Anh có chút bất lực nói: “Anh đang kể chuyện cười cơ mà, Dụ Tịch, đừng có ngắt lời anh thế”.
Cố Tống Kỳ kể chuyện cười? Tôi ngậm miệng, chẳng ừ hử gì nữa, anh tiếp tục: “Ông ấy thực ra bị bệnh tiểu đường, bình thường vẫn luôn kiêng khem tốt, nhưng tối mấy hôm trước bọn anh đi dự một bữa tiệc. Trước khi bắt đầu ăn thì lãnh đạo phát biểu, tranh thủ lúc ấy ông ấy tự tiêm Insulin, vì đồ ăn ngon quá nên ông liền tiêm nhiều hơn bình thường hai đơn vị”.
Tôi vểnh tai nghe tiếp: “Không ngờ hôm đấy lãnh đạo phát biểu nhiều quá, nói mãi mà chưa kết, ông ấy lại ngồi hàng đầu, không dám động đũa, kết quả là huyết áp tụt thấp quá nên ngất ra đấy”.
Tôi có chút mơ hồ hỏi: “Chuyện này buồn cười sao?”.
“Á”, anh hơi nản nói: “Thể để kể thêm một câu chuyện khác nữa nhé”.
“Buổi trưa mấy hôm trước, anh làm phẫu thuật xong thì điều hòa phòng phẫu thuật bên cạnh bị hỏng, y tá gọi điện cho người đến sửa, một lúc sau có hai người vác dụng cụ đến, y tá đưa cho họ một đôi ủng bảo hộ rồi bỏ đi. Bọn họ cảm thấy kỳ lạ, nên nhìn nhau một lúc rồi đội ủng lên đầu và vào phòng phẫu thuật. Y tá quay lại đưa cho họ thêm một đôi ủng nữa, nhưng nhìn thấy bọn họ thì ngã ngửa hỏi sao bọn họ lại đội ủng lên đầu thế. Bọn họ giải thích là chúng tôi xem trên ti vi thấy không phải là mỗi khi bước vào phòng phẫu thuật đều phải đội cái gì đó lên đầu à. Y tá hết cách không biết nói gì nữa”.
Tôi đang nghe mà cười phá lên nói: “Thật thế á? Đội ủng lên đầu ấy hả?”.
“Ừ, kết quả là phòng phẫu thuật phải quét dọn lại một lượt”.
“Ai chà, đội cả lên đầu cơ đấy, ha ha!”. Tôi càng nghĩ càng buồn cười, không nhịn nổi cứ cười ha hả mãi.
Tự nhiên nghe thấy tiếng xe cộ qua lại ầm ầm, xe bus nhả một đám khói dài đằng sau vượt qua ngã tư, một đứa trẻ lật đật chạy qua, cửa hàn Mc’Donald người xếp hàng dài. Cố Tống Kỳ thì đứng dưới gốc cây ngô đồng cạnh phòng bảo vệ ngay cổng bệnh viện. Những chiếc lá vàng khô treo đầu cành, gió thổi kêu xào xạc xào xạc, hai chiếc lá xoay vòng vòng trên không trung rồi rơi xuống đất.
Anh đưa tay vẫy vẫy tôi, mắt khẽ liếc nhìn tôi, tình cảm ấm áp.
Lòng tôi bỗng mềm mại như đất ẩm ướt đầy khí xuân, anh là ngọn gió mùa xuân, bàn tay diệu kỳ lướt qua, hạt mầm yêu quý trong lòng tôi bỗng nhiên nảy chồi đâm lộc, nhú lên khỏi mặt đất, nở ra những bông hoa rực rỡ sắc màu.
Nhưng, sao những bông hoa ấy lại là hoa hướng dương chứ? Thật kỳ lạ.
Điện thoại vân nắm chặt trong tay, giọng anh xen lẫn tiếng cười: “Được rồi, giờ không sợ nữa rồi chứ?”.
Giây phút đó tôi cảm nhận rõ ràng rằng, những bông hoa hướng dương kia biến tђàภђ ђạt dưa thơm phức, trên mỗi khuôn mặt mỉm cười ấy là một câu: Mau tới ăn tôi đi, tới cắn tôi đi.
Anh đưa tôi tới một quán ăn gần bệnh viện, vừa nhìn thấy tấm biển tôi đã phản xạ có điều kiện nói: “Ôi, món miến niêu thịt bò thân yêu của ta”.
“Ừ, cửa hàng này nấu ngon lắm, mỗi khi tan làm anh đều đến đây bổ sung dinh dưỡng”.
Tôi gãi đầu hỏi: “Em ăn rồi, có thể ăn thêm một ít pudding sữa không?”.
Ánh mắt Cố Tống Kỳ nhìn tôi kỳ quặc, nhưng cũng không nói gì, dẫn tôi tới ngồi cạnh cửa sổ, gọi món thịt bò niêu, sủi cảo chiên và pudding và nói với phục vụ: “Phiền em lấy hai đôi đũa và hai cái thìa nhé”.
Tôi thấy lạ, đợi phục vụ đi hỏi liền hỏi anh: “Sao mà phải lấy hai đôi? Anh gói mang về à?”.
Anh cười đáp: “Dụ Tịch à, em có thể đảm bảo rằng mình tuyệt đối sẽ không chảy nước miếng trước món thịt bò niêu không?”.
Được đấy, tôi cũng đã thấy được chút hài hước ở anh rồi.
Đồ ăn vẫn chưa được mang tới thì điện thoại tôi đổ chuông, nhìn đuôi và biết chuyện không hay rồi. Mẹ gọi cho tôi, chắc là vì chuyện cỏn con của Dụ Lộ.
Tôi nhướn mắt lén nhìn Cố Tống Kỳ, trong lòng nghĩ, chuyện nhỏ thôi, hôm nay vì mày mà chị sẽ chịu uất ức chút, hôm nào đó chị sẽ đòi lại sau.
Anh không để ý, nhìn ra ngoài cửa sổ.
Thế nên tôi đành nhấc máy, quả nhiên mẹ tôi hỏi ngay: “Dụ Tịch, sao hôm nay con lại trêu em khóc vậy, nó còn nhỏ mà, con làm chị kiểu gì thế?”.
Tôi thở dài thườn thượt hỏi: “Con có trêu nó khóc đâu, chỉ là kể cho nó câu chuyện về bảo vệ động vật hoang dã thôi mà, không tin mẹ bảo Dụ Lộ kể lại cho. Sao con lại thấy ghẹo nó khóc được chứ, chắc là nó cảm động quá đấy, thấy con người săn bắt động vật hoang dã ác độc quá, nên rơi nước mắt cảm thương chăng?”.
Tôi lại bảo: “À, con về nhà ăn cơm, chị giúp việc mới này nêm thức ăn mặn quá, mặn ૮ɦếƭ đi được. Cứ như thế dễ bị bệnh về tim, cao huyết áp, không tốt với bệnh trầm cảm của Dụ Lộ đâu”.
Quả nhiên tôi đánh trống lảng thành công. Mẹ tôi thở dài một cái, hình như là tự lẩm bẩm một mình: “Ừ nhỉ, mẹ cũng thấy mặn quá, nấu cơm không ngon cũng không được, ăn nhiều bị bệnh thì biết làm sao”.
Sau đó dập điện thoại, tôi cười ranh mãnh.
Và đúng hình ảnh tôi cười tươi hớn hở lọt vào mắt anh, anh có vẻ trầm ngâm, như đang suy nghĩ ngì, tôi mở miệng trước nói: “Có phải là muốn biết vì sao nhà em kỳ thị nặng nề thế không?”.
Anh cười cười nói: “Nói chung là mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”.
“Khi em ra đời, nhà em xảy ra vài chuyện, em theo bà nội về quê sống. Sau này em hình thành tính thô lỗ, học thì không theo kịp bạn bè, lại hay đánh nhau với các bạn nam, thầy cô năm lần bảy lượt mời bố mẹ lên, sau mẹ em chán nản chẳng quản em nữa. Khi Dụ Lộ được sinh ra, mọi tâm trí đều được bố mẹ đổ dồn lên con bé, một lòng muốn dạy con bé thành một đứa con gái ngoan ngoãn của bố mẹ, nên cũng chẳng thèm để ý gì đến em nữa. Dẫu sao thì bao nhiêu năm như thế, về tiền bạc thì bố mẹ chẳng để em thiếu bao giờ, cũng chẳng cấm đoán em điều gì, em thấy như thế rất tốt, vậy là đủ”. Tôi cười cười, nói đùa: “Em chỉ sợ đến lúc đi lấy chồng, phải để bố mẹ nuôi chuẩn bị của hồi môn cho em”.
Anh nhìn tôi, mắt trong veo như nước, cười nói: “Em cũng lo của hồi môn cơ à?”.
“Sao mà không lo chứ, em sợ chẳng ai thèm rước em đi”.
Anh phá lên cười: “Cô ngốc, làm sao mà không có ai thèm rước em chứ?”.
Tim tôi đập mạnh, không nghĩ ra câu trả lời cho thích hợp, vừa may lúc đó món thịt bò niêu được mang tới. Trong chiếc nồi nóng hôi hổi, dưới lớp nấm kim chỉ vàng non và giá đỗ xanh mởn, từng miếng thịt bò tỏa ra mùi thơm hấp dẫn.
Tôi không kiềm chế nổi nữa rồi, hấp dẫn quá đi thôi.
Nhưng tôi vẫn phải mở to mắt, tự nhủ rằng mình đã ăn cơm rồi.
Tôi lại nhớ tới mấy món ăn ấu trĩ lúc trưa, rất dễ gây cao huyết áp, chỉ đành ngẩng mặt lên trời mà trào nước mắt, thế nên tôi thỏ thẻ với Cố Tống Kỳ: “Có thể nếm một chút không anh?”.
Anh cười nói: “Tùy em”.
Có thèm lắm thì tôi cũng không thể tranh đồ ăn với bác sĩ vừa tăng ca vừa đi dạy được, tôi nuốt nước bọt nói: “Em sẽ thử xem, nếu như nóng quá thì em nếm một miếng không phải là không đáng sao”.
Khuôn mặt mong chờ nhìn nồi thịt bò, vẫn còn thịt.
Anh cười cười lắc đầu, cẩn thận chọn một miếng nếm: “Vị rất ngon, em ăn nhớ cẩn thận kẻo nóng đấy”.
Tôi tiếp tục nhẫn lại nói: “Anh ăn trước đi, em sẽ chờ thêm, chẳng may nóng đến mức cải tử hoàn sinh thì em bị nóng thế cũng không đáng”.
Thế là tôi nhìn nồi thịt bò biến mất từng sợi từng miếng một, một mặt tôi thấy thương Cố Tống Kỳ làm việc vất vả, một mặt thương cho đôi mắt, dạ dày của tôi. Hai thứ ấy đồng loạt giày vò tôi.
Tôi định chiều tan học sẽ tới đây ăn, bất kỳ ai hay bất kỳ việc gì cũng không thể ngăn cản bước chân của tôi tới cửa hàng thịt bò niêu. Tôi sẽ gọi thêm thịt, lạp xưởng, thêm mấy xiên thịt nướng, thật nhiều hạt thì là và cả một chai nước trái cây.
Thế là tôi đưa tay ra nói: “Nếm một miếng thôi, chỉ một miếng”.
Đôi mắt tuyệt đẹp của anh ngước lên, cười cười: “Dụ Tịch à, có phải cảm giác tranh ăn một nồi với người khác rất thú vị không?”.
“Á? Hả?”.
“Lần trước thấy em và Tần Chi Văn ngồi ăn cơm với nhau, hai người quây quanh bát cá cay, chụm đầu vào nhau bới xương”.
Tôi nấc một tiếng nói: “Tạm thời có thể gọi nó là bản năng thú rừng, đồ ăn mà không tranh giành thì chẳng có vị gì”.
Anh cười tít mắt, dưới bọng mắt có một quần thâm nhạt, không biết là vì sao, tôi thấy xót liền hỏi: “Cố Tống Kỳ, mắt anh có chút quầng thâm kìa”.
Anh mơ hồ trả lời: “Chắc thế”.
Tôi buông đũa, nhìn anh chăm chú nói: “Anh phải ăn nhiều một chút, thật đấy, ngày trước bố nuôi em ăn cơm ở nhà ăn mà cũng phải ăn bốn phần cơm, bốn loại thức ăn, tối về vẫn còn ăn đêm nữa đấy. Anh cứ như thế ăn đã ít, lại chẳng theo giờ giấc gì là không được đâu, em phải giám sát anh mới được”.
Tay anh đang gắp thức ăn liền ngưng lại, rồi rụt về, ngẩng đầu nhìn tôi cười cười hỏi: “Giám sát thế nào cơ?”.
Đầu óc tôi vặn xoắn vào với nhau, tôi vừa nói cái gì vậy nhỉ?
“Được rồi, mặt đừng có dài như cái bơm nữa đi, anh sẽ ăn uống đúng giờ được chưa? Nhé”.
Tiếng “nhé” của anh lẫn chút âm mũi, nghe như cái móc câu đáng yêu vậy, giữa thanh thiên bạch nhật câu nói khiến cho trái tim tôi nhảy nhót tưng bừng.
Nhưng anh lại không biết điều đó, thế nên tôi rất đau khổ.
Rất muốn hỏi anh, nhiều câu hỏi lắm, hoặc là chẳng hỏi gì cả, phút bốc đồng hôn anh một cái, sau đó lau nước mắt trốn đi tận chân trời góc bể, cho anh phải chạy đi kiếm tìm tôi khắp nơi.
Ăn xong, trên đường về bệnh viện, Cố Tống Kỳ hỏi tôi: “Sáng nay em đến viện phải không?”.
Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết?”.
“À, vừa nãy trong văn phòng khoa thấy cô y tá kể rằng em nổi cơn tam bành ở cửa khoa cấp cứu, kết quả bị viện trưởng đi qua nghe thấy hết”.
Tôi kinh ngạc nói: “Thôi xong, Đồng Nhược Thiên liệu có bị đuổi việc không?”.
Anh cười cười: “Em nghĩ ngợi nhiều quá rồi, không sao đâu”.
Tôi tranh thủ hỏi: “Cố Tống Kỳ, theo anh thế nào là một danh y?”.
Câu hỏi này, tôi đã ấp ủ từ lâu, ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy vị bác sĩ ngốc nghếch bảo bệnh nhân đi liên hệ với khoa phẫu thuật chỉnh hình, cho đến tận khi đứng trong phòng phẫu thuật, cẩn thận từng ly từng tý.
Cố Tống Kỳ nhẹ nhàng đan hai tay vào với nhau, ánh mặt trời dịu nhẹ chiếu vào từng móng tay cắt sạch sẽ của anh, phản lại ánh sáng ấm áp dịu dàng, đẹp mà không khoa trương, ấm áp mà không nóng bỏng.
Đôi bàn tay ấy, là bàn tay của bác sĩ ngoại khoa, cũng là sinh mệnh của họ.
“Một danh y trong lòng anh là người coi quá trình và kết quả của sinh mệnh quan trọng như nhau, tỏ lòng tôn trọng và cảm kích trước một sinh mạng”.
Tôi cười, tuy hơi ngô nghê, nhưng tràn ngập niềm hoan hỉ.
Chúng tôi chia tay nhau ở cổng bệnh viện, tôi có giờ phân tích cú pháp nhạt nhẽo.
Tự nhiên tôi nhớ tới mùi hương gỗ giáng hương lâu năm ở nhà Cố Tống Kỳ, muốn kiếm nó nên tôi nhấc máy gọi cho Tần Chi Văn: “Kiếm cho tớ gỗ giáng hương đi”.
Cậu ấy hơi ngạc nhiên hỏi: “Cậu cần thứ đấy làm gì vậy”.
“Để ướp quần áo”.
Lấy gỗ giáng hương để ướp quần áo cho thơm, toàn thân sẽ có mùi hương giống như người ấy, đượm nồng trong ký ức, có cảm giác sẽ chẳng bao giờ xa cách nhau.
“Ừ được, để mấy hôm nữa tớ sẽ tìm cho cậu”. Nghe giọng cậu ấy có vẻ mệt mỏi. tôi đoán chắc cậu ấy bị cảm rồi.
Nên bảo: “Tớ chưa vội đâu, nhất thời hứng lên vậy thôi”.
Bên kia mãi chẳng thấy nói gì, tôi tưởng cậu ấy bận gì rồi, ai dè lại thấy cậu ấy lên tiếng: “Tịch Tịch, dạo này có thời gian ra ngoài chơi không?”.
“Hả?”.
“Chúng mình đi du lịch được không?”.
Tôi thấy là lạ hỏi: “Sao tự nhiên lại muốn đi vậy…?”.
“Tịch Tịch, sắp tới tớ sẽ rất bận, không phải cậu vẫn luôn muốn đi Nam-co sao? Chúng mình cùng đi nhé”.
Ở đó là một khoảng không gian màu xanh rộng lớn, không phải là lớp tuyết trắng phau trong ký ức.
Bỗng nhiên tôi nhớ lại, trong phòng học lạnh lẽo ấy, ánh mắt mỗi người cũng đều lạnh lùng như vậy, tôi cẩn thận viết một câu: “Sau này tôi muốn tới một nơi, là Nam-co ở Tây Tạng, những hồ nước ở đó khiến con người ta tình nguyện được nhắm mắt ở đó mãi mãi”.
Cậu lại gần nhìn dòng chữ ấy nói thầm với tôi: “Khi nào về nước chúng ta cùng đi nhé”.
Tay tôi và Tần Chi Văn luồn xuống dưới gầm bàn, cậu ấy bảo: “Chúng mình ngoắc tay đi”.
Rồi thời gian cứ trôi đi, chẳng mấy chốc mà đã hơn năm năm rồi.
Tôi không biết làm thế nào, điện thoại cũng đã nóng rực lên, tôi hỏi: “Vì sao? Sao lại đường đột như thế…?”.
“Sau này không có thời gian mà, tớ sẽ bận lắm, được rồi, không cần trả lời ngay đâu, nghĩ kỹ thì đã đi đã rồi gọi cho tớ sau nhé”.
Tôi đứng trên con đường nhỏ trong trường, ngẩn ngơ nắm chặt chiếc điện thoại. Tôi có cảm nhận rằng sương mù ở đâu đó trên thế giới này, đang từ từ đóng băng. Mùa đông dài lê thê và phiền phức đang tới gần.