Giữa Cơn Gió Lốc - Chương 09

Tác giả: Đạo Hiếu

Hạnh ngồi một mình.
Từ sáng đến giờ, ở phòng bên, không ngớt vang ra tiếng cười nói của những người đàn bà đang quây quần trên chiếu bạc.
Hạnh nhớ lại cái không khí huyên náo của Hội quán Văn khoa hồi sáng. Sau cuộc hội thảo các em học sinh trong đoàn văn nghệ đã tập dợt ráo riết, chỗ này hợp ca, chỗ kia song ca, hai ba cô nữ sinh rủ nhau ra gốc cây hát rù rì, năm bảy người khác dợt lại hoạt cảnh “Thảm kịch Sơn Mỹ” nơi nhà để xe. Đi đâu cũng nghe tiếng đàn măng-đô-lin, đàn ghi-ta, bếp lửa nhóm bên gốc cây khói bay mù mịt. Hạnh hát đến khan cổ. Cơm vừa xong đã nghe tiếng còi xe ngoài cổng. Chị Năm lái chiếc Simca đến đón. Hạnh nhớ ngay giờ hẹn với Hữu ở nhà, chị lên xe, ngã người vô nệm nhắm mắt, mặc cho người chị chạy vòng qua phố.
Buổi tổng dợt đã hoàn tất, biểu ngữ cũng đã xong, chỉ còn thiếu truyền đơn. Hạnh mệt, ngủ một giấc trưa, thức dậy thấy trong nhà có cái gì khác thường, chị mở cửa phòng học của mình thì đã thấy Hữu lui cui đánh máy lọc cọc dưới một ngọn đèn chụp vàng ệch.
Cơn mưa đến, rất nhanh, rất bất ngờ và rả rích mãi hàng giờ. Hạnh ngồi lắng nghe. Tiếng lóc cóc trong phòng đã im từ lâu, cả tiếng cười nói ở phòng bên cạnh cũng chẳng còn nghe thấy nữa, chỉ có tiếng giọt mưa rơi thánh thót trước hiên nhà.
Chị Năm bước vào với một ly chè bắp lớn.
- Nó còn ở đây chớ hả?
Hạnh gật đầu. Chị Năm đặt ly chè xuống bàn rồi ra khỏi phòng, đến chỗ mấy người đang đánh bạc. Hạnh đứng dậy bưng ly chè lên và đến mở cửa phòng học của mình. Hữu quay mặt lại nhìn, một vết mực nhỏ in trên trán. Những tờ truyền đơn vừa được in xong xếp một bên khung vải thô sơ.
- Ngưng chút đã - Hạnh nói - Chị Năm bồi dưỡng cho anh đây.
Hữu đưa hai bàn tay ra dưới ánh đèn, những ngón tay dính đầy mực in còn ướt nhẹp.
- Rửa tay đi!
Hạnh ngồi xuống bên cạnh, lấy một tờ truyền đơn, đầu hơi nghiêng lại phía ngọn đèn chụp. Hữu đặt ly chè xuống nền nhà, nặn mực in lên trục ru-lô rồi tiếp tục làm việc. Hạnh trả truyền đơn lại chỗ cũ, chị hỏi:
- Anh có thấy đói không?
- Không. Công việc cũng sắp xong rồi.
- Thôi, tôi ra gác.
Hữu hỏi:
- Trời mưa phải không?
- Mưa. Mưa suốt cả buổi chiều nay, bây giờ cũng chưa dứt hẳn.
Hạnh đã lại gần cánh cửa nhưng không mở. Hữu vẫn cắm cúi in nhưng anh biết Hạnh vẫn còn ở trong phòng.
Xế chiều, Hữu bước ra khỏi phòng. Nghe tiếng ồn ở phòng bên cạnh, anh hỏi:
- Ai làm gì bên đó?
Hạnh nói:
- Bạn bè của mấy ông anh mình. Thôi! Mấy ông bạn bè nhiều lắm, cả tỉnh trưởng Gia Định cũng là bạn của mấy ổng luôn, chiều nào cũng chở nhau trên xe jíp đi đánh quần vợt.
Ánh sáng bên ngoài hắt vô làm sáng một nửa khuôn mặt Hạnh, đôi mắt long lanh. Hữu đột ngột hỏi:
- Vết thương hôm trước đâu?
Hạnh nghiêng đầu, chỗ xây xát ở dưới mái tóc một chút. Hôm đó trời cũng mưa như hôm nay, Đoàn công tác xã hội của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn tổ chức đi Làng cô nhi Long Thành. Quá căn cứ Long Bình một chút có một khúc quanh rất ngặt. Hữu đã lao xe Hon-đa xuống đấy, Hạnh ngồi phía sau xe. Mình mẩy đầy bùn. Nhưng Hạnh tỉnh bơ, buổi chiều vẫn lao động, tối vẫn ca hát, đóng kịch.
- Nghe nói ngoài Trung mưa dai lắm hả anh?
- Mưa dai. Mưa lũ. Nhưng không mưa về mùa Hè mà mưa về mùa Đông. Những cơn mưa nối tiếp nhau suốt ngày đêm, suốt tháng, nước dâng lên ngập đầu, ngập cả bờ tre, tràn lên đường đi. Ngủ một đêm, sáng ra thấy chung quanh là nước, nước mênh ௱ôЛƓ, người ta chèo thuyền đi trên đường, bủa lưới cá trong sân nhà. Thuở nhỏ mình rất thích lụt nhất là thích nhìn lá cây, cành khô và bèo trôi đầy mặt nước, mực nước giếng cũng dâng cao gần miệng có thể lấy gáo múc được.
Hạnh đang chăm chú nghe, chợt hỏi:
- Gáo à?
Hữu bật cười:
- Gáo. Không biết sao? Nó làm bằng cái vỏ dừa khô cưa ngang khoét hai lỗ gần miệng, tra thêm cái cán.
Nói xong anh bước ra cửa nhưng vừa đến cổng thì anh sực nhớ trong túi mình chẳng còn đồng bạc nào mà từ đây về đến nhà phải đi hai chặng xe buýt, qua một đoạn đường dài hơn năm cây số. Chỉ cần xin Hạnh năm chục bạc là đủ tiền xe. Hữu quyết định quay lại và gặp Hạnh vừa ra cửa với chiếc áo “măng-tô” màu trắng trên tay.
- Tôi tính chạy theo đưa cho anh.
Chị trao cái áo mưa của mình cho Hữu và nói nhỏ vừa đủ cho bạn nghe:
- Trời muốn mưa trở lại. Coi chừng bịnh.
Câu nói ấy làm Hữu cảm động, anh không còn lòng dạ nào mở miệng xin Hạnh năm chục bạc. Anh quay ra đường, lòng tự nhủ:
- Thôi, hãy ráng mà đi bộ về nhà.
Nơi một gốc cây to phía sau sân khấu, trong cái ánh sáng nát vụn dưới tàn cây Cường cúi đầu suy nghĩ. Hữu đứng bên, hai tay thọc sâu vô túi quần, cứ một lát anh lại nhìn ra cổng trường. Xe cảnh sát đậu lù lù phía trước ba bốn cái. Cảnh sát dã chiến võ trang đứng dọc hai bên đường chờ đợi. Hữu quay lại phía đám đông. Những khuôn mặt rực rỡ ánh đèn, rực rỡ nụ cười, những bàn tay và tiếng reo hò. Đám đông như thu nhỏ lại, đông đặc và sinh động. Cường nói một mình:
- Thế này mà không biểu tình được thì yếu quá.
Anh đi đi lại lại, ném điếu thuốc trên bãi cỏ đen lẫn phía sau hàng rào kẽm gai và dừng lại nhìn những đóm lửa tung ra, tắt ngấm.
