Tôi mới nói được nửa chừng, bà cụ đã “A” lên một tiếng, cắt lời bảo: “Hóa ra thư từ của cô ta đều gửi cho cậu. Không ngờ cậu về đây gặp cô ta thật. Bọn tôi đều bảo phóng viên lớn họ bận lắm, phải bỏ thời gian quan tâm, để ý đến chuyện quốc gia đại sự, hơi đâu mà lo đến chuyện của một mụ điên nữa. Chà, kể ra thì tôi biết rõ Hoàng Chức từ hồi nó còn bé tí, hồi đó tôi vẫn hay kể chuyện cho nó nghe, bây giờ…”
Bà cụ vào mạch câu chuyện nên tuôn ra một tràng, khiến tôi thấy hơi ngượng. Trong thời buổi tin tức đi theo xu thế giải trí hóa hiện nay, chắc chỉ còn mình bà cụ nhà quê này giữ cách nhìn và sự kính trọng vậy đối với phóng viên. Có lẽ hơn nữa số thư của Hoàng Chức đều được người trong thôn gửi hộ, nên chuyện cô gửi thư cho ai cũng trở thành đề tài bàn tán công khai ở đây.
Hóa ra dân thôn nơi đây vẫn duy trì được tinh thần tương thân tương ái tối thiểu, ngay đến bà cụ mê tín là vậy, nhưng khi nghe nói Hoàng Chức không có nhà một cách bất thường thì cũng đòi đến xem thế nào.
Loáng cái trước cửa nhà Hoàng Chức, tôi đứng trước cửa nhấn chuông, vẫn không thấy động tĩnh gì.
“Ta ra phía sau xem sao”/
Tôi theo bà cụ vòng ra phía sau nhà.
“Cậu đẩy cửa thử xem!” – Bà cụ bảo.
“Đẩy cửa ạ?” – Cửa đóng mà, tôi đưa mắt nghi ngại nhìn bà cụ, thấy cụ đang gật đầu một cách đầy dứt khoát về phía tôi.
Tôi đưa tay đẩy thử một cái, cánh cửa hơi thụt về bên trong.
“Đẩy mạnh hơn xem nào!” – Tiếng bà cụ vang lên từ phía sau.
Tôi dồn lực đẩy mạnh hơn, chốt cửa phát ra một tiếng kêu khẽ, vì đã bị tôi đẩy tung.
“Khóa cửa phía sau nhà cô ta bị kẹt hỏng từ lâu mà mãi chưa được thay, may là thôn chúng tôi không có kẻ xấu và nhà cô ta cũng chẳng có thứ gì đáng giá”.
Tôi đang lóng ngóng không biết nên làm gì. Liệu có nên vào trong hay không? Đột nhập vào nhà riêng của người khác là phạm pháp.
“Cậu còn đứng ngẩn tò te gì nữa? Giúp tôi vào đó xem có chuyện gì đi thôi. Tôi thì chắc chắn không vào rồi, song trông cậu cũng chẳng có vẻ gì giống kẻ xấu.” – Bà cụ cười một cách đầy hiểu biết.
“Vâng, được ạ!” – Tôi thoáng do dự rồi bước hẳn vào trong.
Cửa kính đầy bụi, do đã lâu chưa được lâu chùi khiến ánh sáng rất khó lọt qua, thêm vào đó giờ đã gần lúc chạng vạng, ánh nắng đã nhạt từ lâu. Vừa bước qua cửa nhà Hoàng Chức, tôi đã thấy gai gai trong người.
Đây hẳn là kho chứa đò, trong góc là mấy chồng ván gỗ và giấy báo cũ nát, ngoài ra chẳng còn thứ gì khác. Lúc đi qua, tôi để ý thấy tờ báo trên cùng chính là tờ “Ngôi sao buổi sớm”.
Phòng ngoài trống hơ trống hoác, so với kho chứa đồ, nó chỉ có thêm một chiếc ghế dài, một chiếc bàn vuông nhỏ bằng gỗ, hai chiếc hòm gỗ, một cái tủ mất chân được kê thay bằng gạch, trên là chiếc tivi 14 inch, loại tivi cũ rích mà ngay nơi thu mua phế liệu trên thành phố cũng chẳng thèm ngó tới.
Phía bên kia là nhà bếp, cạnh bếp là mấy chiếc nồi, trong đó có một chiếc đã được vá lại bằng đinh tán, chiếc tủ lạnh một cửa với lớp nước sơn đã bắt đầu bong tróc, mặt sau đã lốm đốm vết gỉ. Mỗi món đồ đều toát lên vẻ nghèo khó của chủ nhân chúng.
Bà cụ đứng ngoài rõ ràng hơi lo rằng Hoàng Chức đã gặp chuyện, song nhìn qua tầng một thì tôi chưa thấy gì có gì khác thường.
Tôi đưa mắt nhìn về phía chiếc tủ lạnh mấy lần. Đặt trong khung cảnh này, nó gợi lên trong ta rất nhiều liên tưởng, và vì là một kẻ giàu trí tưởng tượng, nên bất giác những hình ảnh cứ thế hiện lên trong đầu tôi.
Tôi đưa tay nắm lấy phần tay cầm chiếc tủ lạnh, thoáng lưỡng lự. Nên làm vậy không, tôi chỉ định vào ngó xem Hoàng Chức có gặp chuyện gì không thôi mà, còn nhòm vào tủ lạnh thì khác gì tự tiện lục lọi ngăn kéo riêng, là sự tọc mạch ở cấp độ cao hơn về đời sống tiêng tư của người khác.
Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa chiếc tủ lạnh và ngăn kéo là ở chỗ tủ lạnh thì to hơn và có thể chứa được nhiều thứ hơn.
Tôi khẽ kéo, cửa tủ đã bật mở. Qua cánh cửa hé mở, một mùi cực kì khó chịu xộc thẳng ra ngoài.
Mới hít thử, tôi đã thấy chóng mặt buồn nôn, vội vàng lùi ra sau một bước. Cánh cửa tủ theo đà dần mở hẳn ra.
Tuy cửa đã mở, tủ lạnh vẫn không thấy sáng đèn. Hóa ra nó không cắm điện.
Bên trong vẻn vẹn chỉ có một bát cơm, một bát cà xào cùng hai quả trứng.
Trời nóng thế này, chỉ cần ủ vài tiếng là cơm và thức ăn đã hỏng và bốc mùi, huống chi ở đây chúng lại được ủ trong chiếc tủ lạnh không cắm điện chí ít cũng hai ba ngày rồi.
Tôi đưa tay bịt mũi, đóng cửa tủ lại rồi ra khỏi nhà bếp.
Tôi không quá bận tâm đến việc tại sao còn cơm và đồ thừa trong đó, mà dây cắm tủ lạnh lại bị rút ra, vì dù sao Hoàng Chức cũng là một người bệnh tâm thần. Song chí ít điều này đã chứng tỏ Hoàng Chức đã không ăn cơm nhà hai ngày nay.
Cô ấy đi đâu? Mà không ai trong thôn hay biết?
Chiếc cầu thang gỗ dưới chân rên lên từng tiếng kẽo kẹt khi tôi lên tầng hai.
Tầng hai chỉ là vài phòng ngủ trống, không bóng người y như tầng dưới. Ngay cả tủ tường và gầm giường tôi cũng đã nhòm xem, song vẫn không thấy gì bất thường. Trong vài năm gần đây, những người từng ngủ ở mấy căn phòng ngủ này đều lần lượt “biến mất” từng người một, nghĩ đến đây – dù tin hay không tin điều bà cụ nói, tôi cũng bất chợt thấy sởn da gà.
Cũng giống như những con 乃úp bê vải trong căn phòng ngay trước mặt tôi đây, Chu Tiêm Tiêm dù giờ đang ở đâu, hẳn cũng sẽ nhớ về chúng.
Lúc bước ra khỏi phòng ngủ đó, tôi chợt khựng lại. Đảo mắt quan sát khắp xung quanh một lượt, tôi thấy da mặt và tay mình tê tê như có dòng điện chạy qua.
Đây là phòng ngủ có hai cửa vào từ cả phía trong lẫn ngoài; đi từ phòng ngủ phía trong ra còn một phòng ngủ nhỏ hơn bên ngoài, đi tiếp sẽ đến hành lang vòng thông với cầu thang lên xuống.
Ban đầu, nếu đi từ phòng ngoài vào, ta không thấy có gì kì lạ, nhưng khi bước ra khỏi phòng ngủ đầy 乃úp bê vải, nhìn vào chiếc giường ở gian phòng ngoài thì tôi lập tức nhận ra, hai phòng ngủ thông nhau này đều có người nằm.
