Mẹ làm ở nơi ấy gần một năm, nói chính xác là 9 tháng 16 ngày con ạ. Vất vả, và... buồn, nhưng cũng không đem lại cho con được gì nhiều. Đã manh nha trong đầu mẹ cái cảm giác cùng quẫn và tuyệt vọng...
À quên, mẹ chưa kể với con về người đàn ông mắt tròn mắt dẹt khi nghe mẹ hát dân ca hôm nọ, đó cũng là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời.
Mấy hôm sau, con khỏe và mẹ phải quay trở lại nhà hàng. Cũng hơi chờn chợn khi nghĩ tới phút ngông cuồng hôm trước. Mẹ đã chuẩn bị gồng mình để chịu đựng những xỉa xói, mỉa mai của bà chủ. Ồ, ngạc nhiên chưa: Mọi sự vẫn rất êm đềm! Mấy người bạn cùng làm nháy mắt: “Hương có “sếp” muốn gặp riêng ở trên lầu...”. Vớ vẩn! Rõ là vớ vẩn! Mẹ lại muốn mình biến thành con nhím đầy gai. Những ngày tháng ở đấy lúc nào trong mẹ cũng sẵn sàng một bản năng tự vệ.
Ông ấy chọn một bàn sát bên cửa sổ. Mọi rèm gió đều được ông ấy mở toang. Mẹ chủ động “tấn công”: “Ông muốn gì ở tôi? Muốn hát, muốn cười, hay muốn tôi gào thét...?”.
Ông ta co người lại như một kẻ biết lỗi bị đòn. Và ấp úng nói... Ông ta nói với mẹ rất nhiều, đại loại là: ông ta một người miền Bắc, đã đến nơi này một vài lần theo bè bạn... Nhận thấy mẹ của con không giống người ta. Muốn biết lý do gì khiến mẹ có mặt ở đây, v.v... và v.v...
Và điều muốn sau cùng là ông ấy muốn mẹ... hát cho ông ấy nghe một vài câu và cứ coi như là không có ông ta ở đó.
Sau đó ông ấy còn trở lại nhà hàng đôi lần. Ông yêu cầu mẹ bỏ nơi đó càng nhanh càng tốt. Ông nói ông không thể cho mẹ tiền, vì ông thừa biết mẹ sẽ không bao giờ thèm lấy...! Cuối cùng, ông ấy đưa cho mẹ một cuốn ca-ta-lô và một tờ giấy đính kèm nói về một hãng nước ngoài - hãng Triump, với một tiêu chí rất buồn cười: “Thời trang và hơn thế nữa!” - Ông ấy bảo: “Tôi muốn Hương hãy thử sức mình, vì tôi thấy Hương có khả năng về giao dịch, mua bán đấy. Sao lại không thử? Vả lại tôi sắp đi rất xa. Tôi muốn Hương ra khỏi nơi này, tôi mới an tâm được”.
Mẹ hỏi mãi tại sao ông ta lại tốt và quan tâm đến mẹ như vậy. Ông ấy nói ông là một kiến trúc sư, và ông ấy yêu cái đẹp, vậy thôi.
Mẹ lò dò tới đường Đông Du tìm văn phòng của hãng Triump, mẹ gặp được cô Minh, là trưởng nhóm bán hàng. Cô tạo mọi điều kiện để mẹ nhanh chóng có hàng mang đi bán (Con biết không, đó là những thứ hàng thời trang dành cho con gái, đẹp đẽ và đắt đỏ vô cùng). Cô Minh giao cho mẹ một giỏ hàng to tướng, chỉ với một điều kiện đơn giản: cứ sáng đi bán, chiều ghé về nhà cô trả lại tiền gốc. Bao nhiêu tiền lãi để mẹ mang về lo thuốc men cơm cháo...
Chiếc xe Chaly lại cùng mẹ bon bon trên các con đường. Ông ta nói đúng, mẹ thích nghi với công việc mới rất nhanh. Mẹ quay lại các bệnh viện, mẹ lò mò vào sân bay. Con đường Hồng Hà, khu nhà ở của các nữ tiếp viên hàng không, từng mòn bước chân của mẹ.
