Cái bụng nhỏ lạiTôi châm một điếu thuốc, tựa người lên hàng lan can bảo vệ trên hè phố.
Thuốc lá được mua từ cửa hàng tiện lợi[1] gần đây, bật lửa cũng vậy. Tôi rất ít khi hút thuốc, thỉnh thoảng mới làm vài điếu trong trường hợp nhất định nào đó, như khi đang thấy bế tắc, khó khăn.
[1] Cửa hàng tiện lợi: một dạng siêu thị mini.
Lúc này, ngay sau lưng tôi, cách con đường cái không rộng lắm, là cánh cổng chính của bệnh viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em số 1 Thượng Hải. Rất nhiều người đang ra ra vào vào, phần đông trong số ấy là những phụ nữ mang thai với cái bụng lặc lè.
Tôi đứng ở đây đã lâu, quan sát mấy người bán hàng rong với đủ kiểu ăn mặc, đang ngồi bệt dưới đất cùng mấy món đồ trang trí. Không rõ có thứ ám hiệu gì mà vừa mới cách đây một giây, họ còn đang nháo nhào giải tán trước khi ban quản lý trật tự thành phố đến, thì ngay sau đó lại lũ lượt quay về chỗ của mình.
Xác đứa trẻ do Hoàng Chức sinh ra ở bệnh viện bà mẹ trẻ em Thượng Hải, lại được tìm thấy trong ngăn đá tủ lạnh bên thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Kẻ đã nhận tội, Véronique, đang che giấu điều gì? Hay do không đương đầu nổi với áp lực mà bà ta hoảng loạn và ăn nói lung tung? Song dù coi tâm thần bà ta không bất thường đi nữa, ta cũng chẳng thể nào lý giải vì sao đứa con của Hoàng Chức lại bay sang tận bên đó.
Lẽ nào Gi*t con mình thôi chưa đủ, bà ta đã thông qua tổ chức mua bán trẻ em để mua trẻ về Gi*t hại, nhằm thỏa mãn tâm lý biến thái của bản thân? Nếu là vậy, sao đã nhận tội, bà ta lại không nhận đến cùng?
Thêm nữa, vết tích khác thường chỉ có ở đứa trẻ đang trong thời gian tập bò trên người đứa trẻ kia từ đâu mà ra? Vết tích này liên quan gì đến hành vi hấp thu người anh em song sinh cùng trong bụng mẹ của nó? Hay còn do nguyên nhân thần bí nào khác?
Tôi tin, chìa khóa của vụ án nằm ngay trong bệnh viện trước mắt mình. Chỉ cần tìm được “đầu mối” trong bệnh viện bà mẹ trẻ em, rồi từ từ lần theo là có thể làm sáng tỏ mọi chuyện.
Vẫn là chiêu bài như trước đây, tận dụng chức danh phóng viên để tiến hành điều tra ư? Nhưng với bệnh viện bà mẹ trẻ em, thì cách này xem ra có phần không ổn. Liệu tôi có tìm được một lý do hợp lý để yêu cầu bệnh viện điều tra xem xét lại trường hợp của một bệnh nhân ba năm trước, cùng những thông tin liên quan đến người này không? Liệu có thể moi được điều gì mới bằng cách dò hỏi những nhân viên y tế có liên quan về chuyện xảy ra ba năm về trước chăng?
Thêm vào đó, đây chẳng phải là trách nhiệm của riêng người nào cả. Nếu đi sâu hơn, thì để thực hiện kế hoạch này một cách kín kẽ như vậy, cần có sự liên kết và bắt tay hợp tác của một nhóm người có vai vế và tầm ảnh hưởng trong bệnh viện. Liệu những kẻ đó có để một tên phóng viên như tôi được chạm vào bất kì thứ tài liệu nào có khả năng lột trần chân tướng sự thật không?
Nếu có thể đưa ra câu trả lời hoàn hảo thì tôi đã chẳng phải quanh quẩn ở đây lâu vậy. Đến bây giờ mà vẫn chưa nghĩ ra phương án hoàn hảo thì thôi, đừng nghĩ nữa.
Tôi dụi điếu thuốc, đi về phía bệnh viện. Với nơi không biết nên bắt đầu từ đâu như nơi này, thì hãy cứ để tôi lấy trứng chọi đá thử một lần xem chuyện gì có thể xảy ra. Ít nhất khi đó tôi cũng biết kẻ nào là đáng nghi.
