Sau khi kết thúc kỳ nghỉ vào tháng 7 năm 2006, một người Pháp tên Cournot, quay về căn hộ số 260 trong khu biệt thự Seocho tại thành phố Seoul của mình. Ban đầu, ông không hay biết trên ngăn đá trong tủ lạnh nhà mình có xác hai đứa trẻ sơ sinh đã đông cứng. Theo những điều ông báo lại với phía cảnh sát sau đó, sáng ngày 23 khi ra lấy bơ cất trong tủ lạnh vào phết bánh mỳ, ông mới để ý thấy trong tủ lạnh nhà mình có thêm một bọc ni lông. Buổi trưa cùng ngày, người đàn ông này đi siêu thị mua hai con cá thu muối, lúc về nhà cho cá vào tủ lạnh, ông mới bỏ bọc ni lông kia ra. Ông ta tưởng đó là gói đồ của cô giúp việc người Philippin gửi nhờ, kết quả sau khi mở ra xem ông ta bủn rủn cả người và phải vội vàng trình báo cảnh sát.
Riêng quá trình phát hiện trong trường hợp này đã rất ly kì rồi. Tôi vừa nghe Hà Tịch vừa tự đưa ra đủ kiểu suy đoán, đến lúc không kìm được nữa mới lên tiếng hỏi: “Là kẻ thù của người đàn ông này khủng bố á?”
Hà Tịch không trả lời, chỉ nói tiếp: “Hệ thống bảo vệ an ninh của tiểu khu nơi Cournot sống tưởng đối nghiêm mặt, gần đấy còn có cảnh vệ trông coi, muốn ra vào cổng chính phải có thẻ an ninh. Chìa khóa của căn hộ Cournot từng được giao cho mấy nữ giúp việc thân quen người Philippin, cùng số ít bạn bè người Pháp của người đàn ông này. Theo thông tin hàng xóm cung cấp, họ có thấy một cô gái da trắng lảng vảng trước cửa nhà ông ta một lúc lâu trong thời gian Cournot đi nghỉ ở nước ngoài, ngoài ra còn một người Pháp đến khá nhiều lần. Căn cứ vào đoạn băng ghi hình thu được từ camera an ninh, phía cảnh sát Hàn Quốc đã bắt đầu cho truy tìm hai người nay, song vẫn chưa tìm ra, xét nghiệm ADN của hai đứa trẻ sơ sinh đã có kết quả”.
Đến đây Hà Tịch mới dần chậm lại, như còn chưa tin hẳn vào kết quả xét nghiệm ADN.
“Trước đó cảnh sát Hàn Quốc đã lấy mẫu ADN của Cournot, kết quả xét nghiệm ADN tiếp đó cho thấy ông ta chính là cha của đứa trẻ. Ngay sau đó, cảnh sát Hàn Quốc đã lấy được lệnh cưỡng chế mẫu nước bọt của Véronique, người vợ còn đang ở bên Pháp của Cournot, và sau đó đã chứng minh được rằng bà ta cũng chính là mẹ của đứa trẻ”.
“Hả?” – Kết quả này khiến tôi rất ngạc nhiên. Nếu Gi*t hại con mình sao Cournot còn đi báo cảnh sát?
“Nhưng bà Véronique khăng khăng phủ nhận, rằng nhất định đã có sự nhầm lẫn trong kết quả xét nghiệm ADN. Có rất nhiều người đến làm chứng cho Véronique. Những người thường tiếp xúc với bà ta cho biết họ chưa bao giờ thấy bụng bà ấy to lên, nếu thật sự có thai, bà ta ắt chẳng thể qua mặt tất cả mọi người. Ngay sau đó Véronique còn đưa ra một bằng chứng khác, bà ta đã cắt bỏ țử çɥñğ từ năm 2003”.
“Đã cắt bỏ… țử çɥñğ?” – Nếu vừa nãy là rất ngạc nhiên thì giờ tôi chỉ còn biết tròn mắt há miệng không thốt lên lời. Đã cắt bỏ țử çɥñğ thì đương nhiên bà ta chẳng thể sinh con, nhưng kết quả xét nghiệm ADN của đứa trẻ lại cho thấy bà ta là mẹ đẻ của chúng, chuyện này thế nào?”
“Liệu kết quả xét nghiệm ADN có sai không?” – Tôi hỏi, đưa ra phản ứng đầu tiên của mình.
“Độ chính xác của xét nghiệm ADN là rất cao”.
“Cũng chưa chắc, anh nghe nói, ngay như ở bệnh viện đẳng cấp ba sao của Thượng Hải vẫn có trường hợp đi chỗ A xét nghiệm thì nhận được một kết quả, sang chỗ B xét nghiệm thì lại có kết quả khác.” – Tôi hạ giọng nói.
“Ở những xét nghiệm thông thường, sự chênh lệch không đáng kể trong một vài chỉ số chẳng phải là điều hiếm gặp, nhưng xét nghiệm ADN thì khác!” – Dứt lời, Hà Tịch liền ngừng lại, lắc đầu rồi nói tiếp: “Nhưng kết quả xét nghiệm AND lần hai sau đó lại khác hoàn toàn với lần đầu, nên em đoán đã có sự nhầm lẫn khi lấy mẫu xét nghiệm. Giờ thì cảnh sát Hàn Quốc đã học được một bài học, chớ vội vàng đem công bố ngay kết quả xết nghiệm, mà trước hết phải tiến hành xét nghiệm lại cho thật chắc đã. Dẫu sao thì lý do em sang đấy cũng chẳng liên quan gì đến việc xét nghiệm ADN, anh thử nhìn mấy bức anh sau xem”.
“Là mấy tấm ảnh đặc tả cận cảnh này à? Xác đứa trẻ này có gì khác sao?” – Tôi nhìn mấy bức ảnh sau, tò mò hỏi.
“Đây là xác đứa trẻ đã được giải phẫu. Song song với việc tiến hành xét nghiệm ADN, tất nhiên giám định viên pháp y còn phải tiến hành một vài hóa nghiệm cơ bản khác. Và kết quả xác định nhóm máu ở lần hóa nghiệm thứ hai cũng hoàn toàn khác với lần đầu, nên em mới nói là có sự nhầm lẫn khi lấy mẫu xét nghiệm lần trước đó. Phen này giám viên pháp y bên họ bị dính một vố đau và hẳn giờ vẫn còn đang sống dở ૮ɦếƭ dở”.
“Đấy là việc của cảnh sát Hàn Quốc, em còn chưa cho anh biết vì sao em lại sang đó?” – Tôi nhận thấy khi bàn về vụ án này, Hà Tịch bất ngờ nói nhiều hơn. Xem ra vụ án này thực sự rất thu hút cô ấy.
“Đứa trẻ đó thuộc nhóm máu U – Sejmbey”.
“U – Sejmbey? Nhóm máu này là…” – Tôi thầm chột dạ, nói về nhóm máu, người bình thường chỉ biết đến nhóm máu A, B, AB và nhóm máu O, còn tôi lại biết cả nhóm máu Hà Tịch vừa nhắc đến.
Nhìn bộ dạng tôi, Hà Tịch nhầm tưởng tôi cũng như mọi người bình thường khác, chưa nghe đến tên nhóm máu này bao giờ. Cô mới giải thích: “Đây là nhóm máu được phát hiện vào năm 1952 trên một người có tên là Sejmbey. Đó là một loại máu chưa hoàn thiệ và không có bất kỳ đặc trưng gì. Tế bào hồng cầu của loại máu này bị khuyết thiếu gen, không mang kháng nguyên thông thường, và cũng không phản ứng lại với bất kì loại huyết thanh nào. Thế nên rất dễ nhầm nhóm máu U – Sejmbey với nhóm máu O. Tính đến nay, trên toàn thế giới chỉ có hơn ba mươi người mang nhóm máu này”.
Vì mới chỉ biết tên nhóm máu này, nên đống thuật ngữ Hà Tịch nói khiến tôi đờ người ra, song câu cuối cùng thì tôi hiểu, đó chính là lý do vì sao cô ấy đi Hàn Quốc. Trên toàn thế giới chỉ có hơn ba mươi người, tỉ lệ này còn ít hơn cả một phần một trăm triệu, với cô ấy đây là đối tượng nghiên cứu hiếm mà gặp được.
“Qua Seoul, em bảo họ rằng dù sao cũng là hai đứa trẻ sinh đôi, nên cứ cho tiến hành giải phẫu một đứa, giữ lại một đứa kia là được”.
Tôi đau khổ cười, quả nhiên Hà Tịch đã quay lại với phong cách nói chuyện của mình.
“Thực ra ban đầu họ cũng định vậy, nhưng vì cặp vợ chồng người Pháp kia có khả năng bị dẫn độ về Pháp, tới khi đó xác hai đứa trẻ cũng phải chuyển giao cho cảnh sát Pháp. Thế nên với họ thì cho giải phẫu giám định hay không là cả một vấn đề, nhưng sau một hồi năn nỉ, thì cũng có thể xem như em đã giúp họ đưa ra quyết định”.
Theo tôi dự đoán, sự “năn nỉ” của Hà Tịch nhất định không đơn giản như vậy, chưa biết chừng cô phải viện đến mọi cách, huy động đến không ít mối quan hệ thân quen.
“Đây là bức ảnh chụp trước khi tiến hành giải phẫu, còn sau đó là bị mổ tanh bành, em đoán anh không có hứng thú xem đâu”.
“Quả vậy, quả vậy” – tôi vội gật đầu, “nhưng chẳng phải dù có giải phẫu giám định thì cũng phải bảo lưu hình dáng bên ngoài của cái xác, sao ở đây em mổ xẻ tanh bành vậy…”.
“Có tanh bành cỡ nào em cũng ghép nối lại được.” – Hà Tịch trả lời không chút do dự, “Anh nghi ngờ trình độ chuyên môn của em à?”
“Tất nhiên là anh không dám.” – Tôi cười xòa, “Em tìm ra điểm gì mới lạ trong lúc tiến hành giải phẫu ư?”
Hai hàng lông mày cảu Hà Tịch từ từ nhíu lại, cô đáp: “Cấu tạo cơ bắp của đứa trẻ hơi không bình thường”.
Dứt lời cô ấy im lặng hồi lâu, không rõ đang nghĩ về điều gì. Đến khi tôi không chờ được nữa, định lên tiếng hỏi, cô mới nói tiếp: “Xác đứa trẻ đã bị đông lạnh trong thời gian khá dài, cảnh sát Hàn Quốc cho rằng do thời gian đông lạnh dài gây ra, nhưng em không cho là vậy. Do không thể giải thích sự thay đổi cơ bắp của đứa trẻ theo cách thông thường, họ mới khiên cưỡng liên hệ điều này với thời gian đông lạnh của cái xác”.
“Thay đổi thế nào?”
“Cứng cáp hơn”.
“Gì?” – Tôi chưa nghe ra.
“Cứng cáp. Phần cơ bắp của đứa trẻ đó rất cứng cáp”.
“Này, không phải kiểu cơ bắp như của Nam Vương đấy chứ?”
“Mức đó thì chưa.” – Thấy tôi chưa thật sự hiểu, Hà Tịch hỏi: “Anh nghĩ mình có thể luyện tập để có cơ bắp như Arnold không?”
Arnold là diễn viên cơ bắp nổi tiếng ở Hollywood trước đây, ông đã chuyển từ lĩnh vực điện ảnh sang chính trị, và trở thành thống đốc bang California. Ngay cả tôi cũng chẳng dám mang bắp đùi mình ra so với bắp tay Arnold nữa là.
Hình ảnh đại minh tinh Arnold vừa vụt lóe lên trước mắt, tôi đã cảm thấy nghẹt thở: “Bắp đùi này… hẳn không thể nào chứ”.
“Dù anh muốn tập luyện để có được cơ bắp như vậy, e cũng không mấy khả quan. Song tình trạng cơ bắp của đứa trẻ đó vốn chẳng thể nào vậy. Đây chính là sự khác biệt. Với đứa trẻ mới chào đời, thì ngày đến bò đã rất khó, sau rất nhiều tháng nó mới tập bò rồi đến tập đi và đến tập chạy. Việc thích nghi với môi trường sinh tồn hoàn toàn khác môi trường trong țử çɥñğ người mẹ, hấp thu chất bổ dưỡng giúp cơ thể lớn lên v.v… đều cần có thời gian, cũng như để một vài bộ phận cơ bắp trên người trẻ trở nên cứng cáp hơn lên trong quá trình tập luyện cũng vậy. Nhưng hai đứa trẻ sơ sinh qua đời không lâu sau khi chào đời chỉ sống không quá một tháng, hay thậm chí còn ngắn hơn, vậy mà xác đứa trẻ em tiến hành giải phẫu…”.
Hà Tịch khẽ hít vào, tôi để ý thấy cô đã dùng từ thuật ngữ chuyên môn “giải phẫu” mà không nói là “mổ xẻ” nữa.
"Đứa trẻ đó như thể đã biết bò bằng cả tay lẫn chân mấy tháng trước khi ૮ɦếƭ rồi vậy".
"À, hay nói cách khác, đứa trẻ đó trông có vẻ như ૮ɦếƭ lúc vừa chào đời, nhưng một số cơ bắp của nó lại tựa như đứa trẻ đã mấy tháng tuổi?" - Tôi hỏi lại
"Em định nói là nó đã biết bò bằng cách phối hợp cả chân lẫy tay liên tục suốt mấy tháng rồi cơ" - Hà Tịch nói rõ hơn.
“Liên tục à?"
"Ở trẻ sơ sinh, thời lượng ngủ chiếm một khoảng lớn trong quĩ thời gian hàng ngày, và trẻ cũng chưa có khả năng bò quá xa. Khi trẻ có thể bò được một quãng ngắn, tức là mình và tứ chi của trẻ đã tương đối cứng cáp, thì không lâu đó chúng sẽ học đứng và tập đi. Chỉ có đứa trẻ người sói mới tiếp tục bò khi tứ chi đã dần trở nên cứng cáp và có thể đi bằng chân. Đây là lý thuyết đa trùng nghịch lý, anh hiểu không?"
Đây là một tam trùng nghịch lý:
Thứ nhất là, trẻ bình thường chẳng thể bò mãi mà lại không tập đi, nhóm cơ bắp được rèn luyện ở trẻ sau thời gian bò kéo dài khác với nhóm cơ bắp ở trẻ tập đi, rõ ràng kết quả giải phẫu của Hà Tịch nghiêng về ý đầu tiên.
Thứ hai, ngay cả đứa trẻ người sói cũng không thể vừa mới sinh ra đã có cơ bắp như đứa trẻ đã biết bò từ lâu. Đến đứa trẻ hai, ba tuổi cũng không có khả năng như vậy, còn đứa trẻ này thì lại ૮ɦếƭ không lâu sau khi ra đời.
Thứ ba, cứ cho là khi vừa mới sinh ra, đứa trẻ này đã có cơ bắp đáng ngạc nhiên như vậy, song nó chỉ sống được một thời gian ngắn, khoảng thời gian này chưa đủ để các cơ bắp được rèn luyện và phát triển đến mức như vậy.
Phải rất vất vẻ tôi hiểu được ba lớp ý này, bỏ qua lớp đầu tiên, bất kì lớp nào trong hai lớp còn lại, cũng đều có thể chứng minh việc này chẳng thể xảy ra, nó rõ ràng và hiển nhiên như thể mặt trời không thể nào mọc từ hướng tây vậy.
"Liệu có phải do thời gian đông lạnh kéo dài đã làm thay đổi cơ bắp của đứa trẻ? Hơn nữa, sau khi rã đông em mới tiến hành giải phẫu, lạnh rồi lại nóng làm chất thịt thay đổi..." - Tôi biết nói thế hẳn cũng không khác gì điều giám định viên Hàn Quốc đã nói, song nó có vẻ dễ chấp nhận hơn là tam trùng nghịch lý kia. Dẫu như vậy, khi nói đến đoạn "chất thịt thay đổi", thì tôi cũng cảm thấy hơi kì lạ.
"Không thể nào!" - Hà Tịch quả quyết.
"Vậy thì do đâu?"
"Em không biết!" - Hà Tịch thẳng thắn đáp, dù khẩu khí đã có phần yếu hơn.
"Vụ đó giờ thế nào rồi?"
"Em muốn mổ đứa kia song họ không cho, mà em cũng chẳng thể ở lì bên đó nên mới quay về đây. Dù sao em vẫn sẽ lưu tâm đến vụ này".
"Tốt thôi, nếu có tiến triển bất ngờ gì, chớ quên bảo anh đấy nhé".
"Ừm!" - Hà Tịch gật đầu.
Tiếp đến, vấn đề giải quyết hết bàn ê hề đồ ăn trở thành vô cùng khó khăn. Hà Tịch tuy không mất cảm giác ngon miệng vì chuyện này, nhưng vốn dĩ cô vẫn ăn rất ít. Trong khi đó mỗi lần định ăn, tôi lại mường tượng đến những thứ như chất thịt ôi thiu, nên chẳng thể nào thoải mái đánh chén như chưa có gì xảy ra.
Lúc chia tay Hà Tịch, không kìm lòng được, tôi đã thốt ra một suy nghĩ đã nung nấu trong đầu mình từ lâu.
"Các thông số kết quả xét nghiệm ADN của đứa trẻ đó, em còn cầm chứ?"
"Vâng".
"Có thể... chỉ có thể là, anh muốn nhờ em thực hiện một xét nghiệm so sánh ADN".
"So sánh? Nhưng so đứa trẻ đó với ai?" - Hà Tịch lấy làm lạ hỏi.
"Ơ thì..., cũng phải nói thêm là, ngay bản thân anh cũng cảm thấy suy nghĩ này của mình là quá sức hoang đường".
Hà Tịch không hỏi gì thêm, quay về sở cảnh sát làm việc.
Khi thấy bức ảnh chụp lại xác đứa trẻ lúc nãy, tôi đã nghĩ về một người khác.
Người này là Chu Tiêm Tiêm.
Ba năm về trước khi thấy con bé trong bệnh viên, hôm đó trời rất nóng, nó đang mặc chiếc áo sơ mi cộc tay, hơi ngắn, khiến rốn thỉnh thoảng lại bị hở ra. Hẳn con bé được sinh ở một bệnh viện nhỏ, bởi người y tá cắt cuống rốn cho con bé rất xấu, làm rốn lồi ra ngoài, nhẽ ra trông rất khó coi, nhưng may là nó lại thành hình khum khum như nụ hoa sắp nở, khiến tôi thấy rất ấn tượng.
Phần rốn của đứa trẻ này trông cũng na ná vậy. Tuy rốn trẻ thường đều hơi lồi ra, song tôi lại nảy ra liên tưởng đó. Tôi phải thừa nhận, đó là suy nghĩ mù quáng, Hoàng Chức vẫn luôn tin, ngoài đứa trẻ giấy, cô còn có một đứa con khác. Đứa trẻ tan biến vào không khí không ai nhìn thấy này, liệu có liên quan gì với đứa trẻ sơ sinh đã ૮ɦếƭ kia không? Thực vô cùng hoang đường, sao tôi có thể nảy ra liên tưởng này dựa vào hình dạng chiếc rốn chứ, rốn đâu phải là thứ sẵn có do trời sinh, y tá cắt dây rốn thế nào, nó sẽ thành ra thế đó mà.
Vậy nhưng...