Hơn nữa, chiếc giường kê ở phòng ngủ ngoài lại là chiếc giường con!
Trên giường đặt chiếc gối nhỏ, tôi nhào đến chỗ chiếc hòm gỗ kê cạnh tường, mở ra. Bên trong rành rành là quần áo bé gái.
Quả nhiên phòng ngủ phía trong không phải là phòng ngủ chung của Chu Tiêm Tiêm và Hoàng Chức, Chu Tiêm Tiêm ngủ riêng ở phòng này. Một bé gái chừng sáu, bảy tuổi rất ít khi dám ngủ một mình, dù người mẹ ngủ ngay phòng trong. Không sai, phòng đây 乃úp bê vải kia là phòng ngủ của Hoàng Chức!
Tôi từ từ xoay người, quay trở lại căn phòng chứa 乃úp bê vải.
Trong này, đâu đâu cũng thấy 乃úp bê vải, 乃úp bê trên giường, 乃úp bê trên bàn, 乃úp bê trên ghế, trên cửa sổ. Tôi mở tủ âm tường, quả vậy, 乃úp bê ở cả trong đây nữa.
Tôi cầm một con 乃úp bê lên xem, hẳn nó do Hoàng Chức tự khâu tay, thân và tứ chi nó được làm từ vải xám, đầu bằng vải trắng, bên trong nhồi cotton hoặc vải vụn. Khuôn mặt 乃úp bê được tô vẽ với màu đen phần mắt mũi, màu đỏ cho khuôn miệng xinh xinh đang toét ra cười.
Tất cả các con 乃úp bê vải đều chung một kiểu mặt na ná nhau, mắt mở to, miệng cũng mở to. Tôi chợt cảm thấy như mấy chục con 乃úp bê vải ở mọt góc ngách trong phòng đang chằm chằm nhìn mình, và hét lên trong câm lặng.
Trán tôi lạnh toát, lòng bàn tay nhơm nhớp mồ hôi. Tôi biết vì sao Hoàng Chức lại làm nhiều 乃úp bê vải đến vậy.
Rút lui khỏi cuộc bao vây của quân đoàn 乃úp bê vải, khung cảnh buổi phỏng vấn diễn ra tại phòng bệnh của bệnh viện bảo vệ bà mẹ và trẻ em ba năm về trước vịt hiện lên trong đầu tôi.
Hoàng Chức nằm trên giường, chằm chằm nhìn tôi hồi lâu rồi mới cầm tấm danh thi*p tôi đưa. Cô cử động một cách đầy khó khăn, nặng nhọc.
Cô nhìn tấm danh thi*p tôi đưa hồi lâu, chẳng phải vì vuông bìa nhỏ đó in hoa văn họa tiết gì, mà bởi cô đã quá rệu rã và kiệt quệ cả về tinh thần lẫn sức lực, với cô việc tập trung chú ý quả là nhiệm vụ đầy khó khăn.
Cuối cùng, vẻ mặt cô cũng hơi thay đổi. Cô cầm tấm danh thi*p trong tay, xoay đầu nhìn tôi, mắt ánh lên tia sáng le lói.
“Thầy phóng viên!” – Cô gọi tôi một cách đầy trịnh trọng mà mộc mạc.
“Thầy phóng viên, anh hãy giúp, hãy giúp tôi với!” – Cô níu cổ tay tôi mạnh đến mức tôi cảm tưởng như mình vừa đeo một chiếc còng sắt.
Không tiện giằng ra, tôi nhìn cô cười, đáp: “Chị đừng gọi tôi là thầy, nếu chị bằng lòng, tôi muốn được trò chuyện với chị về buổi gặp mặt này”.
“Thầy phóng viên ơi, họ ςướק con tôi, và mang nó đi mất rồi!” – Tiếng Hoàng Chức lại vang lên, khiến tôi hơi khó xử.
“Không việc gì phải vội, ta cứ từ từ nói.” – Tôi an ủi cô.
“Tôi không thể sinh ra cái thứ kia!” – Lúc nhắc đến “cái thứ kia” mặt Hoàng Chức thoáng kinh sợ, “Anh… anh biết…”
Tôi gật đầu: “Tôi biết, bác sỹ cũng đã cho phép tôi nhìn qua”.
“Không, anh không biết!” – Cô khăng khăng lắc mạnh đầu, “Con tôi không thể, nó là thằng bé rất khỏe mạnh, cứng cáp và hơi hiếu động”. Ánh mắt cô lại dần trở nên mơ màng, như thể đang đắm mình vào bức tranh mà tâm trí cô tự vẽ ra.
Tôi ho một tiếng, cắt ngang dòng suy tưởng của cô, nói: “Tôi đã hỏi bác sỹ, anh ấy nói, đứa bé này của chị được gọi là hiện tượng thai nhi giấy”.
“Thai nhi giấy? Thai nhi giấy là cái gì chứ?” – Hoàng Chức giương mắt nhìn tôi hơi dữ dằn, “Sao tôi có thể sinh ra thai nhi giấy cơ chứ?”
Tôi bắt đầu cảm thấy đến phỏng vấn người bệnh thần kinh không ổn định là một sai lầm.
“Thầy phóng viên, xin anh, anh phải tin tôi. Tôi không gạt anh đâu, tôi chắc chắn trong bụng mình còn một đứa bé khỏe mạnh nữa. Không làm sao tôi có thể sinh ra cái thứ quái dị kia, bác sĩ có giải thích được chăng? Ngay bản thân ông ấy cũng khôn tin chắc vào giả thuyết của mình mà.!”
“Cái này thì, vẫn còn một vài trường hợp đặc biệt y học chưa thể giải thích được”.
“Không, không, anh hãy nghe tôi, lúc mang thai tôi vẫn thường cảm thấy đứa bé cử động, ngọ nguậy trong bụng mình. Với tôi, đây chẳng phải lần mang thai đầu nên tôi biết. Đứa bé trong bụng tôi lần này nghịch ngợm và hiếu động hơn Chu Tiêm Tiêm hồi xưa nhiều. Tôi vẫn nghĩ, nó nhất định là một bé trai bướng bỉnh, nghịch ngợm”.
“Thế… chị đã làm siêu âm ba chiều chưa?” – Tôi nghĩ đến cách chứng minh.
“Chưa… tôi không muốn mất thêm tiền cho việc này. Dẫu sao cũng đã mang thai rồi, là trai hay gái tôi đều yêu cả”.
“Việc này…” – tôi biết phụ nữ mang thai cảm nhận được cử động của thai nhi trong bụng họ, song nhiều khi đó chỉ là ảo giác họ tưởng tượng ra, chưa thể xem đây là bằng chứng có giá trị.
“Chị Vương, chị Vương ơi!” – Hoàng Chức gọi một bệnh nhân cạnh giường cô, “Mấy hôm trước chẳng phải em bảo chị áp tai vào bụng em nghe, và chị cũng nghe thấy nó cử động sao?”
“Hừm, đúng đấy!” – Chị Vương trả lời. Tất cả bệnh nhân trong phòng đều chăm chú lắng nghe đoạn đối thoại giữa tôi và Hoàng Chức, tuy tôi nói khá nhỏ, họ chưa chắc đã nghe được hết, song hẳn là tất cả đều biết đứa bé Hoàng Chức sinh ra đã không còn nữa.
“Chị nghe thấy?” – Tôi hỏi.
“Hình như…hình như như là một chút” – giọng chị Vương, người được hỏi, trở nên ngập ngừng, “nhưng nghe không rõ lắm nên tôi không dám khẳng định”.
“Ơ này chị Vương, hôm đó chẳng phải chị bảo nó đạp rất mạnh là gì?” – Hoàng Chức sốt ruột lên tiếng.
“Cái này cũng có thể là có”. Dù thế nào chị Vương cũng chẳng dám nói thẳng. Chị ta có chút khôn khéo của người Thượng Hải, cứ nói theo kiểu lấp lửng nước đôi, không muốn mình bị cuốn vào cuộc đôi co có thể xảy ra giữa bệnh viện và Hoàng Chức hiện giờ. Đương nhiên, cũng có thể chị ta không nghe thấy, và đó chỉ đơn giản là vài câu xã giao nhằm lấy lòng Hoàng Chức mà thôi.
Phần sau cuộc phóng vẫn ngày hôm đó trở thành vô nghĩa. Mặc tôi nói gì, Hoàng Chức vẫn một mực khăng khăng tin rằng cô đã mang thai một đứa trẻ khỏe mạnh, và bác sĩ đã ςướק con cô đi. Nhưng thế nào thì tôi cũng không thể đồng tình với điều cô nói, làm vậy nghĩa là tôi thừa nhận bệnh viện cỡ ba sao này là của Thượng Hải đã trắng trọn bắt cóc con của sản phụ một cách chẳng hề giấu giếm. Sao có thể vậy chứ?
Bác sĩ không thể giải thích đứa trẻ như giấy này được hình thành như thế nào, còn sản phụ một mực khẳng định bệnh viện đã bắt cóc con mình. Vậy bài báo này tôi nên viết làm sao đây? Tôi đành phải xin lỗi người cung cấp tin cho mình, thêm lần nữa anh ta chẳng nhận được chút tiền thưởng nào.
Với tôi, mọi chuyện đã kết thúc ngay sau buổi phỏng vấn đó; còn với Hoàng Chức, cô vẫn tin mình từng có một đứa con sơ sinh. Đứa trẻ đã chèn ép và hấp thu người anh em cùng mẹ với nói, biến đứa kia thành bộ da, rồi cuối cùng tan biến vào không khí. Cô ấy không kiện bệnh viện, mà lại phát bệnh tâm thần, làm ra vô sô 乃úp bê vải như thế đó chính là đứa bé bị mất tích một cách đầy thần bí của bản thân.
Lúc ra khỏi nhà Hoàng Chức qua lối cửa sau, tôi giật bắn mình. Đứng đợi tôi trước cửa không chỉ có mình bà cụ, mà còn có bốn người khác, năm đôi mắt chăm chăm hưởng thẳng vào tôi.
“Thế nào rồi cậu?” – Bà cụ hỏi.
“Chẳng có ai cả!” – Tôi không đả động gì đến chiếc tủ lạnh. Ở đây có nhiều người nên tôi không muốn kể việc mình đã tự tiện vào nhà lục lọi đồ đạc của người khác nhằm tránh gây rắc rối.
“Vậy để tôi nói, sáng tinh mơ hôm qua tôi thấy cô ấy ra ngoài.” – Một người đàn ông mặc đồng phục bảo vệ lên tiếng.
Việc thôn mời hẳn bảo vệ trông coi khiến tôi hơi bất ngờ, sau mới sực nhớ ra: lúc vào thôn ban nãy tôi có nhìn thấy túp nhà nhỏ không bóng người ngoài cổng, không rõ lúc ấy anh ta làm việc vặt ở đâu.
“Sáng tinh mơ hôm qua à?” – Tôi hỏi anh ta.
“Vâng, chừng năm giờ gì đó, cũng có lẽ chưa đến năm giờ. Ngặt nỗi lúc đó tôi hơi mệt và buồn ngủ, không quan sát kĩ. Thế nên ban nãy tôi chưa dám khẳng định”.
“Tôi nói với anh Tiểu Hạ này, anh làm bảo vệ thì sao có thể mệt mỏi và buồn ngủ trong lúc đang làm nhiệm vụ, nhất là lại vào lúc đêm hôm sáng sớm như vậy nữa. Gần đây càng ngày càng có nhiều người ngoài đổ về thôn…”. Một cụ chừng hơn sáu chục tuổi bắt đầu lên lớp thuyết giảng bài học giữ gìn trật tự trị an cho anh chàng bảo vệ, còn đối phương chỉ một điều dạ hai điều vâng. Nhìn cảnh anh chàng hồ hởi gật gù tôi lại nghi ngờ không biết anh ta có nghe tai này rồi lại cho ra tai kia không. Dẫu sao, đó cũng chẳng phải là chuyện dính dáng gì đến tôi.
Sáng sớm hôm qua Hoàng Chức đã ra đi. Tôi đoán chừng vì biết mình vắng nhà một thời gian và không muốn phí phạm tiền điện nên cô ấy đã rút dây cắm tủ lạnh khỏi ổ điện. Và cũng do tinh thần rối loạn, nên cô quên mất rằng cơm và thức ăn thừa sẽ hỏng, nếu tủ lạnh không có điện.
Vậy Hoàng Chức có thể đi đâu?
Liệu cô ấy có đi tìm con gái?