Tối hôm ấy, Quản Đồng đi làm thêm giờ, Tiểu Ảnh ở nhà một mình nấu mì. Hôm nào không có anh ở nhà, cô đều lười xuống bếp. Lúc nấu mỳ, cô lại nghĩ, hóa ra nấu ăn cũng là một môn nghệ thuật sáng tạo. Cái gọi là nghệ thuật củi lửa cũng phải có người biết thưởng thức thì mới có động lực mà sáng tạo. Thế nhưng nhìn tấm lịch treo tường – cuối năm rồi – hội nghị này sự kiện nọ cứ xoay đi xoay lại, nên trong tháng cuối năm, Quản Đồng chưa ăn bữa tối nào ở nhà. Tiểu Ảnh hơi xót xa thở dài.
Vì ăn một mình nên bữa ăn chẳng mấy chốc mà xong. Bảy giờ tối, cô đã dọn dẹp xong hết, ngồi trước máy tính. Chẳng hiểu sao cô lại nhớ đến Trần Diệp, nhớ lại lúc hai người gặp nhau ở siêu thị, khi những hạt tuyết bay bay ngoài trời lạnh, anh vẫn y như ngày xưa, vẫn cẩn thận giúp cô đội chiếc mũ trên áo choàng lông. Cô hơi ngần ngại, lặng lẽ tránh né, anh vẫn ngang bướng không chịu buông tay, lặng thầm qun cho cô rồi nhìn cô mỉm cười. Cô có thể nhìn thấy ánh mắt liếc nhìn như có như không của những cô gái qua lại đều đổ dồn vào anh. Đi đâu cũng thế, anh luôn nổi bật.
Tiểu Ảnh không phải một con ngốc, cô biết năm ấy khi Trần Diệp ra đi, trong lòng anh tràn đầy trông đợi, nhưng đó chỉ là sự lưu luyến mà thôi, còn anh biết mình sẽ ra đi không trở lại. Cô chỉ không hiểu tại sao anh không nói gì, tại sao anh biết sau ba năm cô vẫn không đi tìm anh
Hoặc cách giải thích duy nhất là: họ quá giống nhau, họ chỉ cần nhìn vào mình là biết người kia đang muốn gì. Anh không thể mang lại điều gì cho cô, cũng không hứa hẹn. Tóm lại, Trần Diệp luôn luôn sáng suốt. Thế bây giờ thì sao?
…
Cô đứng dưới cơn mưa tuyết, nhìn nụ cười của anh mà tâm hồn như bay đi mất. Cho đến khi anh khẽ thở dài, đưa túi đồ cho cô, vỗ vai: “Lên xe đi” thì cô mới bừng tỉnh, thấy chiếc taxi anh vừa vẫy. Cô ngồi vào trong, anh đóng cửa lại, vẫy tay, làm dấu qua cửa xe. Cô hiểu, giống như mỗi lần anh tiễn cô ra bến tàu: “Về tới nhà thì gọi điện cho anh.” Tháng chạp, trời tối nhanh. Tiểu Ảnh trông ra ngoài cửa xe, những bông tuyết lấp lánh trong ánh đèn đường, còn Trần Diệp đang đứng dưới tuyết im lặng.
Tiểu Ảnh bỗng thấy nhói lên trong lòng. Cô không còn yêu anh nữa, nhưng điều kỳ lạ là vẫn thấy thương anh. Cô không biết cuộc sống của anh ở nước ngoài có tốt không, nhưng nhìn những lời anh nói từ đáy mắt, cô biết, song song với việc nâng cao trình độ nghệ thuật, anh đã phải cực khổ lắm.
Lạ thay, cô lại nhớ ra người bạn cùng phòng hồi học đại học - Tang Lý.
Giờ nghĩ lại, Tang Lý học thanh nhạc, hay Trần Diệp học nhạc cụ, họ đều giống nhau cả đấy chứ? Cũng đều vì ước mộng của mình mà vứt bỏ bao thứ. Thật kì lạ, những người xung quanh Tiểu Ảnh tại sao đều có khát khao, có lý tưởng, thậm chí có thể đánh đổi một số người để đạt tới những thứ đó?
Tất nhiên, cũng có thể đó chỉ là trùng hợp. Thế giới rộng lớn, thế nào cũng đầy những người như Tiểu Ảnh, tuy chưa được đứng dưới ánh đèn sân khấu, nhưng có thể nhẹ nhàng biến cuộc sống giản đơn thành một khát khao đáng theo đuổi.
Dưới ngọn đèn ấm, Tiểu Ảnh thở hắt một hơi, mở chiếc máy tính xách tay tiếp tục viết nốt những dòng tiểu thuyết dang dở. Cuốn sách tên là “Khúc biệt ly”. Trước đây cô từng nói với Tang Lý: “Sẽ có một ngày tớ viết cho cậu cuốn sách tên là “Khúc biệt ly”. Tang Lý cười: “Nhớ chia cho tớ một nửa nhuận 乃út.” Lúc nói câu đấy là lúc Tang Lý bước ra khỏi phòng chiếu phim. Tang Lý kể và đếm cho cô nghe những ngôi sao thường qua lại gần nhà mình. Tiểu Ảnh kinh ngạc hét lên. Đó là những năm tháng tuyệt nhất trong đời Tang Lý. Trong bản thảo của Tiểu Ảnh, đó là những năm tháng rực rỡ sắc màu. Sống trong những năm tháng ấy, không ai có đủ dũng cảm để có những đổi thay làm chua xót lòng người.
Thế nên, trong cái khoảng thời gian dài ấy, cuốn tiểu thuyết không quá một trăm nghìn chữ này bị bỏ qua một bên. Tiểu Ảnh không nỡ oán trách bạn thân của mình, nhưng cũng không muốn viết một cuốn tiểu thuyết không có thăng trầm. Cô chuyển sang viết truyện thiếu nhi, cũng vài quyển bán được, danh tiếng cũng khá. Thế nhưng, ngay lúc ấy, điện thoại của Tang Lý lại không liên lạc được.
Ban đầu, Tiểu Ảnh trách thầm: “Đổi số mà không báo cho ai biết!” Về sau mới phát hiện ra rằng, có lẽ đó không phải là đổi số, mà là đã biến mất. Lúc ấy, cô hận không thể cầm dao móc mắt gã đó, cô đay nghiến nói:
- Anh làm mất cô ấy mà còn vác mặt đến hỏi tôi à? Thẩm Tiệp, tôi nói cho mà biết, nếu Tang Lý có bề gì thì tôi rủa anh ૮ɦếƭ không nhắm mắt!
…
Từ ngày ấy, cô viết lại cuốn “Khúc biệt ly”. Cô viết với tất cả niềm bi thương, tái hiện lại từng câu chuyện. Một năm trôi qua mới viết được bảy vạn chữ. Đây là cuốn sách gian nan nhất cuộc đời cô. Viết mãi, viết mãi, cô mới hiểu ra rằng: Câu chuyện khó viết nhất chính là câu chuyện người bên cạnh cô từng kinh qua. Cô biết rõ ràng những nỗi thống khổ tuyệt vọng mới có thể làm lay động người cô hiểu rõ ràng những bi kịch rạn nứt mới có thể gây chấn động tâm hồn, nhưng cô đâu có nỡ.
…
Cô sợ, sợ số phận của nhân vật chính sẽ ứng nghiệm lên cuộc sống của cô. Do đó, bây giờ Tiểu Ảnh quyết định từ bỏ ý định ban đầu của mình, cô không định viết những câu chuyện làm thức tỉnh ai nữa, cũng không định viết kết thúc là bi kịch nữa, cô chỉ muốn cho những người đang yêu, cho Tang Lý một lối ra đầy chữ
Tiểu Ảnh nghĩ, quả nhiên suốt cuộc đời này mãi mãi cô không thể trở thành một nhà văn xuất sắc. Đêm khuya, Tiểu Ảnh cứ cặm cụi như thế. Căn phòng không thể im lặng hõn, chỉ khe khẽ tiếng nhạc từ máy tính, ðó là một giọng ca nữ ðầy u uất: “Nếu gặp gỡ sớm hõn thì ta đã không phải hối hận, sẽ không còn rối ren, sẽ sống giản đơn và hạnh phúc. Nếu có ngày anh không còn ở đó, hãy tha lỗi vì những gì em cho anh là không ít, nhưng anh đâu có phúc để đón nhận…”
Cứ nghe đi nghe lại mãi bài này.
Một bài hát rất đúng tâm trạng, không hẹn mà gặp với chủ đề cuốn tiểu thuyết. Tiểu Ảnh vừa nghe vừa giữ cảm xúc, vừa nhẹ nhàng gõ theo nhịp bài hát. Gõ rất lâu, đến lúc viết đã mỏi tay, Tiểu Ảnh mới đứng dậy rót cho mình một cốc nước.
Đứng trước bình nước, cô chợt nghĩ: Mình còn được sống những tháng ngày bình lặng thế này bao lâu nữa?
Sẽ có một ngày, tiếng khóc oa oa của đứa trẻ cất lên, rồi căn phòng này sẽ náo loạn lên vì bà mẹ chồng trước đây không có tiếng nói chung? Lúc đó, cuộc sống của Tiểu Ảnh không còn là cuộc sống của riêng hai người, mà là một thế giới chồng chéo tạp loạn. Dường như trong cái thế giới tạp loạn ấy, đứa trẻ nhỏ hay bà mẹ chồng không có bảo hiểm nhân thọ lại ngã bệnh… thì đúng là loạn hết lên!