(Con người tốt bụng ấy giờ ở đâu? Thấm thoát mà đã 12 năm. Xin hãy nhận lấy nơi tôi một lời tri ân từ trái tim mình...).
Mẹ đã cố gắng rất nhiều con ạ, và chẳng dám ước ao gì cao sang. Ao ước con mạnh khỏe, chạy tung tăng ngay trước sân nhà, lũn cũn nhặt hoa phượng rơi tặng mẹ (Ừ, làm lụng suốt, mẹ chẳng nhận ra những 乃úp phượng trước nhà đã quăn lại tức tưởi. Nó sắp ra hoa con trai ạ)
Con lại làm sao thế, thở khò khè, cứ ăn uống chút gì là ói mửa suốt. Tháng nào mẹ cũng bế con ra y tế phường cân đo mà không thấy lên ký. Sổ khám bệnh cứ mãi dày thêm: Viêm phổi. Suy dinh dưỡng. Rồi lại gãy xương... Hội ơi! Mẹ phải làm sao để con của mẹ mạnh khỏe an lành! Đã sắp bốn tuổi rồi mà con cứ bé tí tẹo. Lại vào mùa mưa nữa, mang hàng đi bán mẹ trùm áo mưa sùm sụp. Mẹ ướt thì được, chứ hàng thì không, con à. Chiều nay mẹ về nhà, nhà lại trống trơn: Bố và con lại vào bệnh viện! Trời ơi lại bệnh viện và bệnh viện, sao lại không một nơi nào khác để cả nhà ta đến vui chơi, thưởng ngoạn?!... Mẹ đổ gục xuống sân như một cái cây bị đốn. Mẹ ốm thật rồi. Mẹ đổ bệnh và con thì đang bệnh!
“Tình trạng này khó, thằng bé suy kiệt nặng. Anh chị nếu có điều kiện đưa cháu ra vùng biển thì tốt. Biết đâu nó sẽ cứng cáp và phổi sẽ khỏe lên...” - Ông bác sĩ bảo thế.
Đi biển? Ôi, mơ ước hoang đường! Tiền đâu mà đi biển? (Mãi mười năm sau, nhà mình bớt khó khăn, mẹ mới cho các con đi biển được một lần).
Không có tiền đi biển, thì mình... lên rừng. Phải đi thôi con! Phải cứu con! Và cứu luôn cả mẹ! Nhìn con nằm thiêm thi*p, lòng mẹ tê tái... Nếu cứ ở đây vật vã mãi với tiền, với bệnh, cứ phải bỏ con mà đi hoài, con ૮ɦếƭ thì mẹ cũng ૮ɦếƭ thôi! Mẹ mệt mỏi lắm rồi, cái đầu đau như dần và Ⱡồ₦g иgự¢ muốn nghẹn thở... (Đã bảo mẹ cũng bệnh rồi mà! Người ta chẩn đoán mẹ bị rối loạn thần kinh thực vật gì đó).
- Em mang con đi đây anh ạ!
- Đi đâu?
- Đi lên Di Linh (Lâm Đồng)
- Nhưng tại sao lại là Di Linh?
- Vì... ở đó mình có người quen, vả lại... khí hậu cũng mát mẻ nữa!
Mẹ và bố tìm cách bán sạch đồ đạc: này xe Chaly, bếp điện, giường... Những thứ đã gắn bó với chúng ta bốn năm trời, thương tiếc lắm nhưng mặc, người còn là của còn. Ấy vậy nhưng cũng chẳng được là bao. Mẹ treo bảng “cho thuê nhà”, còn bố thì đến ở nhờ nhà ông chú (là một người bà con sống ở Tân Bình).
Trước khi đi, mẹ dặn bố: “Nếu được thì anh xin người ta nghỉ quách cho rồi! Kiếm món tiền trợ cấp cho đỡ khổ!”
Cầm mấy chỉ vàng bán đồ đạc lên Di Linh, mẹ con ta dựng một gian nhà gỗ nho nhỏ... Ở ngay cột cây số 168 quốc lộ 20, cạnh trường tiểu học Gia Hiệp.
Ta gầy dựng một quán nhỏ bán hàng lê-ghim. Bố ở lại Thành phố Hồ Chí Minh kiếm việc làm và thỉnh thoảng bắt xe về thăm hai mẹ con mình...
Ở đây đẹp thật! Hoa cúc quỳ hoang dại mọc ở khắp nơi. Và hương cà phê thơm ngát. Chúng ta đã ở đó được hai năm. Hai mẹ con mình đã quen dắt nhau vào khu dân tộc K’ Ho để mua bắp, mua bí rợ. Ở đây ai cũng chung một họ: họ K’. Mẹ là K’ Hương, còn con là K’ Tí.
Những người dân ở đây thật hiền lành, mộc mạc. Họ cũng thương mẹ con mình, thỉnh thoảng lại cho chút này, chút nọ, khi là mấy quả ổi, khi là mấy quả bơ...
Chiều chiều ta vào rẫy cà phê dạo mát và rèn chân cẳng cho con. Mẹ vẫn không nguôi hi vọng con sẽ trở nên lành lặn. Mặt trời xuống núi, từng bầy trâu khua mõ trở về làng. Ta cũng theo những người dân tộc về nhà. Có những tối, hai mẹ con mình thắp đèn gỗ ngo để sang nhà bên cạnh ăn bắp luộc...
Hồi đó còn có thêm một kỷ niệm: nhà ta bị cháy (chuyện này, về sau con đã viết ở blog rồi, đúng không?).
Thời gian trôi thật nhanh, vậy mà đã được hai năm rồi con ạ. Một hôm lên với mẹ con mình, bố bảo: “Cho con về lại thành phố đi em, nó đã sáu tuổi rồi, cho nó đi học chứ! Vả lại, nhà sắp sinh thêm em bé, không lẽ... ở mãi trên rừng?”.
Chào nhé cao nguyên! Chúng ta lại đi về thành phố. Lại một núi những khó khăn, và CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA GIA ĐÌNH MÌNH vẫn không dừng lại...
Lên Lâm Đồng, mình ở huyện Di Linh, xã Gia Hiệp. Hai năm ở đó, chúng ta sống rất bình yên, tuy rằng con cũng bị nhập viện Di Linh mấy lượt: Khi thì té bong gân, trật khớp, khi thì ho nóng sốt... nhưng cũng không quá nặng nề. Mẹ cũng thanh thản hơn, bởi vậy cũng quan sát được những điều bổ ích.
Nơi mình ở người Kinh sống xen với đồng bào người dân tộc. Nhà mình mua đất của ông bà già dân tộc K’ho. Quan sát bà con sinh sống mẹ mới nhận ra: người ta rất hạnh phúc bình yên, vì người ta không biết tới bon chen, và sinh hoạt rất đơn giản. Đồ đạc của họ chủ yếu đan bằng tre, họ tự tay đan lấy. Những cái típ đựng cơm, những cái gùi đi rẫy đối với mẹ có nhiều ý nghĩa: Mẹ nhận ra người dân tộc có một nền văn hóa rất riêng, nếu được gìn giữ, bảo tồn sẽ bộc lộ một triết lý rất hay trong cuộc sống. Con người họ rất đặc biệt, không thấy họ buồn bã bao giờ. Ngay cả khi ૮ɦếƭ họ cũng chỉ coi là đến một chốn khác! Người sống chia cho người ૮ɦếƭ đồ đạc một cách rất công bằng, lại còn dựng cả nhà trên mộ của người ૮ɦếƭ nữa! Vậy ai bảo rằng ૮ɦếƭ là hết chứ! Họ thật là tình nghĩa, đúng không con? Bao giờ con khỏe lên, ta sẽ cùng nhau về lại nơi đó một lần con ạ.
Mẹ ở gần họ, lòng bỗng trở nên đơn sơ, bỗng rất thích cuộc sống quê mùa, rừng rú, thích tới mức đã hứa rằng ở đó luôn, và ước giống như họ. Thật sự nếu bố con không mang sự học của con ra thuyết phục, mẹ sẽ chẳng về lại thành phố nữa đâu! Càng ngày mẹ càng ngẫm nghĩ đến hai chữ vô thường. Sẽ rất nhẹ nhàng, sẽ rất bình an nếu người ta đến gần được hai chữ đó.
Mẹ vẫn nhớ câu chuyện: nhà mình ở gần một gia đình tên là bác K’ Liếp. Bác ấy là người Kinh, sống lâu ở đó sắp trở thành người dân tộc đến nơi, da dẻ đen sạm. Ngày ngày bác vác “xà bách” đi làm rẫy cà phê... Bác đã cho mẹ một bài học rất lớn trong cuộc sống.
Mẹ bác ấy sinh ra đông anh em lắm, nhà lại rất nghèo. Một mình bác vào Di Linh phát rừng làm rẫy. Sau mười năm, có chút sự nghiệp, bác ra Bắc đón mẹ với các em vào. Bác cắt rẫy chia cho người thân, còn bác ở chung với bà mẹ già cả, khó tính.
Vợ bác tức lắm, mắng mỏ bác và... khóc quá chừng! (Mà lại toàn sang mắng mỏ ở... nhà mình, vì nếu mắng ở nhà, sợ bà cụ đau buồn, mà mỗi lần đau buồn, bà ấy lại gào lên đòi...tự vận). Mặc bác gái kể lể, bác trai cứ rủ rỉ tỉ tê rằng: mẹ mình, em mình, làm sao để họ đói được... Bác gái khóc chán rồi cũng phải... nín. Bác gái bảo với mẹ: “Bỏ nó thì không được rồi... Còn nếu tức quá phát ốm, hóa ra mình thiệt!”, Xong hai người lại tiếp tục rủ nhau đi cuốc đất coi như không có chuyện gì.
Đến mùa hái cà phê, họ lại... cãi nhau vì bác trai lấy tiền đi sắm sửa cho mẹ, mua cho em thứ này thứ nọ. Hay cãi nhau như thế mà họ có tới mấy đứa con, đứa nào cũng... thò lò mũi xanh, nhưng không bao giờ phải đi bệnh viện. Ồ, lạ thật!
Mẹ học được ở hai bác ấy cái đức hy sinh, cả một tấm lòng biết sống cho người khác. Dù họ ít học, dù họ đen đủi lấm lem nhưng họ đã in vào lòng mẹ hình ảnh về những con người sống cao thượng...
Mình bồng bế nhau về thành phố. Mẹ sắp sanh em bé rồi.
Trở lại nhà cũ sau hai năm. Mẹ con ta ngơ ngác hóa ra người xứ lạ. Xung quanh nhà mình biệt thự san sát. Con hẻm nhỏ trở thành đường nhựa. Đơn vị dời vào sân bay. Khu đất quanh nhà mình họ chia và bán toàn cho những người quyền thế. Cây phượng nhà mình bị họ đốn tróc rễ để giành... từng xăngtimét đất. Cái ngách vào nhà mình bị móp méo, tối om (vì ông phó giám đốc uy quyền đã đổ ban-công lấn hết cả không gian rồi con ạ). Cái cảm giác gieo vào lòng mẹ là sự ngột ngạt. Nhà ta trở nên xấu xí và lọt thỏm giữa bề thế xa hoa. Những người cao trọng ở quanh ta, có lẽ họ chẳng muốn nhà mình ở đó, mẹ cảm giác rõ như vậy.
Con của ông phó giám đốc cũng bằng tuổi con (cũng sáu tuổi và sắp vào lớp một). Mẹ thấy thỉnh thoảng hai đứa cũng chơi với nhau. Con ngọng nghịu khoe: “Bạn Thành có đồ chơi điện tử - trò chơi “câu cá” - thích lắm mẹ ạ!”. Mẹ im lặng, cúi xuống giỏ đồ khâu, mẹ dứt nốt mũi chỉ sau cùng: mẹ đang may tã chuẩn bị đón em. Mẹ biết ý thích của con, nhưng mẹ đành im lặng.
Mẹ đã ૮ɦếƭ sững khi có một ngày, con lầm lũi khập khiễng đi về... Con bảo: “Bạn Thành nói bạn ấy không cho con chơi nữa, vì mẹ bạn ấy bảo nền nhà bạn đẹp, gạch men trơn lắm. Hội đừng có vào vì chân Hội ra mồ hôi dơ nền nhà, rồi lỡ Hội té què, rắc rối!”
Mẹ ôm con vào lòng. Trái tim mẹ có một nốt chai đá đầu tiên. Sự thù ghét con người hết sức cụ thể. Chuyện này cũng là một lý do mà sau này khiến mẹ có một cách hành xử rất “buồn cười”: yêu và chơi với... trẻ con thôi. Không muốn kết bạn với người lớn nữa. (Và, con nhớ không, mỗi lần thay đổi nhà cửa, việc đầu tiên là mẹ đi mua... gạch cẩn nền và bao giờ mẹ cũng hỏi ý kiến của con rằng màu sắc gạch như vậy, con có thấy vừa lòng chưa?).
Bố vẫn đi làm công nhật, từng ngày. Hôm đau bụng chuyển dạ, mẹ ì ạch dắt con vào BV Nhân dân Gia Định. Đi được nửa đưởng, đau quá, mẹ mới kêu xe ôm. Mẹ... tiếc tiền (!).
Tới nơi, mẹ gửi con cho mấy cô bác sĩ trực. Mẹ nhờ họ cho con ăn uống rồi mới chịu đi sanh.
Con ăn bánh quy và lăn ra phòng trực của bác sĩ ngủ ngon lành... Và mẹ thì yên tâm đi... sanh em bé. Kỷ niệm này thật đáng nhớ, lúc ấy là tháng 3-1997.
Bé Khoa, em của con, thiệt tội nghiệp, phải nếm mùi gian lao trần ai quá sớm. Bế em từ bệnh viện về, bố mua gỗ đóng vội thêm một bộ vạt giường (vì đồ đạc đã bán hết rồi, còn gì đâu!).
Em được ba tháng, mẹ thấy nhà mình hay có khách. Có một vài người đến gặp bố một lúc rồi đi. Bố thì càng ngày càng... lầm lì và hay uống rượu một mình khi đêm vắng.
- Có chuyện gì thì anh phải nói ra chứ?
Bố thở dài sườn sượt. Quanh co một lúc rồi cũng phải khai:
- Nhà mình nợ nhiều lắm rồi... Khoảng 14 triệu...
- Nợ những khoản gì?
- Những ngày em ở Di Linh, anh vẫn không có việc. Những khoản gửi lên “tiếp viện” cho hai mẹ con, anh đều vay cả. Thêm nữa, khi họ phân lại đất cát còn định lấy thêm phần trước hiên nhà mình. Họ gây khó khăn, anh phải vay tiền đi lo cho người ta để giữ lấy tí sân, có chỗ cho con cái nó chơi sau này. Khoản ấy cũng mất gần 2 chỉ.
(Trời ơi! Kẻ ấy bây giờ vẫn còn đó, vẫn đang “lù lù” ở sân bay. Không biết hồi đó làm khổ nhà mình rồi họ tăng trọng lên được mấy kí-lô không nhỉ?).
Đáng ghét quá! Khổ quá! Thôi, anh cứ an tâm, để ngày mai em nghĩ kế. Giờ thì cứ ngủ đi... Còn phải sống, còn phải làm. Giờ đã hai đứa con, đổ ốm xuống là ૮ɦếƭ cả!
Đêm ấy, mẹ thao thức... Loay hoay với câu hỏi: 14 triệu? Gần 3 cây vàng? Không giải quyết nhanh, lãi chồng lên lãi... Là ૮ɦếƭ!
Nhìn qua nhìn lại, thấy tài sản không còn gì để bán. Đã thế mới đầu mùa mưa nhà đã dột lỗ chỗ. Nhà! Đúng rồi, nhà! Nhà là tiền, là của. Bán nhà đi là nhẹ nợ! Khỏi phải buồn phiền!
“Bán nhà... Bán nhà...”, mẹ lẩm nhẩm một mình và ngủ thi*p đi...
Sáng mẹ dậy sớm, pha một bình sữa đầy giao cho con, dặn: “Em dậy mà khóc con cứ cho em 乃ú bình. Mẹ đi sẽ nhanh thôi”.
Dạo này con giỏi lắm rồi, đã giúp mẹ được khối việc. Chụp lên đầu cái nón lá, mẹ lầm lũi đi ra đường Nguyễn Văn Đậu. Mẹ tìm đến mấy điểm “cò” nhà đất. Mẹ bỗng thấy mình giống chị Dậu (nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) quá chừng. Chị Dậu hồi xưa đi tìm đường bán chó, bán con, còn mẹ thì đi tìm cách bán nhà... Kể ra mẹ vẫn sướng hơn chị ấy!
Mẹ tìm được một điểm “cò” nhà đất của một ông tên là ông Sáng - ông này có vẻ rành rẽ giỏi giang. Ông bảo: “Gửi ở đây bán rất nhanh, giá cả bao nhiêu để chú còn ghi lên bảng niêm yết”.
Mẹ ngơ ngơ ngác ngác: “Thì chú tính là được bao nhiêu?”. Ông ấy bật cười: “Cháu bán nhà mà không biết giá cả thì chú biết đường nào... Thôi! Lên xe chú chở về, tiện thể chú sẽ xem xét nhà luôn thể!”.
Về đến nhà, mẹ bế vội lấy Khoa (con đái ướt sũng cả lưng rồi!), cập rập lau mình lau mình mẩy em và cho em 乃ú... Ông cò Sáng chắp tay đi đi lại lại... Chẳng cần nói, nhìn một lượt là ông ấy biết ngay tình cảnh nhà mình. Ông phán chắc nịch: “Nhà này chỉ có cái xác, không tính! Lợi ở bộ hồ sơ và đất thôi! Chú sẽ đăng cho cháu 25 cây vàng. Thủ tục giấy tờ bên cháu phải lo tất!”.
Không đầy một tháng sau mình bán được nhà. Cái ông cò này thế mà giỏi! Mẹ nghĩ vậy. Người ta đặt cọc cho nhà mình sau khi đã kỳ kèo bớt xén. Trừ tiền cò quạ, thuế má, mình chỉ còn hơn 20 cây thôi! Thế là cũng tốt lắm rồi! Mẹ với bố cùng gật gù hỉ hả.
Bây giờ nhớ lại mẹ thấy vẫn buồn cười. Lần đầu tiên bán nhà mẹ đâu có biết lại phải đi nhiều nơi và tốn nhiều tiền như vậy! Đi phường, đi quận, đi vẽ, đi đo, rồi đi công chứng... Sang bên phòng thuế, đóng thuế trước bạ, thuế chuyển quyền, chưa kể đóng những thứ linh tinh như ủng hộ xóa đói giảm nghèo cho phường cho xã... Vậy mà cũng lật bật mất cả tháng trời đấy con ạ! Mỗi lần đi lo việc, mẹ gởi con ăn cơm ở nhà ông bà Vân gần đó (gia đình ông bà người Nghệ An ấy rất tốt với gia đình mình). Còn mẹ thì ẵm theo Khoa và đi xe ôm để lo các thủ tục. Thằng bé Khoa này, nếu mai sau lớn, có lì thì cũng phải, bởi mới bốn tháng trời đã rong ruổi cùng mẹ khắp nơi!
À suýt quên, có một kỷ niệm này: Vừa tức vừa buồn, nhưng lại giúp mẹ được một bài học khôn. Mẹ phải ghi lại ở đây kẻo quên thì uổng lắm! (Đầu óc mẹ bây giờ rất hay quên - chắc già nên đâm ra lẩm cẩm...).
Chẳng là hồi đó nhà mình vừa mới ký giấy xong, cầm vàng được một đêm, sáng ngày ra thấy người ta rầm rập kéo đến, hỏi thăm nhà 3/23 hẻm 25 đường Nguyễn Văn Đậu... Ô lạ quá! Đúng nhà mình rồi! Họ đến nhà mình và tay ai cũng nhăm nhăm một tờ báo Tuổi Trẻ! ૮ɦếƭ rồi! Mẹ tá hỏa khi biết: họ đã đăng bán lại nhà mình tới 38 cây vàng! Họ cùng với ông cò “hợp tác” với nhau nói dối mình rồi! Thế mà họ bảo họ nghèo, mua về ở. Lại còn ỷ eo bớt lên bớt xuống. Tức thật! Tức ૮ɦếƭ mất! Chắc lúc ấy sự tức giận, khổ sở của mẹ cũng ngang với... Chí Phèo (nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) bị thất tình nên hầm hầm vác dao đi tìm ông Bá Kiến!
Nhưng mà mẹ đâu có ૮ɦếƭ được, vì ngu dại! Bài học đầu đời về việc làm ăn được trả giá bằng hơn... chục cây vàng cơ đấy! Thua keo này ta bày keo khác! Mẹ quyết định mua một con vịt quay vàng rộm, béo múp béo mầm. Mẹ gọi điện thoại cho vợ chồng người mua nhà tới ăn một bữa chia tay. Mẹ không than trách nửa lời (bởi than trách thì được ích gì cơ chứ). Mẹ cảm ơn vợ chồng nhà họ đã mua nhà và gỡ rối cho nhà mình lúc khó! Bà vợ khoái lắm mới nói thế này:
- Anh chị đăng báo vậy thôi, chứ chắc gì đã bán được giá đó! Hương con cái oặt oẹo thế, làm gì nổi! Để chị bày cho: vốn của em ít, chịu khó về mạn Gò Vấp tìm mua lấy cái nhà xập xệ, sửa lại đăng báo bán!
- Em sợ lắm! Mình có quyền gì mà dám lên tòa báo?
- Nhỏ này ngốc thật! Đây là đăng quảng cáo, là mình nộp tiền chứ có nhờ họ đâu, rõ chưa? Báo Tuổi Trẻ ở đường Lý Chính Thắng đó, hết trăm mấy một kỳ.
Mẹ giả cách ngơ ngơ ngác ngác nghe câu được câu mất, chứ thật ra trong đầu đã in “૮ɦếƭ” những lời lẽ của người đàn bà giàu có, khôn ngoan ấy. Phải học khôn! Phải bắt tay vào làm! Phải cố gắng rửa cái nhục đói nghèo ngu dốt! Phải học... Nói đến học mẹ mới giật mình: kiếm nhà mới cho nhanh, để còn xin cho con đi học nữa chứ! Giờ đã tháng 7 rồi, chỉ hai tháng nữa thôi là con vào lớp một. Phải học thôi Hội à! Ốm cũng học! Què quặt, khập khiễng cũng phải học! Không học, ngu hơn người ta là nhục! Mẹ vừa lọ mọ dọn “bãi chiến trường của buổi học khôn” vừa nói với con trai như vậy, con còn nhớ không?...
Cuộc đời vốn chẳng như mình mong muốn, con ạ. Ôm ước mơ thoát khổ thoát nghèo, mẹ chất chút đồ đạc và các con lên xe về Gò Vấp. Nhìn nhà mình lúc đó buồn cười lắm. Mẹ trùm khăn, che nón lá, một tay ôm Khoa, một tay giữ Hội cho chắc. Cái xe ba gác máy nổ banh banh và Ⱡồ₦g lên xòng xọc. Ba mẹ con mình ngồi rung rinh ngất nghểu ở trên, ở dưới là quần áo mùng mền và mấy thứ đồ lỉnh kỉnh. Bố thì đạp xe đằng sau lọc cọc, nhấp nhô. Xe ra khỏi khu biệt thự nhà các quan rồi đấy! Có mấy quan bà nhìn theo kìa! Chắc là họ mừng lắm, vui lắm! Vì cái nhà lính thường duy nhất đã “bật” đi rồi.
Mai mốt chủ mới về, người ta cất lại nhà lầu, khu phố quan tha hồ đẹp đẽ, xóa mất hẳn dấu vết ngôi nhà xập xệ nhưng đầy yêu thương của mình, ngôi nhà được khởi nguồn từ chuồng xí năm nào. Nhà ơi, ta yêu mày, đã rất yêu. Bởi nơi đây hai đứa bé con ta đã chào đời. Bởi nơi đây ta có vô vàn kỷ niệm. Bởi nơi đây có một cây phượng hồng đã ૮ɦếƭ. Vĩnh biệt là vĩnh biệt, nhà ơi, không ngoái lại làm chi... Thôi không buồn nữa, chúng mình phải đi thôi con ạ...
Vậy là đã đến nhà mới rồi! Một căn nhà cũ kỹ ở phường 17, Gò Vấp. Đường vào nhà là một con hẻm quanh co, luồn sau lưng một ngôi chùa, chùa Kỳ Quang. Đến nơi rồi, mẹ đặt hai con xuống, ta dọn đồ. Mẹ làm ù một mâm cơm chào hàng xóm láng giềng. Ta vui mừng ở ngày đầu tiên trong ngôi nhà mới. Bây giờ nhà mình đã trở thành thứ dân theo đúng nghĩa rồi. Xung quanh mình đều là những người nghèo. Người đi may vá, người đạp xích lô, lại còn có một bác đi làm nghề võ sĩ.
Bố cũng đã nộp đơn xin thôi việc rồi. Ừ, thôi thì thôi, thôi nhanh lên có gì mà phải tiếc. Sáu, bảy năm thất nghiệp chưa đủ hay sao? Mẹ càu nhàu với bố như vậy. Mẹ chỉ muốn bố nhanh chóng đoạn tuyệt với cái đơn vị ấy, dù sau này đói khổ cũng thanh thản nhẹ nhàng... Mình sẽ sống giữa nhân gian, hòa với nhân gian. Nhân gian trong mắt mẹ là số đông những người bình thường, vất vả nhưng hiền lương, biết yêu thương và chịu đựng...
Sự bình an cũng ở được trong gia đình ta vài tháng. Con vào lớp một, nợ nần mẹ đã trang trải xong. Buổi tối nhìn bố và các con ngủ ngon, mẹ lặng lẽ ra ngoài hiên ngồi suy nghĩ. Mẹ biết đêm an bình, yên tĩnh này chẳng kéo dài được bao lâu... Căn bệnh của con vẫn không có đường chữa trị, lại thêm chuyện đi học ở trường nguy cơ gãy xương của con là lớn lắm... Em Khoa còn bé, công việc của bố cũng chưa ổn định. Cái bình an này hỏi kéo dài được bao lâu?
Mẹ sắp xếp, dự tính ở trong đầu: chút tiền dư còn lại mẹ sẽ dọn một quầy tạp hóa nhỏ để kiếm thêm tiền chợ và cũng để tăng thêm trị giá của căn nhà. Chứ còn sao? Nhà mà vừa ở vừa buôn bán được, ai chả thích! Rồi mẹ sẽ đi thăm thú điều nghiên tình hình ở khu vực này, để khi bán được nhà ta sẽ mua quanh quẩn ở đây cho con còn đi học.