“Tôi phải đợi ai đó đến và làm cho tôi hạnh phúc”.
Mary chán nản và cô đơn. Cô cảm thấy cuộc sống của mình chẳng ra gì. Cô tự nhủ: “Nếu tôi có thể tìm được ai đó ai đó giống tôi thì tôi sẽ hạnh phúc”. SAI!
Khi đời bạn không ra gì, thì những người hạnh phúc và ổn định có xu hướng tránh né bạn. Họ tìm những người về cơ bản vui vẻ và cân bằng giống như họ để giao du. Khi Mary đau khổ và chán nản, cô gặp toàn những người buồn rầu và khổ sở. Vậy là nỗi buồn phiền cua cô nhân lên gấp bội.
Tương tự như vậy khi bạn chờ ai đó yêu thương mình. Chúng ta phải dấn thân trước. Và nếu bạn cứ nói: “Yêu thương tôi đi rồi tôi sẽ không làm khổ bản thân tôi nữa”, cái này sẽ làm cho mối quan hệ căng thẳng.
Những người khác có thể giúp bạn bằng cách làm cho bạn hạnh phúc hơn, nhưng bạn cần phải kiểm soát đời mình trước. Khi đợi người khác “đến” và giải quyết mọi chuyện, đa phần thì chúng ta sẽ bị thất vọng.
-Nếu họ không đến thì chúng ta sẽ bị thất vọng hơn.
- Nếu họ cứ đến nhưng không cư xử như chúng ta muốn thì chúng ta thật sự thất vọng! Rồi chúng ta đổ lỗi cho họ và nói: “Đáng lẽ anh phải làm cho tôi hạnh phúc”.
Những người thích quan hệ ổn định và phong phú là những người caan bằng. Họ không tim ai khác “để lấp chỗ trống”.
Họ hiểu rằng họ có giá trị riêng của họ. Trong các bài hát và bộ phim, người ta thường nói: “Tôi không là AI CẢ, cho đến khi tôi gặp anh”, nhưng trong đời thật, đó là tình huống chẳng hay ho gì. Trước hết bạn phải là AI ĐÓ trước. Chẳng có gì hay khi phải làm “một nửa của ai đó” – bạn là một chỉnh thể thống nhất và độc đáo kia mà!
Vậy tôi nên làm gì?
Hãy học từ Mary. Cô đơn chán nản và cảm thấy bị bỏ rơi. Cô ta không hiểu tại sao người ta lại không tính đến cô trong kế hoạch của họ. Cô quá coi trọng vấn đề phải đợi ai đó khác đến cho cô hành động, thay đổi hẹn hò, hay nhập hội với bọn họ. Mọi người không ai thích dỗ dành người khác. Họ muốn chơi với những người nhiệt tình.
Bạn phải nói với họ là bạn sẵn sàng tham gia. Bước đầu tiên để kết bạn làphair mong muốn ra ngoài và gặp gỡ mọi người. Nếu cứ ngồi trước tivi và tủ lạnh thì bạn sẽ chẳng gặp được bao nhiêu người lý thú.
Mary có thể trở thành người khởi xướng, nhảy bổ đến điện thoại, gọi cho tất cả mọi người… “Xin chào, Karen! Có thể bạn không nhớ tôi nhưng tôi sống ở thành phố bên. Bạn có thích đi ăn mỳ ống Ý với tôi không? “Chào Ted, tôi nghĩ mình nên tập đi xe đạp vào cuối tuần và học chung với nhau, bạn nghĩ sao?” Thế giới đầy những người đã chinh phục được tính nhút nhát (hay sợ sệt), và mở ra những chân trời mớí. Nếu bạn định thay đổi và kiếm thêm bạn thì hãy sẵn sàng để mời và được người khác mời. Hãy tiếp tục nỗ lực và bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Muốn tránh thất vọng thì hãy phát triển tình bạn mà không mong đợi sẽ nhận được cái gì. Hãy làm cái gì đó cho người khác mà không đòi hỏi họ phải đáp trả lại. Nhiều người báo đáp bằng tình cảm và sự ưu ái nhưng một số thì không. Nếu bạn quan tâm đến người khác vì bạn thích thế, chứ không phải bạn mong được đáp trả lại thì bạn sẽ không thấy bực bội khi họ không đáp trả lại một suy nghĩ hay ơn huệ của bạn. Vũ trụ rất công bằng và chính trực. Nếu bạn cho đi tình cảm và sự quan tâm, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn, dù không từ người bạn mong.
ĐÚC KẾT
- Mỗi chúng ta phải tự nhận ra giá trị của bản thân. Nếu cứ chờ người khác làm điều này chobạn thì bạn sẽ liên tục thất vọng
- Bạn có thể bổ sung cho ai đó, cho một mối quan hệ chỉ khi bạn đã là người hoàn hảo. Nếu không thì bạn chỉ làm xấu đi quan hệ đó.
- Nếu bạn cô đơn và chán nản thì việc cố tìm được ai đó thích/ yêu bạn cũng không giúp ích gì. Hãy tìm người bạn có thể cho đi tính bạn mà không mong đáp lại gì cả.
- Nếu bạn muốn gặp hay làm quen với bạn mới thì HÃY CHỦ ĐỘNG TIẾN BƯỚC.
QUÁ NGHIÊM TÚC VỚI BẢN THÂN.
John để râu quai nón trong nhiều năm và quyết định cạo đi. Nhưng anh ngại thay đổi nên lo lắng: “Tất cả bạn bè và đồng nghiệp mình sẽ nói gì? Họ có cười vào mặt mình không?
Sau nhiều tháng do dự, cuối cùng anh lấy hết can đảm cạo râu đi. Lo ngại nhưng anh vẫn đi đến chỗ làm. Thật ngạc nhiên, không ai nói gì về khuôn mặt mới của anh. Thật ra cho đến trưa thì anh không nghe ai nói gì. Cuối cùng, không chịu được, anh hỏi người khác: “Anh nghĩ khuôn mặt mới của tôi thế nào?”
Họ chưng hửng “Khuôn mặt nào?” “Anh không thấy gì khác trên mặt tôi sao?” Họ im lặng để nhìn anh từ đầu đến chân. Cuối cùng họ thốt ra vui vẻ: “Anh cạo râu rồi sao?” Rõ ràng đôi khi chúng ta quá nghiêm túc với bản thân, quá nhạy cảm, và cho rằng người khác luôn nhìn chúng ta nhưng thậm chí không ai có thời gian để nghĩ đến bạn.
Quá nghiêm túc với bản thân đôi khi có nghĩa là bạn cố hết sức để tạo ấn tượng đối với người khác. Nina dành 2 tiếng đồng hồ để làm đẹp mỗi khi ra khỏi nhà. Cô cứ thử hết áo này đến áo khác, hết vòng đeo tay lớn đến nhỏ, hết giày cao đến thấp. Sau khi xong, cô quay sang chồng và hỏi: “Trông em như thế nào?”
“Tuyệt”.
“Anh chắc không?”
“Hết ý”
“Tóc không đơ quá chứ?”
“Không, rất tuyệt”
“Màu son không tối quá chứ?”
“Đẹp lắm”
“Anh có chắc là em nhìn được không?”
“ Trông em rất dễ thương”.
Ra đến cửa xe Nina chạy vào phòng ngủ lại, cô thay bông tai. Nhưng suốt bữa tiệc hôm đó, cô cứ luôn miệng lầm bầm (có khi lại thì thầm với ông chồng) – “Đáng lẽ em nên đeo đôi bông tai bằng cẩm thạch”. Chồng cô nói: “chẳng sao đâu mà”. Cô giận…
Đôi khi sự quá quan tâm đến bề ngoài trở thành nỗi ám ảnh. Nina là một ví dụ của những người ít lòng tự trọng. Cô không quan tâm đến việc làm bạn cũng như gây ấn tượng tốt. Thế giới của cô chỉ quay quanh giày dép, áo quần và trang sưc. Khi người khác không gần gũi cô nữa thì cô cho là họ lạnh lùng hay ganh tỵ. Thật ra họ thấy cô chán ngắt và đau khổ.
Vậy là những cái tưởng vô cùng quan trọng với chúng ta lại chẳng có ý nghĩa gì với nhân loại. Brian bị sưng mũi và nhốt mình trong nhà một tuần. Ai quan tâm nào?
ĐÚC KẾT
- Hãy nhớ đến nhứng người mà bạn muốn dành thời gian ở bên họ.
- Họ là những người có thể tự cười mình một chút. Họ có nhiều bạn, nhiều niềm vui và ít bệnh tật. Khi chúng ta quá nhạy cảm, những người khác sẽ cảm thấy bối rối và chúng ta sẽ làm cho chính mình bị cách ly.