Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi - Chương 19

Tác giả: Andrew Matthews

NÓI CHUYỆN
Nhiệm vụ của bạn trong cuộc đời không phải là làm cho tất cả mọi người thích mình. Nhưng nếu bạn gặp người này người nọ trong chỗ làm, ở trường học hay các bữa tiệc thì cũng nên học cách nói chuyện với họ sao cho dễ dàng.
Người ta cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh bạn nếu họ thấy bạn khá giống họ, tức là bạn có những điểm chung với họ. Nếu họ cảm thấy bạn hiểu họ thì họ sẽ hạnh phúc khi nói chuyện với bạn.
Fred Nurd bước ào đến bàn chủ tọa để trình bày bài phát biểu của mình. Anh ta bắt đầu: “Tôi rất hân hạnh được có mặt ở đây…” (Ồ không! Lại lối cũ rích đó) Tôi không quen với việc nói chuyện trước công chúng, tôi à… Tôi sẽ cố gắng để không làm các bạn chán! (Anh ta còn thú nhận chính mình dở cơ mà!)
“Khi tôi nghĩ về nghề nghiệp của mình…” (Bây giờ anh ta bắt đầu nói về bản thân mình)
“Tôi sinh năm 1923…” (Ồ không! Anh ta sẽ kể lại cả cuộc đời mình)
“Gia đình tôi lúc đó”. (Lại đến chuyện gia đình anh ta)
Một giờ sau, “Tôi thấy chúng ta còn rất ít thời gian…” (Lạy chúa thương chúng con)
“… Vậy thì trong nửa giờ còn lại này…” (Ồ không! Ai đó làm cái gì đi chứ! Có ai có thuốc
không?)
“… tôi muốn nói về bản thân mình…” (Tôi không chịu được nữa. Tôi đi đây.)
Những kiểu cách này làm cho chúng ta phát chán. Họ không hợp với chúng ta, họ nói quá nhiều về bản thân, và họ lo lắng quá nhiều về ấn tượng mình tạo ra, họ sợ phải trung thực và khác thường. Người nói giỏi thì làm ngược lại. Họ nói đến kinh nghiệm, sở thích, thói quen của độc giả. Người nói hay thì rất thiếu thời gian nên không phải lo về ấn tượng của mình và họ nhìn thấy mặt khôi hài của vấn đề.
Nói chuyện với 1000 người hay một người cũng áp dụng quy luật đó. Bạn không cần phải làm họ kinh ngạc về sự thông thái và sang suốt của bạn. Nếu bạn: a) Tìm được điểm chung b) Quan tâm c) Tự nhiên – thì bạn sẽ nói chuyện dễ dàng với tất cả mọi người.
v Tìm ra điểm chung
Khi bạn gặp ai đó lần đầu, thường họ sẽ tự hỏi bạn có thích họ không? BẠn phải cố tìm ra điểm tương đồng giữa bạn và họ để làm nhẹ đi thắc mắc này.
Những người không hòa hợp với người khác thì luôn tìm thấy cái khác biệt. Thông điệp của họ là: “Tôi giàu, thành công thú vị hơn bạn. Tôi thậm chí không muốn nói về bạn. Tôi không đồng ý với những gì bạn nói.” Nói chuyện với những người này bạn sẽ gặp kiểu như sau:
Bạn nói: “Món bánh này ngon thật”>
Họ nói: “Nó làm tôi phát ngấy”.
Bạn nói: “Hè này tôi đi Pháp”.
Họ nói: “Con chó của tôi ૮ɦếƭ ở Pháp”.
Bạn nói: “Tôi sẽ trượt patin vào cuối tuần”.
Họ nói: “Tôi bị gãy chân cũng vì trượt patin”.
….
Tìm được điểm chung với ai đó, dù là những điểm chung đơn giản, là một kỹ năng cần thiết. Điều này có nghĩa là bạn phải chia sẻ bản thân mình và cởi mở với những sở thích chung của cả hai bên.
v Quan tâm
Để thu hút người khác thì chúng ta phải quan tâm đến họ. Khi chúng ta thật sự để ý đến ai thì không có gì khúc mắc khi nói chuyện với họ. Chúng ta sẽ quên đi bản thân mình, không còn thắc mắc: “Mình sẽ nói gì tiếp theo nữa?” Không có những khoảng im lặng hay dài nhằng mà bạn phải đưa mắt đi quanh phòng, nhìn đồng hồ và nói lại nữa là “Thời tiết hôm nay thật đẹp”. Quan tâm có nghĩa là xét mình ở cùng cảnh ngộ với người đối thoại, bỏ qua một bên kình nghiệm của bản thân và nói: “Anh kể cho tôi nghe chuyện của anh đi!”
