Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế - Chương 14

Tác giả: Nhiều Tác Giả

COI TRỌNG CUỘC SỐNG TẬP THỂ, BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG XÃ HỘI
Tác giả cuốn “Cánh cửa tình thương EQ” nói: “Trong số tất cả các kĩ năng về “tình thương EQ” của một đứa trẻ, khả năng biết chung sống với mọi người có quan hệ vô cùng quan trọng đến sự thành công và chất lượng cuọc sống sau này. Muốn có sự hòa đồng như “cá gặp nước” trong cuộc sống xã hội, đứa trẻ phải học cách hiểu biết và làm quen với môi trường xã hội, đồng thời phải có những phản ứng thích hợp với từng hoàn cảnh. Đứa trẻ phải biết làm thế nào để cân bằng và điều tiết giữa nhu cầu và mong muốn của mình với nhu cầu và mong muốn của người khác. Người Trung Quốc luôn thực hiện quan niệm chuẩn mực hai tầng: “Nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người khác”, thực tế cũng là nhằm điều tiết mối quan hệ giữa mình với mọi người trong xã hội.
Tôi cho rằng, để biết cách chung sống hòa hợp với mọi người, Đình Nhi cần phải học nhiều hơn nữa cái mà ngày nay người ta gọi là “Kĩ năng tình thương EQ” mà nơi học tập tốt nhất chính là vườn trẻ và nhà trường. Cần phải có cuộc sống và trò chơi tập thể mới có thể bồi dưỡng được những đức tính và khả năng như: tình thâи áι, sự hợp tác, tính hào phóng và cởi mở, ý thức giữ gìn kỉ luật và sự lễ độ và công bằng, lòng tự tôn và tinh thần tập thể, ý thức ganh đua và tinh thần trách nhiệm, khả năng tổ chức và ý thức phục tùng, khả nằng lãnh đạo và tinh thần biết hy sinh vì người khác… Chính đó là những phẩm chất bắt buộc những người có giáo dục phải có đủ. Tách rời cuộc sống tập thể thật khó mà bồi dưỡng những phẩm chất đó. Những điều kể trên làm cho tôi thấy mừng vì mình đã không bồi dưỡng Đình Nhi thành một “thần đồng” kiểu “anh hùng nhất khoảnh”, “đơn thương độc mã”.
Kĩ năng xã hội cũng giống như các kĩ năng tình thương EQ khác đều có thể học được. Biện pháp thì rất nhiều như: sự gương mẫu của cha mẹ, sự giáo dục có mục đích của cha mẹ, đảm bảo sự tương xứng giữa tuổi tác và sự phát triển tinh thần của trẻ… Tất cả đều có thể đạt được mục đích là làm cho trẻ em học được kĩ năng xã hội.
Như tôi đã đoán trước, ở nhà trẻ, Đình Nhi chưa học được điều gì mới lạ, nhưng được sự hướng dẫn của tôi, Đình Nhi đã học được khá nhiều các kĩ năng tình cảm và xã hội vô cùng quan trọng.
Có lần Đình Nhi nói: “Con và Đường Dĩnh tranh nhau làm mẹ 乃úp bê, chẳng ai chịu nhường ai, và cuối cùng cả hai đều khóc”. Nhân việc đó tôi mách cháu: “Tranh nhau không được rồi cùng khóc, đó là việc làm bất tài, ngốc nghếch, là người thông minh thì phải biết chủ động sắp xếp để các bạn thay nhau làm mẹ 乃úp bê”. Tối hôm đó, tại câu lạc bộ thành phố, ĐÌnh Nhi đã chơi vô cùng vui vẻ với một bạn giá khác chừng 6 tuổi. Tôi chỉ nhắc cháu một câu: “Buổi sáng mẹ đã dặn phải biết sắp xếp trò chơi cho tốt”. Khi ra về tôi hỏi cháu: “Chơi có vui không?”. Đình Nhi vui vẻ trả lời: “Vui lắm mẹ ạ. Trước tiên con làm cô bán rau, để chị ấy làm mẹ, sau đó con lại làm mẹ, để chị ấy làm cô bán rau”. (Một sự manh nha về khả năng tổ chức của Đình Nhi).
… Về thái độ lễ phép, Đình Nhi đã có nhiều tiến bộ: “xin lỗi”, “cảm ơn” đã thành một thói quen bản năng. Cháu đang tập thói quen hỏi thăm sức khỏe. Để làm được điều này, tôi thường chủ động hỏi thăm sức khỏe, công việc của mọi người cốt để cháu học theo mẹ. Việc làm cụ thể của mẹ có tác dụng giáo dục tốt hơn nhiều so với những điều dạy bảo. Ngoài ra ở mọi lúc, mọi nơi tôi đều luôn nhắc nhở cháu phải cư xử lễ độ. Chỉ cần nhắc nhở chút ít là Đình Nhi đã chủ động làm ngay. Việc này rất có lợi cho việc rèn luyện đức tính kiềm chế của trẻ thơ.
Mối quan hệ của Đình Nhi với các bạn trong nhà trẻ rất tốt. Vì vậy, cháu rất yêu nhà trẻ. Hôm nay đến lớp muộn, cô giáo dẫn các bạn đi làm vệ sinh cá nhân, trong lớp học không còn một ai, Đình Nhi nói: “Mẹ cứ để con một mình tại đây, con sẽ không nghịch sách vở, giấy 乃út trên bàn đâu”. Thế là tôi để lại cháu ở đó, vội vã đi làm. Điều này cũng không phải dễ dàng gì, vì khi cháu hơn một tuổi, tôi đã để cháu ở lại nhà trẻ đi công tác, ấn tượng “tự nhiên mất mẹ” đáng sợ kia cho đến nay chau vẫn chưa quên. Sau này rèn luyện mãi cháu mới dám ở lại một mình.
Theo sự dăn dò của tôi, Đình Nhi đã biết tự uống thuốc cảm theo chỉ định ngay tại nhà trẻ.
Để Đình Nhi cảm nhận được niềm vinh dự trước tập thể, khi vườn trẻ mở hội thi hoa, tôi dẫn cháu cất công đi thật xa, chọn mãi mới mua được một chậu hoa bạch đàn ông đủ cả hai màu đỏ và vàng, để cháu tham dự hội thi hoa.
Các chuyên gia về “tình thương EQ” cho rằng, những việc làm như thế cũng có những tác động rất tốt, đôi lúc phải giúp trẻ làm được công việc gì đó, để trẻ thấy được niềm vui sướng của sự thành công, sức mạnh của niềm vui sướng đó sẽ thúc đẩy trẻ hăng hái làm ra nhiều “sự thành công” mới khác.
Ngoài việc học tập và vui chơi với các bạn trong nhà trẻ, cuộc vui chơi với các bạn hàng xóm cũng là một việc rất quan trọng, các cháu lớn nhỏ vui chơi với nhau có tác dụng bù lấp được sự thiếu hụt về tình cảm của những đứa trẻ mà gia đình chỉ có con một, nhưng cũng phải cho trẻ biết chọn bạn mà chơi.
Khi mới hơn 3 tuổi, Đình Nhi làm hỏng chiếc kẹp tóc của bé Đặng Linh, con gái cô Viên. Tôi bảo cháu: “Con phải lấy số tiền định mua bóng bay của con để mua đền bạn Đặng Linh chiếc kẹp tóc đó”. Lúc đó Đình Nhi mới học được câu nói “đau khổ trong lòng” trong bộ phim dài nhiều tập “Em bé nô tỳ” của Brazil chiếu trên truyền hình, cháu vận dụng nói: “Con cứ nén nhịn “nỗi đau khổ trong lòng”, cố chờ đến khi mẹ có lương tháng sau để mua vậy”.
Làm như thế để cốt dạy Đình Nhi biết gánh chịu hậu quả do sai lầm của mình. Cũng phải nói thêm rằng: Đình Nhi rất có ý thức chịu đựng. Trên người cháu, nếu có một chỗ đau hoặc ngứa ngáy, tôi đều yêu cầu cháu phải cố mà chịu đựng, không được kêu khóc, không được giãy giụa lung tung. Không chỉ vì “kiên nhẫn” là một yếu tố cấu thành rất quan trọng của ý chí mà còn vì mọi người chẳng thích thú gì một đứa trẻ cứ hơi đau một tí là vội khóc nhè, quấy rầy người khác. Đình Nhi cho rằng chịu đựng đau khổ là điều đương nhiên. Cháu đã làm như vậy và yêu cầu tôi cũng phải làm như cháu.
Cùng vui chơi với những đứa trẻ được giáo dục bằng những quan niệm và phương pháp khác nhau, khó tránh khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh. Bình thường, tôi luôn cố gắng tránh cho Đình Nhi tiếp xúc với những đứa trẻ thiếu giáo dục, tôi không thể để cho Đình Nhi, một đứa trẻ chưa đủ trí khôn và nghị lực làm chủ bản thân mình, tiêm nhiễm phải những thói xấu từ những đứa trẻ như vậy. Và khi không còn cách nào tránh được, thì tôi đã kịp thời giảng giải để cháu hiểu và từ những tật xấu của bạn, Đình Nhi phải rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
Khoảng mười ngày trước đây, một người bạn của tôi cho Đình Nhi một dây hoa bằng lụa màu, Đình Nhi cùng ban X chơi chung nhưng chưa đầy 2 phút sau, Đình Nhi bỗng khóc òa lên. Tôi vội chạy ra xem sao, cháu X vội liến thoắng: “Bạn Đình Nhi xé hoa, cô ạ. Cháu giằng lấy không cho bạn ấy xé, thế là bạn ấy khóc”. Tôi quay lại hỏ Đình Nhi: “Có thế không con?” Đình Nhi vẫn nức nở khóc, chỉ nói được hai tiếng: “mẹ ơi”, rồi không nói thêm được gì nữa.
Tôi vừa phê bình Đình Nhi không nên xé hoa, không nên khóc, vừa dắt cháu trở về nhà. Trên đường về, Đình Nhi vừa khóc vừa nói: “Không phải con xé hoa đâu, bạn X giằng lấy hoa củ con định xé đấy. Bạn X nói dối, con ghét bạn ấy lắm!” Nói xong, cháu lại òa khóc to hơn.
Tôi chợt nhớ đến câu nói của ông Chu Khắc Cần: “Hãy xem xem khi đứa trẻ lần đầu bị lừa dối, nó có phản ứng thế nào”. Tôi đã hiểu đây là lần đầu tiên Đình Nhi bị lừa dối. Tôi rất hiểu nỗi lòng của cháu, nhưng không thể cũng hùa theo ĐÌnh Nhi nguyền rủa bạn X được. Tôi lựa lời khuyên bảo: “Chỉ đáng ghét cái khuyết điểm của bạn X thôi, chứ không ghét bạn ấy. Vả lại khóc có giải quyết được gì đâu, chỉ tổ làm hỏng việc mà thôi. Nếu khi ấy con bình tĩnh, tự nhắc nhở mình là không được khóc, rồi kể lại sự thật cho mẹ nghe, thì mẹ sẽ phê bình khuyết điểm của bạn X, để bạn ấy biết lỗi mà sửa đi. Nhưng khóc thì mọi việc đều hỏng cả, mọi người chỉ nghe bạn X thanh minh và cho rằng chính con là người định xé hoa. Vì thế, bị lừa dối có đau xót không? Con đã thấy rồi đấy, từ nay về sau, dù thế nào con cũng không được nói dối nghe chưa?” Từ đó về sau quả thực Đình Nhi không bao giờ nói dối. (Trước đây đã có lúc Đình Nhi làm sai một việc gì đó, nhưng không dám thừa nhận, những lúc như vậy tôi thường nghiêm khắc trách mắng cháu, có lúc tức quá còn cho mấy roi vào ௱ôЛƓ. Không dám thừa nhận lỗi lầm, sự việc tuy nhỏ nhưng tính chất thì thật là nghiêm trọng không thể tha thứ. Ngay từ khi còn nhỏ đã phải dạy cho con đức tính thật thà, cho nó biết lừa gạt, dối trá là cực kỳ đáng ghét, đáng xấu hổ, để tạo cho con cái một thói quen tốt là dám làm dám chịu. Đay là vấn đề có liên quan mật thiết đến nhân cách của con người và tinh thần trách nhiệm). Xem ra giáo dục phản diện, kích thích trực tiếp cũng có ý nghĩa đặc biệt của nó.
BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG MỤC TIÊU NHỎ, BỒI DƯỠNG Ý CHÍ VƯƠN LÊN CỦA CON TRẺ
Để trẻ có được sự giáo dục từ sớm làm thế nào để cùng vui chơi chung sống với các bạn bình thường cùng trang lứa, sẽ có một vấn đề xảy ra là, chương trình dạy học trong vườn trẻ và nhà trường là chương trình phổ thông phù hợp với các cháu bình thường, các cháu được giáo dục từ sớm có tư chất tốt hơn thường bị mất hứng thú đối với chương trình dạy học ấy vì nó thiếu tính thử thách, cho nên thường không tập trung nghe thầy cô giảng bài. Các chuyên gia giáo dục từ sớm của Nhật Bản đã gọi tình trạng này là “thỏ chạy thi với rùa”, và cho rằng sự chênh lệch quá xa về tốc độ đã khiến thỏ ngủ ở dọc đường và cuối cùng đã đến đích sau rùa.
Khi Đình Nhi nghe kể chuyện, tập vẽ, tập viết chữ hoặc tự mình chơi ở nhà thì rất tạp trung chú ý, rất kiên trì, thế nhưng khi đi học nhà trẻ thì lại thiếu tập trung. Tôi nghĩ rằng, để tránh tình trạng như thỏ trong truyện ngụ ngôn trên, cần phải loại trừ ngay tâm lý lười biếng kia đi. Ngay từ khi còn học trong nhà trẻ, tạo cho trẻ một thói quen tập trung lằng nghe lời người khác. Ở đây lại còn có vấn đề khả năng nữa, khả năng biết nghe và biết nghĩ. Khi trẻ con đã dư sức học, phải dạy cho chúng những mục tiêu nhỏ với độ khó cao hơn, nhưng có thể dễ dàng đạt được, từ đó bồi dưỡng ý chí vươn lên của trẻ. Những mục tiêu đó phần lớn phải có liên quan đến việc nâng cao “tình thương EQ” của trẻ.
Mục tiêu thứ nhất mà tôi nêu ra cho Đình Nhi chính là phải giành được danh hiệu “Ngôi sao đỏ” trong nhà trẻ.
Ngày 5 tháng 10, phát hiện trên bảng “Những ngôi sao đỏ” trong lớp Đình Nhi đang theo học, không có tên cháu. Tôi khuyên Đình Nhi nên đi hỏi cô Vương chủ nhiệm lớp: “Thưa cô, con còn có những khuyết điểm gì cần phải sửa ngay ạ?” Cô Vương nói: “Khi nghe giảng bài, Đình Nhi đã chưa chủ động trả lời câu hỏi của cô giáo Trần (câu hỏi là: Bàn tay bé con của con đã biết làm được việc gì?). Vì vậy, con chưa được Ngôi sao đỏ”. Cô Vương con nói thêm: “Khi nghe giảng bài, khi ăn cơm và khi chơi các trò chơi lắp ghép, Đình Nhi thường không chú ý, hay quay ngang, quay ngửa nói chuyện riêng.” Khi tôi và cô giáo Vương đang nói chuyện, Đình Nhi đã vội cắt ngang xin giải thích, rồi òa lên khóc ra chiều oan ức lắm.
Sau khi về tới nhà, tôi bình tĩnh ngồi xuống nói chuyện với Đình Nhi. Toi bảo ĐìnhNhi hãy nhớ lại buổi học hôm đó, và nhắc lại câu hỏi trên cho cháu trả lời. Đình Nhi cãi lại: ““Không phải bàn tay biết làm việc gì?” mà là: “Con biết làm những việc gì?” mới đúng chứ!” Tôi giải thích cho cháu và cháu đã nghe ra, hơn nữa cháu còn nói: “Hôm ấy con không nghe rõ câu hỏi của cô giáo”.
Tôi bảo Đình Nhi: “Khi cô giáo giảng bài, học trò phải thật chú ý lắng nghe và nhìn thẳng vào mắt cô giáo, như vậy mới thật là chú ý”. Ngay lúc ấy Đình Nhi lại chăm chú nhìn vào tờ giấy đang chơi ở trên tay, tôi lập tức phê bình, và yêu cầu cháu phải thực hiện ngay từ bây giờ. Khi Đình Nhi ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt tôi, tôi khen cháu làm như vậy là đúng, đây là một thói quen tốt của những người biết lễ độ, có giáo dục, mong cháu hãy cố gắng duy trì như thế. Tôi còn đang giảng giải, Đình Nhi đã cắt ngang lời tôi: “Con xin lỗi mẹ, con lại vừa nhìn xuống bàn tay con”. Tôi thừa dịp nói luôn: “Biết tự giác không làm những việc mà mình đang thích, đó là việc khó. Một con người có nghị lực, không thể hiện ở chỗ biết tự kiềm chế không làm những việc tuy mình rất thích, nhưng không đáng làm. Ví như, hiện thời mẹ đang nói chuyện với con, nhưng con lại thích nhìn ngang nhìn ngửa, động tay động chân, những việc ấy trong lúc này là không nên làm, nếu con biết tự kiềm chế, chăm chú nghe lời mẹ, như nậy là có nghị lực”. Từ đó, Đình Nhi rất chăm chú nghe tôi nói, sau đó tôi còn yêu cầu cháu trả lời lại một số câu hỏi trên lớp và cả việc kể chuyện theo tranh, cả thảy tới gần 40 phút, nhưng cháu vẫn rất chuyên tâm.
… Sau buổi nói chuyện hôm ấy, hôm sau khi lên lớp cô giáo nêu câu hỏi: “Hôm lễ Quốc khánh, em đã nhìn thấy những gì?” Đình Nhi đã trả lời khá lưu loát bằng tiếng phổ thông, được cô giáo phát cho phần thưởng.
Buổi học hôm nay cô nêu ra câu hỏi: “Hãy kể về buổi chơi đi công viên Nhân Dân vào một ngày thu”. Thật không may, hôm nay cô giáo lại không gắn “Sao đỏ”, mà chỉ thưởng cho Đình Nhi “Một ngọn núi” được cắt ra từ một tấm bìa cứng.
(Ngày hôm sau, cô giáo thưởng bù, Đình Nhi đã được gắn một “Ngôi sao đỏ”).
Ngày 24 tháng10. Hôm nay học nhận biết chữ số từ 1 đến 9, Đình Nhi làm rất trôi chảy, mà cả lớp chỉ có Đình Nhi làm được, cô giáo gắn thêm cho ĐÌnh Nhi một “Ngôi sao đỏ” nữa. Tôi và Đình Nhi đều mừng ra mặt, hai mẹ con trò chuyện khá lâu. Tại phần mục lục của cuốn sách học chữ, Đình Nhi đã biết nhận mặt các chứ số hàng trăm, nhận mặt các chữ số hàng đơn vị đã không còn là vấn đề nữa rồi. Điều đáng mừng là, cũng như nhiều các bạn khác, Đình Nhi đã giành được hai “Ngôi sao đỏ”, chỉ kém bạn Chiêm Bồi có một bông (bạn này được thêm một bông trong trò chơi ghép hình thử trí lực). Cô giáo nói, ai được nhiều sao, người đó đựơc đi du lịch đến Bắc Kinh (được dán ảnh mình và thành phố Bắc Kinh trên bản đồ treo tường). Lần này, Đình Nhi chắc sẽ được đi du lịch. Mẹ con tôi bàn nhau làm thế nào để mỗi buổi đi học đều được “Sao đỏ”.
Mục tiêu thứ hai tôi nêu ra cho Đình Nhi là sửa chữa khuyết điểm quay ngang, quay ngửa khi ăn cơm.
Tuần lễ này, tôi luôn nghĩ cách sửa chữa khuyết điểm hay nói cười, hay quay ngang quay ngửa khi ăn cơm, việc này đã nói rất nhiều lần nhưng chưa có kết quả. Tối nay tôi quyết định, bắt đầu từ ngày mai, nếu không sửa chữa khuyết điểm đó thì sẽ bị giam vào nhà vệ sinh mười phút, mỗi lần tái phạm sẽ bị giam thêm mười phút nữa, cứ thế đến khi nào sửa được mới thôi. Đình Nhi còn tự nêu biện pháp: Khi ăn cơm mắt phải nhìn vào mâm bát, không được quay ngang quay ngửa, khi muốn trò chuyện phải tự thầm nhắc: “Không được nói, không được nói”, ăn phải cẩn thận, không được để rơi vãi (hạt cơm nào vãi ra bàn thì phải nhặt vào bát để ăn). Ba điểm đó, về cơ bản Đình Nhi đã thực hiện được. Hôm nay, lần đầu tiên đến phiên Đình Nhi trực nhật, cháu đã làm mọi công việc rất cẩn thận, rất vui vẻ, ăn cơm đã nhanh hơn.
Mục tiêu thứ ba là: Cố gắng để vào lớp học múa của nhà trẻ. Lớp học múa cũ của nhà trẻ bị các cô giáo chê là quá yếu, vì vậy quyết định mở một lớp múa mới mà không thu học phí. Đình Nhi đã mạnh dạn tiến cử, và đã được thu nhận. Thái độ tích cực chủ động đó được mẹ rất khen. Lớp mới này sẽ chuẩn bị nhiều tiết mục biểu diễn mới trong dịp Tết. Lớp sẽ chọn mười cháu trong số mười bảy cháu đi biểu diễn, tôi động viên Đình Nhi: phải chăm chỉ học hành, cần cù luyện tập để được vào đội tuyển. Tôi muốn cháu ngay từ nhỏ đã có được ý chí “quyết chiến quyết thắng trong các cuộc ganh đua”. Tôi cũng bỏ nhiều công sức giúp cháu rèn luyện ý chí này.
Mục tiêu thứ tư là: Phải mau chóng ngủ trưa được ngay. Về việc này, tôi dạy cháu cách tập đếm các ngón chân trước khi chợp mắt. Cách này lợi dụng nguyên lý của khí công, tập trung ý chí vào đầu ngón chân, có tác dụng rất tốt để đưa người ta vào giấc ngủ. Luyện tập thường xuyên rất có lợi cho sức khoẻ. Không biết Đình Nhi có kiên trì tập luyện được không? (Biện pháp này còn đang thực hiện).
Đối với người khác mục tiêu nhỏ này có lẽ còn có ý nghĩa gì, nhưng đối với Đình Nhi lại chính là bài học “Muốn đi ngàn dặm, phải bắt đầu bằng những bước đi”, chính những mục tiêu nhỏ, không ngừng đổi mới đó đã khiến Đình Nhi luôn luôn có những điểm mốc để phấn đấu, duy trì ý chí vươn lên.
Hôm qua, Đình Nhi hỏi tôi, tại sao co nhiều người hay kiêu ngạo thế? Tôi đã giải thích cho cháu biết nguyên nhân và sự đáng chê cười của tính kiêu ngạo bằng cách lấy các dụng cụ đo lường to nhỏ khác nhau để làm ví dụ, như thùng nhỏ, thùng lớn, con sông và biển cả. Đình Nhi cũng bắt chước lấy cốc lớn, cốc bé làm ví dụ, cháu đã hiểu ra.
Hôm nay, Đình Nhi kể bạn Lưu Bội ở lớp con thấy cô giáo gọi bạn khác trả lời câu hỏi trước, chứ không gọi bạn ấy, Lưu Bội có vẻ không vui, “Vậy bạn ấy chỉ biết mình không biết người mẹ nhỉ?” Tôi nói với Đình Nhi: “Như vậy là ghen tức!” Tôi hỏi: “Con có hay ghen tức với ngưồi khác không?” Đình Nhi: “Con chẳng bao giờ, mẹ đã chẳng nói rằng, không nên ghen tức với người khác, người khác được trả lời trước, mình nên vui mới phải”. Thừa dịp đó tôi nói luôn: “Người khác tiến bộ, mình mới có bạn bè tốt mà chơi chứ. Con phải biết rộng lượng với khuyết điểm của người chậm tiến, nhưng rất khó coi họ là những người bạn tốt. Có nhiều người tiến bộ, cả nước mới tiến bộ được chứ”.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc