Lúc dọn đồ đạc, tôi mới phát hiện ra đồ của tôi sau khi về nhà chồng bây giờ chẳng có gì nhiều, quần áo cũ thì mẹ chồng đã vứt hết, tất cả những thứ hàng hiệu còn lại đều là bà mua cho tôi, không phải của mình nên tôi không dám mang theo. Cuối cùng, khi gấp va ly lại chỉ có đúng 3 bộ quần áo tôi tự mua, một bộ mỹ phẩm và một chiếc bàn chải đánh răng, hành lý vỏn vẹn chỉ có thế.
Khi kéo va ly đi ra cửa thì ᴆụng mặt Vỹ ở đó, anh khoanh tay tựa vào tường, gương mặt đầy nét mệt mỏi. Anh nhìn chằm chằm tôi rồi lặng lẽ nói một câu:
– Suy nghĩ kỹ chưa?
– Nghĩ một năm rồi, đến giờ không cần nghĩ nữa.
– Thế thì được rồi.
Vỹ đứng thẳng người dậy rồi chìa tay ra trước mặt tôi, lúc này tôi mới biết là nãy giờ tay anh đang cầm một chiếc thẻ từ dùng để mở cửa nhà. Giọng anh rất lạnh lùng:
– Phí ly hôn.
– Anh không cần phải trả cho tôi phí ly hôn lớn như thế đâu, tôi sợ mắc nợ. Một lần bán thân đổi lấy dự án đã đủ rồi, về sau tôi chỉ cần tự do, không cần tiền hay tài sản gì của anh.
– Cái này là để về sau tôi với cô không còn dây dưa gì nữa.
– À…
– Số nhà 9F, đường Hòa Bình, khu đô thị XXX.
Tim tôi đau nhói, hóa ra nói “phí ly hôn” là có phí ly hôn thật. Nói trắng ra, cuộc hôn nhân này từ khi bắt đầu đến khi kết thúc tôi được hời rất nhiều, có dự án lớn, có 20 tỉ, cuối cùng, đến lúc ra đi còn có một ngôi nhà làm phí ly hôn.
Mặc dù không muốn phải nhận “phí ly hôn” theo một cách đau lòng như thế này, thế nhưng tôi sợ nếu không cầm thì khó ra đi nổi, cho nên cuối cùng vẫn phải chọn cách mặt dày mỉm cười, không khách sáo nắm chặt lấy tấm thẻ kia:
– Nếu anh đã nói thế thì tôi nhận, cảm ơn vì đã cho tôi phí ly hôn to thế này. Tôi hài lòng rồi, sau này đảm bảo không dây dưa gì đến anh nữa. Đơn ly hôn sẽ gửi đến cho anh sau, tôi đi đây.
Nói xong, tôi kéo theo va ly đi thẳng qua người Vỹ, lúc ngang qua nhau, đuôi mắt tôi nhìn thấy cánh tay anh khẽ đưa lên giống như muốn nắm thứ gì đó, thế nhưng anh chỉ nâng lên một quãng rồi lại lặng lẽ rút về.
Tôi không dám chần chừ thêm, nhanh chóng rảo bước thật nhanh để chạy trốn. Từng bước chân tôi nặng nề rời khỏi căn phòng đó, nơi chúng tôi đã từng ở chung một năm nay, nhiều kỷ niệm, nhiều nỗi buồn, nhiều niềm vui, nhiều lần âи áι, tôi biết tất cả về sau đều phải lãng quên nhưng lại không có đủ can đảm để quay đầu nhìn lại một lần cuối cùng.
Bởi vì tôi sợ nếu quay đầu, tôi sẽ bật khóc và nhào đến ôm lấy anh mất. Không thể làm thế nên tôi đành nén thật chặt tất cả vào trong đáy lòng rồi vội vã ra đi.
Thế nhưng, rời khỏi nhà chồng rồi tôi lại như một kẻ mất phương hướng, không biết phải đi đâu về đâu cả…
Một năm trôi qua đã có rất nhiều thứ thay đổi trong cuộc sống của tôi, nhà cũ không thể quay về nữa, nhà chồng thì cũng không ai chấp nhận tôi, tôi từ một đứa tưởng như đã có tất cả biến thành một kẻ tứ cố vô thân, đến bây giờ cái gọi là “nhà” cũng không có để về.
Tôi cứ lang thang vô định trên đường rất lâu, rất lâu, mãi một lúc sau mới chợt nhớ ra mình còn có một người bạn, nên quyết định vòng xe đến tìm My. Lúc đứng trước cửa nhà nó ấn chuông, mới chỉ ba hồi My đã tất tất tưởi tưởi chạy ra, nhìn thấy tôi mặt mày xanh rợt đứng ngoài, nó cuống lên hỏi:
– Sao thế? Sao tự nhiên đến không báo trước cho tao?
– Mày ơi…
– Hả?
Đến lúc này thì tôi thực sự không thể kiên trì được nữa, bao nhiêu sóng gió vùi dập khiến tôi hoàn toàn kiệt sức, giây phút này không muốn kiên cường thêm, nước mắt sau một thời gian dài chịu đựng cuối cùng cũng bật ra, tôi mếu máo khóc nức nở:
– Ôm tao một cái đi.
My sững sờ vài giây, nhìn tôi bằng ánh mắt kinh ngạc xen lẫn hốt hoảng, sau đó vội vội vàng vàng lao đến ôm lấy tôi vào lòng. Tay nó gầy gầy nhỏ nhỏ, cả người không có độ che chở vững vàng như lúc Vỹ ôm tôi, nhưng với tôi, bây giờ một vòng tay thế này đã là một chỗ dựa to lớn để tôi bấu víu rồi.
– Tao… đi khỏi nhà chồng rồi… ly hôn rồi… từ giờ thành người tự do rồi… từ giờ không vướng bận gì nữa…
My vỗ vỗ lưng tôi, giọng nó cũng trở nên khàn đặc, ngay cả vòng tay ôm tôi cũng run rẩy:
– Ừ, thành người tự do rồi, không cần phải mạnh mẽ nữa, không cần phải giả vờ nữa, mày muốn khóc bao nhiêu thì cứ khóc đi, Quỳnh Anh, có ai đánh thuế nước mắt mày đâu, khóc được thì khóc đi cho nhẹ lòng.
Cứ thế, tôi vừa ôm My vừa khóc, bao nhiêu chịu đựng hóa thành giọt lệ, rơi đầy trên mắt tôi. Người ta nói nước mắt không giải quyết được khó khăn, nhưng với tôi, ngay giây phút này, nước mắt có thể khiến tôi giải tỏa.
Đau, yêu, hận, tủi hờn, cay đắng, cứ để tôi khóc lần này thôi cho nhẹ lòng…
Sau khi tôi khóc xong một chập, My dắt tôi vào trong nhà, nấu cơm cho tôi ăn no căng bụng xong rồi, nó mới bảo:
– Sao nào? Kể cho tao nghe đi, cứ giữ trong lòng sẽ mệt đấy. Kể đi quân sư quạt mo sẽ giúp mày.
Tôi nhìn My, lặng lẽ thở dài. Tôi biết có những thứ cứ giữ mãi một mình thì càng u uất, cũng muốn trút bỏ cho dễ chịu nên chậm chạp kể lại với nó những gì đã xảy ra. My nghe xong mới bảo với tôi:
– Ừ, mày làm thế là đúng rồi, như thế là cách giải quyết cho tất cả. Sống ở nhà chồng mà chịu áp lực nhiều quá thì giải thoát đi, cho cả mày, cả lão Vỹ nữa, tao ủng hộ. Mày xứng đáng có cuộc sống thoải mái hơn, xứng đáng có được hạnh phúc.
– Tao chỉ nghĩ tao ra đi để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, công ty nhà chồng tao vượt qua đợt thanh tra lần này, tao không muốn thêm gánh nặng cho anh ấy nữa. Không yêu nhau, cứ dùng dằng như thế mệt mỏi lắm.
– Còn mày thì sao?
– Rồi một ngày nào đó tao sẽ tìm được một người phù hợp với tao thôi nhỉ?
– Ừ. Sẽ có ngày đó thôi. Sau này mày định thế nào?
– Tìm một cái nhà để thuê, từ từ tìm cách nói với mẹ tao, à mà cũng tìm thận để ghép cho mẹ tao nữa. Cứ thế này mãi không được.
– Ừ, thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng. Sẽ giải quyết được hết thôi.
– Theo mày thì có giải quyết được không?
– Sau cơn mưa kiểu gì trời cũng sáng, sau hôm nay kiểu gì cũng đến ngày mai.
Tôi không biết sau cơn mưa trời có thực sự sáng lại hay không, nhưng tôi thực lòng mong sự ra đi này của mình sẽ có phần nào đó giúp Nhật Thành vượt qua được gian khó, tôi mong Vỹ về sau sẽ được sống thoải mái, sống thật vinh quang, lấy người mà anh thực sự yêu, trở về với cuộc sống bình yên như khi chưa có tôi xuất hiện.
Hy vọng qua hôm nay, kiểu gì cũng đến ngày mai tươi sáng!
***
Ngày hôm sau, vì vẫn chưa có tâm trạng đi làm nên tôi định làm đơn xin nghỉ vài hôm để cho đầu óc thoải mái, tiện đi tìm thuê một căn chung cư để ở. Thế nhưng vừa mới đến bệnh viện thì đã thấy mọi người đang xôn xao bàn tán chuyện gì đó, cái Thùy vừa thấy tôi đã vội vàng kéo vào:
– Chị Quỳnh Anh, biết tin gì chưa?
– Hả? Tin gì?
– Tình hình dịch căng quá nên thành phố đang xây dựng bệnh viện dã chiến đấy, bệnh viện mình được điều động sang bên đó để chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid. Mọi người đang đăng ký rồi, chị có đi không?
Tôi suy nghĩ một hồi, nhớ đến lần bị hụt vì đã viết đơn rồi mà vẫn không được đi tăng cường trong chiến dịch bác sĩ lên vùng cao khám chữa bệnh, tiếc nuối nhiều thứ, và cũng tạm thời muốn dành tâm huyết cho công việc để quên đi nhiều thứ, thế nên tôi gật đầu:
– Ừ được, đăng ký cho chị một suất.
– Vâng, thế để em đăng ký.
Dịch bệnh nói đến là đến, nhanh đến mức tôi cứ nghĩ ít nhất xây bệnh viện dã chiến cũng tốn một tuần nữa, thế nhưng ngay ngày hôm sau đã nhận được thông báo các bác sĩ đã đăng ký chuẩn bị chuyển sang bên đó, thời hạn chuẩn bị chỉ có đúng nửa ngày.
Đúng là nhanh đến mức không kịp trở tay, chẳng biết phải đi gấp thế này có phải là ông trời muốn tôi đến một nơi nào đó để quên đi anh không, nhưng tôi nghĩ thế này đôi khi cũng là chuyện tốt, có thời gian và có không gian tách biệt để tạm thời tránh xa tất cả.
Tôi dành nửa ngày này để đến thăm mẹ, sợ bà thấy con gái lâu không đến nên tới động viên cho mẹ yên lòng. Mẹ tôi thấy con gái tự nhiên lại đến giữa buổi thế mới hỏi:
– Sao lại đến giờ này hả con? Giờ này sao không ở nhà chồng?
– Tối nay con phải vào khu cách ly để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid rồi, sợ lâu lâu mới đến thăm mẹ được nên giờ phải tranh thủ đến.
– ૮ɦếƭ, vào khu cách ly để điều trị hả con?
– Vâng.
– Mẹ nghe nói dịch nguy hiểm lắm, vào đó nhỡ có việc gì thì sao hả con? Tuyến đầu chống dịch vất vả lắm, mình là đàn bà con gái, lại có chồng rồi, không đi không được hả con?
– Các chị em ở bệnh viện con đi nhiều lắm mẹ ạ, già trẻ gái trai gì đi hết, tổ quốc gọi thì phải trả lời chứ mẹ. Mẹ phải tự hào vì con gái mẹ là tuyến đầu chống dịch mới đúng chứ.
– Nhưng mà mẹ lo lắm. Rồi thằng Vỹ ở nhà thì sao? Nhà chồng con họ nói thế nào?
– Con nói với nhà chồng rồi, anh Vỹ với bố mẹ chồng đều ủng hộ con hết. Mẹ đừng lo, con tiêm đủ 2 mũi vacxin rồi, không sao đâu. Có nhiễm thì cũng chỉ như cúm thôi, uống thuốc là khỏi.
Tôi tạm thời chưa muốn nói với mẹ việc tôi đã đi khỏi nhà chồng, sợ bà buồn nên chỉ bảo đến thế. May sao mẹ tôi không nghi ngờ gì, chỉ thở dài:
– Thật không? Mẹ nghe nói virus đó nguy hiểm lắm, ngày nào cũng nghe báo đài ra rả nói suốt, còn bảo trong miền nam bây giờ khắp nơi đều có biến chủng mới, người dân bị nhiễm nhiều lắm.
– Vâng, tại vì chưa tiêm vacxin thì thế, những lực lượng ở tuyến đầu chống dịch tiêm đủ rồi sẽ không sao đâu. Tuyến đầu có khỏe thì mới phụng sự được nhân dân chứ. Mẹ đừng lo nhé, con đảm bảo là con sẽ khỏe mạnh quay về với mẹ thôi.
– Ừ, mẹ biết rồi, làm việc thì nhớ giữ gìn sức khỏe đấy. Bận mấy thì bận, vẫn phải tự lo cho bản thân, biết chưa?
– Vâng, nhưng mà tay đeo găng tay suốt chắc không cầm được điện thoại, nếu không thấy con gọi thì mẹ cũng đừng lo nhé.
– Mẹ biết rồi.
Vì thời gian hơi gấp gáp nên tôi chỉ ngồi nói chuyện với mẹ thêm một lúc rồi phải quay về bệnh viện để tập trung sang khu cách ly. Lúc xếp hàng để chuẩn bị nhận nhiệm vụ thì mới thấy trong đoàn có cả Nam nữa. Tôi nghĩ trưởng khoa như anh sẽ không phải đến đây, thế mà anh vẫn có mặt làm tôi hơi ngạc nhiên:
– Sao anh lại ở đây?
– Anh cũng đăng ký đi mà. Đưa ba lô đây anh xách cho.
– Thôi, em xách được mà.
– Người bé tý mà ba lô rõ to, để anh xách cho.
– Ba lô của em có ba bộ quần áo thôi.
Anh khẽ cười, nâng ba lô tôi lên thấy nhẹ tênh thật nhưng vẫn vác lên vai, Nam bảo:
– Anh xách cho em thì sau ở trong khu cách ly có gì nhớ chỉ bảo anh nhé.
– Bác sĩ trưởng khoa, em nhờ anh chỉ bảo thì có.
– Không dám đâu. Haha. Đi thôi em.
Từ sau lần ở nhà hàng đó, tôi cứ nghĩ chúng tôi sẽ không thể bình thường với nhau được nữa, thế nhưng Nam vẫn có thể nói chuyện với tôi thế này, thành ra tôi cũng đỡ cảm thấy gượng gạo đi nhiều.
Những ngày tháng ở trong bệnh viện dã chiến, tôi phải mặc đồ bảo hộ và đeo găng tay suốt nên không mấy khi sờ đến điện thoại, mà đen đủi hơn là điện thoại tôi xịt nước sát khuẩn nhiều nên đến ngày thứ 2 là cháy luôn sim. Không thể ra ngoài làm sim lại được nên tôi đành nhờ người mua một cái sim khác lắp vào, chỉ có những người cực kỳ thân thiết như Thu và My mới biết số.
Công việc của tuyến đầu chống dịch thì chắc ai cũng biết, bận đến nỗi không có thời gian ăn ngủ cụ thể, thậm chí phải mặc bỉm để hạn chế việc tốn thời gian cởi đồ bảo hộ đi vệ sinh. Thế nhưng, dù bận như thế nhưng đến ngày Nhật Thành bắt đầu thanh tra thì tôi vẫn nhớ, vẫn tranh thủ thời gian nghỉ hiếm hoi để mở điện thoại lên tìm trên báo tin tức về công ty của nhà chồng tôi.
Không có tin tức gì hết, cũng không quen ai để hỏi, rút cuộc tôi lục lọi mấy tờ báo không có kết quả gì, chỉ có thể thở dài.
Tôi lo cho anh nhưng không biết làm cách nào, cuối cùng tôi đành đăng nhập vào nick Zalo cũ để xem Vỹ có online không. Ai ngờ, lúc mới vừa vào thấy cả đống tin nhắn bạn bè gửi đến, trong đó, Vỹ có nhắn cho tôi một tin:
– Tại sao số điện thoại không liên lạc được?
May quá, anh nhắn tin trước thế này nên tôi không phải tốn công nghĩ ra lý do để hỏi chuyện nữa, thế là bỏ qua toàn bộ những tin nhắn khác, chỉ trả lời mỗi anh:
– Tôi ở trong khu cách ly, sim điện thoại cũ bị hỏng. Bận quá nên chưa email đơn ly hôn cho anh được, chắc khoảng một thời gian nữa tôi mới được ra ngoài. Lúc đó ký đơn sau được không?
Tin nhắn gửi đi, rất nhanh sau đã thấy anh trả lời. Nhưng Vỹ không hỏi gì đến chuyện tôi vừa nói mà chỉ bảo:
– Vẫn khỏe chứ?
Tôi chẳng biết nên khóc hay nên cười. Mới xa nhau có một tuần, hỏi thăm nhau một câu đơn giản như vậy cũng khiến cho tôi có cảm giác đã trôi qua hơn nửa đời người. Đây là lần đầu tiên anh hỏi tôi khỏe không, tôi một mình ở nơi này thực sự muốn nói “em không khỏe, em nhớ anh”, nhưng mà tất nhiên không thể thốt ra những lời như thế được, cho nên tôi nhắn:
– Vẫn khỏe, anh thì sao? Đã xong đợt thanh tra chưa?
– Tạm thời chưa, mới bắt đầu công bố quyết định thanh tra từ ngày hôm nay.
– Ừ, chúc Nhật Thành gặp may mắn. Tôi bận rồi, phải sang phòng bệnh nhân đây, lúc nào có thể gửi đơn ly hôn thì tôi gọi điện thoại cho anh nhé.
Tôi nghĩ anh không nhắn lại nữa nên nhét điện thoại vào túi áo rồi tiếp tục chạy đến phòng bệnh, đến tận 2 giờ sáng được nghỉ mới lôi điện thoại ra xem, thấy sau tin nhắn cuối 5 phút, Vỹ có gửi thêm một tin cho tôi, chỉ vỏn vẹn mấy từ: “Giữ gìn sức khỏe”.
Có chừng ấy từ thôi mà tôi ngồi ở bậc cửa khóc ngon lành.
Chắc anh không biết đâu, ngày tôi ra đi mạnh miệng đòi ly hôn là thế, cứ nghĩ mình sẽ kiên cường quên đi anh là thế, nhưng mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ anh đến quay quắt, cứ mỗi lần nhắm mắt lại đều mơ thấy anh, mỗi khi ngủ sẽ quờ tay sang bên cạnh như một thói quen, nhưng mà có quờ tới quờ lui cũng không chạm được vào anh nữa.
Lúc giật mình tỉnh dậy mới biết, chúng tôi đã chia tay rồi. Đến giờ ly hôn còn chỉ ở trên mặt giấy tờ pháp lý nữa thôi. Ngay cả quyền được trông chờ anh trở về như trước đây, tôi cũng không thể nữa…
Thời gian trong khu cách ly trôi qua nói nhanh cũng không nhanh, mà chậm cũng không chậm, cái chính là vì chúng tôi hầu như không có nhiều thời gian nghỉ ngơi cho nên cảm thấy một ngày rất dài. Tôi ở trong khu cách ly được nửa tháng thì thấy Thu gọi điện thoại vào, thông báo việc bên trung tâm điều phối иộι тạиg quốc gia đã tìm được thận tương thích cho mẹ tôi. Giọng em tôi qua điện thoại không giấu nổi vui mừng:
– Chị ơi, sáng nay bác sĩ mới nói có thận để ghép rồi, được ghép một quả thôi, nhưng bác sĩ nói hy vọng phục hồi cao lắm.
– Thế à? May thế, bác sĩ có nói là khi nào được ghép không em?
– Bác sĩ bảo còn phải xét nghiệm nhiều lắm nên chưa biết lúc nào ghép, cũng chưa biết lúc nào thận chuyển về, nhưng mà cứ có thận là mừng rồi chị nhỉ? Lúc nói với mẹ mà mẹ cứ không tin, bác sĩ phải thuyết phục mãi đấy.
– Ừ, chịu khó chăm mẹ cho tốt vào, thời gian này cần bồi bổ nhiều thì mới có sức khỏe để mổ. Có gì nhớ thông báo với chị ngay nhé. Chị ít cầm điện thoại lắm, nếu gọi không được thì cứ nhắn tin, rảnh chị sẽ đọc.
– Vâng. Em biết rồi
Cúp máy xong, tôi cũng chẳng biết diễn tả tâm trạng hiện tại của mình như thế nào, mừng vì có thận để ghép cho mẹ, mà cũng lo vì khả năng tôi sẽ không kịp ra ngoài trước khi mẹ làm đại phẫu, để bà một mình lủi thủi thì thương.
Bất lực chẳng có cách gì nên tôi chỉ có thể thở dài một tiếng, lẳng lặng nhét điện thoại vào trong túi ni lông rồi định quay về làm việc. Ai ngờ vừa mới xoay người thì ᴆụng mặt Nam đang xách theo một hộp đồ gì đó đi về phía tôi. Anh cười bảo:
– Mới được tiếp tế ít bánh, anh mang chia cho em.
– Bánh gì thế hả anh? Nhìn ngon mắt thế?
– Nghe nói bánh mì hoa cúc, em ăn thử đi, cái này là của em hết đấy.
Từ hồi vào đây, công việc điều trị bệnh nhân anh giúp tôi rất nhiều, thỉnh thoảng rảnh rỗi cũng sẽ mang đồ ăn đến cho tôi. Tôi biết Nam tốt với mình, mà chuyện tìm được thận để ghép cho mẹ cũng phải cảm ơn anh, cho nên lúc nhận lấy hộp bánh mì mới bảo:
– Cảm ơn anh nhé.
– Cảm ơn gì, có mỗi cái bánh mà.
– Không phải riêng cái bánh, còn chuyện mẹ em sắp được ghép thận nữa, em gái em vừa gọi điện thoại đến nói tìm được nguồn thận để ghép rồi.
– Thế à? Bên trung tâm điều phối иộι тạиg quốc gia thông báo rồi hả em?
– Vâng ạ.
– Nhanh thế? Cách đây mấy hôm anh hỏi họ vẫn bảo chưa có, bảo có rất nhiều người đặt lịch trước rồi nên không còn nguồn tạng nữa thế mà bây giờ có rồi. Chúc mừng em nhé, mẹ ghép xong thận là sẽ khỏe lại thôi.
– Nhờ công của anh cả đấy.
– Không đâu, anh chỉ góp một phần nhỏ tý thôi.
Nam cười cười, vỗ vỗ vào vai tôi như muốn động viên:
– Cố lên, điều trị bệnh nhân xong còn về chăm mẹ.
– Cảm ơn bác sĩ trưởng khoa.
– Em ăn đi. Anh thấy hình như vẫn còn nóng đấy.
– Vâng ạ.
Trước tôi cứ tưởng khu cách ly sẽ hạn chế đồ ăn lắm, nhưng vào đây mới biết đồ tiếp tế nhiều vô cùng. Tôi không đặt đồ gì, nhưng những thứ tôi thèm thì lúc nào cũng có, thậm chí có lần tự nhiên muốn ăn phô mai que nên chia sẻ hình ảnh một đĩa phô mai que lên zalo, ngày hôm sau chú bảo vệ bệnh viện đã mang đến cả chục túi phô mai đưa cho mấy chị em tôi.
Mấy bác sĩ điều trị cùng tôi còn đùa:
– Eo ơi, trong này đồ gì cũng có nhỉ? Sướng thế. Có bao nhiêu là đồ ngon, mỗi tội không có thời gian để ăn.
– Công nhận. Cả phô mai que với bò bía cũng có là biết khi*p rồi. Không biết ai mà tốt bụng mang đúng đồ mình thèm thế nhỉ?
– Ôi chắc một anh soái ca tâm lý nào đấy.
– Hahaa, chắc trong này có người yêu của anh ấy đây.
– Uống sữa đi, có cả sữa tăng cường sức khoẻ nữa đấy. Chị Quỳnh Anh uống không?
Thực sự tôi không thích uống sữa lắm, nhưng làm việc cả ngày rất mệt, hiếm lắm mới có thời gian nghỉ nên bắt buộc phải uống những thứ đó để có sức làm việc.
Tôi gật đầu, lẳng lặng chìa tay ra nhận lấy hộp sữa:
– Cảm ơn nhé, tôi uống một hộp.
– Đồ ấm của chị đây.
– Camxamita.
Cầm hộp sữa được pha sẵn trên tay, thấy trên logo giữa có in chữ “giữ gìn sức khoẻ” thì tự nhiên tôi lại nhớ đến Vỹ. Mặc dù từ sau lần nhắn tin đó chúng tôi không liên lạc nữa, anh cũng không nhắc tôi giữ gìn sức khoẻ nữa, nhưng vì muốn sau này thật bình an gặp lại anh cho nên tôi ngoan ngoãn uống hết hộp sữa đó. Về sau, mỗi ngày đều uống một hộp để “giữ gìn sức khoẻ” như một thói quen.
Có lẽ… dù đã gặp quá nhiều chuyện đau thương nhưng trong thâm tâm tôi vẫn luôn hướng về người ấy một cách vô phương cứu chữa như vậy, bất kể trải qua sóng gió gì trái tim vẫn luôn thuộc về anh, chỉ một câu nói của Vỹ thôi cũng có thể tác động từ tâm can, tiềm thức đến trái tim tôi.
Tôi đúng là ngốc nghếch thật đấy!
Lại trôi đi thêm nửa tháng nữa, dạo gần đây bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện về nhà tăng lên nên công việc của tôi cũng dần dần giãn đi. Có thời gian rảnh hơn nên tôi mới gọi điện cho My, ban đầu chỉ nói bâng quơ mấy chuyện linh tinh như bệnh nhân trong này ra sao, điều trị thế nào, sau đó My tự nhiên nhớ ra chuyện gì nên kể cho tôi nghe:
– À mà quên, bữa mày bận gọi cho mày không được, tao định kể nhưng xong quên mất, giờ mới nhớ. Hôm bữa tao đi ăn với mấy đứa cùng khoa có gặp mẹ chồng mày đấy.
– Thế à?
– Ừ, đi với con Tú Anh. Hôm đó mà không vướng mặt mẹ chồng mày là tao kiếm cớ chơi nó rồi. Bố tiên sư con ranh, mặt lúc nào cũng giả nai, nhìn rõ ghét.
– Mày đanh đá vừa thôi, kệ nó, giờ tao với ông Vỹ chia tay rồi, liên quan gì đến nó nữa đâu.
– Nó làm mày ra thế mà mày bảo không liên quan à? Có mà mày sợ tao chọc nó lại làm ảnh hưởng đến công ty chồng mày thì có.
– Xùy, kệ nó đi.
– Mà lâu nay mày với nó không “tương tác” gì nhau à? Từ khi mày bỏ đi mà nó để yên như thế thì tao cứ thấy sai sai.
– Sim tao bị hỏng nên có ai biết số đâu. Với cả lâu rồi tao cũng chẳng có thời gian vào mạng nên tránh xa thị phi rồi. Nó có nhắn tin tao cũng chẳng biết.
– Còn ông Vỹ thì sao? Chia tay là chia tay luôn, không liên lạc gì nữa à?
– Có nhắn tin một lần, nhưng chỉ nói thủ tục ly hôn thôi, còn lại không nói gì nữa, tao đeo găng tay cả ngày thì nhắn kiểu gì được, với cả càng liên lạc thì càng khó dứt. Để yên cho tao còn quên.
– Quên được chưa?
Có lẽ cả đời này chưa chắc tôi đã quên được chứ đừng nói là một tháng, thế nhưng cũng may là rời khỏi nhà chồng xong thì tôi đã đến khu cách ly này, hàng ngày bận rộn vật lộn với bệnh nhân, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi đồng nghĩa với không có nhiều thời gian để nghĩ đến anh.
Nếu không, chắc chắn tôi sẽ phát điên mất!
Cuối cùng, tôi thở dài nói:
– Sắp quên rồi, chắc hết nửa đời là quên.
– Nếu không quên được thì cứ nhớ đi, khi nào mày tìm được một anh khác ngon hơn thì tự khắc mày sẽ quên.
– Thế thì phải nhờ mày đấy, kiếm cho tao một anh đi.
– Ông Nam đấy, ông ấy chẳng tốt với mày à? Nếu muốn thì cho người ta một cơ hội đi.
Tôi không thích nhắc đến vấn đề này nên đành tìm cớ lảng sang chuyện khác:
– Mày ăn cơm chưa?
– Tiên sư mày, đánh trống lảng có tý đạo đức đi được không?
– Hahaa.
Tự nhiên nhắc đến Tú Anh, lại sẵn có ngày được rảnh rỗi, tôi nghĩ ngợi thế nào lại mò vào Facebook.
Tôi biết rõ cô ta kiểu gì cũng chọc ngoáy nên lâu nay mới không vào mấy mạng xã hội nữa, lúc mở Facebook lên mới biết là đúng thật, cô ta không kết bạn với tôi nên gửi tin nhắn đến thì lọt vào mục tin nhắn chờ.
Tôi tò mò bấm click vào thấy Tú Anh gửi một tin:
– Dạo gần đây khỏe không? Đừng xóa tin nhắn, tôi cho chị biết tin này hay lắm.
Tôi đọc xong định xóa tin đó đi, nhưng đeo găng tay nên động tác hơi vụng về, vô tình ấn nhầm vào phím Like gửi sang cho cô ta.
Tú Anh hình như vẫn đang online nên lập tức nhắn tin trả lời lại:
– À, đau khổ quá nên giờ tận giờ mới online cơ à? Sao thế, đã hết đau lòng vì bị đuổi ra khỏi nhà chưa?
– Rảnh việc thì kiếm chuyện tử tế mà làm, đừng có lải nhải điếc tai.
– Tháng tới tôi với anh Vỹ cưới nhau rồi, tôi nhắn tin là để mời chị, tiện mong chị sớm làm thủ tục ly hôn để vợ chồng tôi còn đăng ký kết hôn.
Nhắn xong, cô ta dường như còn cảm thấy chưa yên tâm nên gửi cho tôi một tấm hình siêu âm em bé 2 tháng tuổi, ở mục họ tên mẹ ghi rất rõ ràng: Lê Tú Anh, thai nhi 8 tuần 5 ngày trong bụng phát triển bình thường khỏe mạnh.
– Ngày tôi phát hiện ra mình có bầu thì cũng là ngày chị bị đuổi khỏi nhà chồng nên chưa có dịp nói với chị. Bây giờ con tôi với anh Vỹ được 2 tháng rồi, hy vọng trong 7 tháng còn lại chị sớm làm thủ tục ly hôn để chồng tôi đỡ tốn công dùng dằng với pháp luật.
Tôi lẳng lặng hít sâu vào một hơi rồi thở ra, cứ như vậy 4, 5 lần thì tâm trạng mới có thể bình tĩnh lại đôi chút. Tôi tự nhủ mình rằng: con yêu quái này có 7 7 49 trò để hãm hại tôi, thì cũng có 9 9 81 những mánh khóe lừa lọc, cô ta công kích mà tôi dễ dàng tin đến thế thì đúng ý cô ta rồi.
Tôi nhìn chằm chằm bức hình siêu âm của Tú Anh một hồi, sau cùng tôi nghĩ, kể cả có chia tay thì tôi cũng chia tay sòng phẳng, cuộc chiến này tôi có thể thua, nhưng nhất định phải thua trong huy hoàng.
Mấy ngón tay tôi chậm chạp gõ xuống một tin:
– À tôi quên mất, nếu tôi không ly hôn thì cô cũng không đăng ký kết hôn được nhỉ? Thế thì tôi không làm thủ tục ly hôn đấy, cô có giỏi thì đăng ký đi tôi xem.
***
Lời tác giả: Ngày mai là kết truyện rồi, một câu chuyện có quá nhiều cung bậc cảm xúc đúng không chị em?
Và vẫn như mọi lần, trước khi kết truyện tớ hay hỏi cảm nghĩ của độc giả. Mọi người thấy truyện Đằng Nào Cũng Ly Hôn thế nào?