Tuyệt thực đến ngày mười ba Nghi chỉ còn là một bộ xương. Sau một giấc ngủ dài anh tỉnh dậy và mơ hồ thấy khuôn mặt một người đàn bà hơi ngước lên, mắt bị bịt bằng một băng vải trắng. Khuôn mặt ấy cứ lớn dần lên và anh tưởng như mình còn ở trong một giấc mơ nào đó.
Tiếng chuông leng keng của người bán cà-rem làm anh tỉnh ngủ hẳn. Khuôn mặt người đàn bà bị thu nhỏ lại giữa những hàng chữ đen chằng chịt.
Người bệnh nằm giường bên cạnh đang tựa lưng vào vách đọc một tờ nhật báo. Anh ta trông mập mạp và có vẻ như đã bình phục.
Nghi nghiêng đầu qua một bên nhìn tấm hình lúc nãy. Hình chụp một người đàn bà nhà quê mặc bà ba đen bị một lính Mỹ da trắng bịt mắt và dùng báng súng đẩy đi trong khi hai tay bà đang cố gắng xốc nách đứa con nhỏ Tʀầռ tʀʊồռɢ toòng teng phía trước, trên lưng bà còn mang một đứa bé khác trong một chiếc khăn vải màu xám. Người đàn bà có vẻ cuống cuồng, hốt hoảng và đau đớn. Tên lính Mỹ phía sau thì bặm môi lại, mắt nhìn đứa hài nhi sau lưng người đàn bà và đôi tay hắn ta đang vung lên trong cái thế xô đẩy, thúc giục một cách giận dữ.
Nghi chỉ đọc được một hàng chữ lớn chạy trên đầu trang nhất: XÔ XÁT Ở CHÙA ẤN QUANG, HƠN HAI MƯƠI NGƯỜI BỊ BẮT. Hàng chữ này xem ra chẳng liên quan gì tới nội dung bức hình. Nghi tò mò hỏi người bạn đang đọc báo:
- Bức hình gì vậy, anh?
Người bạn để tờ báo xuống nệm, đặt bàn tay mập mạp cạnh tấm hình và đáp:
- Báo chí nó đang làm rùm beng vụ này đây.
- Vụ gì vậy?
- Vụ Mỹ Lai. Ở đâu ngoài Quảng.
- Mà sao?
- Có một trung uý Mỹ tên là (anh ta cúi xuống xem lại cái tên) tên là Calley, hắn chỉ huy cuộc tàn sát cả mấy trăm người vừa đàn bà vừa trẻ em.
Nghi nhíu mày hỏi:
- Cái thằng trong hình đây hả?
- Chắc là vậy. Nhưng sao người ta lại làm rùm beng cả bên Mỹ nữa. Hồi giờ tụi nó chơi cái trò này thường lắm, mà sao có nghe ai nói chi đâu. Anh nhớ coi, ngay cả chỗ Bồng Sơn của mình đây, hồi trước hễ gặp Đại Hàn đi càn là ૮ɦếƭ với nó. Chỉ cần một thằng bị thương, chỉ cần một tiếng “tắc cù” là ૮ɦếƭ với nó. Nó thảy lựu đạn cay xuống hầm, kê đại liên sẵn đó. Đồng bào trào lên chừng nào bắn chừng nấy, bất luận già trẻ lớn bé. ૮ɦếƭ đặc gò, đầy bờ sông. Tụi nó còn bêu đầu con nít lên hàng rào, ɦเếρ ∂âɱ phụ nữ xong rồi Gi*t. Đó là những chuyện xảy ra hàng ngày còn ghê gớm chẳng thua gì vụ Mỹ Lai này mà sao chẳng nghe ai nói tới, hả anh?
Nghi đáp:
- Tôi cũng không rõ. Có lẽ vì không có ai tố cáo chăng?
Người bạn đưa tờ báo cho Nghi:
- Anh đọc coi, họ nói vụ này làm xôn xao cả thế giới.
Nghi ngo ngoe mấy ngón tay trên bụng:
- Tôi cầm tờ báo gì nổi. Yếu lắm.
- Anh còn nhịn mấy ngày nữa?
- Hai ngày.
- Rồi sau đó ăn lại như cũ?
- Không, tôi tính ăn chay trường.
Người bạn cười mấy tiếng:
- Anh tu?
Nhớ lại hàng chữ trên đầu trang nhất, Nghi hỏi:
- Còn vụ gì ở chùa Ấn Quang?
- Cũng do cái vụ Mỹ Lai. Đồng bào xuống đường phản đối nhưng bị chặn tại chùa.
Nghi nghĩ ngay tới Hữu với những cuộc xuống đường sôi sục trong mấy lần trước. Anh hỏi:
- Có nghe sinh viên rục rịch gì không?
Người bạn cúi xuống đốt thuốc lá, nói khi hai môi còn ngậm điếu thuốc:
- Không thấy nói. Mọi khi họ hăng lắm mà.
Nghi cười:
- Lần này coi bộ hơi chậm.
Tôi đồng ý với các bạn là chúng ta phản ứng có hơi chậm - anh chủ tịch sinh viên vừa sửa lại gọng kính vừa nói - tuy nhiên chắc các bạn cũng hiểu là trong những ngày qua chúng ta đã gặp những khó khăn nào. Hai anh uỷ viên báo chí và xã hội đã bị bắt tại nhà, tôi và một số anh em khác cũng đang bị theo dõi sát nút.
Hôm nay, với buổi hội thảo về vụ thảm sát tại Mỹ Lai, chúng tôi hy vọng sẽ tạo được một khí thế mới trong hàng ngũ sinh viên chúng ta, tích cực góp phần vào cao trào tranh đấu chung của quần chúng.
Sau cùng, chúng tôi xin nhắc lại là đêm mai, lúc tám giờ sẽ có trình diễn văn nghệ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, kính mời đồng bào và các bạn đến tham dự.
Nơi chiếc bàn thuyết trình dài trải khăn trắng có năm người: Thanh chủ tịch sinh viên, Hạnh tổng thư ký, Dũng, Vinh phó chủ tịch và Hữu, thuyết trình viên.
Tập hồ sơ dày cộm của anh đầy ắp những hình ảnh về vụ tàn sát: Một người mẹ và đứa con thơ ૮ɦếƭ Tʀầռ tʀʊồռɢ bên bờ cỏ, thi thể bà mẹ cong lại trong tư thế trườn tới, mắt trợn ngược, môi vỡ ra, phía sau lưng là chiếc nón lá, dưới bụng là đứa con bị phanh thây nằm ngửa nhắm mắt. Một hình khác chụp một loạt trẻ em nằm ૮ɦếƭ chồng chất lên nhau trong một lối đi mòn, có em Tʀầռ tʀʊồռɢ, có em chỉ mặc một chiếc quần đùi hay một chiếc áo rách nát, thân xác em đầy những vết đạn, vết máu, thương tích rữa ra, nhầy nhụa.
Các hình ảnh này được sưu tập công phu từ các báo trong nước cũng như ngoại quốc. Hữu đã bỏ ra hàng tuần để sưu tập các hình ảnh và phiên dịch các bài báo ngoại quốc, đúc kết thành một bài thuyết trình dài với đầy đủ chi tiết về vụ tàn sát của tên trung uý William Calley.
Cả thế giới đều biết rõ vụ này nhưng đa số người Việt Nam chỉ biết một phần sự thật vì tin tức bị kiểm duyệt, nguỵ tạo, vì thế đây có thể là lần đầu tiên vụ Calley được trình bày một cách tỉ mỉ nhất tại Việt Nam.
Lối trình bày chậm rãi và rành mạch của Hữu gây được chú ý. Anh biết cách ngừng lại ở những chỗ gây xúc động nhất và anh thường dùng những câu ngắn với những chữ táo bạo để lột tả tính cách dã man của hành động thảm sát. Sau mỗi chi tiết anh đều trưng ra những hình ảnh làm bằng cớ. Những hình ảnh này đôi lúc làm đám đông phẫn nộ, la ó, đòi bạo động. Tuy vậy khi Hữu mở lời thì sự im lặng trở lại lập tức.
Hữu mất hơn một tiếng đồng hồ để trình bày bài thuyết trình. Suốt từ ba ngày nay, anh nói liên miên từ phân khoa này đến phân khoa khác và lần này anh thấy mệt, cổ họng khô cháy.
Cảnh sát sắc phục và công an chìm được rải khắp nơi, đứng lẫn lộn trong đồng bào, nơi hành lang.