Nguyễn Chính Nam ngoại truyện:Dù cho không đợi được em, anh cũng nguyện tiếp tục sai
"Vì cậu, tôi có thể đối xử tốt với An Tín". Đó là câu anh nói với tôi.
Anh ấy là tuýp đàn ông cực kỳ lạnh lùng và tỉnh táo, đã nói vậy rồi, tôi tin trong công việc sau này, anh ấy sẽ vì tôi mà chăm sóc cho cô nàng ngốc kia.
Cái tên An Tín tôi đã nhớ nhung suốt ba năm trời, tôi cũng không nghĩ mình có thể thích cô ấy đến thế, người quản lý A Joe vẫn luôn nhắc nhở tôi, hiện nay tôi đang ở top ngôi sao hàng đầu, tiền đồ lại xán lạn như không nên gây tin đồn tình ái với một cô gái cố định.
Ngôi sao thần tượng độc thân có thị trường và sức hấp dẫn lớn hơn. Giới giải trí là chốn vàng thau lẫn lộn, sảy chân một cái, người khác đã có thể giẫm lên người mình tiến lên trước, những đạo lý này A Joe ngày ngày lải nhải rát cả tai, tôi sắp bị anh ta làm phiền đến ૮ɦếƭ mất.
A Joe cười nhạt: Chẳng phải là một cô em tóc xoăn sao? Cậu tranh thủ lúc tuổi còn trẻ còn sức khỏe cố phấn đấu, đợi đến lúc có chỗ đứng rồi, nắm trong tay giải thưởng lớn về kỹ thuật diễn xuất rồi, tin đồn còn nghĩa lý gì tới sự nghiệp của cậu được chứ?
A Joe là anh chàng rất có dã tâm, anh ta đến trước mặt tôi tự ứng cử, muốn làm người quản lý, quán xuyến mọi công việc của tôi trong vòng năm năm. Anh ta từng nói với tôi, một người đàn ông kiếm cơm dựa vào mẽ ngoài cùng lắm là được năm năm, qua năm năm rồi, anh chàng đó thành ra là "Microsoft", xuống dốc không phanh. Giờ nhân lúc khán giả còn nhớ đến mình, nhất định phải làm cho ra bộ phim đặc trưng cho phong cách của mình.
Cho nên anh ta muốn tôi thay đổi, đi theo con đường điện ảnh quần chúng. Tôi từng làm người mẫu ảnh, từng diễn vai nam chính trong phim thần tượng, một mình đảm nhận vai chính trong cổ trang cũng là lần đầu tiên. Anh ta bèn lôi chú Hồ vào, tìm được một tác giả tiểu thuyết trên mạng làm biên kịch, ba người bế quan cả một tuần, hợp tác cho ra đời kịch bản: "Bích Huyết Tình Thiên"[1].
[1] Đỗ Phong Truyền.
Tôi phải cảm ơn A Joe, đã giúp tôi gặp được An Tín trong chuyến quay phim này.
Mà thực ra ký ức của tôi về An Tín phải bắt đầu từ năm tôi chín tuổi.
Kỳ nghỉ hè năm chín tuổi, ông bố khốn nạn đã bỏ rơi mẹ tôi, lấy một cô nàng quán bar kém ông mười bốn tuổi về làm vợ, dọn đến trung tâm thành phố mở nhà tắm công cộng. Mẹ xuất thân từ Lê Viên thế gia[2], tính tình yếu đuối, sống nội tâm, sau khi bị bố phản bội, tức đến thổ huyết sinh bệnh nằm liệt giường. Anh trai lúc đó mười sáu tuổi, tan học phải làm thêm tận hai nơi, không có thời gian chăm sóc tôi.
[2] Tuồng Lê Viên: một loại ca kịch ở Phúc Kiến Trung Quốc, thịnh hành ở khu vực phía Nam Trung Quốc.
"Đông Đông phải nghe lời". Anh tìm thấy tôi trong đám trẻ đang đánh lộn đầu phố, lau máu và mồ hôi trên đầu tôi nói, "Em nóng tính như vậy, chỉ vì chút chuyện nhỏ mà đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán, thì còn ai dám chơi với nữa?"
Băng bó vết thương xong xuôi, anh lôi trong túi ra một hộp sữa, cắm ống hút rồi đưa cho tôi. "Em giờ cũng không còn nhỏ nữa, phải hiểu chuyện, còn để mẹ phải bận lòng nữa, thì em không phải là nam tử Hán".
