Phổ Hoa mất cả tối lựa chọn giữa việc đi và không đi, sáng sớm vừa tới văn phòng liền thử liên lạc với Lâm Quả Quả. số máy bàn tổng biên tập đưa không có người nhận, di động của Lâm Quả Quả cũng ở trạng thái không người nghe trong một thời gian dài. Vì là số vùng khác, nhờ tổng biên tập nhắc đến, Phổ Hoa mới biết Lâm Quả Quả ít khi ở Bắc Kinh, bình thường đều ở Nam Khai học thạc sỹ tâm lý học.
Cúp máy xong cô không tránh được thất vọng, có chút lơ đễnh khi sắp xếp lại bản thảo lựa chọn nội dung cho kỳ tới. Lưu Yến mấy lần hỏi cô sức khỏe người nhà chuyển biến tốt hơn chưa, Phổ Hoa cũng chỉ trả lời lấy lệ. Chưa tới giờ ăn trưa, cô đã vào phòng đón tiếp thử gọi vào di động của Lâm Quả Quả một lầnnữa, nhưng vẫn không liên lạc được.
Phổ Hoa gặp một vài đồng nghiệp trẻ tuổi tại quán ăn nhỏ bên ngoài bộ phận biên tập, mọi người cùng ăn cơm một bàn, cô gọi một bát mỳ bò. "Chỗ cũ" bắt đầu từ một bát mỳ bò, không thể nói có ký ức buồn, nhưng đối với Phổ Hoa mà nói toàn bộ những thứ đó thuộc về quá khứ.
"Chỗ cũ" là quán mỳ bò gần đại học Bắc Kinh, từ khi yêu nhau thời đại học, Phổ Hoa thường cùng Vĩnh Đạo ăn ở đó.
Anh em nhà họ Thi thích cửa hàng đơn giản ấy, đặc biệt món mỳ bò Tây Bắc nước nguyên chất, vị nguyên chất. Một nắm rau thơm, một muôi dầu ớt, một cái bánh nướng vừng giòn tan, thêm bát mỳ bò nóng hổi to, có lúc còn gọi thêm đồ nhắm, bọn họ thường nhắc đi nhắc lại đó là "thượng hạng".
Lần đầu tiên Phổ Hoa gặp Vĩnh Bác chính là ở "chỗ cũ", Vĩnh Bác mang theo một cô gái, sau này mới biết đó không phải đối tượng hẹn hò của anh, chỉ là "bạn tốt". Bốn người ngồi quanh bàn có lò sưởi phía dưới ở giữa quán, Vĩnh Đạo ôm cô giới thiệu: "Đây là anh trai anh, đây là bạn anh ấy".
Sau này Phổ Hoa mới biết đó là lần thứ hai cô gặp Vĩnh Bác, lần trước gặp là ở cửa hàng bán thuốc lá của ông ngoại. Vài năm không gặp, cô đã không còn nhận ra anh là người đàn ông đứng sau Vĩnh Đạo năm ấy. Không lâu sau, Vĩnh Bác bắt đầu cuộc đời nhi*p ảnh gia bôn ba khắp chốn, giống như rất nhiều ngườitrong giới anh, đều không cố định ở một thành phố. Nhưng sau này anh và Phổ Hoa còn trở thành bạn, căn hộ anh từng sống đã trở thành hang ổ của Vĩnh Đạo,thậm chí đến người "bạn gái" Tang Hinh Mai mà anh tạm thời kéo đến, vài năm nay cũng vẫn giữ liên lạc với Phổ Hoa, trở thành người dẫn đường cho cô bướcvào giới biên tập.
"Chị Diệp, người được mời viết chuyên mục mới - Lâm Quả Quả, lai lịch thế nào?". Cô gái cùng bàn vừa vào tòa soạn hỏi, bên cạnh còn bày tờ tạp chí pháthành, vừa vặn lật tới trang chuyên mục của Lâm Quả Quả.
"Cô ấy? Chị cũng khó nói, không phải chỗ thân quen".
Phổ Hoa ăn cơm một cách thờ ơ, "Thích bài viết chứ?". Cô gái gật đầu, cầm tờ tạp chí lên, trên chuyên mục có vài câu dùng 乃út bi khoanh tròn lại, rõ ràng là một độc giả vô cùng quan tâm, "Đương nhiên thích ạ, em vẫn luôn đọc mục "tâm lý" của cô ấy trước đây, không ngờ đã đầu quân chỗ chúng ta".
"Thật không?".
Sự hiểu biết đối với Lâm Quả Quả của Phổ Hoa gần như bằng không, cũng chưa từng nghe nói về những việc trước đây của cô ấy, trở về văn phòng, cô đặc biệt tìm vài bài Lâm Quả Quả từng viết trong tài liệu của cô ấy.
Buổi chiều, cuối cùng cô cũng liên lạc được với Lâm Quả Quả. Gọi từ máy bàn vào di động tín hiệu không tốt lắm, cô ấy ở vùng ngoài, hình như cũng có việc, hẹn thời gian gặp mặt nói chuyện, đơn giản nói vài câu rồi cúp máy.
Phổ Hoa ngồi vào chỗ, đọc chuyên mục cô ấy từng viết trước đây, tìm thấy vài bài viết nhỏ đưa Lưu Yến và các đồng nghiệp khác nêu ý kiến, Lưu Yến liếc qua một lần vứt trả bài viết lại, thò đầu ra từ sau màn hình vi tính nói: "Loại bài viếtnày phù hợp với khẩu vị thanh niên các cô, đều là kiểu của thế hệ 8x, thời đại chúng tôi lấy đâu ra ai quan tâm nghiên cứu cái gì mà giá trị hạnh phúc hay không hạnh phúc, có thể sống qua ngày đã không dễ dàng rồi. Tôi thấy, những người thích đọc đều là thanh niên, tuổi tác như chúng tôi chẳng quan trọng yêu hay không yêu".
Ý kiến bàn luận về bản thảo rất khó có thể thống nhất, nhưng Phổ Hoa đồng ý với lời của Lưu Yến, cùng một tập san chú ý đến yêu cầu của các độc giả khácnhau, có người quan tâm đến chuyện tình cảm, có người chẳng qua chỉ tiện tay cầm tờ tạp chí lật lật cho đỡ buồn. Xong cuộc họp về lựa chọn chủ đề cho kỳ mới đã gần tới giờ tan làm, Phổ Hoa mượn cớ đến phòng lấy tin và biên tập tin tìm tài liệu, rời phòng biên tập sớm nửa tiếng, đưa thẻ đi làm cho Lưu Yến. Cô không dám tùy tiện về nhà, đành tới siêu thị gần đó.
Sau giờ tan làm là giờ kinh doanh cao điểm của siêu thị, trong không gian nhỏ hẹp dòng người tràn vào chật ních, khách hàng đợi thanh toán cũng xếp thành hàng dài, Phổ Hoa nghiêng người chen ra khỏi khu mua hàng, túi xách không cẩn thận vướng vào túi hàng của khách, kéo ra một vết rách dài, hoa quả rơi bình bịch xuống đất. Cô ngồi xổm xuống nhặt quýt hộ, đuổi theo mấy quả lăn tít phía xa bọc vào trong áo, di động trong túi xách reo nhưng cô không thể nghe.
Có người đưa một cái giỏ mua hàng từ phía sau, ra hiệu cho cô đặt quýt vào, Phổ Hoa quay đầu cảm ơn, nhìn rõ người đứng trước mắt, tay buông lơi, quýt bọc trong áo lại tới tấp rơi.