Chúng Ta Cứ Vậy, Mỗi Người Một Phương Trời
Sau khi gặp Tưởng Nam tôi mới hiểu rõ mọi chuyện.
Thực ra lần đó Tưởng Nam được điều động xuống công ty chúng tôi là vì lão khốn họ Lâm muốn loại bỏ Cao Trào. Trước khi Tưởng Nam đến, trưởng phòng Thu mua của công ty chúng tôi cùng một nhân viên thu mua đã bị sa thải vì ăn hối lộ, tay trưởng phòng đó chính là người của Cao Trào. Lão họ Lâm vốn muốn nhân việc này lật đổ Cao Trào, nhưng Cao Trào cũng không phải tay vừa, xuất chiêu thí xe giữ tướng, nhanh chóng ra tay xử lý tay trưởng phòng kia để bảo toàn cho mình. Lão họ Lâm mượn cớ này cài Tưởng Nam vào công ty chúng tôi, mục đích rất đơn giản, chính là để hạ bệ Cao Trào. Nhưng sau chuyện kia, Cao Trào nhất mực thận trọng, thành ra Tưởng Nam vẫn không làm gì được lão ta.
Cao Trào vì dự án thu mua này mà gặp tai vạ nên để giải oan cho mình, lão không nhúng tay vào nữa. Sau khi Tưởng Nam tiếp nhận công việc, cũng vô cùng thận trọng, sợ bị Cao Trào cắn ngược nên vẫn trì hoãn không xử lý cho xong. Nhưng gần đây trên tổng công ty bắt đầu thúc giục, mà Tưởng Nam vì chuyện Đá Nhỏ phải ra nước ngoài nên mới giao việc này lại cho tôi.
Tưởng Nam vừa đi Cao Trào liền biết thời cơ đã đến. Hắn không có nước ra tay đối phó với Tưởng Nam, nhưng xử lý một kẻ non tay như tôi thì quá dễ. Vậy nên mới xuất hiện chuyện ông chủ Mã. Chuyện này ngay từ khi bắt đầu đã là một cái bẫy, từ khi La già dẫn dụ tôi gặp ông chủ Mã, tới lúc ông chủ Mã nói muốn đưa tiền cho tôi, tất cả đều là giả hết. Bảo sao lại có một chuyện tốt nhường ấy! Ông chủ Mã lại có thể bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy cho một tên nhân viên thu mua quèn như tôi. Hơn nữa sau đó tôi tìm gặp ông ta đòi tiền, ông ta không nghĩ một giây đã lập tức đồng ý luôn. Giờ nghĩ lại, mọi chuyện thật quá dễ dàng, như đã được đạo diễn sẵn từ trước. Hừ, chỉ trách tôi quá ngu, ngay đến một cái bẫy đơn giản là thế mà cũng không nhận ra. Kết quả cuối cùng của việc này là tôi bị sa thải, Tưởng Nam rút lui, Cao Trào một lần nữa nắm quyền. Đáng tức nhất là tên khốn La già kia lại vì thế mà được thăng chức, làm trưởng phòng Thu mua. (Thật đúng là không còn lẽ trời gì nữa! Lần sau gặp lại thằng khốn nạn ấy tôi nhất định sẽ thọi nốc ao hắn như anh Zi hói[1] thọi Materazzi cho xem!)
[1] Zidane.
Chuyện này nói ra cũng chẳng có gì phức tạp, tuy có rất nhiều tình tiết Tưởng Nam không kể rõ, nhưng tôi vẫn có thể đoán ra đại khái. Chị lái xe đến bốt điện thoại đón tôi, đến khi tôi hiểu rõ mọi chuyện, hai chúng tôi vẫn đang ở trên xe. Tưởng Nam lái xe phóng đi trong màn đêm thành phố, lúc nói ra chuyện này sắc mặt chị có vẻ mệt mỏi, và hơi tê dại. Dường như chị đã quá quen và chán ghét mấy chuyện đấu đá trong công ty này. Tôi ngồi bên cạnh chị, im lặng ngẫm nghĩ: giờ Tưởng Nam đã bị buộc phải rút lui, Cao Trào coi như ngồi vững cái ghế cao nhất công ty, như vậy Bạch Lâm sẽ càng yêu lão ta phải không?
Đang mải nghĩ ngợi, bất chợt nghe Tưởng Nam nói: “Tiểu Triệu! Giờ đã tìm được việc làm chưa?”
“Vẫn chưa,” tôi đáp.
Tưởng Nam nói: “Thế ngày mai cậu cùng chị đi xa khỏi thành phố chơi cho thanh thản! Lâu lắm rồi chị không được nhẹ nhõm.”
“Đi đâu?” Nhìn vẻ trông đợi trên mặt Tưởng Nam, tôi chẳng nghĩ ngợi gì liền nhận lời luôn.
“Trấn Giang.” Chị nói, giọng đều đều không nghe ra cảm xúc gì.
“Trấn Giang?” Tôi bất giác thần người. Nói thực chỗ chúng tôi từ xưa đã là chốn phồn hoa đô thị, xung quanh những địa điểm có thể du ngoại phải nói là quá nhiều, trong số đó Trấn Giang là một địa danh bình thường không để đâu cho hết bình thường, sao chị lại nghĩ tới việc đến đó chơi nhỉ?
Hai ngày sau khi hòa giải với Tưởng Nam, tôi và chị cùng lái xe đi Trấn Giang. Trấn Giang nằm ở điểm giao nhau giữa sông Trường Giang và kênh đào Bắc Kinh - Hàng Châu, đối diện là Dương Châu ở phía Bắc. Tuy nơi này rất gần với thành phố nơi tôi làm việc, nhưng tôi chưa có dịp đi qua, chỉ nghe nói giấm ở đây rất nổi tiếng.
Lái chiếc BMW của Tưởng Nam đi chưa đầy một tiếng đã đến Trấn Giang. Đến nơi rồi, vẻ mặt Tưởng Nam liền trở nên rất kỳ lạ, ánh mắt chị đờ đẫn nhìn ra quang cảnh bên ngoài, như thể vừa rất sợ hãi lại vừa rất nhung nhớ. Tôi ngồi bên ghế lái, thầm lấy làm lạ. Đang nghĩ liệu có nên hỏi không, thì Tưởng Nam đã mở miệng trước. “Tiểu Triệu,” chị nói, giọng cũng phức tạp như nét mặt chị lúc này, “cậu biết không? Chị là người Trấn Giang đấy. Ha ha, hồi nhỏ chị đã từng chơi trên con đường này. Cậu xem, kia là mộ Lỗ Túc, chính là Lỗ Túc trong Tam quốc diễn nghĩa ấy... Còn nữa, bên kia là quảng trường Mộng Khê, có ông Thẩm Quát từng viết ‘Mộng Khê 乃út đàm’, cậu có biết không...” Chị lúc nói không ngớt lúc lại lặng thinh, vẻ mặt thẫn thờ khi buồn khi vui.
Nhìn bộ dạng Tưởng Nam thế này, tự dưng tôi lại nhớ đến quê mình, cũng nhớ đến một bài thơ nổi tiếng của bậc thầy thơ haiku người Nhật Kobayashi Issa: “Cố hương, chen lấn va vấp, đều là hoa có gai.”
87.
Theo chỉ dẫn của Tưởng Nam, tôi lái xe đến một nơi tên là nhà nghỉ Nhất Tuyền. Vừa nghe cái tên đã thấy buồn cười, đến khi Tưởng Nam giới thiệu, mới biết dòng suối Trung Linh vang lừng danh tiếng đệ nhất thiên hạ chính là nằm ngay gần nhà nghỉ này.
Khi chúng tôi tới được nhà nghỉ thì trời đã về trưa, ăn trưa ở nhà nghỉ xong, Tưởng Nam nói chị có việc phải làm, bảo tôi cứ một mình dạo chơi thăm thú rồi lái xe đi.
Tưởng Nam đi rồi, mới đầu tôi ngồi trong phòng xem ti vi, sau thấy chán quá liền ra ngoài, định đi xem dòng suối đệ nhất thiên hạ ra làm sao. Lúc đó mới biết chỗ tôi đang ở là khu phong cảnh Kim Sơn nổi tiếng nhất Trấn Giang, tinh thần lập tức trở nên phấn chấn.
Ra khỏi nhà nghi, tôi đi men theo hồ Đáp Ảnh, thăm suối Trung Linh đầu tiên, sau đó qua lăng mộ Quách Phác, đi thẳng đến Kim Sơn. Đến gần Kim Sơn rồi, tôi mới phát hiện hóa ra ngọn Kim Sơn nổi danh lừng lẫy chỉ cao chừng bốn năm mươi mét, nhìn như cái vỏ ốc, cảm giác rất nhỏ.
Vì hôm nay là thứ Bảy, lại đúng dịp tết Thanh Minh nên dưới chân núi rất đông người. Phần lớn có vẻ đều là học sinh, chắc được trường tổ chức cho đi du xuân. Tôi đi lẫn vào đám đông, theo dòng người thong thả dạo chơi. Chốc chốc lại nghe mọi người nói đến một địa danh nào đấy. Đi mãi đi mãi, trước mặt xuất hiện một cây cầu bắc ngang tựa chiếc đai ngọc, dưới cầu là sóng nước dập dờn, trong vắt nhìn thấy đáy, khiến người ta khoan khoái nhẹ nhõm vô cùng.
Có mấy bạn học sinh nói: “Đến Bạch Long động rồi, đi xem Bạch nương tử thôi.” Tôi nghe mà ngẩn người, liền đi theo đám học sinh ấy. Bên cầu có một cái động, mọi người chui vào bên trong. Tôi cũng vào theo.
Vào trong rồi mới nghe chuyện, hóa ra động này là nơi thờ phụng Bạch nương tử, chính là Bạch xà trong câu chuyện cổ Thủy Mạn Kim Sơn. Bên trong động có một bức tượng đá Bạch nương tử, tôi nhìn bức tương ấy lòng lại nhớ đến Bạch Lâm, cảm giác như có lưỡi dao đâm vào tim. Lần này tôi rơi vào thảm cảnh như vậy, nàng không hề thăm hỏi tôi, thật vô tình quá!
Ra khỏi Bạch Long động, tâm trạng tôi đã không còn như lúc mới đến. Tôi không đi vào Kim Sơn tự nữa mà quay về nhà nghỉ. Không bao lâu, Tưởng Nam cũng quay về, trông chị có vẻ buồn buồn, không biết cả buổi chiều đã làm những gì. Buổi tối lúc ăn cơm, Tưởng Nam gọi rất nhiều rượu, uống mãi không ngừng. Tâm trạng đang không vui nên tôi cũng uống kha khá.
Ăn cơm xong, quay về phòng. Vừa đóng cửa đã lại nhớ đến Bạch Lâm. Thực ra tôi cùng Tưởng Nam đi chơi cho thanh thản đầu óc, cũng là muốn ép mình quên đi người phụ nữ vô tình kia. Nhưng tôi lại chẳng làm được. Nhìn thấy tượng Bạch nương tử tôi liền nhớ tới Bạch Lâm, biết rằng cách một con sông kia là Dương Châu, tôi cũng lại nhớ Bạch Lâm từng nói tôi là cậu em họ đến từ Dương Châu của nàng, đi thang máy trong nhà nghỉ tôi cũng nhớ nàng, tóm lại bất kỳ sự vật nào cũng khiến tôi liên tưởng đến Bạch Lâm.
Nằm trên giường bao lâu không cách nào gạt bỏ hình bóng Bạch Lâm đeo bám được, tôi bèn mở cửa ra ngoài, dạo bộ ven hồ Đáp Ảnh. Lúc này đêm đã về khuya, một mảnh trăng non treo lơ lửng giữa tầng không, ánh trăng như dòng nước bạc từ trên cao chảy xuống, bao bọc cảnh vật bốn bề trong sự mờ ảo tĩnh mịch tuyệt mỹ. Thong thả dạo bước ven hồ, thỉnh thoảng lại thấy chiếc bóng theo mình trên mặt đất, trong lòng bỗng dậy lên một cảm giác như ảo mộng, chỉ thấy tất cả với Bạch Lâm đều trở nên mờ ảo, như thể hoàn toàn không có thật.
Dạo quanh hồ chừng nửa tiếng, bỗng tôi nghe có tiếng người gọi mình: “Tiểu Triệu.” Là giọng Tưởng Nam, đưa mắt nhìn, quả đúng Tưởng Nam đang đứng không xa nhìn tôi. Trong bóng đêm, nhìn chị ít nhiều có cảm giác đơn độc quạnh hiu. Chị 乃úi tóc, theo kiểu Bạch Lâm vẫn hay 乃úi, mặc một chiếc áo khoác màu xanh lơ, váy màu xanh lá, dường như cũng là kiểu trang phục Bạch Lâm yêu thích nhất. Má chị hơi ửng đỏ, vẻ mặt rất dịu dàng, quả thực quá giống với Bạch Lâm. Thực ra tôi có cảm tình với Tưởng Nam cũng là vì khi dịu dàng chị rất giống Bạch Lâm. Nếu nói Bạch Lộ giống Bạch Lâm về ngoại hình thì Tưởng Nam lại có thần thái giống Bạch Lâm.
Nhìn thấy Tưởng Nam trong dáng điệu ấy, suýt chút nữa tôi còn ngỡ chị là Bạch Lâm. Chị đứng cách tôi không xa lắm, nhìn tôi cười: “Tiểu Triệu, cậu cũng ra đây à! Biết trước chị đã đi cùng rồi.” Chị vừa nói vừa bước lại gần, tôi cũng ngơ ngẩn bước về phía chị. Đến gần rồi, tôi có thể ngửi thấy hương nước hoa phảng phất trên người Tưởng Nam, mẹ kiếp, đây cũng là loại nước hoa Bạch Lâm hay dùng. Thật không hiểu Tưởng Nam hôm nay làm sao, khiến tôi có cảm giác hoàn toàn không khác gì Bạch Lâm.
Tôi đang ngẩn ngơ, Tưởng Nam lại nói: “Cảnh ở đây đẹp thật đấy, chúng ta đi dạo một chút đi!” Tôi hơi sững người, không hiểu sao Tưởng Nam lại nói ra câu đó. Chợt một cơn gió đêm thổi tới, nước trong hồ, liễu ven hồ cũng lay động dập dờn theo gió. Dưới ánh trăng, nước hồ, liễu rủ và gió, thậm chí tôi và Tưởng Nam đều bỗng như nên thơ hơn.
88.
Tôi cùng Tưởng Nam đi dạo ven hồ một lúc rồi quay về nhà nghỉ. Thời gian này tôi có cảm giác Tưởng Nam không còn vẻ cao ngạo lạnh lùng chẳng coi ai ra gì như trước kia nữa, mà đã trở nên nhẹ nhàng, dịu dàng, tĩnh lặng hơn nhiều. Tôi đi dạo cùng chị, chốc chốc lại bất giác ngỡ chị là Bạch Lâm, một Bạch Lâm dịu dàng, điềm tĩnh, trầm lặng và thanh tao.
Sau khi về phòng, nằm lên giường, tâm trí tôi tiếp tục nghĩ đến Bạch Lâm. Cả hình ảnh Tưởng Nam tha thướt dưới ánh trăng ban nãy cũng chốc chốc tái hiện, đến cuối cùng tôi chợt nhận ra mình gần như chẳng phân biệt nổi đâu là Tưởng Nam đâu là Bạch Lâm nữa. Dường như hai người họ đã hòa vào làm một, quẩn quanh trong đầu tôi, cùng tôi thả bộ dưới ánh trăng bên hồ. Đang ngây người, chợt tôi nghe có tiếng điện thoại vang lên trong phòng. Tiếng chuông điện thoại kéo tôi khỏi cơn mộng mị, tôi đưa tay với lấy ống nghe bên giường.
“A lô!” Giọng Tưởng Nam truyền lại từ đầu bên kia: “Tiểu Triệu à?”
“Vâng.”
“Cậu qua phòng chị một lát, dàn loa bên này chẳng hiểu sao không dùng được, cậu sang xem giúp chị.”
“Vâng, được ạ.”
Cúp điện thoại, tôi xuống giường đi sang phòng Tưởng Nam ngay kế bên, gõ cửa. Cửa như thể tự động biết mở, chắc Tưởng Nam đã đứng sau cửa đợi tôi. Đợi đến khi trông thấy Tưởng Nam đằng sau cánh cửa, tôi bất giác nín thở.
Tôi dám đưa đầu vào miệng cá sấu mà thề rằng, người phụ nữ trước mặt tôi đây là người phụ nữ quyến rũ gợi cảm nhất tôi từng nhìn thấy trong đời. Mái tóc chị đen nhánh buông dài, đổ xuống như thác nước. Trên người là bộ đồ ngủ rộng màu bạc, cổ chữ V khoét sâu, có thể thấy cả khe иgự¢. Dáng người đó khuôn mặt đó bộ đồ ngủ đó cùng mái tóc đen vô cùng ăn khớp, lại thêm cả hương nước hoa quen thuộc thoang thoảng tỏa ra từ người chị, tất cả đủ để khiến bất kỳ gã đàn ông nào cũng nảy ra ý đồ bất chính.
Tim tôi lập tức đập nhanh, đầu óc choáng váng, họng khô khốc, chỉ muốn nuốt nước bọt. Mặt khác chân tôi cũng thấy run run, tôi sợ, mơ hồ cảm giác hôm nay sẽ xảy ra một sự kiện mang tính lịch sử trọng đại, hoặc có thể trở thành bước ngoặt hay cột mốc trong cuộc đời tôi.
Thấy tôi đần mặt đứng đấy Tưởng Nam nhoẻn cười, càng đẹp hơn bao giờ hết. Vào đi! Chị nói: “Cứ đứng mãi trước cửa thế làm gì?”
Bấy giờ tôi mới chợt bừng tỉnh, con tim không hiểu sao bỗng rung động, mặt không khỏi đỏ bừng. Tưởng Nam thấy tôi đỏ mặt, ánh mắt cũng liếc tôi đầy ẩn ý. Mặt tôi lại càng đỏ hơn. Đang hoang mang bỗng lại nghe Tưởng Nam nói: “Tiểu Triệu, cậu vào đây xem cho chị cái dàn loa này, không hiểu sao chẳng phát ra tiếng gì cả?”
Tôi lúc này mới nhớ ra mục đích Tưởng Nam gọi mình tới, bèn đi theo chị tới chỗ đặt dàn loa, khom lưng xuống xem xét. Tưởng Nam đứng sau nhìn tôi. Nói thực tôi chưa từng mó vào loa đài bao giờ, cúi xuống lọ mọ một hồi, thử đưa tay ra ấn nút Play, tiếng nhạc tức thì vang lên không trục trặc lấy nửa giây. Tiếng loa phát ra vừa đúng bài “Yesterday” Tưởng Nam thích nhất. Tôi thấy dàn loa không hỏng hóc gì, bèn đứng thẳng lên quay người lại, định nói câu: “Dàn chạy được rồi.”
Bất ngờ Tưởng Nam ôm chầm lấy tôi, sau đó cả người chị sáp lại. Tiếp nữa miệng tôi được một thứ vừa thơm vừa mềm lấp đầy.
Á! Khoảnh khắc bờ môi Tưởng Nam áp tới tôi mới biết mình đã mắc lừa. Thực ra chị đâu muốn tôi tới sửa dàn loa, mà là muốn mê hoặc tôi thì có. Nụ hôn của chị nồng nhiệt lạ thường, khác hẳn với lần chị hôn tôi trong xe đêm đó, cực kỳ giống với nụ hôn của Bạch Lâm trong thang máy. Chị ôm tôi rất chặt, cũng hệt như Bạch Lâm hôm đó. Còn cả mùi hương trên người chị nữa, cũng giống hệt Bạch Lâm.
Thoáng chốc, tôi thấy mình như trở lại khoang thang máy trong bệnh viện, và người đang hôn tôi lúc này dường như không còn là Tưởng Nam mà chính là Bạch Lâm. Tôi không thể khống chế Dụς ∀ọηg trong mình được nữa, tay tôi siết chặt lấy eo chị, môi tôi đáp trả lại nụ hôn của chị.
Đèn trong phòng sáng trưng, hắt bóng tôi và Tưởng Nam lên tường. Trong tiếng guitar và tiếng hát của Paul McCartney, hai bóng người quấn chặt lấy nhau, đến cuối cùng chẳng còn phân biệt nổi ai với ai nữa.
Tôi và Tưởng Nam đã lên giường. Có lẽ do thời gian này tôi đã kìm nén quá nhiều nên khát khao sự kích thích. Có lẽ do bữa tối tôi đã uống quá nhiều rượu nên giờ hơi men bốc lên. Hoặc do thái độ vô tình của Bạch Lâm khiến tôi muốn có hành động trả thù nàng. Hay bởi tôi muốn dùng cách này để báo đáp Tưởng Nam. Và có khi là vì hôm nay Tưởng Nam và Bạch Lâm quá giống nhau, tôi không thể nào phân biệt nổi hai người. Tóm lại tôi đã ℓàм тìин với Tưởng Nam, gần như suốt đêm. Bóng hình chúng tôi trên vách tường phân rồi lại hợp, giọng Paul McCartney vang lên trong loa, còn cả tiếng thở dốc của tôi, tiếng ՐêՈ Րỉ của Tưởng Nam, ánh trăng đêm xuân tuyệt mỹ ngoài cửa sổ. Đây là đêm đầu tiên của tôi.
Tôi không nhớ nổi mình và Tưởng Nam đã làm tổng cộng bao nhiêu lần, chỉ biết mỗi lần lên đỉnh tôi lại nhớ tới cảnh hai chúng tôi bên bờ hồ. Ánh trăng, liễu rủ, mặt hồ, gió, tôi và Tưởng Nam (hay Bạch Lâm?) im lặng nhìn nhau.
89.
Kể từ đêm hôm đó tôi và Tưởng Nam coi như chính thức bắt đầu mối quan hệ. Hằng ngày chúng tôi cùng nhau đi thăm thú mọi nơi, tìm kiếm ký ức thủa nhỏ của Tưởng Nam trên khắp đường lớn ngõ nhỏ ở Trấn Giang, hoặc du ngoạn Tiêu Sơn, Bắc Cố Sơn hay Nam Sơn. Đến sớm ngày thứ tư thì lái xe qua cầu lớn Nhuận Dương, chạy tới Dương Châu chơi. Lúc đi qua cầu Tưởng Nam nói trước kia chỗ này không có cầu, tuy Trấn Giang và Dương Châu chỉ cách nhau có một con sông nhưng trước kia vì không có cầu mà rất phiền toái. Tới Dương Châu, tâm trạng tôi bỗng trở nên phức tạp, mẹ kiếp, chẳng phải Bạch Lâm từng nói tôi là người Dương Châu còn gì?
Ở Dương Châu chơi một ngày, chúng tôi tới thăm Đại Minh tự bên hồ Sấu Tây, ăn các món ăn Hoài Dương và đồ ăn vặt Dương Châu nổi tiếng, đêm đó cũng không về Trấn Giang nữa mà nghỉ luôn ở khách sạn Tây Viên gần Sấu Tây hồ. Chỗ này cao cấp hơn hẳn nhà nghỉ ở Trấn Giang, khung cảnh hào nhoáng phú quý càng kích thích Dụς ∀ọηg con người ta, khiến tôi và Tưởng Nam đêm đó không tránh khỏi một cuộc đại chiến. Trong phòng tắm, trong phòng khách, trên giường, gần như chỗ nào trong căn phòng cũng lưu lại dấu tích chiến đấu của hai chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi cùng nằm trên giường, chị gối đầu lên cánh tay tôi, quay mặt về phía tôi, vẻ uể oải. Tôi nhìn bờ môi hồng đào của chị, nghĩ đến vị ngọt ngào trong đó, lại không kìm được nảy ra vái suy nghĩ biến thái. Tôi nói với Tưởng Nam: “Đằng ấy đã từng nghe một câu thơ viết về Dương Châu chưa?”
“Thơ gì?” Hẳn Tưởng Nam không ngờ lúc này tôi lại nói đến chuyện thơ ca, chị hỏi lại giọng có chút ngạc nhiên.
“Thơ của Đỗ Mục,” tôi nói. “Đêm nay trăng sáng cầu xưa, mà người dạy sáo bây giờ còn đâu.”[2]. Nói rồi tôi nhìn chăm chăm vào môi chị, thoáng nở một nụ cười gian tà
[2] Trần Trọng San dịch, nguyên tác: “Nhị thập tứ kiều minh nguyệt dạ, ngọc nhân hà xứ giáo xuy tiêu.” Nhị thập tứ kiều còn có tên là Hồng Dược Kiều, ở huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô. Thời xưa có 24 cô gái đẹp thổi sáo tại đây, nên cầu có tên này.
Tưởng Nam lập tức đỏ bừng mặt, lườm tôi một cái đầy lả lơi, nói: “Người ta không muốn động đậy gì nữa, cậu muốn thì quay ngược đầu đi.”
Tôi thầm hỉ hả, không ngờ Tưởng Nam lại đồng ý thật. Đang định ngồi dậy quay ngược đầu bỗng nghĩ, dù tôi có đổi đầu thì cũng chỉ có chân mới ngang tầm miệng Tưởng Nam, đúng lúc ấy lại nghe tiếng Tưởng Nam cười khúc khích, tôi bèn nói: “Hừ! Suýt chút nữa thì mắc lừa, cái đấy của đằng này có mọc trên chân đâu!” Tưởng Nam nghe vậy càng cười dữ hơn, đột nhiên, chị như nhớ ra điều gì, bảo với tôi: “Nếu cậu là voi có phải tốt rồi không!”
“Voi?” Tôi ngẩn người. Thầm nhủ: Chuyện này thì liên quan gì đến voi?
“Sao? Quên rồi à?” Tưởng Nam thấy tôi không phản ứng gì, lại nói: “Hồi trước chả gửi cho người ta cái tin nhắn ấy!”
Trời! Bấy giờ tôi mới nhớ ra cái tin nhắn “nhân văn” mình từng gửi cho Tưởng Nam! Sặc! Tôi đã quên béng chuyện này từ lẩu lâu rồi, không ngờ Tưởng Nam đến giờ vẫn còn nhớ.
“Ha ha.” Tôi cười nói: “Hồi đó là gửi nhầm, xong rồi sợ ૮ɦếƭ được.”
“Người ta biết là gửi nhầm rồi,” Tưởng Nam nói, giọng điệu bỗng trở nên kỳ lạ: “Cậu hồi trước chả toàn cố tình gửi nhầm tin nhắn cho người ta còn gì?”
Nghe xong câu này của Tưởng Nam, tim tôi bỗng thắt lại: Bảo sao Tưởng Nam lại cuồng nhiệt như vậy? Hóa ra chị vẫn coi tôi như người con trai kia! Nhưng nghĩ lại: chẳng phải tôi cũng coi chị như Bạch Lâm sao? Vừa nghĩ tới Bạch Lâm, lòng tôi đã lại quặn đau nhức nhối.
Ngày hôm sau ăn trưa xong, tôi và Tưởng Nam mới quay về Trấn Giang. Trên đường về, Tưởng Nam như nhớ ra chuyện gì, chị rút từ túi ra một chiếc điện thoại, bảo tôi: “Tiểu Triệu! Thật ngớ ngẩn quá, mãi mà không nhớ trả lại điện thoại cho cậu này, sim của cậu vẫn còn bên trong đấy!” Nói rồi chi giơ điện thoại ra, tôi vừa lái xe vừa liếc mắt nhìn, vẫn là chiếc N70 lần trước chị tặng tôi, bèn đưa tay ra nhận lấy.
Về nhà nghỉ, Tưởng Nam bảo tôi cứ về phòng trước, nói mình còn có việc rồi một mình lái xe đi. Tôi về đến phòng, vừa mới ngồi xuống điện thoại trong lòng đã vang lên nhạc bài “Yesterday”, là Tưởng Nam gọi. “A lô!” Tôi bắt máy ngay, chỉ nghe đầu bên kia truyền lại tiếng Tưởng Nam buồn rầu: “Tiểu Triệu! Xin lỗi!”
“Sao cơ?” Tôi bất giác ngẩn người, hỏi: “Xin lỗi cái gì?”
“Tôi phải đi rồi!” Tưởng Nam nói: “Tôi chuẩn bị kết hôn với Lâm, sau đó sẽ sang Melbourne.”
“Cái gì?” Câu trả lời của chị thực sự nằm ngoài dự liệu của tôi. “Vậy Đá Nhỏ thì thế nào? Còn cả tôi nữa?” Tôi gào lên trong điện thoại.
Tưởng Nam không trả lời, một lúc sau, chị dập máy. Trước khi điện thoại bị ngắt, tôi hồ như nghe thấy tiếng òa khóc từ đầu dây bên kia. Tôi cuống cuồng lập tức gọi lại không biết bao nhiêu lần, nhưng Tưởng Nam đều không nghe máy. Đang không biết làm thế nào, bỗng nhiên nhận được tin nhắn từ chị: “Tiểu Triệu! Xem trong file tài liệu trên điện thoại có một bức thư cho cậu.”