Lời thề làm nam tử Hán cứ lơ lửng bên tai tôi, tôi đồng ý với anh theo học lớp thư pháp, học viết chữ rèn tính nết.
Cuối đường Tinh Tinh có nhà thầy giáo trong cung văn hoá, họ đang mở lớp thư pháp cho thiếu niên, anh trước khi lên lớp đã nhờ ông béo đưa tôi đi đăng ký, bước vào một khu vườn gạch đỏ, tôi đã thấy một thằng quỷ nhỏ mặc bộ đồ thuỷ thủ màu xanh ngồi trên bậc thềm xi măng, đang lấy cành cây cạy tổ kiến dưới gốc cây.
Ông béo buông tôi ra, bước tới chỗ cu cậu kia: "An Tín, đây là em Đông Đông, sau này sẽ tới nhà cháu học viết chữ".
"Không phải chứ, nó còn lùn hơn cháu, dựa vào cái gì mà bắt cháu làm em!", tôi kêu lên.
Ông béo tặng cho tôi một cái cốc đầu, trừng mắt gầm lên: "An Tín lớn hơn cháu, thì nó là chị! Còn nữa..." Ông lại xách tai tôi lại nói: "Chị ấy thích yên tĩnh, trong người không được khỏe lắm, cháu phải ngoan ngoãn nghe lời!"
Gì chứ! Hoá ra thằng quỷ nhỏ ấy là con gái! Nó căn bản không ngẩng đầu nhìn chúng tôi, làm như không nghe thấy vậy, chỉ biết lấy cành cây chọc khắp nơi, lôi lôi kéo kéo!
"Hứ". Tôi khoanh tay, trợn mắt.
Tối về anh kiểm tra bài vở của tôi, tôi nói dối bảo thầy không giao bài, anh biết tỏng chiêu của tôi, đè tôi xuống băng ghế tẩn cho một trận. Tôi ôm ௱ôЛƓ kêu la: "Anh, anh! Buổi chiều em không lên lớp, toàn ở nhà bác An học viết chữ!"
Anh cuối cùng cũng thu lại chổi lông gà, nấu cơm cho tôi ăn. Tôi giành hết trứng gà trong bát anh, hỏi anh về cô bé kỳ quặc nhà họ An. Anh nhìn tôi qua ánh đèn, thở dài nói: "Cô con gái nhà họ An? Tên là An Tín đúng không? Từ nhỏ đã mắc chứng tự kỷ, không thích nói chuyện – Em nhớ cho kỹ đây, bác An là người tốt, em không nạt con gái nhà người ta đâu đấy".
Anh thực ra đã nói ngược, người bắt nạt không phải là tôi, mà là cô nàng kỳ quái kia, An Tín.
Cô hay mặc quần thuỷ thủ màu trắng, tròn đôi mắt đen nghiêng đầu nhìn tôi, không nói gì. Tóc cô ta rất xoăn, lơ thơ trên đầu như lông cừu, lúc cười giống nhân vật heo trong phim hoạt hình, gương mặt tròn tròn, vẻ rất sung túc.
Tôi hàng ngày tan học đi qua cửa hàng, đều trông thấy một con 乃úp bê heo thắt nơ bướm đứng trên giá, cười rõ là tươi, đến làn da hồng hồng cũng hệt như cô.
"Heo tóc xoăn".
Nhân lúc bác An ngủ trưa, tôi chạy vào vườn, lao tới sau lưng cô nàng kỳ quặc không kìm được hét lên. Cô ta quay lại nhìn, nhìn thấy tôi, đột nhiên vẫy vẫy tay: "Em trai, tới đây".
Tôi tò mò bước lại gần.
Cô chụm chặm bàn tay nhỏ xinh, như đang giấu bảo bối gì. "Chị chỉ cho em xem một tí thôi nhé, có điều phải trả ba hào".
Tôi đương nhiên là không đồng ý, ba hào tương đương với một cây kem, tôi ngóng cả buổi chiều chờ đến lúc tan học để có thể chạy đi mua kem ăn. Cô nhìn tôi, khẽ nới chiếc khăn trắng trong tay ra, rồi rất nhanh lại nắm chặt.
Nhìn ánh mắt bình thản của bà chị ấy, tôi cảm thấy chị sẽ không lừa tôi. Chị lại nhắc tới tiểu mập – cháu của ông béo, toàn chế giễu tiểu tử là tôi – càng kích thích tính hiếu thắng của tôi tợn.
Tôi móc ra ba hào còn dính mồ hôi, đặt vào tay chị. Chị nhìn tôi cười cười, nhét cả cái khăn trắng cho tôi.
"Á...Á...", tiếng hét của tôi lập tức vang vọng mây xanh.
Bởi vừa mở khăn tay ra, một con nhện đen sì sì đã bò lên cánh tay tôi, nhưng cái chân lông lá đâm qua đâm lại, buồn nôn ૮ɦếƭ đi được!
Tôi Nguyễn Tái (Tải) Đông trời không sợ đất không sợ, chỉ sợ mỗi nhện với bọ hung! An Tín đứng dưới mái hiên, lặng lẽ nhìn tôi nhảy qua nhảy lại, chẳng nói chẳng rằng, lấy lại vẻ ngây ngô lúc trước.
Bác An chạy ra, phủi con nhện đi, dỗ dành bảo tôi đừng sợ, còn ngắt riêng một chùm nho cho tôi. Tôi hất chùm nho ra, hét lên: "Cháu không ăn đồ nhà bác, cháu ghét đồ heo tóc xoăn!"
Bác An xoa đầu tôi, cười nói: "Chị rất ít nói, cháu vừa đến nó đã chủ động tìm cháu chơi, cháu nên vui mới phải chứ!"
Hứ, không, tôi không vui một chút nào hết.
Chiều tan học, tôi đi thẳng về nhà, An tóc xoăn cứ lẽo đẽo theo sau. Chị ta cầm một cây kem chầm chậm gặm, nhìn tôi chăm chú, gặm đển cửa nhà tôi mới gặm hết. Tiền tiêu vặt của tôi không chỉ bị chị ta lừa mất, mà còn bị nuốt vào bụng ngay trước mặt tôi, tôi trong lòng vừa bực, gào lên đuổi chị ta đi.
Chị ta lại thỏ thẻ lại gần, bỗng nhiên nói với tôi: "Cậu chưa chơi cái đó bao giờ à?"
"Cái nào?" Tôi ngừng la hét, ngơ ngác nhìn chị ta.
"Là cái đó đó". Chị ta cười gian xảo, nhìn tôi bằng khuôn mặt điềm tĩnh, "Trong góc hiên nhà, hay có nhện rất là to, cậu lấy khăn tay bọc nó lại rồi lấy xuống, cho đến khi rút không ra nữa là được, lúc ấy, bụng con nhện dẹp lép".
Khi ấy, tôi tin chắc mặt tôi cũng dẹp lép, cái cảm giác lông lá rờn rợn lại bò vào tâm trí tôi.
"Vẫn chưa chơi hả, em trai". Bà chị tóc xoăn lại lên tiếng, "Cậu có thể thả con nhện ra, lấy chân giẫm lên nó, bạch bạch mấy cái, cho nó bẹt ra, rồi nhét vào màng phim làm mẫu hoá thạch".
Tôi kinh hãi nhìn chị ta, từng bước từng bước lùi ra sau.
Chị ta cười ngọt lịm: "Tôi vừa nhìn thấy trên cặp sách cậu có con nhện đó, có vẻ như bị giẫm bẹp rồi thì phải".
"A...!" Tôi hét toáng lên lao vào phòng, gọi anh.
Qua hai tháng học thư pháp ở nhà bác An, tôi được mở mang tầm mắt với đủ trò đùa quái đản của heo tóc xoăn. Mỗi lần chúng tôi học viết chữ theo mẫu, chị ta lại lôi hai con nhện đen, lấy dây buộc chặt phần bụng của chúng, đứng trên bồn hoa ném vào không trung, nhìn chúng hoảng hốt lo sợ bay tán loạn, sau cùng va vào nhau, hoặc long rời cái bụng ra mới thôi.
Sự chú ý của chúng tôi đều bị hút vào đó, chữ trong tay hoàn toàn không viết được hết. Chị ta đợi đến lúc tôi không chịu nổi sắp sửa ngủ gật, lại lén chạy tới bàn tôi, lấy quả bóng bàn đã đánh hỏng, dùng giấy bạc trong bao thuốc lá bọc lại, châm lửa rồi chạy biến. Một lúc sau, một thứ khói vừa nồng nặc vừa khó ngửi xông lên, mùi nồng đến độ khiến tôi suýt tắt thở.
Tôi mách lại với mẹ, mẹ đưa tôi sang tìm bác An. Mẹ vừa mới cười cười kể ra mấy chiến sự của tóc xoăn, một bác gái beo béo đã chạy ra, quát tướng lên: "An Tín nhà tôi làm sao? Đứa trẻ ngoan như thế chị còn ghét bỏ nó? Không sợ thiên lôi đánh ૮ɦếƭ sao? Tôi nói cho chị biết nhé, chị Nguyễn, Đông Tử nhà chị lúc mới đến trông thế nào, mà giờ thành ra làm sao, chị có nghĩ đến những thay đổi ấy không? Đó là công sức của ai chứ? Chẳng phải nhờ An Tín nhà chúng tôi sao! Nhờ nó, Đông Tử nhà chị mới khá lên đấy, điềm đạm hơn trước rồi! Chị còn chưa hiểu hay sao?"
Mẹ đứng ngẩn tò te nhìn bác gái, một lúc sau, vâng vâng dạ dạ gật đầu: "Phải, phải".
Nhưng đến lúc tan học, tôi thấy bác gái đứng trước cửa, than thở với bác An: "Ông à, con gái cứ thế này sao được chứ, chúng ta vẫn phải nghĩ cách đi thôi".
Bác An cười khà khà: "Bà xã, bà bảo làm thế nào mới được chứ?"
"Tôi đưa nó đi Hàn Quốc, thử thay đổi môi trường xem thế nào. Bên đó không có ai nhận ra nó, cũng tốt hơn cho sự phát triển sau này của nó".
"Cũng được". Bác An xoa xoa tay, "Hai mẹ con bà đi trước, vấn đề tiền nong để tôi tính".
"Những lời đơm đặt thật đáng sợ..." bác gái kéo dài giọng than vãn, tôi nghe mà thót cả tim, bỗng dưng nhớ lại dáng mẹ co ro sợ hãi lúc bị người ta chỉ chỉ trỏ trỏ.
Năm chín tuổi đó, cô con gái kỳ quặc nhà họ An đường Tinh Tinh, biến mất hoàn toàn khỏi cuộc sống của chúng tôi.
Tôi cũng không biết, vụ mách mẹ lần đó đã vô tình đưa cô gái đó đi mất, khi mà tôi còn chưa kịp hiểu gì.
Lớp bồi dưỡng thư pháp nhà họ An tổng cộng mở mười năm, tôi chỉ theo được hai mùa hè là bắt đầu trốn học, đánh nhau, quay lại con đường cũ. Mùa hè thứ nhất là cô con gái kỳ quặc nhà họ An thu hút sự chú ý tôi chẳng còn tâm trạng đâu mà đi trèo tường quậy phá, đến mùa thứ hai năm tôi mười tuổi, chị ta biến mất một cách kỳ lạ, tôi có lúc còn trèo qua cửa sổ thư phòng nhà họ vào trong, tìm xem có phải chị ta trốn trong hay không...
Thư phòng không lớn, vách tường treo đầy nhóc dây thừng, kẹp từng bức chữ mực đen to tướng. Gió từ cửa sổ thổi vào, cuộn từng lớp giấy soàn soạt, tôi, một đứa trẻ vô duyên vô cớ đứng trong biển chữ ấy, ngửa đầu tìm kiếm 乃út tích của đứa trẻ khác.
Tôi nhớ bác An từng nói: "Đông Đông à, cháu có biết vì sao bác lại cho chị uống rượu không? Bởi chị xấu hổ, không dám đem chuyện trong lòng nói với người khác. Chỉ cần con gái bác uống rượu vào, chữ nó viết tuyệt đối không thua gì Trương Húc[3]".
[3] Nhà thơ và nhà thư pháp nổi tiếng thời nhà Đường, Trung Quốc.
Đúng rồi, bác An thích uống rượu. Trưa nào bác cũng nhất định phải uống hai cốc bia, rồi lại rót đầy một bát sành nhỏ, thêm vào mật hoa quế, dỗ dành bà chị kỳ quặc đang xúc cơm bên bàn ăn nhỏ uống. Mà bà chị kỳ quặc kia uống xong, nhất định sẽ đứng trên bồn hoa chơi trò bắt bướm, nhìn bướm bay tứ tung, hai má ửng hồng.
Bác An kỳ quặc bồi dưỡng nên một cô con gái kỳ dị, là chuyện rất bình thường.
Tôi ngẩng đầu tìm "tuý thảo"[4] của bà chị kỳ quái đó.
[4] Chữ thảo viết trong lúc say.
Trong góc phòng, tôi đúng là tìm ra bức thư pháp với 乃út thư pháp hoàn toàn khác với chúng tôi, dưới ánh sáng chiếu vào, nét mực nước trên đó tươi mới tràn trề, như dòng suối trong chảy xuống từ khe núi, uốn lượn bay bổng, nét 乃út tự nhiên phóng khoáng.
Nhìn không hiểu.
Rõ ràng là cuồng thảo[5] kết hợp với tuý 乃út[6]
[5] Chữ thảo viết điên cuồng: nhiều chữ viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét.
[6] Nét 乃út khi say.
Có điều tôi vẫn rất tò mò. Tôi lén giấu bức chữ mực vào trong túi, đem về hỏi mẹ. Mẹ đeo kính ngắm nghía cẩn thận một lúc lâu, rồi quay sang hỏi tôi: “Con trai biết viết Thảo thư[7] à? Giỏi thật đấy”.
[7] Chữ Thảo.
“Mẹ, trong đó rốt cục là gì, có phải bản đồ mê cung không?”
“Ha ha, con trai nói vậy mẹ mới nhìn ra đấy, bức này không phải thư pháp, mà là thư họa[8]”.
[8] Tên gọi chung của thư pháp và hội họa.
Tôi vô cùng kinh ngạc, túm lấy trang giấy trắng, bò ra bàn xem dưới ánh đèn, không ngớt kêu lên: “Không phải chứ, con nhỏ đó còn biết vẽ tranh thủy mặc? Siêu thế sao!”
Bác An chỉ biết thư pháp, không biết vẽ tranh, tác phẩm này tuyệt đối không phải do ông dạy. Trong ấn tượng của tôi khi ấy, chỉ có mấy ông tóc hoa râm trên tivi mới có thứ bản lĩnh “phóng 乃út” cao siêu ấy.
Mẹ vỗ ௱ôЛƓ tôi một cái, cao giọng nói: “Con tưởng đứa trẻ nào cũng lỗ mãng như con sao? Trong lòng cô con gái họ An ẩn giấu cả một vườn hoa, chúng ta không vào được đâu!” Bà gỡ kính ra, lại tự lẩm bẩm một mình: “Con người ta vừa đi con đã bắt đầu ngang ngược trở lại rồi, lẽ nào con bé có đó ảnh hưởng tới con thật?”
Cuộc sống sau buổi trốn học thúc giục mời gọi, mẹ không quản nổi tôi, năm tôi mười bảy tuổi bà lâm bệnh rồi qua đời, anh trai đứng ra lo hậu sự cho mẹ, ở lại công ty cũng không yên tâm, ngày nào cũng về còn muộn hơn tôi. Mẹ mất rồi, tôi hoàn toàn không còn vướng bận điều gì, bỏ nhà ra đi cùng với Bạch Hàn.
Cậu ta bằng tuổi tôi, trông trắng trẻo hơn tôi, tóc dài chấm vai, đã dạy cho tôi rất nhiều điều. Dưới sự dung túng của cậu ta, tôi gia nhập xã đoàn đường phố Long Xuyên, chống lại tổ chức Ưng Đạo của Nhật Bản. Tối hôm ấy, chúng tôi cưỡi trên con Kawasaki ZZR1400 diễu võ vương oai, dùng bông thuốc súng châm chọc suốt đường Đông Thủy.
“Đã”. Ấy là từ duy nhất có thể diễn tả cảm giác thích thú sau khi đánh nhau phóng hỏa của tôi.
Bạch Hàn cào sợi thuốc lá ra, lấy giấy bạc để đựng, rồi vê nát hai viên thuốc cho vào, hỏi tôi: “Muốn một nửa không?”
Cách làm ấy của cậu chả khác hút hít là mấy, thuốc lá sợi trộn lẫn Tiêu Dao Hoàn cũng có tác dụng gây ảo giác. Tôi nhìn thứ hợp chất có thể mang lại khoái cảm cho mình, thấy động lòng.
Đúng lúc đó, một giọng nữ trong veo vang lên: “Tỷ tỷ, sữa của tỷ rơi này”.
Tôi và Bạch Hàn đứng mặt đối mặt, không quay đầu lại, tay giằng co giữa không trung. Một cô gái tuổi chưa quá hai mươi phi xe đạp từ dưới sườn dốc hì hục leo lên, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mái tóc xoăn đặc trưng tung bay trong gió.
Cô đạp vẻ rất mệt nhọc, lao thẳng đến chỗ bọn tôi, miệng nói vẻ không vừa lòng: “Nặng quá đi mất, xe của mấy người chạy nhanh quá”. Nói rồi, cô lấy hộp sữa chua từ giá sau xe ra, bịch một cái đặt trên con ZZR1400 của Bạch Hàn, lau mồ hôi: “Được rồi, các người có thể đi”.
Trong cái hộp ấy toàn là dây thừng với dao găm dùng lúc đánh nhau ban nãy, Bạch Hàn trong lúc lao xe đi tiện đẩy xuống, đợi xe rác hốt đi phi tang vật chứng. Cô nàng tóc xoăn mất tích đã tám năm trời bỗng nhiên xuất hiện, lấy thùng giấy, cứ thế đuổi theo chúng tôi suốt mấy con đường.
Bạch Hàn cúi đầu nhìn bộ quần áo da ôm sát người của cậu ta, lại ngẩng đầu nhìn mái tóc thẳng dài ngang nhau của tôi và cậu, đột nhiên hiểu ra điều gì. “Mày huyên thuyên cái mẹ gì chứ…” cậu ta giơ tay bắt đầu nổi giận, tôi nhanh mắt nhanh tay kéo cổ cậu ta lại, hét lên: “Bạch Hàn!”
“Vốn là sữa của cậu mà, gào cái gì mà gào…” cô gái bĩu môi, nước da trắng như tuyết nổi bật, trong mắt tôi, sắc môi cô lộ ra vô cùng đáng yêu. Cô nhấn bàn đạp cạch cạch đạp xe, không thèm nhìn lại hai anh chàng gươm súng sẵn sàng sau lưng, hì hục dậm bàn đạp bỏ đi.
“Chả trách não phẳng như thế, rơi sữa mà cũng chẳng lo”. Đi thì đi, cô nhất định phải nói cho hết.
“Mẹ kiếp…” Bạch Hàn vùng ra khỏi tay tôi, nhặt vỏ lon dưới chân lên, lấy hết sức ném đi, “Lần sau gặp mày, ông đây sẽ cho mày biết tay!”
“Bạch Hàn!”, tôi gọi cậu ta lại, nhìn gương mặt sôi sục giận dữ của cậu ta, lạnh lùng nói: “Cậu không được động vào cô gái đó, cô ấy là cô gái ở cuối phố chúng ta”.
Lâu quá không gặp rồi, An Tín.
Đứng trong căn hộ nhỏ thuê chung, tôi lấy dao cạo râu cạo sạch chòm râu dưới cằm, nhìn vào gương chỉ nghĩ tới câu nói ấy. Đường Tinh Tinh tám năm nay trải qua hai lần di dời, rất nhiều hộ gia đình đã dọn đến khu nhà mới, còn tôi vẫn đợi ở đây.
Nhà họ An cũng ở cuối phố, từ căn nhà mái bằng gạch đã lúc trước chuyển ra, dọn vào một căn nhà có sân kiểu Hàn. Người ở lại trông coi nhà họ là bác An, tôi chỉ thấy bác đi chợ, cùng đám bạn diễn viên không chuyên kinh kịch, ngoài ra không có bóng dáng ai khác bên cạnh.
Không ngờ tám năm sau, cô con gái kỳ quặc kia lại xuất hiện thật.
Bạch Hàn gọi tôi ra ngoài uống rượu, tôi quẳng vội con dao vào bồn rửa mặt, lau qua mặt rồi xuất phát. Bên ngoài vẫn là thế giới đèn màu rực rỡ, đủ kiểu mỹ nhân đứng bên đường, dường như không khác gì so với cuộc sống trước đây của tôi.