Tiếng xôn xao chợt nổi dậy trong một đám người. Hai người quay lại một lúc. Mấy viên cảnh sát đã tiến sâu vào sân khấu giữa hai hàng ghế. Các nữ sinh vẫn hát và tiếng vỗ tay vẫn dồn dập.
Cường và Hữu ra khỏi bóng tối tiến về phía sân khấu. Viên trung tá cảnh sát già hỏi trống không:
- Ai tổ chức buổi này?
Im lặng. Ông ta nói tiếp:
- Tôi muốn gặp ban tổ chức.
- Ở đây chúng tôi làm việc tập thể. Chẳng có ban tổ chức.
Viên cảnh sát sờ cằm, ngó láo liên chung quanh một chặp và hỏi:
- Các anh có xin phép Toà Đô Chính không?
- Chúng tôi đã thông báo cho Toà Đô Chính.
- Tôi hỏi các anh có giấy phép không?
- Đây chỉ là một buổi văn nghệ trong phạm vi đại học không có gì quý vị phải can thiệp vào quyền tự trị Đại học.
Viên cảnh sát già sừng sộ:
- Các anh đã hát những bản nhạc cấm.
Ông ta chìa trước mặt Hữu một tờ giấy quay rô-nê-ô:
- Đây này, danh sách những bản nhạc bị cấm vì có nội dung phản chiến.
Vinh cũng vừa chen đến, anh nói:
- Chính tổng thống Thiệu cũng đã từng nói ông là người phản chiến.
Mấy viên cảnh sát quay lại ngó Vinh mà không nói gì cả. Thục trở lại rót nước chanh vô ly. Vinh cầm chiếc ly trong tay lạnh ngắt, anh ngồi xuống bàn uống từng hớp nhỏ. Bản hợp ca chấm dứt trên sân khấu nhưng bản hợp ca khác lại dấy lên từ dưới khán giả cùng với tiếng vỗ tay nhịp nhàng.
Hai viên sĩ quan cảnh sát đột ngột bỏ Cường và Hữu nhảy lên sân khấu. Một người chụp lấy mi-crô và nói:
- Kính thưa đồng bào, chúng tôi lấy làm tiếc là buổi trình diễn văn nghệ này đã được tổ chức bất hợp pháp nên buộc lòng chúng tôi phải cho ngưng trình diễn. Mời đồng bào ra về.
Đám đông im lặng, ngơ ngác. Trong một lúc, sân khấu như chói chang ánh nắng và trải rộng ra. Đám đông như trũng sâu xuống và bất động.
Một số người bắt đầu rời khỏi ghế ngồi. Các em học sinh đứng im nhìn họ ra đi. Lập tức một số sinh viên ào lên sân khấu giành chiếc mi-crô trong tay viên sĩ quan cảnh sát. Cuộc xô xát diễn ra. Cuối cùng Hữu giành được mi-crô, anh nói:
- Mời đồng bào và các bạn ngồi lại. Không ai có quyền ngăn cấm chúng ta hát ca ngợi hoà bình. Chương trình văn nghệ của chúng ta sẽ được tiếp tục với bản “Chúng Ta Đã Đứng Dậy” do ban hợp ca Đoàn Văn nghệ Sinh viên Học sinh Sài Gòn trình bày.
Tiếng vỗ tay lại vang lên giữa tiếng reo hò.