Chuông điện thoại di động đột nhiên vang lên.
“Anh đang ở đâu?” - Giọng điệu dứt khoát này chỉ có thể đến từ Hà Tịch.
“Anh đang… ở đường Thường Lạc”.
“Thường Lạc? Anh đang ở bệnh viện à?”.
“À ừ”.
“Đợi nhé, em đến ngay đây!” - Dứt lời Hà Tịch liền cúp máy.
Tôi ngẩn ra một lúc, tựa vào hàng lan can bảo vệ, rút thuốc lá ra châm.
Mười lăm phút sau, tôi nhận được cuộc gọi tiếp theo của Hà Tịch.
“Anh đang ở đâu thế?” - Khi Hà Tịch thốt ra mấy từ này, thì một chiếc xe cảnh sát chạy qua trước mặt tôi rồi ngoặt vào cổng chính của bệnh viện.
Tôi vội vàng rảo bước vào trong đó, Hà Tịch trong bộ đồng phục cảnh sát, đã đứng trước cửa chính của khoa khám bệnh.
“Em vào bằng cách nào, đây chẳng phải như thôn Đại Đường, chỉ cần tấm thẻ ngành đã quá hạn là qua cửa được!” - Tôi nói.
“Anh đến điều tra về đứa trẻ giấy à?” - Hà Tịch không trả lời mà vặn lại tôi.
“Đúng thế!”.
“Vậy thì vào thôi”.
Dứt lời Hà Tịch liền bước đi trước, ném lại cho tôi một cái bóng ở sau, khiến tôi tức tối. Giải thích rõ ràng hơn một chút đã ૮ɦếƭ ai, cái phong cách này thật là… hợp khẩu vị của tôi mà.
“Còn ngẩn ra đấy làm gì?” - Hà Tịch đi đằng trước ngoảnh đầu lại hỏi.
“À… à…” - Tôi vội rảo bước theo.
Chúng tôi tìm gặp trực tiếp giám đốc bệnh viện bảo vệ bà mẹ và trẻ em số 1, đó là một người đàn ông bị hói tóc nơi đỉnh đầu, trông chừng chỉ vài năm nữa là sẽ nghỉ hưu.
Vừa gặp, Hà Tịch đã rút tấm thẻ ngành của mình ra, tôi đứng bên vội đưa mắt liếc nhìn một cái, hình như không phải là tấm thẻ ngành quá hạn bữa trước.
Giám đốc xem xét tấm thẻ ngành một cách kĩ càng, rồi đưa lại cho Hà Tịch.
“Xin hỏi chị có việc gì, giám định viên pháp y Hà?”.
Hóa ra đó là giấy chứng nhận giám định viên pháp y.
“Hiện có vụ mưu sát, cần được bên quý bệnh viện giúp đỡ. Ba năm về trước, người qua đời này từng nhập viện ta một thời gian. Tôi cần biết mọi thông tin, tư liệu về một bệnh nhân tên Hoàng Chức mà bệnh viện đã tiến hành tiếp nhận khi đó, để đối chiếu so sánh với kết quả giám định pháp y hiện giờ. Chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu vụ án”.
“Ồ, được thôi, phía chúng tôi nhất định sẽ hỗ trợ!” - Vị giám đốc gần như chẳng có chút đề phòng nào, lập tức nhận lời ngay.
“Em ăn nói đâu ra đấy phết nhỉ!” - Tôi khẽ bảo Hà Tịch.
“Vốn vậy rồi mà!” - Hà Tịch đáp.
Giám đốc bệnh viện đề nghị Hà Tịch ngồi đợi ở phòng làm việc, rồi bảo người đi tìm kiếm mọi thông tin tài liệu liên quan đến Hoàng Chức để mang tới. Lúc gọi điện thoại nhờ người khác làm việc này, giọng điệu và ngôn từ của ông ta đều rất bình thường, không thấy có điểm khác biệt gì đáng nghi.
“Vậy, anh cũng đến phỏng vấn về vụ mưu sát này?” - Tôi đã đưa danh thi*p của mình cho giám đốc, song ông ấy vẫn chưa thật rõ ý định của tôi.
“Ồ, không, tôi và giám định viên pháp y Hà là chỗ bạn bè, ban nãy gặp nhau ngoài cổng bệnh viện. Tuy vậy, quả thực là tôi muốn viết một bài chuyên đề về mức độ hài lòng của các bệnh nhân điều trị ở những bệnh viện lớn tại Thượng Hải. Đã nghe nói về phương diện điều trị của bệnh viện Bà mẹ trẻ em số 1 ta đây đã làm được không ít điều, nên tôi muốn đến tận nơi xem xét. Lý tưởng nhất, anh có thể cử một người đi cùng và giới thiệu cho tôi biết mọi khâu của các anh”.
Giờ ngồi đợi ở đây chẳng để làm gì, nên tôi cứ bịa ra một lý do, thăm dò theo kênh khác xem có thể tìm ra được gì không.
Khuôn mặt vị giám đốc hiện thêm nét cười, kiểu tuyên truyền quảng cáo không dưng mà có cho bệnh viện thế này sao bỏ qua được chứ, đã lập tức điều một nữ nhân viên văn phòng dẫn tôi đi quanh quanh xem. Xét về tuổi tác, nữ nhân viên này không còn trẻ, chỉ là trẻ hơn so với vị giám đốc kia thôi. Tôi đoán chắc cô ta đã làm y tá nhiều năm, sau được điều về làm ở bộ phận hành chính của bệnh viện. Nói thực, đây là con đường thăng tiến tốt nhất dành cho các y tá, tốt hơn nhiều vị trí y tá trưởng.
Cô ta nhiệt tình giới thiệu với tôi điều này điều kia, khiến tôi thấy hơi ngại. Bởi bài viết này là do tôi tưởng tượng ra. Cô ấy có giới thiệu nhiều hơn nữa thì tôi cũng chẳng thể viết bài được.
Tất nhiên, nơi tôi quan tâm nhất là khoa phụ sản. Một người đàn ông mà lại hứng thú với khoa này, thì quả là... nhưng dưới danh nghĩa là phóng viên đi viết bài thì cũng mặt dày mà lao theo. Sau khi một loạt câu hỏi được đưa ra, có thể xem tôi đã thông hiểu mọi khâu mà mỗi một sản phụ sẽ phải trải qua như: kiểm tra sức khỏe trước khi sinh, nhập viện rồi sinh. Ngoài ra, tôi còn được vào xem phòng trẻ sơ sinh, được đặt câu hỏi và được giải đáp tận tình như: sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ được cắt dây rốn trong phòng sinh, được tắm rửa lau chùi sạch sẽ thế nào rồi mới đến công đoạn đăng ký, sau đó trẻ sẽ được bế về phòng trẻ sơ sinh để các y tá chuyên biệt tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm.
Tóm lại, những thủ tục này tương đối chặt chẽ nên việc bắt cóc trẻ sơ sinh với quy mô và số lượng lớn gần như là không thể.
Trên thực tế, lúc đứng ngoài cổng bệnh viện tôi đã ý thức được rằng, dù hiện tượng đánh cắp trẻ sơ sinh có xảy ra ở một bệnh viện cỡ lớn nhường này đi chăng nữa, thì cũng chẳng thể diễn ra ở quy mô lớn. Ngày nay, khi mang thai, các chị em đều đã làm siêu âm ba chiều chui rồi, nên trường hợp đến lúc lâm bồn mà vẫn chưa biết đứa con mình sắp sinh là trai hay gái, là một hai hay như của Hoàng Chức là vô cùng hiếm. Ngoài ra, không nói đến thủ tục đăng ký sinh của bệnh viện, thì chồng sản phụ thường đều đứng đợi trước cửa phòng sinh, trẻ chào đời là y tá sẽ bồng ra cho bố đứa bé xem mặt ngay.
Giờ nghĩ lại, muốn đánh cắp một đứa trẻ thành công, cũng cần phải vượt qua được một loạt điều kiện. Trước tiên, đấy phải là song thai, có vậy bệnh viện mới có thể để lại một đứa, đánh cắp một đứa. Thứ nữa là sản phụ chưa từng siêu âm ba chiều, không biết rõ tình trạng mang thai của mình; đây thực sự là sự mạo hiểm, bởi biết đâu họ đã siêu âm ba chiều ở bệnh viện khác rồi. Sau đó là giấu đứa trẻ đi, không để sản phụ và người chồng đứng đợi ngoài cửa phòng sinh nhìn thấy; cuối cùng là hoàn tất các thủ tục trong nội bộ bệnh viện thật kín kẽ.
Với các điều kiện nghiêm ngặt đó, thì việc này không thể nào diễn ra trên quy mô lớn, càng không thể thành một đường dây chui bởi giá thành quá cao.
Theo suy luận đó thì chỉ trong những trường hợp đặc biệt hiếm hoi, những người liên quan nào đấy mới làm việc này. Thậm chí họ làm vậy với riêng trường hợp Hoàng Chức cũng nên.
Không sai, là trường hợp đặc biệt. Đứa trẻ này quá ư đặc biệt, không chỉ hấp thu người anh em song sinh cùng nó thành một tờ giấy, mà sau khi ૮ɦếƭ còn để lại trên cơ thể dấu vết rất khó tin của đứa trẻ đã biết bò trong thời gian dài. Dấu hiệu đặc biệt đó có thể xuất hiện ngay khi nó chào đời, hoặc cũng có thể trong hoàn cảnh đặc biệt khác.
Xét trên nguyên nhân về mặt y học, hẳn động cơ là đây. Tôi nhớ về vụ việc nguy hiểm liên tiếp xảy ra vào năm ngoái, cuối cùng đã bắt Hà Tịch phải chọn trải nghiệm hồi sinh, nó khiến tôi hiểu ra: cho dù là trong y học đi nữa, nó cũng có thể khiến người ta gây ra chuyện rất điên rồ.
Những nơi cần “phỏng vấn” đều đã “phỏng vấn” đầy đủ, trên đường quay trở lại văn phòng làm việc của giám đốc bệnh viện, tôi nhận được tin nhắn từ Hà Tịch.
“Chưa thấy vấn đề gì”.
Ngay khi nhìn thấy năm chữ này, tôi cảm thấy hơi sợ. Nếu những kẻ đó bọc lót được đến mức gần như không sót lại bất kì dấu vết gì, thì liệu tôi có nên tiếp tục tra cứu nữa không?
“Anh ấy hiện không ở đây, mà ra nước ngoài rồi. Thật không may, anh ấy vừa đi hôm qua xong!” - Vừa vào văn phòng, tôi đã nghe thấy giám đốc bảo Hà Tịch.
“Hà, em vẫn chưa xong à?” - Tôi hỏi Hà Tịch, nhưng đương nhiên là để cho vị giám đốc nghe.
“Chưa, em muốn tìm bác sĩ phụ trách ca sinh này để tìm hiểu kĩ hơn, nhưng anh ấy đã ra nước ngoài rồi!” - Hà Tịch đáp.
“Là bác sĩ Trương phải không, mấy hôm trước anh còn nói chuyện qua điện thoại với anh ấy mà.” - Tôi ngạc nhiên hỏi.
“Sao anh biết?” - Vị chủ nhiệm thắc mắc hỏi.
“Ba năm trước tôi từng đến phỏng vấn anh ấy về vụ việc đứa trẻ dị dạng do sản phụ này sinh ra” - Tôi vắn tắt giải thích.
“Ồ, hóa ra vậy. Bác sĩ Trương sang Mỹ học, phải nửa năm nữa mới về”.
Ánh mắt tôi và Hà Tịch thoáng gặp nhau, đúng là trùng hợp.
“Thế này vậy. Tôi sẽ mang bản copy về, rồi nếu có vấn đề gì khác, tôi lại đành đến nhờ anh vậy” - Hà Tịch nói.
“Được, được!” - Giám đốc bệnh viện nhận lời ngay.
Tôi và Hà Tịch ra khỏi văn phòng, lúc vòng qua một khúc quanh ngoài hành lang, tôi hỏi cô: “Không thấy điểm đáng nghi nào a?”
“Về mặt giấy tờ có vẻ rất rõ ràng, ban đầu em định tìm gặp bác sĩ để hỏi, rốt cuộc thông tin phản hồi ta có được từ con người luôn nhiều hơn là từ giấy tờ, nhưng...” Nói đến đây Hà Tịch bất ngờ ngừng bặt, cô chăm chăm nhìn một y tá đi ngược lại cho đến khi người này và chúng tôi lướt qua nhau.
“Gì thế?”
“Em suýt quên mất, còn một người nữa, thường thì trong phòng sinh bác sĩ không phải là người động chân tay, mà chỉ đứng bên quan sát, đề phòng bất trắc xảy ra. Bà đỡ mới là người đỡ đẻ cho sản phụ, người đỡ đẻ cho Hoàng Chức hôm ấy hẳn biết mọi việc không kém gì bác sĩ.” - Dứt lời Hà Tịch liền quay phắt lại văn phòng giám đốc bệnh viện.
“Thực sự rất tiếc, người đỡ đẻ cho sản phụ ấy khi đó hiện không còn ở bệnh viện!” - Giám đốc nói với chúng tôi.
“Gì cơ?” - Tôi không kìm được, thốt lên.
“Cô ấy đã xin thôi việc từ hai ba năm trước đây, cũng không rõ giờ đang ở đâu!” - Vị giám đốc nhún vai, “Rất lấy làm tiếc, tôi không thể giúp gì hơn cho anh chị”.
“Cô ấy tên gì vậy ngài giám đốc?” - Hà Tịch hỏi.
“Nhạc Văn Anh”.
“Người miền nào, Thượng Hải ạ?”
“Vâng, cô ấy là người ở đây”.
“Nếu vậy tìm cô ấy chắc sẽ không khó lắm!” - Hà Tịch nhìn vị giám đốc.
“Ồ, đúng thế. Một khi cảnh sát đã muốn tìm thì hẳn là không khó” - vị giám đốc cười đáp.
Buổi chiều hai ngày sau đó, tôi đến một tiểu khu. Đây là một trong những cư xá cao cấp ven bờ Đông của sông Hoàng Phố. Nhạc Văn Anh sống ở đây.
Tôi vốn cho rằng, nếu hai người nắm rõ tình trạng mang thai năm đó của Hoàng Chức, lại không có mặt ở bệnh viện một cách trùng hợp như vậy, thì ngay cảnh sát cũng chưa chắc đã dễ dàng tìm ra Nhạc Văn Anh. Giờ ngẫm lại, cũng không thể nói phán đoán đó của tôi là không đúng.
Tôi không rõ Nhạc Văn Anh có ở nhà hay không, thậm chí cũng không rõ cô ấy có còn sống ở đây? Sau khi xin nghỉ việc, Nhạc Văn Anh, gần như không đi tìm việc nữa. Số điện thoại trong hồ sơ đã thay đổi, nhưng chúng tôi vẫn tìm được cha mẹ cô ấy. Công an khu vực nơi cha mẹ Nhạc Văn Anh sống - do được Hà Tịch nhờ, đã tới nhà ông bà ấy một lần, mới hay họ đã hoàn toàn cắt đứt quan hệ với con gái, vì nguyên do gì thì không rõ bởi ông bà ấy không nói. Do không liên lạc với nhau, nên ngay số điện thoại của con gái họ cũng chẳng có, địa chỉ tôi có được là địa chỉ đề trên tấm thiệp mà Nhạc Văn Anh gửi chúc tết cha mẹ vào mùa xuân năm ngoái.
Xem ra Nhạc Văn Anh đã làm một chuyện gì đó mà ngay đến cha mẹ cô cho đến giờ cũng không thể tha thứ, không muốn chủ động liên hệ lại với con mình.
Hà Tịch không đi cùng, còn tôi đến phỏng vấn với danh nghĩa nhà báo thì sẽ khiến Nhạc Văn Anh dè chừng hơn. Hiện Hà Tịch phải tranh thủ thời gian nghiên cứu kĩ hơn về thi thể của Hoàng Chức, vì rốt cuộc cái xác vô cùng quý giá với cô ấy sẽ không thể giữ lại phòng giải phẫu giám định của Viện pháp y mãi được nên phải tranh thủ ngày nào hay ngày đó.
Nhạc Văn Anh ở trên tầng bảy, tầng dưới có thiết bị camera và thiết bị liên lạc kết nối với các hộ sống bên trên, chủ nhà có thể thấy mặt khách đến thăm mình qua camera và có thể trao đổi qua thiết bị liên lạc.