Với tính chất công việc của Quản Đồng thì anh ta rõ là chẳng giúp được gì. Một mình Tiểu Ảnh cô đơn biết làm sao?
…
Nghĩ đến đó, Tiểu Ảnh hơi xót lòng. Cô nghĩ, trước khi lấy chồng, cô không phải là một người nghĩ ngợi xa vời như thế, cô thích vứt những vấn đề khó giải quyết sang một bên để suy nghĩ sau. Cô tin, xe ᴆụng chân núi tất có đường đi, vội vã mà làm gì. Nhưng lấy chồng rồi, lạ thay, bản thân mình sao lại thay đổi như biến thành một người khác, sao lại vơ bao nhiêu vấn đề, thậm chí còn chưa xảy ra, vào đầu rồi nhào nặn chúng thành một khối thập cẩm.
Thật ra cô cũng không phải là người hay lo trước nghĩ sau, nhưng cô không thểnghĩ rằng: Nếu ban đầu không lấy Quản Đồng mà là Trần Diệp, thì bây giờ cô sẽ sống một cuộc sống thế nào… Cô không biết những cô gái lấy chồng khác có từng phải so sánh như thế không? Tuy chẳng có ý nghĩa gì nhưng đây cũng là một chủ đề khiến người ta tò mò.
Cô và Trần Diệp ít ra là đều có tiếng nói chung, dễ thấy vì đều học nghệ thuật. Chỉ riêng chuyện gia đình thôi, cô cũng từng thấy cha mẹ Trần Diệp - cha là phó viện trưởng viện khoa học xã hội tỉnh, mẹ là giáo viên đại học sư phạm, họ đều là những thành phần tri thức cao cấp, cử chỉ lịch sự nho nhã. Nếu có cha mẹ chồng như thế thì phải chăng sẽ không phải khổ não như ngày hôm nay? Phải chăng họ rất có tiếng nói chung? Về sau nói về mặt giáo dục con cái thì chẳng phải là họ sẽ giúp cô được một tay ư?
Ơn trời, cô không trông mong cha mẹ Quản Đồng giúp đỡ, mà chỉ mong họ đừng kéo bước cản thân mình là tốt lắm rồi. Đó là vì một ngày nọ cô bất chợt hỏi Quản Đồng: “Về sau bố anh sẽ không tiêm nhiễm vào đầu con chúng ta cái thuyết: “học hành vô dụng” chứ?”
Quản Đồng giật thót, suy nghĩ kỹ càng một hồi mới trả lời một cách vô tâm:
- Không biết, chịu thôi.
Lúc đó, Tiểu Ảnh chỉ đành cười trừ. Thế nhưng, thời gian chỉ trôi một chiều, không thể “nếu” quá nhiều và cũng không thể quay ngược dòng chảy. Cô sẽ không bao giờ đứng tại chỗ chờ đợi Trần Diệp, cũng không bỏ Quản Đồng để chọn người khác.
Cô là một người dũng cảm. Nhưng bạn nên biết, có được sự dũng cảm ấy là do cảm thấy đáng như thế từ tận đáy lòng.
Bởi vì, con người này, gia đình này đều đáng cho cô tạm thời vứt bỏ tuổi trẻ và công việc của cô yêu thích nhất sang một bên. Nghĩ đến đây cô phì cười, dưới ánh đèn sáng rọi, cô nghĩ, hóa ra trong cuộc sống, những thứ tình cảm cũ không phải lúc nào cũng có thể gây sóng gió, ví dụ như chính cô đây… Cuộc sống của cô tuy trần tục nhưng không phàm tục.
Tại sao?
Vì cô yêu
Nghe sến quá phải không? Thật ra từ khi lấy nhau họ chưa bao giờ nói: “Anh yêu em” hay “em yêu anh” với nhau bao giờ, không những thế mà suốt ngày người này còn gây phiền hà cho người kia. Nhưng cô biết anh gặp cô vào một thời điểm không thể phù hợp hơn, chỉ một bước chân thôi, nhưng không sớm cũng không muộn.
Thật vậy, giờ đây Tiểu Ảnh đã hiểu; nếu như Quản Đồng xuất hiện sớm một bước, thì cô đã coi anh như một gã hề trong ngành nghệ thuật; còn nếu chậm một bước, biết đâu cô đã làm vợ người khác.
Vợ chồng son, Tiểu Ảnh thấy hơi mơ hồ. Cô không biết phải hình dung lại cuộc hôn nhân của mình thế nào, càng không biết rằng những phiền phức, do nó mang lại, thì phải giải quyết thế nào đây?