mẹ sai đến hầu trong nhà con, nên con mới dám nói, xin mẹ y cho chị ấy, để cái lòng tốt của chị ấy được trọn vẹn.
Vương phu nhân nói :
- Trước kia chị em mầy đi lấy chồng, thì mầy khóc lóc dở ૮ɦếƭ dở sống. Nay thấy cháu Tư đi tu, mày không những không can, còn cho là việc tốt. Bụng dạ mầy bây giờ ra thế nào ? Thực là ta không hiểu nổi.
Bảo Ngọc thưa :
- Việc cô Tư tu hành đã được các vị y cho rồi. Ý cô ấy cũng đã nhất định. Nếu thế, thì con sẽ có lời trình với mẹ, nếu chưa nhất định thì con không dám nói.
Tích Xuân nói :
- Anh Hai nói rõ buồn cười ! Rồi không nhất định, làm sao chuyển được lòng các thím, tôi có thể nói như lời Tử Quyên. Nếu cho đi tu thì phúc cho tôi. Nếu không cho, thì tôi chỉ liều ૮ɦếƭ. Chứ đâu sợ gì. Anh Hai muốn nói gì cứ nói đi. Đây tôi cũng không phải tiết lộ điều bí mật gì đâu.
- Việc nầy cũng đã nhất định rồi. Tôi sẽ ngâm một bài thơ để các người nghe.
Mọi người nói :
- Trong lúc người ta đang buồn đứt ruột đi. Anh lại làm thơ để trêu người ta à?
- Không phải tôi làm thơ. Đây là bài thơ tôi đã xem thấy ở một chỗ nào. Hãy lắng mà nghe.
Mọi người nói :
- Được. Anh cứ đọc đi. Nhưng không được luôn miệng nói nhảm đấy.
Bảo Ngọc cũng không phân trần gì, liền đọc lên :
- Biết ai hay xuân canh chóng giờ,
Thời trang dồi lấy áo cà sa.
Thương thay con gái ni là khuê các,
Một ngọc đón anh cạnh Phật đà.( !)
Lý Hoàn và Bảo Thoa nghe xong, lấy làm lạ, nói :
- Nguy rồi ! Cậu này lại bị ma ám rồi ?
Vương phu nhân nghe nói, lắc đầu than thở, rồi hỏi :
- Bảo Ngọc. Mầy thấy bài thơ ấy ở đâu ?
Bảo Ngọc không tiện nói ra, liền thưa :
- Mẹ không cần hỏi. Con trông thấy ở một nơi nọ.
Vương phu nhân ngẫm nghĩ ý nghĩa, lại khóc oà lên và nói :
- Hôm trước mầy bảo là mầy nói chơi. Thế vì sao bỗng dưng lại có bài thơ ấy. Thôi! Tao biết rồi. Tao làm thế nào bây giờ đây ? Tao cũng hết cách rồi, đành phải để mặc cho chúng bây đi thôi. Nhưng hãy đợi tao nhắm mắt đã, rồi đứa nào cứ làm theo ý của đứa ấy !
Bảo Thoa tìm cách khuyên can Vương phu nhân. Nhưng trong bụng đau như dao cắt, cầm lòng không nổi, cũng khóc òa lên. Tập Nhân đã khóc suýt ngất đi, may có Thu Vân dìu lấy. Bảo Ngọc không khóc cũng không khuyên can, chỉ ngồi yên. Giả Lan, Giả Hoàn nghe vậy liền bỏ đi ra. Chỉ có Lý Hoàn hết sức khuyên giải :
- Cũng vì chú Bảo thấy cô Tư đi tu, chắc là đau lòng quá, không kịp suy trước nghĩ sau, mới nói ra những câu điên dại ấy. Điều đó không có gì đích xác. Còn việc Tử Quyên xin mẹ có cho hay không, để bảo chị ấy đứng dậy .
Vương phu nhân nói :
- Có gì mà cho với không ? Dù sao thì chủ ý người ta đã định, cũng không thể giữ lại được. Như thằng Bảo Ngọc nói, việc gì cũng đã có tiền định.
Tử Quyên nghe xong, gục đầu xuống lạy. Tích Xuân lạy tạ Vương phu nhân. Tử Quyên cũng lạy Bảo Ngọc và Bảo Thoa. Bảo Ngọc niệm phật và nói :
- Thật là hiếm có ! Không ngờ cô lại đi trước !
Bảo Thoa tuy cứng rắn, nhưng cũng không giữ vững được. Tập Nhân thì không ngại có Vương phu nhân đang ngồi trên, cứ nức nỡ khóc và nói :
- Tôi cũng bằng lòng theo cô Tư đi tu !
Bảo Ngọc cười :
- Chị cũng đi, có lòng tốt, nhưng chị không có cái phúc ấm đâu !
Tập Nhân khóc, nói lại :
- Thế thì tôi sẽ ૮ɦếƭ mất.
Bảo Ngọc nghe vậy, lại thấy đau lòng, nhưng không nói ra được. Bấy giờ đã đến canh năm, Bảo Ngọc mời Vương phu nhân đi nghỉ. Bọn Lý Hoàn đều ra về. Bọn Thái Bình hãy tạm theo hầu Tích Xuân. Sau đó lấy ai sẽ hay. Tử Quyên suốt đời hầu Tích Xuân không hề thay đổi.
Giả Chính rước linh cữu Giả mẫu theo đường về Nam, gặp lúc có thuyền bè của quan quân đi đánh giặc về, kéo qua miền ấy. Đường sông mắc nghẽn, thuyền không đi nhanh. Giả Chính sốt ruột. May sao nghe tin quan thống chế Trấn Hải được chỉ triệu vào kinh. Giả Chính chắc Thám Xuân cũng theo về thăm nhà, nên trong lòng đỡ bực bội. Chỉ có một điều là chưa biết rõ ngày lên đường, nên cũng sốt ruột. Ông ta thấy số tiền đi đường không đủ, bất đắc dĩ viết thư sai người cầm đến chỗ Lại Thượng Vinh, mượn năm trăm lạng bạc, dặn phải cho người đón đường đưa bạc đến, để kịp tiêu dùng. Cách vài hôm sau, thuyền Giả Chính vừa đi được hơn mười dặm, thì người nhà trở về, đưa bức thư của Lại Thượng Vinh, trong thư kể tình cảnh túng thiếu và đưa đến năm mươi lạng bạc.
Giả Chính xem xong giận lắm, liền sai người nhà đem bạc và thư trả lại cho Lại Thượng Vinh. Bảo anh ta không cần phải phiền lòng. Người kia đành phải trở lại chỗ lại Thượng Vinh. Lại Thượng Vinh nhận được thư và số bạc, trong bụng buồn bực, biết mình làm việc không chu đáo, liền thêm một trăm lạng nữa, van nài anh kia mang về, và nhờ nói hộ ít lời. Không ngờ anh kia không chịu mang đi, ném bạc lại dưới đất rồi ra về. Lại Thượng Vinh trong bụng băn khoăn, liền viết thư về nhà bày tỏ với cha là Lại Đại, bảo ông ta tìm cách xin nghỉ, rồi xin chuộc thân ra khỏi nhà chủ. Lại Đại nhờ bọn Giả Tường, Giả Vân trình với Vương phu nhân xin cho ra. Giả Tường biết chắc không được. Hôm sau, hắn bịa ra nói Vương phu nhân không cho. Lại Đại một mặt xin phép nghỉ việc, một mặt sai người đến chỗ Lại Thượng Vinh, bảo anh ta cáo bệnh từ quan mà về. Việc nầy Vương phu nhân không biết gì cả. Giả Vân nghe lời nói dối của Giả Tường, trong lòng không còn mong gì nữa. Vả lại mấy hôm nay hắn đánh bạc lại thua mất khá nhiều, không có gì mà trả, liền đến bàn với Giả Hoàn.
Giả Hoàn không có đồng tiền nào. Tuy trước kia dì Triệu có dành dụm được ít nhiều, nhưng hắn đã tiêu xài hết sạch, thì còn giúp ai được. Hắn nhớ đến việc Thượng Thư lúc trước đối đãi với mình khắc bạc. Nhân lúc Giả Liễn đi vắng, hắn định làm hại Xảo Thư để cho hả giận. Hắn gọi Giả Vân đến, cố trách móc :
- Anh là hạng người nhiều tuổi, có việc kiếm được tiền thì bỏ không dám làm. Lại di hại đến tôi là một thằng kiết .
- Chú Ba nói rõ buồn cười ? Chúng ta chơi đùa một chỗ với nhau. Có cách gì kiếm được tiền đâu ?
- Không phải hôm trước có người nói đức vương ở tỉnh, ngài muốn mua một nàng hầu à ? Sao các anh không bàn với cậu Vương đem dâng Xảo Thư cho ngài .
- Chú tôi nghe câu này sợ chú giận, đức vương bỏ tiền ra mua người, đời nào nghĩ đến việc đi lại với bọn chúng ta. Giả Hoàn ghé vào tai Giả Vân nói nhỏ mấy câu. Giả Vân gật đầu, nhưng cũng cho lời Giả Hoàn là chuyện trẻ con không đáng kể.
Khi ấy vừa lúc Vương Nhân đến hỏi :
- Các anh bàn bạc chuyện gì đấy ? Định giấu tôi à ?
Giả Vân liền nói thầm về những chuyện Giả Hoàn vừa nói.
Vương Nhân vỗ tay bảo :
- Việc này quả là một việc tốt, lại có bạc đấy. Chỉ sợ các anh không làm được thôi, nếu các anh dám làm, thì tôi đây là cậu ruột nó, cũng làm chủ được. Cần nhất là cậu Hoàn phải nói với bà Cả, còn tôi cũng sẽ nói với cậu Cả Hình. Khi các bà hỏi đến, các anh cứ kéo hùa nhau tán vào là xong.
Bọn Giả Hoàn định đâu vào đấy rồi, Vương Nhân liền đi kiếm cậu cả Hình, còn Giả Vân đi trình với Hình phu nhân và Vương phu nhân, nói toàn những chuyện tốt đẹp như hoa như gấm. Vương phu nhân nghe cũng xuôi tai, nhưng vẫn không tin. Còn Hình phu nhân nghe nói cậu cả Hình đã biết rõ, trong bụng thích lắm, liền cho người đi tìm ông ta đến hỏi. Ông nầy đã nghe lời Vương Nhân, và cũng mong được chia số bạc, liền nói với Hình phu nhân :
- Đức Vương ấy quả là một người rất sang trọng. Nếu nhận lời gả nơi ấy, tuy không phải là làm vợ chính, nhưng chắc sau khi cháu về nhà người ta, thì anh nhà đây sẽ được phục chức, và thanh thế phủ ta sẽ lại rầm rộ.
Hình phu nhân vốn là người không biết suy trước nghĩ sau, mới nghe ông cậu ngốc ấy nói lừa đã động lòng ngay, liền cho người đi mời Vương Nhân đến hỏi. Hắn ta lại tán tỉnh thêm. Thế là Hình phu nhân sai người ra thúc giục Giả Vân đi nói việc
ấy. Vương Nhân lập tức bảo người đến chỗ công quán đức vương để nói chuyện. Đức vương ấy không rõ đầu đuôi, liền sai người đi xem mặt. Giả Vân lại luồn lọt nói riêng với người xem mặt :
- Việc này nguyên là giấu hết mọi người trong phủ, chỉ nói người vương phủ đến xem mặt thôi. Chờ khi xong rồi, bà nội cô ta sẽ đứng làm chủ ; ông cậu ruột sẽ đứng làm mối, thì còn sợ gì.
Người xem mặt nhận lời. Giả Vân liền đưa tin cho Hình phu nhân và trình với Vương phu nhân . Bọn Lý Hoàn và Bảo Thoa không rõ duyên cớ, chỉ cho là việc tốt lành, nên đều mừng rỡ.
Một hôm quả có mấy người đàn bà đến. Họ đều ăn mặc lộng lẫy. Hình phu nhân mời vào nói qua mấy câu chuyện suông. Họ biết Hình phu nhân là một bà mệnh phụ, nên không dám khinh nhờn. Hình phu nhân vì là việc chưa chắc chắn, nên
không nói cho Xảo Thư biết, chỉ bảo có bà con đến thăm, và gọi Xảo Thư ra chào.
Xảo Thư vẫn còn trẻ con, nên không để ý, liền theo bà ✓ú đi ra. Bình Nhi không đành lòng, cũng đi theo. Hai người ăn mặc theo lối trong cung. Thấy Xảo Thư, họ liền nhìn khắp người, từ trên xuống dưới, rồi đứng dậy cầm tay Xảo Thư nhìn lại một lượt. Họ ngồi một lúc rồi về. Xảo Thư thấy vậy, xấu hổ trở về phòng buồn bực. Cô ta nhớ lại mình không có bà con nào như thế, liền hỏi Bình nhi.
Bình Nhi thấy quang cảnh này đã đoán được tám, chín phần, chắc là người đến xem mặt. Nhưng cậu Hai không ở nhà, bà Cả lại đứng làm chủ, vẫn chưa rõ là người ở phủ nào. Nếu là nhà thông gia ngang hàng thì không thể có cái lối xem mặt như thế. Nhìn qua bộ dạng mấy người ấy, không giống chính dòng vương phủ ở đây, mà hình như hạng người ở ngoài. Bấy giờ chưa vội nói với cô ta biết. Hãy dò la cho rõ ràng hãy hay.
Bình Nhi trong bụng để ý nghe ngóng. Các a hoàn và bà già lâu nay ở dưới quyền Bình Nhi sai bảo, nên khi Bình Nhi hỏi đến, thì họ kể rõ hết cả bao nhiêu tin đồn nghe được ở ngoài. Bình Nhi hoảng sợ, chưa biết định liệu ra sao. Chị ta không cho Xảo Thư biết vội, rồi đến nói với Lý Hoàn và Bảo Thoa, nhờ hai người trình với Vương phu nhân.
Vương phu nhân biết việc này không hay, liền nói rõ với Hình phu nhân. Khốn nỗi H nh phu nhân cứ tin lời em và Vương Nhân, lại ngờ cho Vương phu nhân không có lòng tốt, liền nói :
- Cháu nó đã lớn rồi. Hiện nay thằng Liễn không ở nhà, việc ấy tôi vẫn làm chủ được. Vả lại ông cậu nó và cậu ruột nó đều đã nghe ngóng kỹ càng chẳng lẽ lại không đích xác hơn người ngoài hay sao . Việc này dù sao tôi cũng đã bằng lòng. Nếu có điều gì không hay, thì tôi và cháu Liễn cũng không dám trách đến người khác.
Vương phu nhân nghe vậy, trong bụng giận thầm, miễn cưỡng chuyện trò vài câu rồi ra về, nói lại với Bảo Thoa và rơi nước mắt. Bảo Ngọc khuyên giải :
- Mẹ không nên lo phiền làm gì. Con xem việc ấy cũng không xong đâu. Đó chẳng qua là do số phận của cháu Xảo Thư, xin mẹ đừng nghĩ đến là xong.
Vương phu nhân nói :
- Hễ mày mở miệng ra là nói nhảm ? Người ta nói xong là họ sẽ đón dâu về nhà ngay. Nếu sự việc đúng như lời Bình Nhi, thì anh hai Liễn mầy sau nầy không trách ta hay sao ? Dù nó không phải cháu gái nhà mình, chỉ là con của nhà thân thích đi nữa, cũng nên gả cho xứng đáng mới phải. Cô Hình Tụ Yên là do chúng ta làm mối, gả cho cậu hai Tiết đấy. Họ ăn ở với nhau rất là hòa thuận, như thế không tốt sao. Cô Bảo Cầm thì nhà họ Mai cưới về rồi, nghe nói trong nhà ăn mặc đầy đủ, cũng rất tốt. Còn cô Sứ Tương Vân là do ông chú cô ta đứng gả, lúc đầu cũng khá, nay chồng bị bệnh lao mà ૮ɦếƭ, cô ấy quyết chí ớ góa, kể ra cũng khổ. Bấy giờ nếu đem cháu Xảo Thư gả nhầm cho người ta, thì thật là ta đã xấu bụng với nó.
Đang nói chuyện thì Bình Nhi đến thăm Bảo Thoa và cũng để dò la ý kiến của Hình phu nhân. Vương phu nhân thuật lại những lời của Hình phu nhân. Bình Nhi đứng ngây người một lúc rồi quỳ xuống kêu van :
- Việc trăm năm của cô Xảo đều trông nhờ ở bà lớn cả ? Nếu tin theo lời người ta thì không những suốt đời cô ấy chịu khổ mà đến khi cậu Hai về đây cũng không biết ăn nói ra sao ?
Vương phu nhân nói :
- Cháu là người thông hiểu, đứng dậy ta nói cho mà nghe. Xảo Thư vốn là cháu gái của bà Cả. Bà ấy đứng ra làm chủ. Ta ngăn cản sao được ?
Bảo Ngọc khuyên :
- Không ngại gì, chỉ cốt việc cho rõ ràng là được.
Bình Nhi sợ Bảo Ngọc điên dại, lại làm ồn lên, nên không nói gì, chỉ trình với Vương phu nhân rồi ra về.
Vương phu nhân nghĩ lại buồn bực, cảm thấy đau lòng gọi a hoàn đến đỡ, gắng gượng về nằm trong buồng, không gọi Bảo Ngọc và Bảo Thoa đến, và nói :
- Ngủ một chốc là đỡ thôi.
Nhưng trong người lại cứ buồn bực. Nghe nói thím Lý đến chơi, cũng không kịp tiếp. Giả Lan đến hỏi thăm và trình :
- Sớm hôm nay ông nội có sai người mang một bức thư về do bọn hầu nhỏ ở ngoài đưa vào. Mẹ cháu nhận được, định sang hầu, nhân có bà thì cháu đến chơi nên bảo cháu đem thư trình bà trước, lát nữa mẹ cháu xin sang hầu bà. Mẹ cháu còn bảo bà thím cháu cũng định sang thăm. Nói xong, hắn đưa bức thư lên.
Vương phu nhân vừa cầm thư vừa hỏi :
- Bà thím của cháu đến có việc gì ?
- Cháu cũng không biết rõ. Chỉ nghe bà thím cháu nói, bên nhà mẹ chồng dì Ba cháu có đưa tin gì đến.
Vương phu nhân nghe xong, nhớ lại lần trước mình nói dùm để dạm Lý Ỷ cho Chân Bảo Ngọc. Sau đó đã đưa đi lễ hỏi. Chắc là bây giờ bên nhà họ Chân muốn đón dâu về, cho nên thím Lý đến đây bàn. Bà ta gật đầu, và bóc thư ra, thấy trong thư viết : “Gần đây trên các đường sông đều đầy cả thuyền của quan quân len bể đi đánh giặc về nên không thể vượt lên đi nhanh được. Nghe con Thám Xuân sẽ theo cha chồng và chồng về kinh, không biết đã có tin chưa ? Trước đây tiếp được giấy trình của cháu Liễn, biết rằng ông Cả không được khỏe mạnh, nhưng cũng không biết đã có tin gì đích xác chưa ? Bảo Ngọc và cháu đã gần đến kỳ thi, cần phải chăm chỉ học, chớ có lười biếng. Sau khi rước linh cữu của mẹ về nhà rồi tôi còn phải ở lại ít ngày. Tôi vẫn mạnh khỏe, không cần phải để ý lo nghĩ. Thư nay truyền cho bọn Bảo Ngọc biết. Sau đó là ngày tháng và chữ ký, và viết thêm: “ Giả Dung sẽ có thư riêng “.
Vương phu nhân xem xong, đưa lại cho Giả Lan và đặn :
- Cháu cầm đến đưa cho chú Hai xem, rồi giao lại cho mẹ cháu.
Đang nói thì Lý Hoàn cùng thím Lý đến hỏi thăm. Vương phu nhân mời ngồi. Thím Lý kể lại việc nhà họ Chân muốn cưới Lý Ỷ. Mấy người cùng nhau bàn định một lúc. Lý Hoàn hỏi :
- Mẹ đã xem thư của cha gửi về chưa !
Vương phu nhân nói :
- Đã xem rồi.
Giả Lan cầm thư đưa cho mẹ. Lý Hoàn xem thư rồi nói :
- Cô Ba về nhà chồng đã mấy năm rồi, vẫn chưa về thăm nhà; nay sắp sửa vào kinh, chắc mẹ cũng được yên lòng.
Vương phu nhân nói :
- Ta đau lòng, nay con Thám Xuân sắp trở về. Trong bụng cũng đỡ nhớ, nhưng không biết bao giờ nó mới tới.
Thím Lý hỏi thăm sức khỏe của Giả Chính trong lúc đi đường. Lý Hoàn ngoảnh lại bảo Giả Lan :
- Con đã thấy chưa ? Kỳ thi gần đến nơi. Ông con lo nghĩ như thế đấy. Con cầm ngay bức thư đưa cho chú Hai xem.
Thím Lý nói :
- Hai chú cháu nó chưa vào trường giám, làm sao đi thi được ?
Vương phu nhân nói :
- Ông nó khi sắp đi nhận chức quan lương đạo, đã nộp tiền giám sinh (1) cho cả hai chú cháu nó rồi.
Thím Lý gật đầu. Giả Lan liền cầm bức thư đi tìm Bảo Ngọc.
Bảo Ngọc đưa Vương phu nhân về, đang ngồi nghiền ngẫm “thiên thu thủy”(2). Bảo Thoa ở trong đi ra, thấy anh ta xem sách có vẻ say mê. Đến nhìn mới biết quyển sách này, trong bụng rất là buồn bực. Nàng nghĩ thầm : “Cậu ta cứ cho những chuyện lánh đời né tục là việc quan trọng. Cứ cái tình hình này thì thật không ổn !” Nhìn thấy thế, Bảo Thoa biết là không khuyên nổi, liền ngồi lại bên người Bảo Ngọc, cứ nhìn sửng sốt, Bảo Ngọc thấy thế, liền hỏi :
- Mợ sao thế ?
- Tôi nghĩ cậu cùng tôi đã kết nghĩa vợ chồng, thì cậu là người tôi nương tựa suốt đời, vốn không phải chỉ vì lòng tình dục. Chuyện vinh hoa phú quý, chẳng qua cũng thoáng qua như mây khói mà thôi. Nhưng các bậc thánh hiền đời xưa, vẫn xem phẩm cách con người là chính.
Bảo Ngọc chưa nghe hết, đã đặt quyển sách xuống mỉm cười :
- Nghe mợ nói về phẩm cách con người, lại nhắc đến thánh hiền đời xưa gì đó. Mợ biết thánh hiền đời xưa có nói câu “chớ làm sai tấm lòng đứa trẻ mới sinh” hay không ? Đứa trẻ mới sinh có gì đáng quý ? Chẳng qua chỉ vì nó không hiểu, không
biết, không tham, không ghét mà thôi. Chúng ta sinh ra đã đắm đuối trong vòng tham, giận, ngây, yêu. Chẳng khác gì bùn lầy. Làm thế nào thoát khỏi cái lưới ấy của cõi trần. Cho hay người xưa tuy đã nói qua bốn chữ “tụ tán phù sinh” (3). Nhưng chưa làm cho một ai tỉnh ngộ cả. Đã muốn nói về nhân phẩm thì thử hỏi ai là kẻ đạt được cái trình độ sơ sinh ?
- Cậu đã nói đến “tấm lòng đứa trẻ”, thì nên biết thánh hiền đời xưa cho rằng trung hiếu chính là tấm lòng đứa trẻ, chứ không phải tránh đời xa người, không chỉ vương vấn vào cái gì mới là tấm lòng đứa trẻ. Các bậc thánh hiền như Nghiêu, Thuấn, vua Thang, Chu Công, Khổng Tử, lúc nào cũng nghĩ đến cứu dân giúp đời. Gọi là tấm lòng đứa trẻ. Không qua tóm tắt trong hai chữ “bất nhẫn” mà thôi. Còn theo lời cậu vừa nói, thì là nỡ lòng bỏ cả thiên luân, còn ra đạo lý gì ?
Bảo Ngọc gật đầu cười :
- Nghiêu, Thuấn cũng không ép được Sào Phủ, Hứa Do. Võ Vương, Chu Công cũng không ép được Bá Di Thúc Tề (4)
Bảo Thoa không đợi nghe hết câu, liền nói :
- Những câu nói ấy của cậu lại càng không đúng. Ai cũng là Sào, Hứa, Di, Tề cả, thì sao đến nay người ta lại khen Nghiêu, Thuấn, Chu, Khổng là bậc thánh biền ? Vả lại cậu ví mình như Di, Tề thì thật không đúng. Di, Tề vì sinh vào cuối đời nhà
Thương, gặp phải nhiều việc khó xử, nên mới có cớ để trốn tránh. Chứ bây giờ gặp đời vua thánh, nhà ta mấy đời đội ơn triều đình, cha ông được hưởng biết bao điều sung sướng... Vả lại, cậu từ khi lọt lòng đến giờ, bà trước kia và cha mẹ đều xem như một hòn ngọc quý. Cậu vừa nói những câu ấy, thử nghĩ lại xem có đúng hay không .
Bảo Ngọc nghe xong, không trả lời, cứ ngẩng đầu lên mỉm cười. Bảo Thoa lại khuyên :
- Cậu đã đuối lý thì tôi khuyên cậu từ sau nên hồi tâm lại. Cố sức học hành, nếu mà thi đậu, sau đó mà thôi, cũng không đến nổi uổng phí ơn trời đức tổ ?
Bảo Ngọc gật đầu, than thở rồi nói :
- Thi đậu à, kể ra thì cũng không phải là việc gì khó đâu. Nhưng những câu mợ nói “sau đó mà thôi” và “không uổng ơn trời đức tổ”, thì xem ra cũng đúng đấy.
Bảo Thoa chưa kịp trả lời, thấy Tập Nhân đến nói :
- Vừa rồi mợ Hai nói đến các bậc thánh hiền đời xưa, tôi cũng chẳng hiểu gì. Tôi chỉ nghĩ bọn chúng tôi khó nhọc vất vả theo hầu cậu Hai từ thuở bé, hết sức lo lắng săn sóc. Nói đúng ra, đó vẫn là bổn phận phải làm, nhưng cậu cũng nên xét lại một chút. Vả lại mợ Hai đã thay cậu giữ trọn đạo hiếu đối với ông lớn và bà lớn. Dù cậu không để ý đến tình vợ chồng đi nữa, thì cũng không nên phụ tấm lòng tốt của người ta. Còn chuyện thần tiên là câu chuyện hoang đường, có ai mắt thấy vị thần tiên nào đi xuống cõi trần đâu ? Không biết cái ông sư ấy ở đâu đến, nói nhảm mấy câu, mà cậu cho là thực. Cậu là người có học, không lẽ coi lời nói của ông sư trọng hơn lời dạy của cha mẹ hay sao ?
Bảo Ngọc nghe xong, cúi đầu không đáp. Tập Nhân đang muốn nói nữa, bỗng nghe phía ngoài có tiếng bước chân, rồi từ cửa sổ có tiếng hỏi vào : “ Chú Hai có ở nhà không?”
Bảo Ngọc nghe rõ liếng Giả Lan, liền đứng dậy cười nói :
- Cháu cứ vào.
Bảo Thoa cũng đứng dậy. Giả lan đi vào, đến chào Bảo Ngọc và Bảo Thoa, có vẻ vui mừng lắm, lại chào cả Tập Nhân. Tập Nhân cũng chào lại. Giả Lan đưa bức thư cho Bảo Ngọc xem. Bảo Ngọc cầm thư đọc rồi nói :
- Cô Ba cháu về thăm à ?
- Ông đã viết trong thư như thế, chắc là sẽ về.
Bảo Ngọc gật đầu không đáp, lặng lẽ dường như đang nghĩ ngợi gì. Giả Lan hỏi :
- Chú đã xem rồi chứ. Đoạn cuối bức thư, ông dặn cậu cháu ta lo học hành đấy. Cháu sợ lâu nay chú không làm bài vở gì thì phải ?
Bảo Ngọc cười :
- Ta cũng muốn tập làm mấy bài cho thành thạo, để đi kịp đời kiếm chút công danh.
- Chú đã định như thế, thì nên nghĩ sẵn mấy đầu bài. Cháu sẽ cùng chú tập làm, để vào trường thi quấy quá cho xong, nếu phải nộp quyển trắng thì không những người ta chê cười cháu, mà chê cười cả chú nữa đấy.
- Cháu không đến nổi thế đâu.
Giả Lan nói xong, Bảo Thoa mời ngồi. Bảo Ngọc vẫn ngồi ở chỗ cũ. Giả lan ngồi ghé một bên. Hai chú cháu bàn chuyện văn bài một lúc, mặt mày vui vẻ. Bảo Thoa thấy hai chú cháu đang chuyện trò thích thú như vậy, bèn đi vào trong nhà, nghĩ bụng : “xem bộ dạng cậu Bảo bây giờ, có lẽ đã tỉnh ngộ rồi. Nhưng theo lời cậu ta vừa nói, thì cậu ta chỉ đồng ý mấy tiếng “sau đó mà thôi”. Không rõ là có ý tứ gì.”
Trong lúc Bảo Thoa đang còn phân vân, Tập Nhân thấy Bảo Ngọc thích bàn văn chương, và nhắc đến việc đi thi, thì lại mừng rỡ nghĩ bụng “A di đà phật ? Mợ ấy giảng như giảng sách tứ thư, cậu ta mới vỡ lẽ ra được.”
Bảo Ngọc và Giả Lan còn đang nói chuyện văn bài, thì Oanh Nhi pha trà đưa đến. Giả Lan đứng dậy cầm lấy chén trà, lại nói một hồi về những phép tắc vào trường thi và việc mời Chân Bảo Ngọc cùng đến họp bạn. Bảo Ngọc hình như rất thích.
Một lát sau, Giả Lan ra về, để lại bức thư cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc cầm bức thư cười tủm tỉm, đưa cho Xạ Nguyệt cất đi, rồi ra cất bộ sách Trang Tử, lại soạn những bộ sách trước đây thích đọc nhất như Tham đồng khế (5) , Nguyên mệnh bao (6), Ngũ đăng hội nguyên (7)...gọi bọn Xạ Nguyệt. Thu Văn, và Oanh Nhi xếp vào một chỗ.
Bảo Thoa thấy hành động lần này của Bảo Ngọc, rất lấy làm lạ, muốn dò thử xem, liền cười hỏi :
- Không xem những sách ấy là đúng rồi. Nhưng cần gì cậu lại phải chuyển đi nơi khác ?
Bảo Ngọc nói :
- Bây giờ tôi mới hiểu rõ, những thứ sách ấy đều chằng ra gì, tôi phải đốt hết đi cho rảnh.
Bảo Thoa nghe vậy vui sướng vô cùng. Bỗng nghe Bảo Ngọc đọc khe khẽ :
- Trong nội điển tuyệt không tính Phật,
Ngoài kim đan lại có thuốc tiên.
Bảo Thoa cũng không nghe rõ lắm, chỉ lõm bõm mấy chữ “không tính phật” và “có thuốc tiên.” Trong bụng lại đâm ra ngờ vực hãy chờ xem bộ dạng cậu ta như thế nào. Bảo Ngọc sai bọn Xạ Nguyệt, Thu Vân thu xếp một gian nhà yên tĩnh, rồi chọn những sách hay về loại ngữ lục và các thể thơ theo lối thi cử đem để trong gian nhà ấy. Anh ta lại tỏ ra vẻ thực sự yên tĩnh đọc sách. Bấy giờ Bảo Thoa mới yên tâm. Tập Nhân chưa hề nghe thấy việc ấy bao giờ, nên cười nói với Bảo Thoa :
- Tóm lại nhờ lời lẽ của mợ thông suốt, nên chỉ bàn luận một hồi, đã khuyên giải được cậu Hai. Đáng tiếc hơi chậm một chút, ngày vào trường thi đã gần đến rồi.
Bảo Thoa gật đầu mỉm cười :
- Chỉ mong từ sau cậu ấy một lòng đi con đường chính, không dính dáng đến những thứ tà ma như trước, thế là tốt rồi !
Chị ta nói đến đó, thấy trong buồng không có ai, lại gọi nhỏ :
- Lần này cậu ấy tỉnh ngộ là rất hay. Nhưng còn có một chuyện, sợ lại mắc bệnh cũ, ham chơi bời với chị em bạn gái, thì lại không tốt.
- Mợ nói cũng đúng, cậu Hai từ khi nghe theo vị hòa thượng mới tỏ ra lạnh nhạt với đám chị em. Nếu cậu ấy không tin ông ta nữa, sợ lại mắc phải bệnh cũ đấy. Theo ý tôi thì cậu Hai không để ý đến mợ và tôi lắm đâu. Nhà này trừ Tử Quyên đi rồi, chỉ còn bốn chị em chúng nó. Trong đó có con Năm hơi ranh mãnh, nghe nói mẹ nó đã thưa với mợ Cả, nói với mợ, xin nó về để gả chồng, nhưng vài hôm nay nó vẫn còn ở đây. Xạ Nguyệt và Thu Vân tuy không có điều gì, nhưng mấy năm lại đây cậu Hai cũng hay đùa bỡn với chúng. Bây giờ nhìn lại, chỉ có Oanh Nhi là cậu Hai không hề để ý lắm. Vả lại Oanh Nhi tính cũng đứng đắn. Tôi nghĩ những việc pha trà múc nước, chỉ cần bảo Oanh Nhi cùng bọn a hoàn nhỏ hầu là đủ, không biết ý mợ nghĩ sao ?
- Tôi cũng lo về việc ấy. Cô nói thế cũng được đấy.
Từ đó, Oanh Nhi cùng các a hoàn nhỏ được cắt vào hầu hạ Bảo Ngọc. Bảo Ngọc vẫn không ra khỏi cửa phòng, ngày nào cũng chỉ sai người đến hỏi thăm Vương phu nhân. Vương phu nhân thấy anh ta như thế, vui sướng vô cùng.
Đến ngày mồng ba tháng tám, đúng ngày “lễ minh thọ” (8) của Giả mẫu. Bảo Ngọc sang cúng rồi về ngay, lại vào ngồi trong gian nhà kín. Cơm xong, Bảo Thoa, Tập Nhân, cùng bọn chị em đều theo Hình phu nhân và Vương phu nhân ngồi nói chuyện. iphiếm ở nhà trước. Bảo Ngọc một mình ngồi yên lặng trong gian nhà kín. Bỗng thấy Oanh Nhi bưng đến một mâm các thứ dưa quả thưa :
- Đây là lễ vật cúng bà. Bà lớn bảo người đưa sang để cậu xơi.
Bảo Ngọc đứng dậy nhận, rồi lại ngồi xuống nói :
- Để lại đó.
Oanh Nhi vừa đặt dưa xuống, vừa khẽ nói với Bảo Ngọc :
- Bà lớn đang khen cậu Hai ở bên ấy đấy.
Bảo Ngọc mỉm cười.
Oanh Nhi lại nói :
- Bà lớn bảo lần này cậu Hai cố hết sức học hành, nay mai vào trường thi đậu rồi, sang năm lại thi đậu tiến sĩ, rồi ra làm quan, thì thực không uổng công ông lớn và bà lớn trông mong cậu.
Bảo Ngọc chỉ gật đầu cười mỉm.
Oanh Nhi bỗng nhớ lại câu nói của Bảo Ngọc hồi năm nọ, khi mình đến bện dây giúp, liền nói :
- Nếu quả cậu Hai thi đậu, thì thật là cô tôi tốt phúc ! Cậu còn nhớ năm nọ ở trong vườn, khi cậu bảo tôi đến bện cái dây kiểu hoa mai, cậu có nói : sau này không biết cô tôi cùng với tôi đến nhà một người nào tốt phúc.(9) Thế thì bây giờ cậu là người tốt phúc đấy nhỉ ?
Bảo Ngọc nghe đến đó, lại cảm thấy động lòng trần tục, liền định thần nín thở, mỉm cười nói :
- Theo như cô, thì tôi và cô của cô đều là người có phúc, còn cô thì sao ?
Oanh Nhi đỏ mặt, gượng cười thưa :
- Chúng tôi chẳng qua chỉ làm a hoàn suốt đời, còn có phúc phận gì ?
- Nếu quả suốt đời được làm a hoàn, thì phúc ấy còn to hơn phúc của chúng tôi nữa đấy !
Oanh Nhi nghe câu ấy, giống lời nói điên, sợ mình lại gây ra bệnh của Bảo Ngọc, định bỏ đi. Bỗng thấy Bảo Ngọc cười rồi nói :
- Cô bé ngây ngô ơi, để ta nói cho mà nghe !
Chưa biết Bảo Ngọc sẽ nói ra những chuyện gì.
---------------------
1. Theo chế độ khoa cử đời Thanh, những người học thi Quốc tử giám gọi là
giám sinh. Có tư cách giám sinh mới được đi thi cử nhân. Nhưng hầu hết chỉ cần quyên nạp một số liền là được.
2. Một thiên trong “Nam hoa kinh “ của Trang Tử.
Đoạn này bảo là muôn dặm giáo lời như Phật nói chuyện Bảo Tháp.
3. Gặp nhau chỉ để chia ly. Cuộc đời chớp nhoáng.
4. Sào Phủ và Hứa Do là những người cao sĩ đời nhà Đường. Ở ẩn trong núi,
vua Nghiêu nhường thiên hạ cho Sào Phủ. Sào Phủ không nhận, nhượng lại
cho Hứa Do. Hứa Do cũng không chịu, rồi bỏ trốn đi cày. Bá Di và Thúc Tề là con vua Cô Trúc đời nhà Thương. Anh em nhưng ngôi Vua cho không nhận rồi đều bỏ trốn. Khi Chu Võ Vương đánh Trụ, Bá Di, Thúc Tề can không được, liền bỏ vào trong núi Thú Dường ăn rau mà ૮ɦếƭ đói. . . .
5. Sách này có hai loại, một loại nói về phép luyện đan của Đạo học.
một loại bàn về đạo lý nhà Phật
6. Một thứ sách chuyên nói về những điềm lạ lùng, những ước đoán trước.
7. Sách chép về hệ thông tông phái của Phật giáo- Công danh có số, thi đậu hay hỏng, cũng không phải do học, sớm hay muộn.
8. Lễ kỷ niệm ngày ૮ɦếƭ rồi. (Ngày giỗ)
9. Xem lại hồi thứ 35.