Nếu bạn không muốn nỗ lực hay tỏ ra quan tâm thì tốt hơn đừng bắt chuyện. Hãy tìm người bạn thật sự thích chơi, còn không thì đi tắm, đọc sách chứ đừng chịu đựng những cảm xúc nào đó trong suốt buổi tối với người nào đó mà bạn không thích. Nếu đã chọn nói chuyện với ai thì tại sao không hoàn toàn chú ý đến họ?
v Lắng nghe
Nói đến việc chú ý thì hãy bàn đến nghệ thuật lắng nghe. Hầu hết mọi người tha thiết muốn được người khác chăm chú lắng nghe mình nói. Lần tới nếu bạn nói chuyện với ai thì hãy để ý xem họ có nghe bạn không. Họ có tiếp nhận từng lời nói cảu bạn không hay nhìn qua vai bạn, liếc đồng hồ và đếm tiền hay sửa lại quần áo của họ?
Chúng ta cần thức ăn và đồ uống như thế nào thì cũng cần người bạn thật sự lắng nghe mình như thế. Tôi có lần tổ chức một cuộc hội thảo về thực hành bài tập nghe cho hàng trăm người. Bài tập được từng cặp một thực hành. Người A nói với người B trong 3 phút và người B phải lắng nghe chăm chú, không được phép nói gì cả. Không được gián đoạn, không “Ừ,” “Tôi cũng vậy”. Không được gãi, chỉ có lắng nghe thôi. Và mắt người này phải nhìn vào mắt người kia một cách thân tình. Sau 3 phút thì đổi vai, đến lượt người B nói và người A lắng nghe. Mỗi bên nói 4 lần và lắng nghe 4 lần.
Trên giấy thì bài tập này có vẻ đơn giản, nhưng phản ứng của người tham dự luôn làm tôi ngạc nhiên. Hầu hết đều nói: “Trong đời tôi chưa ai lắng nghe tôi chăm chú đến vậy trong 30 năm qua!” Những người chưa gặp nhau thì nói đùa: “Chúng tôi yêu nhau mất rồi!” – chỉ sau 20 phút lắng nghe nhau.
Hãy suy nghĩ về điều này. Bạn không thích khi ai đó lắng nghe bạn chăm chú sao? Không đặc biệt sao khi ai đó dám bỏ thời gian nhìn cuộc đời qua con mắt của bạn? Những người khác khao khát được bạn lắng nghe một cách hoàn toàn. Nếu bạn muốn ảnh hưởng tích cực đến ai thì hãy cố lắng nghe họ 100%. Bạn sẽ trở thành đặc biệt đối với họ.
v Lắng nghe và không phán xét
Nếu bạn gặp một người vừa gặp thất bại trong quan hệ nào đó thì người đó sẽ có nhận xét như thế này: “Chúng tôi không nói chuyện với nhau nữa…” “Hôn nhân là sự im lặng ૮ɦếƭ người”, “Cha tôi không bao giờ lắng nghe tôi…”
Lại một lần nữa, chủ đề ở đây là lắng nghe. Với những người chúng ta yêu thương thì đây là điều cơ bản, không phải chỉ lắng nghe mà chúng ta phải nghe mà không hề phán xét. Con người thật dễ tổn thương. Chúng ta cần có ít nhất một người để có thể chia sẻ những mối quan tâm thàm kín nhất – một người chịu nói: “Tôi yêu thương bạn và chấp nhận bạn như bản chất của bạn, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào”. Nếu chúng ta sợ rằng khi chúng ta bộc lộ cảm xúc của mình, họ nói: “Anh thật ghê tởm”. hay “Thật xấu hổ cho anh!” thì chúng ta sẽ không chia sẻ gì cả và thường xa lánh họ. Có nhiều trương hợp người nghe không cần bày tỏ ý kiến. Chỉ cần có thể chia sẻ cảm xúc của mình với người khác là đủ rồi.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc