VIỆC NÓI ĐI NÓI LẠI
Có những trò chơi rất thú vị mà bạn có thể tham gia để hiểu được vì sao thong tin bị Ϧóþ méo sai lệch khi được chuyển từ người này sang người khác.
Có khoảng 20 người đứng thành một vòng tròn. Một người nói thầm điều gì đó vào tai người bên trái anh ta. Người nghe nói sẽ cho người tiếp theo và cứ thế thông tin đó được truyền đi khắp vòng tròn.
Chuyện này có vẻ đơn giản, nhưng cái đáng nói là ở chỗ thông tin cuối cùng về lại người đầu tiên nói ra đã hoàn toàn khác với thông tin ban đầu. “John Brow bị mất ví trong xóm” trở thành “Jan Smith có thai”. Chỉ trong vòng 3 phút bạn đã thấy một tin đồn sốt dẻo ra đời.
Bạn nên nhớ tình huống này khi ai đó lập lại cho bạn nghe thông tin gì đó mà họ vừa nghe được. Thỉnh thoảng sẽ có người báo với bạn: “Jame nghĩ cậu bị điên khi làm điều này”, “Jenny không bao giờ muốn gặp lại anh nữa”, “William nói anh là một tên ngốc đại hạng…” Hãy cẩn thận với những lời nói đi nói lại như thế.
Một điều nữa cần để ý về thông tin gián tiếp này – nếu bạn không nghe trực tiếp thì không biết ai đã nói hay nói như thế nào. Cần phải biết điều này. Hãy đọc những câu sau rồi bạn sẽ thấy ý nghĩa của câu nói thay đổi theo việc nhấn mạnh những từ khác nhau:
Ví dụ: Tôi không nói là cô ta ăn cắp tiền của tôi.
Tôi không nói là cô ta ăn cắp tiền của tôi. (nhưng MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ đã nói).
Tôi không nói là cô ta ăn cắp tiền của tôi (tôi NHẤT ĐỊNH không nói điều đó).
Tôi không nói là cô ta ăn cắp tiền của tôi (nhưng tôi PHỎNG ĐOÁN vậy).
Tôi không nói là cô ta ăn cắp tiền của tôi (mà AI ĐÓ đã cắp nó).
Tôi không nói là cô ta ăn cắp tiền của tôi (nhưng cô ta đã LÀM GÌ đó với nó).
Tôi không nói là cô ta ăn cắp tiền của tôi (cô ta ăn cắp THỨ KHÁC).
Tôi không nói là cô ta ăn cắp tiền của tôi (mà tiền của NGƯỜI KHÁC).
Tám ý nghĩa khác nhau mà không hề thay đổi một chữ! Giọng điệu, sự lên xuống giọng và từ nhấn mạnh có vai trò quan trọng trong đàm thoại. Trừ khi chính bạn nghe, nếu không bạn không thể biết được ý nghĩa chính xác của một nhận xét nào đó.
Trước khi bạn tin điều gì, hoặc bị đau tim vì điều gì nghe được, sa thải người quản lý hay nộp đơn xin ly dị thì hãy hỏi cho rõ thông tin trước đó. Đây là lời khuyên cơ bản, nhưng khi vào cuộc, chúng ta thường không cẩn thận.
ĐÚC KẾT: Dù nói đi nói lại có thể bắt đầu từ những sự thật những những sự thật đó sẽ nhanh chóng bị biến đổi. Khi có thể thì hãy đến nghe sự thật từ miệng người nói trước khi bạn hành động Nếu bạn tin hết mọi chuyện bạn nghe về tất cả những người bạn biết, thì bạn sẽ tin tưởng rất, rất ít người. Trong mọi tình huống, tốt hơn hết bạn nên tin theo nhận định của mình và đừng bị lung lay bởi lời đồn đại. Tự bạn phải quyết định.
Cho đi
Mary tặng Fred một món quà 500 đô la vào ngày sinh nhật của anh ta. Khi đến ngày sinh nhật của Mary, Fred tặng cô một bó hoa cúc. Mary rất tức giận. Cô rủa: “Thật là bủn xỉn. Tôi dánh cả một tuần lương để tặng anh mà đến lượt anh lại chỉ tặng tôi vài bông hoa ૮ɦếƭ tiệt!”.
Thái độ thông thường thì cho là Fred đã làm cho Mary thất vọng, rằng phải công bằng trao đổi. Nhứng biếu tặng không phải là trao đổi. Khi bạn tặng ai cái gì là không mong nó được trả lại dù dưới bất kỳ hình thức nào.
Bạn tặng ai quà vì muốn họ có được cái đó, và vì bạn muốn tặng. Nếu bạn không muốn tặng thì cũng không sao.
Chúng ta gặp rắc rối khi “cho đi” mà buộc theo một sợi dây. Trong tình huống đã nêu, lời của Mary trên card là: “Chúc mừng sinh nhật Fred, tôi hy vọng là anh thích cái máy. Yêu anh, Mary”. Thông điệp không viết ra của cô là: “Sinh nhật của tôi là vào tháng 8, Fred. Nếu anh không tặng cho tôi món quà cũng trị giá như thế này thì anh quả là một tên bần tiện và lúc đó anh đi mà tìm cô bạn gái khác”.
Rắc rối, xuất hiện khi chúng ta cho đi có rằng buộc điều kiện – “Tôi muốn tặng anh cái áo len này. Nếu anh không mang nó một tuần hai lần thì tôi sẽ rất giận” . Cố gắng kiểm soát người khác là một việc làm rầy rà. Bạn tặng tôi áo len là vui vẻ để tôi sử dụng nó như tôi muốn. Bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn tôn trọng quyết định của tôi liên quan đến chiếc áo đó một khi nó đã là của tôi.
Tương tự, chúng ta có thể tặng người khác dưới nhiều hình thức: thời gian, cơ hội, sự hy sinh cho bạn đời, cho người thân hay bạn bè ta. Nếu chúng ta nói: “Tôi đã hy sinh cho anh!” để cho họ biết là như thế thì họ sẽ cảm thấy khó chịu. “Vì anh, tôi đã bỏ mất những năm tháng đẹp đẽ nhất của đời mình. Tôi đã hi sinh nghề nghiệp của tôi”.
Hãy là người lớn trong chuyện này. Hãy chọn lựa. Nếu muốn thì bạn làm, nếu không thì thôi. Đừng có luôn mồm nói hi sinh. Hãy để cho người ta biết ơn – đừng có làm cho họ thấy có lỗi.
Bạn cho đi cái này thì bạn sẽ nhận lại được cái khác, có khi không phải là nguồn bạn đang mong đợi mà từ nơi bạn không ngờ. Cách duy nhất để có sự thanh thản của người dâng là cho cho đi không điều kiện. Nếu Mary có thể tặng cho người chồng sắp cưới Fred máy thu âm với suy nghĩ “Em hạnh phúc khi tặng cho anh chiếc máy này để anh tùy nghi sử dụng theo ý mình”, cô sẽ hạnh phúc dù Fred có làm gì với nó đi nữa.Dù anh ta có xài nó hàng ngày, cho anh trai anh ta hay anh ta không còn quen cô nữa mà đi cưới cô gái khác…
Khi đã tặng quà thì chúng ta nên cố không ràng buộc điều kiện:
Nếu chúng ta nói: “Hãy nhận lấy cái này…
a) với điều kiện anh thích nó.
b) với điều kiện anh thích tôi.
c) với điều kiện anh chỉ làm điều tôi thích với nó.
d) với điều kiện anh phải trả lại tôi cái gì đó.
e) với điều kiện anh cảm thấy có lỗi.
Tức là chúng ta không hề tặng nó. Chúng ta trao đổi.
ĐÚC KẾT: Dâng tặng không điều kiện thoạt nghe có vẻ “lời khuyên không thực tế”, nhưng nó lại rất thực tế, và có thể giảm cho bạn nhiều phiền muộn.
GANH TỴ
Freud nói rằng những người tuyên bố họ không bao giờ ganh tỵ là lừa dối chính mình. Ai trong chúng ta cũng có lúc cảm thấy ghen tỵ, khi một người chúng ta rất quan tâm lại chú ý đến người khác, như đồng nghiệp được thăng chức…
Chúng ta có thể có xu hướng tin rằng chỉ có một chừng mực nào đó tình yêu thương và không có nhiều hơn. Vì thế nếu mẹ ta chú ý đến anh hay chị ta nhiều hơn thì ta cảm thấy mình ít giá trị hơn . Không nên sống như thế.
Nếu mẹ bạn ngưỡng mộ chị bạn thì không phải là bạn trở lên ít tuyệt vời hơn. Nếu vợ bạn nghĩ anh trai bạn lanh lẹ và thông minh thì không phải cô ta yêu bạn ít hơn. Có nhiều chỗ cho nhiều người đặc biệt trong trái tim bạn.
LÀM CHO NGƯỜI KHÁC HẠNH PHÚC
Sứ mệnh của bạn là sống thành thật với bản thân mình, chiêm nghiệm càng nhiều càng tốt và đối xử với người khác như bạn muốn họ đối xử với mình và trên hết là bạn tận hưởng cuộc đời của bạn. Việc của bạn là không bắt buộc những người xung quanh bạn phải hạnh phúc.
Hãy nghĩ lại về cuộc đời bạn. Bạn có thể nhớ lại những lúc mình rất chán, và bạn bè nói với bạn: “Hãy thoát ra khỏi nó! Cuộc đời rất tuyệt” Nhưng lúc đó bạn không sẵn sàng cho rằng đời tuyệt đẹp, phải không nào? Chỉ khi bạn nhận ra thì bạn mới thay đổi thái độ và bắt đầu nhìn sự việc khác đi.
Dù sao, chúng ta là ai mà có quyền bảo người khác phải hạnh phúc? Chúng ta là cái gì mà dám quyết định họ nên cư xử như thế nào?
Hãy xem xét sai lầm lớn nhất của bạn. Có thể đó là chuyện hôn nhân, ly dị, thất bại trong kinh doanh, công việc không có kết quả, tình bạn bị mất,… Bây giờ hãy ngừng đọc một phút và xem lại bạn đã học được những gì từ những lỗi lầm đó. HÃY NGỪNG ĐỌC một lúc đã nào!
Được rồi, bạn học được cái gì? Bạn có học được nhiều không? Chúng ta học được nhiều từ kinh nghiệm của chúng ta – thành công thì ăn mừng, thất bại thì suy ngẫm. Vì thế bất cứ khi nào bạn ra tay để “cứu” ai đó khỏi một nguyên nhân ngu ngốc hay một chuyến đi, một vụ ly dị.. thì có thể bạn đã ςướק đi của họ một kinh nghiệm to lớn. Bạn có biện hộ được cho việc này không?
Vì sự bình an của riêng tâm hồn bạn….
Bạn có thể phát điên khi cố gắng thay đổi người khác – trong khi đó họ lại ghét cay ghét đắng bạn vì điều đó. Giả sử bạn có một người hàng xóm là Dreary. Anh ta hay than phiền về chính phủ, về nền kinh tế, về mẹ anh ta, về thời tiết và giá cả hàng hóa… Anh ta bảo bạn rằng con người thật kinh khủng và thế giới sẽ diệt vong. Anh ta lo lắng về sức khỏe… mọi cái đối với anh ta đều có vấn đề và không có gì đáng phải nỗ lực cả.
Dreary rất khổ sở và đau đầu vì anh ta chọn như thế. Không ai gí súng vào đầu anh ta và nói “Dreary, anh phải chịu khổ sở”. Anh ta hành động theo chọn lựa của anh ta. Anh ta suy ngẫm chọn lựa của mình và cho rằng THẬT KHÓ KHĂN VÀ NỖ LỰC RẤT NHIỀU MỚI CÓ THỂ CÓ HẠNH PHÚC.
Anh ta quyết định đau khổ dễ hơn và cũng kéo người khác vào cuộc. Vì Dreary hành động theo sự chọn lựa của anh ta, vậy bạn cũng có thể làm thế - hãy chọn lựa thái độ để cho anh ta tự mình đau khổ. Bạn nói: “Dreary tôi phải tìm thêm bạn mới”.
Nếu những người xung quanh đau khổ và kéo bạn vào, rút hết năng lượng của bạn và họ từ chối thay đổi thì bạn hãy thay đổi, đừng giao du với họ nữa. Đừng ghét họ hay phán xét họ. Hãy yêu thương bản thân và người khác đủ mức mà chấp nhận để họ một mình và lo chuyện của bạn. Khi bạn bỏ đi thì đừng có làm lớn chuyện, đừng nói rằng bạn tốt hơn họ, chỉ đơn giản là bạn cần dành thời gian cho việc khác.
Vậy nếu người nào đó đến xin giúp đỡ?
Giúp đỡ người khác khi họ yêu cầu được giúp đỡ thì khác với việc phán xét họ nên sống thế nào, và cố gắng thay đổi họ. Giúp đỡ những người cam kết tiến bộ là một niềm vui lớn.
Nếu bạn tìm được cách sống, cuộc sống hạnh phúc lúc đó người khác nói: “Bạn lúc nào cũng hạnh phúc – Bạn làm cách nào vậy?” thì hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn, dành thời gian cho họ, cho họ mượn sách… Nhưng bước vào thế giới của người khác và bảo họ thay đổi là việc làm khó khăn và bạn sẽ bị ghét vì điều đó.
Một lần tôi tham dự một buổi hội thảo với William, một người bạn của tôi. Ở đó, tôi gặp Leo, một tay hay lo và luôn than thở. Anh ta không biết cách tận hưởng cuộc đời và không bao giờ chiều chuộng mình chút nào. Anh ta làm việc 80 tiếng một tuần và gia đình anh ta luôn căng thẳng. Anh ta cứ phải uống thật say mới có thể đi ngủ được mỗi đêm.
Chúng tôi gặp nhau một vài lần trong tuần và tôi để ý thấy Leo thỉnh thoảng hỏi tôi về cách sống. Buổi hội thảo kết thúc và tôi không còn liên lạc với Leo nữa.
Sáu tháng sau, Leo đến thành phố tôi sống và gọi điện cho tôi, nài nỉ tôi đi ăn tối với anh. Anh nói:
“Andrew, tôi phải đãi anh một bữa”.
“Sao vậy”.
“Anh sẽ rất ngạc nhiên nếu anh biết được điều gì đã xảy ra từ ngày tôi gặp anh. Tôi đã cắt bớt giờ làm, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, việc kinh doanh đang thuận lợi và tôi đã không cần phải uống thật say mới có thể đi ngủ được trong 6 tháng qua. Tôi đã mua xe mới…”
Tôi nói: “Thật tuyệt! Nhưng tại sao anh phải đãi tôi một bữa?”
“Bởi vì sau khi gặp anh và bạn anh, tôi đã thay đổi”.
“Thật sao? Bằng cách nào?”
“Một tuần tiếp xúc với hai anh, tôi thấy hai anh thư giãn và hạnh phúc hơn tôi. Các anh làm động lực cho tôi thay đổi, vì thế tôi phải cám ơn các anh”.
Thật vui khi nhận được điện thoại của Leo. Tôi rất vui khi biết được cuộc đời anh trở nên tốt hơn và cảm thấy mình đã đóng góp được chút gì đó. Cú điện thoại của anh cũng khẳng định niềm tin của tôi rằng nếu ai đó đã sẵn sàng thay đổi cuộc đời họ thì họ sẽ làm. Chúng ta có thể tránh được bực bội phiền toái bằng cách không giảng cho họ trước khi họ sẵn sàng để nghe. Người khác không cần bạn nhét các ý tưởng vào họng của họ.
ĐÚC KẾT: CON NGƯỜI CHỈ THAY ĐỔI KHI HỌ ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ THAY ĐỔI. Bạn không cần phải rao giảng trước để phòng ngừa. Nếu bạn qua nóng lòng muốn giúp họ thì không nên giảng đạo. Chỉ nên LÀM MỘT GƯƠNG TỐT. Người khác sẽ bị cuốn theo bạn và sẽ hỏi lời khuyên của bạn để thay đổi. Nếu không ai hỏi thì cứ thong thả làm việc của mình.
NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ĐANG KHỔ SỞ…
Một lần tôi được mời tham gia một chương trình truyền thanh để trả lời các câu hỏi của độc giả về quyển sách “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi!” Một phụ nữ gọi đến hỏi: “Ông Matthews, chắc ông phải xấu hổ lắm về ông nói về hạnh phúc khi những người khác trên thế giới đang đau khổ - tôi nghĩ như thế thật ích kỷ và vô tâm!”
Cô ta phản ứng khá gay gắt, nhưng đã nêu lên một điểm quan trọng, Làm sao chúng ta điều hòa được hạnh phúc của riêng chúng ta với nỗi đau khổ của người xung quanh? Bạn có vui được không khi đồng nghiệp của bạn muốn tự sát?
Nếu bạn thực sự quan tâm đến những người sầu muộn của mình thì bạn phải khổ sở và rầu rĩ với họ sao? KHÔNG! Hãy cứ vui vẻ và để cho họ được tự do chọn lựa thái độ sống. Yêu thương họ là để họ tự quyết định mọi việc.
Nếu xung quanh bạn toàn những người đau khổ thì khó tránh họ được nhưng bạn vẫn có thể cứ hạnh phúc! Nếu bạn chùng người xuống theo họ thì cả hai sẽ cùng đau khổ. Như thế chẳng tốt cho ai cả và bạn trở thành nạn nhân.
Khi người khác bất hạnh thì bạn phải có sự đồng cảm, nhưng đồng thời đừng để cho tinh thần mình xuống cấp. Thay vì vậy còn phải vui vẻ hơn. Nhiều người nghĩ chán nản hay đau khổ sẽ được người khác chú ý. Nếu bạn chọn tham gia vào sự chán nản của họ tức là bạn đã cho phép mình bị lôi kéo. Hãy từ chối tham gia trò chơi của họ, họ sẽ bỏ cuộc và cả bạn của họ cùng đi lên.
Khi người khác hạnh phúc hơn bạn.
Chúng ta cũng cần biết sống với những người hạnh phúc hơn mình. Nếu bạn đời của bạn đang rất vui, bạn có lúc nghĩ “Anh ta vui thế còn mình thì trơ trọi thế này”, hay tệ hơn “Anh ta vui sướng vì những cái chẳng liên quan gì đến mình. Sao anh ta lại có thể hạnh phúc khi không có mình chứ?” Nếu cứ khăng khăng là mình có đóng góp trong hạnh phúc của người thân mình thì chúng ta sẽ hay cảm thấy ganh tỵ và bất an.