Đám đông lại tràn ngập sinh khí. Hữu thấy bạn bè tươi cười đứng bên dưới, thấy rõ từng sợi tóc sáng loáng, từng cái cổ áo sơ-mi, từng nếp nhăn sau lưng. Anh ngó xuống đám đông và chợt mất hút cái ý niệm về cá nhân, anh thấy trước mặt mình chỉ còn là một sức sống, một cảm xúc, chảy tràn ra ngoài khung xác thịt chật hẹp. Hữu có cảm tưởng nếu mình hô to lên một tiếng sẽ có ngàn lời hưởng ứng, anh Ϧóþ chiếc mi-crô trong tay nói thật to khi bản hợp ca vừa dứt:
- Chúng ta thù ghét chiến tranh, thù ghét thuốc khai hoang đã phá hoại hoa màu, tiêu diệt mầm sống, làm nhiễm độc thiên nhiên xin mời các bạn mở trang 8 chúng ta hát bài “Rồi hoà bình sẽ đến”.
Tiếng hát của các nữ sinh mở đầu cho bài hợp xướng cộng đồng được trình bày từ khán giả.
Viên cảnh sát trưởng có vẻ muốn nhảy lên sân khấu hoặc muốn ra lệnh gì đó cho đàn em nhưng tiếng hát của quần chúng mãnh liệt quá khiến ông ta không mở miệng được, ông ta lại đứng khựng, sờ cằm rồi nhìn láo liên chung quanh.
Hạnh bước ra sân khấu, Hữu trao mi-crô cho chị vì cổ họng anh đã rát buốt. Hạnh bắt đầu nói khi bài hát vừa dứt.
- Thưa các bạn. Chúng ta đã ở lại đây tức là chúng ta đã tỏ được sức mạnh của mình trước bạo lực. Những vụ như Mỹ Lai đã xảy ra quá nhiều và cần được chặn đứng. Sinh viên và nhân dân khắp thế giới đã vì Việt Nam đứng lên đòi Mỹ chấm dứt sự can thiệp тһô Ьạᴏ, dã man vào nội bộ của miền Nam Việt Nam, có nhiều người đã vào tù, đã đổ máu và ૮ɦếƭ cho độc lập và tự do của miền Nam Việt Nam, tại sao chúng ta không đứng dậy giành lấy Hoà Bình cho chúng ta?
Khán giả vỗ tay ào ào nhưng một loạt súng đã nổ.
Nhiều kẻ lạ mặt xông đến sân khấu. Toán sinh viên trật tự liền chặn họ lại, các bác lao động cũng họp lại bảo vệ các biểu ngữ vừa được giương lên. Cuộc xô xát diễn ra bên trái sân khấu. Súng lại nổ nhiều loạt. Đám đông bắt đầu hỗn loạn khi cảnh sát dã chiến tràn vô khuôn viên trường. Loa phóng thanh của cảnh sát bắt đầu hoạt động:
- Yêu cầu mọi người giải tán trong mười phút, nếu không chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh.
Hữu đáp lại trong mi-crô:
- Chúng tôi không hề yêu cầu các anh đến đây. Chúng tôi kêu gọi các anh chấm dứt sự can thiệp vào sinh hoạt đại học và tôn trọng quyền tự trị của đại học.
Bên cảnh sát:
- Chúng tôi không cãi lý với các anh, chúng tôi chỉ làm theo lệnh của thượng cấp. Còn năm phút nữa, quá hạn chúng tôi không bảo đảm an ninh cho các anh.
Hữu ướt đẫm mồ hôi nhưng giọng anh vẫn bình tĩnh:
- Mời đồng bào ngồi lại thành vòng tròn và giữ trật tự.
Cảnh sát ập tới. Súng nổ chỉ thiên tới tấp. Lựu đạn cay được tung ra mù mịt những ngọn: đuốc vẫn sáng rực trên tay của các học sinh Cao Thắng, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long…
Phi tiễn bắn loạn xạ vào đám đông đã bắt đầu hỗn loạn. Sự hỗn loạn mạnh mẽ cuồng nộ như cơn sóng dữ chuyển mình, một sự hỗn loạn chiến đấu, gay gắt, và quyết liệt. Gạch đá, bom xăng bay vụt và bốc cháy trên lưng toán cảnh sát tiến tới. Những chiếc áo dài trắng tinh chạy lui chạy tới khắp mặt trận như những đôi cánh thiên thần, những vạt áo được xé ra băng vết thương trên trán, trên tay của người bằng hữu. Các bóng đèn điện trên cao đã bị bắn vỡ hết nhưng những ngọn đuốc vẫn bùng sáng.
- Chúng tôi sẽ chiến đấu chống các anh đến cùng.
Một số người đã chạy sang bên kia đường, số đông vẫn còn ở lại chống với cảnh sát. Bọn Hữu, Vinh, Cường, Hạnh cố thủ sân khấu. Đám đông kết thành một vòng đai bảo vệ cho họ. Đuốc được đốt thêm khắp nơi. Tiếng ca dữ dội át cả tiếng súng. Hữu nhìn quanh, những bức tường loang vết đạn, bức màn trên sân khấu bị lệch qua một bên và những người bị hít nhiều hơi cay đã bắt đầu gục xuống. Thục sặc sụa ho nhưng vẫn cố hát, chiếc áo dài trắng đã mất vạt trước và loang lổ máu. Cảnh sát vây kín bốn mặt.
Viên sĩ quan cảnh sát kêu gọi giải tán lần cuối cùng nhưng Hữu đã đáp lại:
- Chúng tôi đang chờ các anh bắt. Các anh cứ tấn công đi! Tấn công những người đang tranh đấu cho chính cuộc sống cơ cực của các anh, của vợ con anh ở nhà. Các anh hãy tấn công để bảo vệ cho những kẻ chỉ huy các anh tham nhũng, vơ vét.
Một cái phi tiễn cắm phập vào bắp chân, Hữu té quỵ xuống, chiếc mi-crô vẫn còn cầm chắc trong tay. Sân khấu tràn ngập hơi độc. Khói cuồn cuộn lên như dung nham chảy tràn từ lòng đất, khói chất ngất như những đám mây đặc quánh cay xé tàn bạo. Hơi cay tràn vô cơ thể Hữu như một con bọ lớn nóng rát bò trườn vào cổ họng cay xé, ngột ngạt, sặc sụa…
Hữu lăn lộn giữa đống bàn ghế ngã đổ, những mảnh vụn của bóng đèn nê-ông vỡ nát trên sân khấu. Anh cảm thấy như trời đất tối mù quay cuồng rát buốt nhưng trong tai vẫn còn nghe tiếng nện của báng súng và tiếng la hét của nữ sinh. Các bạn anh cũng đã bị hàng trăm quả lựu đạn cay làm cho ngã quỵ nằm la liệt trên sân khấu hay dưới sân trường. Hữu mắc kẹt trong cảnh hỗn độn ấy. Anh gục mặt vào chiếc khăn ướt ho sặc sụa. Tiếng ho vang lên khắp nơi cùng một lúc với tiếng ói mửa, tiếng chân chạy huỳnh huỵch trên mặt đất.
Lúc ấy Vinh bị một báng súng quất ngang lưng té nhào xuống một gốc cây. Anh trườn người trên lá khô, trên rác rưới như con rắn mối mù loà với sống lưng tê tái như muốn gãy gập. Khói cay cào cấu cổ họng anh làm anh nôn mửa. Anh trườn tới sát tường rào và cố đứng dậy nhưng không nổi. Anh nằm im nơi đó cho đến khi mơ hồ cảm thấy mình bị nhấc lên, kéo xệch đi trên lá khô và bị ném lên một chiếc xe đậu sẵn ngoài cổng.
Anh té chúi vào đám đông nghẹt cứng, ho sặc sụa. Các cô học sinh, cũng gập người xuống mà ho, nước mắt nước mũi ràn rụa. Vinh chới với chụp lấy thành xe đứng dậy, vết thương ở sống lưng bật lên một tiếng kêu khô khan.
Một người hỏi:
- Anh Vinh, sao thế?
- Tôi bị thương. Hữu đâu rồi?
- Không rõ.
Trong sân trường Cường đang tìm cách leo lên sân khấu cứu Hữu nhưng cảnh sát vây đánh rất dữ. Cậy có sức mạnh và võ nghệ, Cường nhào tới như một con gấu. Cảnh sát dạt ra, Cường nhảy lên được phía trên. Hơi cay tràn ngập mịt mù, Cường xông vô đám khói dày đặc gọi Hữu ba bốn tiếng. Anh quờ quạng đi như một kẻ mù loà.
Khi ấy ngoài cổng hai người cảnh sát vừa ném Hữu lên sàn xe. Trong ánh sáng mờ nhạt của trận chiến đã tàn, Hữu nằm xoãi người như con cá voi trắng bị trôi dạt sau trận hồng thuỷ. Vinh lật mặt bạn lên bằng đôi tay run rẩy. Máu chảy tràn khuôn mặt anh như một mạch nước phụt ra giữa sống mũi, máu ràn rụa trên má, bê bết hai bên thái dương.
Mấy người cảnh sát cuối cùng nhảy lên xe hấp tấp đóng tấm bửng phía sau lại và chiếc xe rồ máy lướt tới.
*
Đối với Vinh, Ty cảnh sát bao giờ cũng là một thứ sào huyệt. Nó có nhiều ngõ ngách, nhiều đường ra lối vào, với kẽm gai, súng đạn, mảnh chai và bao cát. Nó bị phủ vây dưới ngần ấy thứ chướng ngại tạo cho con người một cảm giác chui rúc, lẩn trốn, phòng ngự, sợ hãi. Nhưng trong đó còn có sự trả thù, tàn sát, ђàภђ ђạ… cho nên khi chiếc xe đậu lại thì Vinh hoàn toàn bị tràn ngập một thứ cảm giác kinh tởm của kẻ bị lạc vào sào huyệt của bọn ςướק. Anh chờ những giọng nói ồ ề, những tiếng la hét, những giọng nói rổn rảng.
Và tất cả đều xảy đến, sống động, tàn bạo.
Vinh đỡ Hữu nằm ngửa trên nền đất.
Hữu nói:
- Tôi nằm một mình được. Anh đi tìm Cường và chị Hạnh xem.
Vinh đứng dậy. Sự đau đớn ở sống lưng đã bớt chỉ còn lại cảm giác nóng rát.
Cường nằm nghiêng người giữa mấy em bé bị ngất xỉu. Vinh ngồi xuống lay bạn dậy nhưng Cường đã ngất rồi. Vinh ngó chung quanh, tất cả đều bị bủa vây dày đặc kẽm gai và đèn pha.
Vinh thấy như mình vừa trải qua một trận oanh tạc. Đứa nhỏ nằm cạnh Cường đang lăn lộn chợt thét lên, ôm bụng, người không ngớt xoay vòng. Vinh hỏi:
- Sao vậy em?
Nó khóc:
- Đau bụng quá. Đau bụng quá!
Vinh xốc nó lên tay. Phía hàng rào có hai người đàn bà đang bán nước ngọt cho những người bị bắt. Vinh chạy mua một chai nước cam cho đứa bé uống. Nó uống ừng ực và nằm im, hai tay buông thõng.
Vinh đặt nó xuống đất rồi quay lại đổ nước cam vào miệng Cường. Một lát Cường tỉnh dậy thở hổn hển:
- Ngộp quá! Ngộp quá!
Lưỡi anh đưa qua đưa lại trong một dáng điệu bất ổn.
Rất lâu sau Cường mới thở được. Trăng đã lên cao trên đỉnh đầu, trời trong vắt và sáng như một đại dương phẳng lặng. Vinh cũng nằm xuống và cảm thấy hơi thở ấm của bạn phả nhẹ hai bên mang tai mình.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc