Hôn Nhân Giấy - Chương 12

Tác giả: Diệp Tuyên

Kể từ lúc đó, nơi ở của trưởng phòng Quản trở thành “hành cung” ngoài giờ lên lớp của Cố Tiểu Ảnh. Đầu tiên là cô độc chiếm đường dây nối mạng của Quản Đồng, rồi đến phòng đọc sách có thể phơi nắng, tiếp nữa là bếp, phòng khách… và kết quả là cô thường xuyên vắng mặt tại ký túc xá nghiên cứu sinh nữ, hại Hứa Tân tìm đủ mọi cách mà không ra.
Cuối cùng thì đến một ngày, thật hiếm hoi Cố Tiểu Ảnh lại ngồi viết luận văn trong ký túc xá, Hứa Tân không nén được nên hỏi thăm dò: “Nhà anh ta có gì hay ho không vậy?”
Cố Tiểu Ảnh trợn mắt: “Ngoài chính bản thân anh ấy ra, chẳng có gì hay ho cả”.
“À”, Hứa Tân mở to mắt, lanh lảnh: “Cố Tiểu Ảnh, cậu đúng là lưu manh!”
“Chẳng phải đó là điều cậu muốn nghe sao”, Cố Tiểu Ảnh quay đầu lườm Hứa Tân, cười ranh mãnh: “Mình nói bọn mình đắp chăn bông nói chuyện suông, cậu có tin không
“Không tin!” - Hứa Tân lắc đầu quầy quậy.
“Thế thì được rồi còn gì”, Cố Tiểu Ảnh đánh máy rào rào, chẳng thèm quay đầu lại, “nếu một ngày nào đó bất ngờ mình nhận giấy đăng ký kết hôn, mọi người đừng quá ngỡ ngàng, cứ đưa thẳng phong bì là được rồi”.
“Giấy đăng ký kết hôn!” - Trí tưởng tượng của Hứa Tân cũng rất phong phú, trong ánh mắt mơ hồ dường như đã tưởng tượng ra một đứa trẻ chạy đến trước mặt mình nhảy nhót. Cô tưởng tượng ra mọi phiền phức mà một đứa nhóc có thể mang lại, đột nhiên rên lên, sợ hãi nhìn Cố Tiểu Ảnh.
“Không phải thế chứ”, cô thăm dò Cố Tiểu Ảnh, “hai người không áp dụng biện pháp phòng hộ nào à?”
Cố Tiểu Ảnh đánh xong dấu chấm cuối cùng, đứng lên vươn vai, quay đầu nhìn Hứa Tân, không chịu nổi nữa nên cốc vào đầu cô bạn một cái: “Cậu nghĩ cái gì vậy? Hôn một cái thì có sinh ra trẻ con được không?”
“A, thế là không có hả…” - Hứa Tân cảm thấy đầu óc mình như xẹp xuống.
Rốt cuộc là có hay là không có nhỉ? Quả là một vấn đề bí hiểm…
Thực ra, nhiều năm sau đó, mỗi lần nghĩ đến đoạn hội thoại này, Cố Tiểu Ảnh không nhịn nổi cười.
Lúc đó, cô và Quản Đồng, giống như mọi cặp tình nhân khác, từng bước trải qua quá trình từ quen biết đến tìm hiểu, từ thăm dò đến tiếp xúc, từ nắm tay cho đến hôn môi. Trong thời gian hai năm, họ đã lần lượt đi qua các bước của sự rung động. Ngày đó năm đó, họ thực sự yêu nhau, thực sự muốn được sống cùng nhau, và tay nắm tay bước vào hôn nhân.
Cô mãi mãi còn ghi nhớ, tháng chạp mùa đông, mỗi người ngồi một bàn, một người đọc sách, một người lên mạng, mệt thì nói chuyện, uống một tách trà bưởi nóng. Lò sưởi trong tập thể tỉnh ủy thật ấm áp, Cố Tiểu Ảnh lơ mơ buồn ngủ không muốn về. Quản Đồng cũng không nỡ để cô đội gió đội tuyết quay về, nhiều lần bảo cô: “Hay em vào phòng ngủ đi, anh ngủ trong phòng sách”.
Cố Tiểu Ảnh do dự môt chút, rồi không đành, trả lời: “Em về thì hơn, nếu không người ta lại xì xào anh chưa cưới đã sống chung, ảnh hưởng không tốt đến anh”.
Cô than chở: “Ai bảo đây là tập thể cơ quan, lắm kẻ dòm ngó. Từ nhỏ em đã sống trong khu tập thể cơ quan, ngán đến tận cổ cái kiểu nhà ở này rồi”.
Quản Đồng mừng rơn trong lòng, vội hỏi: “Hay là chúng mình kết hôn đi?”
Cơn buồn ngủ của Cố Tiểu Ảnh bỗng chốc tan biến, cô mở to mắt nhìn Quản Đồng nghi hoặc. Đúng lúc Quản Đồng tưởng thành ý của mình đã khiến Cố Tiểu Ảnh không nói nên lời, thì đột nhiên anh nghe cô la lớn: “Anh chỉ cầu hôn thế này thôi sao?! Không có hoa hồng, không có nhẫn kim cương, cũng không quỳ gối, không đánh đàn dưới trăng, Quản Đồng anh có chút thành ý nào không vậy hả?!”
Quản Đồng đớ người.
Nhưng mà, dù cho Quản Đồng không có hoa hồng, nhẫn kim cương, quỳ gối, đánh đàn dưới trăng, thì một bước quan trọng mà nhất định anh phải thực hiện, đó là Quản Đồng phải đi gặp ông Cố bà Cố, còn cô con dâu “xịn” Cố Tiểu Ảnh này cũng cần đến gặp bố mẹ chồng tương lai.
Nói đến bố mẹ Quản Đồng, khi gặp mặt lần đầu tiên, Cố Tiểu Ảnh thừa nhận, cô đến thành phố R “ra mắt” với tâm trạng phấp phỏng.
Đó là vào cuối tháng tư, lần đầu tiên Quản Đồng đưa Cố Tiếu Ảnh về nhà. Suốt quãng đường năm tiếng ngồi xe đường dài, Quản Đồng kể cho Cố Tiểu Ảnh nghe câu chuyện về bố mẹ mình, khiến cô nước mắt đầm đìa, trái tim yếu đuối rõ ràng là đang cảm động!
Thậm chí cô còn nghĩ thầm: “Câu bố mẹ Quản Đồng có thể hình dung giống như “Em gái khốn khổ ơi, để anh đánh đổi tiền đồ của mình cho em một mái nhà” trong “Tri âm”.
Thực ra, bản chất câu chuyện rất đơn giản: Cụ ngoại của Quản Đồng là Tạ Trường Phát là một nhà tư bản giàu cự phách, một nhân vật lẫy lừng khắp vùng Đông Bắc. Mà những nhân vật cự phách như vậy thì thường năm thê bảy thi*p, ông ngoại của Quản Đồng đương nhiên cũng không ngoại lệ. Vợ cả của ông ở căn nhà cũ tại thành phố R, vợ hai xinh đẹp theo ông đến căn nhà mới ở Đông Bắc. Nhưng dù gì thì vợ cả cũng là vợ cả, cũng là người vợ được mai mối cưới xin đàng hoàng, con của vợ cả là con trưởng, chính là ông ngoại Tạ Minh Giám của Quản Đồng. Tạ Trường Phát muốn con trai kế thừa sự nghiệp của mình, nên đã để con ra nước ngoài học từ sớm.Ai ngờ Tạ Minh Giám học hành xong lại hoàn toàn không hào hứng với việc kinh doanh, mà đi theo chính phủ quốc dân, tràn trề hoài bão muốn cứu nguy cho hàng triệu đồng bào thoát tình cảnh nước sôi lửa bỏng. Nhìn chấy viễn cảnh liên kết giữa kinh doanh và chính trị trước mắt, Tạ Trường Phát cũng ngầm ủng hộ lựa chọn của con trai, để dọn đường, ông cũng qua lại không ít với các quan chức. Đáng tiếc là, chính phủ quốc dân cũng đã không cứu nổi hàng triệu đồng bào, mà còn phải rút lui liên tiếp, cho đến khi phải rút về một hòn đảo nhỏ cách xa đại lục, tất nhiên, trên con tàu thoát thân đó có cả Tạ Minh Giám.
Thế là, đầu năm 1949, không còn đường nào để di, Tạ phu nhân đang mang thai 6 tháng đành phải đến trú ngụ ở nhà Tạ lão thái thái đang ở một mình tại thành phố R. Nhưng kể từ ngày mẹ của Quản Đồng là Tạ Gia Dung ra đời đã phải lớn lên trong cái danh “hậu duệ của Quỷ trắng”.
Cô bé đương nhiên không có bạn bè, mà vào thời điểm đó, cho đến cơn bão cách mạng sau này, Tạ Gia Dung đã quen với việc lang thang đầu đường xó chợ, bị chửi, bị đánh, mới mấy tuổi đã ra bờ biển vớt rong biển như con trai. Núi đá sắc nhọn và những hạt muối mặn chát đã vùi lấp tuổi thanh xuân của một cô gái như hoa như ngọc. Hay cũng có thể nói, Tạ Gia Dung lúc đó đã chẳng còn gì khác biệt so với những thiếu nữ nông thôn. Cuộc sống của thư hương môn đệ hoặc những gia đình giàu có, cô chưa từng được hưởng, lại càng không thể nói đến việc được học hành. Trình độ văn hóa của cô chỉ dừng lại ở vài từ ít ỏi trong sách giáo khoa tiểu học, và mong muốn cả cuộc đời chỉ đơn giản là lấy chồng và sinh con.
Thế nhưng, chẳng ai muốn lấy c
Đó là quãng thời gian tuyệt vọng đến tê dại. Lúc đó, cô gái được coi là xinh đẹp nhất thôn, đã nghĩ, con người quả là phải biết chấp nhận số phận. Cha mẹ cô đã nợ người ta, giờ cô phải trả, hoặc giả cũng là một kiểu chuộc tội.
Khi đó, cô đã định cứ ở một mình như vậy, suốt đời.
Vậy mà, ngoài sự tưởng tượng của cô, đầu những năm 70, khi một trận bão còn chưa kết thúc, lại có người không sợ trời không sợ đất vẫn lấy cô làm vợ?!
Người đó chính là Quản Lợi Minh, bố của Quản Đồng, bần nông chính gốc.
Đó là một trận phong ba trong cả huyện thành nhỏ bé. Nhưng dù bão tố có dữ dội đến đâu, Quản Lợi Minh vẫn để ngoài tai mọi lời dị nghị để làm đám cưới với Tạ Gia Dung. Kể từ đó, Quản Lợi Minh bắt đầu “cùng hưởng” những nỗi thống khổ và khó khăn của Tạ Gia Dung, thậm chí vì thế mà mất đi cơ hội được tuyển đi làm công nhân, cả đời chỉ có thể làm nông dân mà thôi.
Vậy là, một năm sau đám cưới, Quản Đồng ra đời, hai năm sau là Quản Hoa. Tuy rồi Quản Hoa mất sớm khi mới lên 5, nhưng dù gì, cuộc sống của Quản Lợi Minh và Tạ Gia Dung cũng dần bình ổn. Lại hai năm nữa trôi qua, khi tiếng kèn cải cách mở cửa càng ngày càng vang dội, xương cốt của Tạ Minh Giám được mang về quê hương. Chính là Quản Lợi Minh đã an táng hài cốt của Tạ Minh Giám và Tạ phu nhân đã qua đời trước đó ở cùng một nơi, mà trong suốt quá trình an táng đó, Tạ Gia Dung không rơi một giọt lệ.
Năm đó Quản Đồng 10 tuổi. Dường như cậu không thể nào quên, vào ngày chôn cất, mẹ mình đứng bên mộ, đờ đẫn, không nói một lời nào.
Trong ký ức của Quản Đồng, người cha Quản Lợi Minh luôn có một vai trò như có như không trong cuộc sống của anh.
Quản Lợi Minh có một thói quen đã thâm căn cố đế không thể nào cải tạo được, đó là: bẩn thỉu, ăn nói thô lỗ, tự cho mình là đúng, cố chấp, hay khoác lác, lại cũng không siêng năng. Vào những lúc nông nhàn mùa đông, ông thà ngồi phơi nắng tán chuyện trên trời dưới bể với người ta, chứ không chịu đi làm thuê. Ông còn thích uống rượu, uống say rồi là chửi bới lung tung, chửi Quản Đồng, chửi cả Tạ Gia Dung. Ông cho rằng trên đời này người ghê gớm nhất là “người có tiền”, nên ông khinh bỉ người học hành, luôn tin rằng lãng phí thời gian đọc sách không kiếm được nhiều tiền bằng đi ra công trường làm việc.
Vì thế, năm Quản Đồng thi đỗ nghiên cứu sinh, Quản Lợi Minh đã vuốt râu trợn mắt nhấn giọng: “Tôi sẽ không bỏ ra một cắc nào cho anh đi học đâu, nhà không có tiền, anh cũng biết rối đấy!”
Quản Đồng thản nhiên gật đầu: “Con biết ạ”.
Quản Lợi Minh mất hứng, lại càng tức tối: “Anh không cần tiền của gia đình, thì tự kiếm tiền mà đi học!Hai mươi mấy tuổi đầu rồi chẳng nhẽ không tự nuôi thân được hay sao?”
Quản Đồng vẫn chẳng có thái độ gì, bình tĩnh đáp: “Được ạ”.
Mấy lời giáo huấn trong bụng Quản Lợi Minh chẳng nói ra được, ông sốt ruột vừa trợn mắt vừa dậm chân, quay người đi ra khỏi cửa. Chỉ còn lại một mình, Quản Đồng đứng trong sân nhà ngẩng đầu nhìn trời, thấy cảm xúc trong lòng hỗn độn.
Vậy mà người mẹ Tạ Gia Dung lại dấm dúi đưa cho con trai 2000 đồng trước khi con vào học.
Bà thấp giọng dặn dò: “Con cầm lấy đi”.
Quản Đồng cay mắt, đẩy lại: “Con không dùng đến đâu, mẹ, trên tỉnh nhiều việc làm thêm, con kiếm được tiền nuôi sống mình mà
“Không phải tiền này để con tiêu vào việc ăn uống”, Tạ Gia Dung cúi đầu, cố hết sức nhét tiền vào túi con trai, “mà là để những lúc cần kíp, nhỡ đâu khi trái gió trở trời, còn có tiền chữa bệnh”.
Nhét được tiền vào rồi, bà mới ngẩng đầu nhìn vào khuôn mặt Quản Đồng, cười: “Đừng nói với bố con nhé”.
Quản Đồng “Vâng” một tiếng, mũi cay xè, hấp tấp bước lên một bước, ôm chặt lấy mẹ, vùi mặt vào sau lưng mẹ. Anh không dám để mẹ nhìn thấy giọt nước mắt trên khóe mắt mình.
Cũng gần như vào lúc đó, Quản Đồng thầm thề với lòng mình, nếu có một ngày thành công nên người, nhất định anh sẽ đón mẹ lên thành phố để sống những ngày nhàn nhã…
Thế đấy, như thế cũng là một kiểu “vợ chồng”, hai con người đó, Quản Lợi Minh và Tạ Gia Dung, ban đầu không phải lấy nhau vì tình yêu, vậy mà lại dựa vào nhau sống cả một đời.
Về điểm này, Quản Đồng thường không hiểu nổi.
Tuy rằng, không chỉ một lần anh nghe mẹ nói: “làm người phải biết chịu ơn”, nhưng khi nhìn người cha mình, anh vẫn cảm thấy cuộc đời này quả giống như trong sách đã nói, là một sự ngu xuẩn lớn.
Câu chuyện này, trong suốt chuyến đi khiến Cố Tiểu Ảnh ngỡ ngàng. Cô bắt đầu thực sự tò mò về mẹ của Quản Đồng, và đương nhiên cũng thực sự có sự ác cảm ngay từ trước khi gặp gỡ với bố Quản Đồng.
Trước lúc đó, không phải cô chưa từng suy nghĩ về cuộc sống sau đám cưới, thậm chí có thể nói, kể từ ngày cô quyết định chọn Quản Đồng, dù gia đình anh có nghèo hơn cũng không thể ngăn cản việc cô lấy anh. Tuy nhiên, cô thực sự không ngờ rằng nhà anh lại trải qua sự thăng trầm ghê gớm như vậy. Trời đất ơi, đây quả là một bộ phim truyền hình dài đến 20 tập!
Với cảm xúc như vậy, khi trời chập choạng tối, chiếc xe đường dài của Cố Tiểu Ảnh và Quản Đồng vào đến huyện thành, sau đó lại bắt “taxi dù” vào thôn, sau nửa tiếng, chiếc xe dừng lại trước sân một nông gia bình thường đến không thể bình thường hơn, lần đầu tiên cô nghe thấy tiếng gọi mang đậm chất giọng nhà quê của Quản Đồng: “Mẹ, con về rồi đây!”
Cố Tiểu Ảnh không nhịn nổi bật cười…
Quản Đồng quay đầu nhìn bộ dạng lấy tay bụm miệng của Cố Tiểu Ảnh, cũng cười theo. Một tay anh xách hành lý, một tay dắt Cố Tiểu Ảnh, đổi sang giọng bình thường: “Về đến nhà rồi, vào đi em”.
Về đến nhà rồi… Cố Tiểu Ảnh vừa bước theo Quản Đồng vừa ngẫm nghĩ về mấy chữ đó. Không thể không thừa nhận mấy chữ này đã mang lại cảm giác rất ám áp, rất đẹp đẽ, dù là trong một ngôi nhà rộn rã tiếng gà kêu chó sủa.
Vừa đi vào sân, ngẩng đầu lên đã nhìn thấy Tạ Gia Dung đang vội bước ra đón, bà mừng rỡ nhìn con nói: “Sao nhanh thế? Chẳng phải con nói tối mới về đến nơi hay sao?”
Quản Đồng kéo tay mẹ cười: “Xe chạy nhanh nên về sớm”.
Anh giới thiệu Cố Tiếu Ảnh với mẹ: “Mẹ, đây là Cố Tiểu Ảnh, bạn gái con”.
Tạ Gia Dung cười rạng rỡ, kéo chặt Cố Tiểu Ảnh không buông tay, nhìn đi nhìn lại khen: “Cố tiểu thư xinh quá”.
Cố Tiểu Ảnh từ nhỏ lớn lên bên ông bà, đương nhiên rất biết lấy lòng người già, liền cười ngọt ngào: “Cháu chào bác ạ!”
“Tốt, tốt”, Tạ Gia Dung hối hả kéo tay Cố Tiểu Ảnh vào nhà: “Vào nhà ngồi, vào nhà ngồi”.

Quản Đồng theo sau, mỉm cười nhìn họ, thuận miệng hỏi: “Cha con đâu?”
“Ông ấy đi mua con cá để tối nay nướng cá cho các con ăn”. Tạ Gia Dung vui sướng rót nước cho Cố Tiểu Ảnh, Cố Tiểu Ảnh cười tươi nhận lấy, Quản Đồng đứng một bên khẽ thở phào nhẹ nhõm.
Không bao lâu sau, Quản Lợi Minh tay xách mấy cái túi đi vào. Tạ Gia Dung đón lấy túi, giới thiệu Cố Tiểu Ảnh cho ông, rồi quay người đi xuống bếp.
Quản Lợi Minh vui vẻ nhìn Cố Tiểu Ảnh, rồi quay sang nói với con trai: “Bố đi mua cá, gặp trưởng thôn, ông ấy nói muốn mời con sang nhà ăn cơm. Bố nói như thế sao được, con trai về nhà đương nhiên phải ăn cơm ở nhà, đã thế còn đưa cả con dâu tương lai về nữa”.
Ông hài lòng nhìn Cố Tiếu Ảnh, lại nói thêm với Quản Đồng: “Bí thư nói trưởng trấn gì gì đó đều biết con về, còn đang đợi để mời con ăn cơm, bố nói con bận, còn chưa biết ở nhà mấy ngày”.
Ông cười đắc ý: ‘Cũng không thể cứ mời là đi ngay, quan trên tỉnh về, dù gì cũng phải ra dáng chứ. Bố nói luôn với họ rồi, chuyện đó con trai tôi khi nào có thời gian thì mới tính được…”
Ông vẫn còn kể lể, Cố Tiểu Ảnh quay đầu nhìn Quản Đồng, thấy anh nhíu mày, càng lúc càng khó chịu.
“Quản Đồng”, Cố Tiểu Ảnh biết Quản Đồng sắp nói gì, liền nói trước: “Em đói rồi!”
Vẻ mặt cô thật đáng thương, Quản Đồng mềm lòng, những lời chưa nói ra miệng lại nuốt trong lòng. Anh thở dài, nói với Quản Lợi Minh: “Chuyện ăn cơm thì nói sau. Thực ra con cũng chỉ là chân loong toong thôi, làm sao mà gọi là làm quan được
Nghe anh nói thế, mặt Quản Lợi Minh xịu hẳn xuống, mặt mũi sa sầm “hừm” một tiếng: “Có loong toong nữa thì cũng không to hơn họ hay sao? Chúng tôi nuôi anh ăn học bao nhiêu năm nay, chỉ là để nhìn anh làm chân loong toong thôi à?”
Quản Đồng chẳng muốn nói tiếp nữa, kéo tay Cố Tiểu Ảnh đi xuống bếp, Quản Lợi Minh ở lại một mình vuốt râu trợn mắt tức tối.
Cố Tiểu Ảnh vừa đi theo Quản Đồng, vừa bất giác quay lại nhìn Quản Lợi Minh, tự nhiên bắt đầu thấy đồng cảm với Quản Đồng.
Đến cửa bếp, thấy Tạ Gia Dung cầm một rổ rau đi ra ngoài, Cố Tiểu Ảnh nhìn theo với vẻ rất tò mò, hỏi Quản Đồng: “Mẹ anh đi đâu vậy?”
Quản Đồng vừa đi vào bếp vừa nói: “Rửa rau”.
Cố Tiểu Ảnh nhìn vòi nước trong sân, thắc mắc: “Sao không dùng nước máy?”
Quản Đồng đã lấy một củ hành bắt đầu bóc, vừa bóc vừa ngẩng đầu nhìn cô: “Quen rồi mà. Phía sau nhà có một con sông, mọi người thấy rửa ở đó tiện hơn”.
“Có sông à?” - mắt Cố Tiểu Ảnh sáng rực, “Vậy em cũng đi!”
Vừa nói cô vừa quay người chạy như bay đuổi theo Tạ Gia Dung. Quản Đồng không kịp gọi lại, nghĩ đi nghĩ lại, lắc đầu cười, rồi lại ngồi xuống bóc hành.
Nói thực lòng, đây là lần đầu tiên Cố Tiểu Ảnh thực sự được tận mắt chứng kiến cuộc sống nông thôn.
Bây giờ phải giới thiệu một chút vị trí địa lý nhà Quản Đồng: đây là một sơn thôn nào đó thuộc một thị trấn nào đó, thuộc một huyện nào đó thuộc thành phố R ven biển. Vì là vùng núi, nên nơi đây không có sự giàu có của ngư dân, cũng như không có sự trù phú của những cánh đồng, nhà nào cũng chỉ trồng ít cây ăn quả. May mà vùng này nước sông cũng khá dồi dào, nên việc tưới tiêuó gì khó khăn. Những người nông dân ở đây cũng đã quen với việc rửa rau, đãi gạo, giặt quần áo, thậm chí giặt tã lót ở sông.
Kết quả là vào lúc chiều tối, Cố Tiểu Ảnh đã may mắn được nhìn thấy cảnh tượng rửa ráy sôi động bên bờ sông: trên bờ có người đang giặt quần áo, bọt xà phòng trôi theo dòng nước, nhanh chóng chảy đến gần chỗ rau Tạ Gia Dung đang rửa. Tạ Gia Dung chẳng thấy có gì lạ, lấy tay gạt đi, làm nước bắn tung lên đánh tan đám bọt xà phòng, rồi thản nhiên rửa đám rau xanh giữa dòng nước vẫn còn đầy bọt xà phòng giặt đồ lót. Hết rửa rau lại rửa sang cá, lúc này ở phía trên không xa, cùng ở phía bờ sống ấy, có một người phụ nữ bắt đầu ra sức rửa cái ống nhổ…
Cố Tiểu Ảnh trợn tròn mắt!
Nửa phút sau, Cố Tiểu Ảnh cố gắng kìm nén cảm giác khó chịu đang cuồn cuộn trong dạ dày, cố nặn ra một nụ cười, lại tiến về phía trước một bước, ngoan ngoãn hỏi: “Bác gái, để cháu giúp bác…”
Dù có không thích đi nữa, không quen đi nữa, thì tư thế cũng phải đoàng hoàng.
Tạ Gia Dung quay đầu cười hiền hậu: “Không cần đâu con, sắp xong rồi”.
Bà vừa nói vừa cầm con cá đã rửa xong đứng lên, để vào chậu, rồi vẫy Cố Tiểu Ảnh: “Về thôi”.
Cố Tiểu Ảnh do dự, không nói gì, đi theo bước Tạ Gia Dung.
Trước giờ ăn tối, Tạ Gia Dung bận rộn trong bếp, Quản Lợi Minh cũng đang nổi lửa một bên.
Trên chiếc bàn ăn bên cạnh, thịt đã thái xong xếp thành đĩa lớn, mấy chú ruồi bay qua bay lại, thỉnh thoảng lại đỗ xuống nghỉ. Cố Tiểu Ảnh nép vào bên cửa thò cổ nhòm vào, rồi lại vội vàng rụt cổ lại.
Quản Đồng từ phía sau đi ra, nhìn theo ánh mắt Cố Tiểu Ảnh vào trong bếp, thắc mắc hi: “Nhìn gì thế?”
Cố Tiểu Ảnh giật mình, nhe răng cười: “Nhìn xem tối nay ăn gì?”
“Đói rồi hả?” Quản Đồng cười xoa xoa đầu Cố Tiểu Ảnh, kéo tay cô đi vào chái nhà phía đông: “Đến đây xem, em ngủ phòng này được không?”
Trong căn phòng sáng ánh đèn, chiếc giường đơn giản kê sát tường, vừa nhìn đã biết là được trải ga mới, có hình hoa trên nền trắng, Cố Tiểu Ảnh nhìn rồi mỉm cười, quay người ôm lấy Quản Đồng. Quản Đồng thoáng sững người, rồi cũng vòng tay ôm chặt cô.
Cô vùi đầu vào lòng anh, dường như thì thầm câu gì đó, anh không nghe thấy.
Nhưng khi hỏi lại, cô ngẩng đầu cười ranh mãnh: “Không nói lần thứ hai!’
Quản Đồng cười, bất giác nhìn ra ngoài cửa: khói bếp mù mịt trong căn bếp cách một khoảng sân, khiến cửa bếp trở nên mờ ảo, anh quay đầu lại, một tay ôm chặt cô gái trước mặt, cúi đầu hôn.
Cố Tiểu Ảnh nhắm mắt mỉm cười, đáp lại nụ hôn rõ ràng là mang tính chất chủ nhà của anh.
Cô nhớ lại câu nói lúc nãy mà anh không nghe thấy.
Thực ra cô đã nói: Quản Đồng, em yêu anh.
“Em yêu anh” không phải chỉ là câu bột phát do hoàn cảnh, mà xuất phát từ trái tim cô, bởi anh lớn lên trong một gia đình như thế này, những ngày sống nghèo đói, bần cùng, cô đơn nhưng Quản Đồng vẫn kiên trì, kiên cường phấn đấu để có ngày hôm nay; đã khiến Cố Tiểu Ảnh cảm thấy không có lý do gì để không yêu. Hoặc giả, ngoài tình yêu, còn có sự kính nể và tình thương xuất phát từ đáy lòng.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc