Hôn Nhân Giấy - Chương 56

Tác giả: Diệp Tuyên

Không có tốt nhất, chỉ có thích hợp nhất
Cuối cùng bạn chọn cách cùng nhau đi tiếp, và hai người sẽ cùng chia sẻ, trợ giúp lẫn nhau một cách thực sự, để cùng nhau sống đến đầu bạc răng long. Trong quãng thời gian đồng hành đó, chưa chắc họ là người tốt nhất, giỏi giang nhất, nhưng chắc chắn sẽ là người thích hợp nhất với mình. Trong hôn nhân, luôn luôn không có gì là tốt nhất, mà
Một mình nơi đất khách quê người, Quản Đồng cũng rất nhớ vợ, nhất là vào những lúc anh rảnh rỗi.
Tuy thế, những lúc anh rảnh rỗi thực sự lại quá ít.
Ban ngày, hết hội nghị này đến hội nghị khác, thực hiện lệnh của cấp trên, truyền đạt tinh thần của cấp trên… Vẫn chẳng có gì mới, nhưng trước đây anh là người chuẩn bị cho hội nghị, còn bây giờ là người ngồi ở ghế chủ tịch; đương nhiên cũng thường xuyên anh phải đi lại, quan sát các đơn vị cấp dưới, chỉ đạo cấp dưới làm việc… Trước đây anh là người đi sau lãnh đạo, còn bây giờ là người đi trước tất cả mọi người, cũng phải phê chuẩn các văn bản gửi cho cấp dưới, đánh giá kiến nghị của cấp dưới… Trước đây anh là chân loong toong, còn bây giờ là người ký tên phê chuẩn trên văn bản.
Trước sự thay đổi này, không phải Quản Đồng không bỡ ngỡ, nhưng được cái bao nhiêu năm nay anh cũng được chứng kiến nhiều nên bắt kịp rất nhanh. Có lẽ do anh đã quen làm chân loong toong cho người ta rồi, lại còn trẻ, vì vậy khi nói chuyện hay làm việc đều rất nghiêm túc, lại thường xuyên nhắc đến hai từ “học tập” nên cũng rất được lòng các bậc tiền bối. Thực ra chẳng có ai ngốc cả, mà cũng chẳng có gì là tốt nếu lại đắc tội với một thành viên trong ban lãnh đạo, bởi mọi người từ Tỉnh ủy xuống, ai không biết cách hòa hợp, cũng có nghĩa là tự tạo mệt mỏi cho mình. Hơn nữa, mọi người cũng đều biết rõ: loại người này xuống đây là để luyện kim loại, đã sớm muộn gì rồi cũng đi, thì chi bằng để lại ấn tượng tốt trong lòng nhau. Vì thế, sự ra mắt của Quản Đồng cũng có thể coi là thuận lợi.
Anh chỉ rất không thích các cuộc chiêu đãi vào buổi tối. Từ ngày đến đây, huyện ủy, chính quyền huyện đều tiếp đón, các đơn vị nhỏ liên lạc mời riêng, thỉnh thoảng còn có mấy mối quan hệ cũ, nhất định phải đi uống rượu để hồi tưởng lại chuyện xưa.
“Họp + uống rượu” dần như đã trở thành hai nhiệm vụ chính trong thời gian Quản Đồng nhậm chức.
Quản Đồng trước đây là một thư ký Tỉnh ủy, hơn một nửa thời gian của anh đều là ở trong văn phòng, bữa tối phần nhiều là ăn trong phòng ăn tự chọn của Trung tâm đào tạo Văn phòng Tỉnh ủy, không phải không có lúc tiệc tùng, nhưng cũng không đến mức “mỗi ngày một bữa rượu”; nhưng lần này xuống dưới cơ s, Quản Đồng đã thực sự được mở mắt.
Với lại, Quản Đồng có thể coi là lớn lên ở vùng biển phía bắc, tửu lượng cũng tương đối, khoảng bảy lạng rượu trắng 38 độ hay nửa cân rượu trắng 52 độ, thỉnh thoảng lại thêm chút rượu cốt sáu bảy mươi độ, uống khoảng hai lạng xong mới rời khỏi bàn tiệc. Tuy thế, dù tửu lượng có khá, thì vẫn làm sao chịu nổi tối nào cũng uống, mà độ rượu thì càng ngày càng cao! Có lúc Quản Đồng quay về nhà khách chính quyền huyện đang tạm ở, không kịp thay đồ đã gục đầu ngủ, sáng hôm sau tỉnh dậy mới vội vã tắm rửa, gột bỏ hơi rượu trên người.
Giờ đây, Quản Đồng đã hơi hiểu ra, cái kiểu làm việc ngày nào cũng làm thêm ở Tỉnh ủy vẫn còn là lành mạnh.
Đồng thời với việc đó, những người nông dân vùng này cũng để lại trong lòng Quản Đồng những ấn tượng sâu sắc.
Vì thường xuyên xuống kiểm tra chỉ đạo công tác, Quản Đồng càng có thêm cơ hội được đi sâu đi sát thực tế. Thực ra cơ hội kiểu này hoàn toàn không xa lạ với anh, vì năm nào về quê ăn tết, anh chẳng đứng bên bờ ruộng trò chuyện với hàng xóm. Nhưng giờ thì không giống. Những cán bộ thôn xã, thư ký thôn, thậm chí có cả các phóng viên đài truyền hình Huyện tiền hô hậu ủng quanh anh. Mỗi nụ cười của anh, mỗi cái bắt tay của anh đều có ý nghĩ chính trị sâu sắc. Trong sự bao vây đó, thỉnh thoảng, anh thấy những người nông dân thu mình lại chẳng dám đứng lên trên, trong lòng anh lại thấy xót xa.
Bất giác anh nghĩ, anh cũng xuất thân từ những mảnh đất như thế này. Nếu thi đại học không đỗ, thì bây giờ anh cũng đang đứng trong số họ, với nụ cười đôn hậu, rụt rè chờ đợi được bắt tay một nhân vật mà với họ là rất quan trọng. Thậm chí anh còn nghĩ, bao nhiêu năm nay mình chỉ dành thời gian để đọc sách, không thể là một người nông dân tốt.
Đối với anh và rất nhiều con em nhà nông ở bên cạnh anh, dù đã thi đỗ đại học hay ra làm thêm, đồng ruộng cũng đã rất xa lạ.
Anh chỉ thân quen với những khuôn mặt đầy nếp hằn gió sương, những bàn tay thô ráp của họ đã nuôi sống cả một đất nước rộng lớn và đông dân, tuy thế, họ lại bị xa lánh bởi thành phố đầy đủ các dịch vụ công cộng.
Anh thực sự muốn làm chút gì đó cho họ, nhưng, một phó chủ tịch huyện mới đến, chưa quen hết mặt các nhân viên trong ủy ban, muốn thực sự đích thân làm, cũng rất khó.
Anh thừa nhận, anh chỉ là người tầm thường, và cũng có tư tưởng sáng suốt giữ lấy thân. Anh muốn quan sát xem tình hình thế nào, tìm một vị trí an toàn cho mình, rồi mới tính tiếp.
Nội tâm anh cũng đấu tranh dữ dội.
Anh biết, nếu chỉ dựa vào mỗi sức của mình, thì chẳng thể thay đổi được điều gì.
Vì thế, trong những ngày lạ lẫm và tràn đầy áp lực này, Cố Tiểu Ảnh gần như là toàn bộ niềm hi vọng của anh.
Trong hai tháng, họ gặp nhau được ba lần. Tuy lần nào cũng vội vã chỉ có hai ngày, nhưng anh nhìn điệu bộ nói chuyện hào hứng của cô mà cảm thấy thật ấm áp. Anh mỉm cười nhìn cô nhăn mày nhíu trán để minh họa cho các câu chuyện cười xảy ra trong Học viện, chuyện con gái Đoàn Phỉ đã biết bò, còn Hứa Tân thì được giới thiệu cho một anh chàng làm bên pháp y… Anh cảm thấy như ngày tháng trở nên êm đềm.
Nhìn nụ cười của cô, anh không muốn kể cho cô nghe những áp lực và cay đắng mà mình đang phải chịu.
Anh chẳng thể nào nói ra, tuy những năm qua, anh luôn có ý chí phấn đấu, nhưng thực tế trong lòng anh luôn có một sự tự ti mà anh không muốn phải thừa nhận. Nhìn những người bạn không hề học giỏi bằng mình, cũng không có tố chất cao như mình lần lượt được làm ở những nơi rất tốt, lương cao, được phân nhà rộng, hơi tý là có thể kể ra bố mình thân thiết với lãnh đạo nào đó, còn mình là bạn cũ cùng lớn lên từ nhỏ với con gái của một ai đó trong một cơ quan hay viện gì đó rất lớn. Họ thuộc tầng lớp con ông cháu cha, họ thể hiện thái độ khách khí và t trọng với Quản Đồng, nhưng chắc chắn không bao giờ coi anh là cùng hội cùng thuyền.
Anh cũng chẳng thể nào nói ra: mỗi lần nhìn thấy những cảnh bần cùng khốn khó của bà con nông dân, anh đều rất bực bội, nghĩ bụng: một thôn lớn như vậy tại sao lại không có thêm vài đứa trẻ được ăn học, thi đại học, ở lại thành phố, để thay đổi cuộc đời của chính nó và gia đình bố mẹ nó? Thế hệ nào không có học hành thì thế hệ đó sẽ sống nghèo khổ, nên lại càng không đủ sức mà coi trọng việc học hành, vì thế mà đời đời kiếp kiếp cứ nghèo mãi… Đây là một cái vòng luẩn quẩn quái ác, cũng giống như một lời nguyền đen tối khiến người ta “thương người khác bất hạnh, nhưng lại bực vì họ không biết đấu tranh”.
Thậm chí anh sẽ không thể nào quên ánh mắt thương hại và khinh bỉ của mẹ Tưởng Mạn Ngọc. Ánh mắt đó như một cái đinh, đóng chặt anh vào một cây cột sỉ nhục vô hình, khiến anh nhớ rằng, mình cần phải tiến lên, từng bước thật vững, dù mất bao nhiêu thời gian và sức lực, cũng phải càng bước càng vững!
Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Đây cũng là một trong những động lực mà anh không muốn thừa nhận.
Đương nhiên, là một người đàn ông, anh cũng còn phải mang đến một cuộc sống tốt hơn cho vợ và con mình.
Vì thế, ở Bồ Âm, anh càng không thể thua.
Anh phải tổ chức thành công mỗi cuộc họp bình cũ rượu mới, anh phải uống tàn mỗii cuộc rượu cháy ruột cháy gan, phải xử lý ổn thỏa quan hệ của từng cấp, và phải dốc sức làm tốt mọi công việc trong phận sự của mình… Tất nhiên, nếu may mắn, những thành tích của anh sẽ được cấp trên nhìn ra, sự nghiệp của anh sẽ thuận lợi hơn. Từ khi anh lựa chọn bước đi này, nếu nói anh không để ý đến tấm thảm đỏ trải đường trong tương lai, th́ rơ ràng là giả tạo.
Điều anh muốn, chỉ là cố hết sức bước từng bước thực tế, chắc chắn, bằng chính năng lực của mình, với những điều kiện không hổ thẹn với lương tâm.
Những điều này, vợ anh có hiểu được không?
Anh đoán, không đợi anh nói hết, cô sẽ ngáp ngắn ngáp dài.
Không sai. Anh yêu cô. Vì thế, tốt hơn là không nói cho cô biết.
Anh nghĩ rằng, Tiểu Ảnh của anh cần được sống dưới ánh mặt trời. Cuộc sống của cô không cần đến loại áp lực này, anh càng không cần tự tạo thêm ra những áp lực như thế.
Vì thế, sau này chúng ta mới biết, nếu nói Quản Đồng có chỗ nào sai, thì cái sai của anh là ở chỗ: anh luôn cố gắng giương ra cho vợ một chiếc ô che mưa che gió, mà không biết, chính vì anh không giỏi dự báo thời tiết, nên ngay từ đầu vợ anh cứ tưởng anh chỉ là một cây nấm nhỏ.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc