Dám Nghĩ Lớn! - Chương 07

Tác giả: David J.Schwartz.Ph.D

KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH: PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH NGƯỜI GIỎI NHẤT
TRÍ NÃO CỦA BẠN là một cỗ máy tinh xảo đáng kinh ngạc khi hoạt động theo cách này, nó có thể mang,lại những thành công vượt trội; nhưng nếu hoạt động theo cách khác, nó có thể dẫn đến bạn tới thất bại hoàn toàn.
Trí não mỏng manh, nhạy cảm nhất trong tất cả những thứ mỏng manh nhất. Bây giờ, hãy thử xem xét và tìm hiểu điều gì khiển trí não của chunhs ta suy nghĩ theo cách nó vẫn thường làm. Hàng triệu người ở nước Mỹ đang cố gắng ăn uống điều độ, bởi vì người Mỹ luôn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Chúng ta dành hàng triệu đo la cho vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Chúng ta đều biết tại sao lại làm điều đó. Từ một cuộc khỏa sát về dinh dưỡng chúng tôi nhận ra cơ thể phản ánh chế độ ăn uống của chúng ta. Sức đề kháng, khả năng chống lại bệnh tật, vóc dáng thậm trí cả tuổi thọ cũng đều liên quan mật thiết đến những gì chúng ta ăn uống hàng ngày cơ thể phản ánh chế độ ăn uống của chúng ta. Tương tự như vậy, trí não cũng phản ánh những gì nó được cung cấp. Tất nhiên, ”thức ăn”của trí não không đượ đóng gói và cũng không thể tìm thấy ở bất cứ cửa hàng nào, mà là môi trường xung quanh bạn – với vô số ảnh hưởng đến suy nghĩ, hoặc ý thức hoặc vô thức. Mỗi người đều thừa hưởng một năng lực nhất định về trí não để phát triển. Nhưng, mức độ phát triển đến đâu và cách thức phát triển ra sao phụ thuộc vào loại thức ăn mà chúng ta cung cấp.
Bạn đẫ bao giờ tự hỏi mình sẽ ra sao nếu được nuôi dạy trong một nền văn hóa khác, ở một nước khác? Bạn sẽ thích loại thức ăn gì? Liệu sở thích quần áo của bạn có khác so với hiện nay không? Bạn sẽ thích giải trí như thế nào? Bạn sẽ làm nghề gì? Bạn sẽ theo tôn giáo nào?
Tất nhiên bạn không thế chắc về các câu trả lời. Nhưng về cơ bản, nếu bạn lớn lên ở một quốc gia khác, bạn sẽ trở thành một người khác. Tại sao vậy, vì bạn sẽ chịu ảnh hưởng bởi môi trường khác. Giống như người ta vẫn thường nói, bạn chính là sản phẩm của môi trường quanh bạn. Ngoại trừ rất ít như cách đi đunhứ hay cách cầm một chiếc tách, tất cả sở thích của chúng ta như âm nhạc,văn học, các loại hình giải trí,”gu”ăn mặc...đều chịu ảnh lớn từ môi trường.
Quan trọng hơn nữa, tầm suy nghĩ, mục đích, thái độ, tính cách riêng của bạn cũng được hình thành từ môi trường xung quanh.
Mối quan hệ lâu dài với những người có nếp nghĩ tiêu cực khiến chúng ta cũng nghĩ suy theo lối tiêu cực; gần gũi với những người nhỏ nhen cũng khiến chúng ta nhỏ mọn, tầm thường trong chúng ta phát triển. Nhưng ngược lại, cộng tác với những người có tầm nhìn lớn sẽ nâng tầm suy nghĩ của chúng t; thân thiết với những người có tham vọng sẽ mang đến cho chúng ta những mục tiêu lớn lao hơn.
Các chuyên gia đều đồng ý với nhận định: con người hiện nay của bạn, tính cách , tham vọng, địa vị xã hội...phần lớn là kết quả của môi trường tâm lý bao quanh. Bạn sẽ trở thành người như thế nào trong 1,5,10 hay 20 năm nữa, điều đó phụ thuộc vào môi trường tương lai của bạn.
LÀM MỚI MÌNH ĐỂ HƯỚNG THÀNH CÔNG
Chướng ngai vật đầu tiên trên con đường dẫn tới thành công đỉnh caao chính là nếp nghĩ thụ động – cho rằng những thành quả to lớn luôn nằm ngoài tầm với của bản thân. Thái độ này bắt nguồn từ nhiều, rất nhiều vật cản khiến suy nghĩ của chúng ta rơi xuống mức tầm thường.
Để hiểu được những vật cản này là gì, hãy quay trở lại thuở chúng ta là tuổi thiếu niên. Khi đó, khi đó mỗi chúng ta thường dặt ra cho mình một mục tiêu to lớn. Thật đáng ngạc nhiên, chúng ta đặt ra kế hoạch nào là chinh phục được những thứ chưa ai biết, trở thành người dẫn đầu, ở vị trí cấp cao, nào là làm những việc thú vị hấp dẫn, trở nên giàu có và nổi tiếng... Nói tóm lại, thuở thiếu niên, ai trong chúng ta cũng đặt ra mục tiêu trở thành những người đứng đầu, quan trọng nhất giỏi nhất. Chính vì còn trẻ, chưa biết đến sự phức tạp trong thế giới xung quanh, nên chúng ta rất dễ nhìn ra con đường chinh phục các mục tiêu.
Nhưng điều gì đã xảy ra? Rất lâu khi chúng ta đạt được đến độ mức tuổi có thể làm được để hướng tới những mục tiêu vĩ đại của mình, vô số thế lực cản trở đã xuất hiện và ảnh hưởng đến ta.
Chúng ta được nghe nhiều lời khuyên:” Thật ngớ ngẩn khi cứ mơ mộng như thế”, và bình phẩm những ý tưởng của chúng ta là” không thực tế, ngu ngốc, ngờ nghệch và dại dột”, rằng” phải có tiền thì mới thành công được”, hoặc ”sự may mắn sẽ quyết định ai được thăng tiến, và bạn phải có người đỡ đầu nắm giữ những vị trí quan trọng” hoặc “ bạn đã quá già hoặc quá còn trẻ”.
Khi bị tấn công dồn dập bởi suy nghĩ “bạn-không-thể-thành-công-được-đâu-nên-đừng-cố-gắng-làm-gì” như vậy, mỗi người sẽ có một cách phản ứng khác nhau. Kết quả hầu hết là mọi người đều rơi vào một trong ba nhóm sau:
Nhóm một: những người đầu hàng hoàn toàn. Hầu hết nghững người này không tin mình có những yếu tố cần thiết để thành đạt. Theo họ, sự thành đạt đến với những người do gặp may mắn hơn họ và một khía cạnh nào đó. Bạn có thể dễ dàng nhận ra những người này, vì họ lúc nào cũng kể lể dài dòng về tình trạng hiện tại của mình, và cố làm ra vẻ hài lòng.
Gần đây tôi có gặp một người quen, thông minh, 32 tuổi nhưng lại tự bó hẹp cuộc đời mình ở một vị trí đỗi bình thường, thậm trí tầm thường. Anh ta dành hàng giờ kể lể với tôi tại sao ta lại hài lòng với công việc hiện tại. Đúng là anh ta rất giỏi biện bạch cho tất cả mọi việc, nhưng thực chất anh ta chỉ tự lừa dối bản thân mà thôi, và chính anh ta cũng biết rõ điều đó. Điều anh ta thực muốn làm được làm việc trong một môi trường đầy thử thách, nơi anh ta có thế phát triển mà trưởng thành hơn. Nhưng “ vô số thế lực cản trở ” đã khuất phục anh ta, làm cho anh ta tin mình không đủ tư chất để đạt được những điều lớn lao hơn.
Trên thực tế, những người trong nhóm này lại thường không hài lòng với công việc của mình nhất và đang cố kiếm tìm một cơ hội mới. Việc cứ biện bạch cho bản thân theo một lối mòn( điều được mô tả như “ một nấm mồ mở rộng nhưng không hề thấy đáy”) thì cũng chẳng kém việc lang thang vô định, họ hy vọng, chờ đợi một cơ hội nào đó ngẫu nhiên đến với mình một ngày nào đó, theo một cách nào đó.
Nhóm hai: những người đầu hàng một phần. Số lượng người thuộc nhóm thứ 2 hơi ít hơn. Lúc đầu họ mới là những thanh niên bước vào tuổi trưởng thành với những hi vong lớn lao về thành đạt. Họ làm việc, lên kế hoạch và tự trang bị cho mình những điều cần biết. Nhưng sau khoảng mươi, mười năm năm hoặc hơn thế, sự nghi ngại bắt đầu xuất hiên và lớn dần lên, cơ hội cạnh tranh trong vị trí hàng đầu ngày càng trở lên xa vời với họ. Chính vì thế những người nhóm này thường tự nhủ: dù sau này có thể đạt được những thành lớn hơn thì cũng chẳng xứng đáng với những nỗ lực đã bỏ ra.
Họ biện bạch: “Chúng ta đang kiếm được nhiều hơn mức trung bình và đang sống tốt hơn mức trung bình. Vậy thì phải cố thêm nữa làm gì?”
Thực ra thì nhóm này đã tự dựng lên cho mình hàng loạt nỗi sợ hãi: sợ thất bại, sợ mọi người xung quanh phản đối, sợ rủi ro, sợ mất những gì họ đang có. Những người thực sự không hề hài lòng với cuộc sống hiện, bởi tận sau thẳm trong sâu họ biết họ đang đầu hàng. Nhóm này bao gồm nhiều người thông minh, tài giỏi – nhưng họ chọn cách sống mờ nhạt qua ngày chỉ vì họ sợ phải đứng lên và cố gắng.
Nhóm ba: những người không bao giờ đầu hàng. Nhóm này có tỉ lệ thấp, họ không bao giờ để những suy nghĩ tiêu cực chi phối mình. Họ không thể chấp nhận những thế lực cản trở, cũng không chấp nhận sống mờ nhạt qua ngày. Thay vào đó, họ sống trọn vẹn với thành công. Những người thuộc nhóm này là những người hạnh phúc nhất, vì chính họ gặt hái nhiều thành công nhất. Họ trở thành nhân viên bán hàng siêu hạng, chuyên viên quản lý cao cấp, trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. Họ sống thật thú vị, đầy kích thích và quý giá. Họ mong chờ từng ngày mới đến, từng cuộc đọ sức mới với những thử thách để cuộc sống có đầy đủ ý nghĩa.
Tuy nhiên, để vào được và ở lại trong nhóm này, chúng ta phải đấu tranh trở lại những cản trở từ môi trường xung quanh. Để hiểu những người ở nhóm một và nhóm hai sẽ vô tình ghìm chân bạn lại như thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu ví dụ sau:
Giả sử bạn thành thật tâm sự với vài người bạn “bình thường” của mình rằng : “Một ngày nào đó, tớ sẽ trở thành phó giám đốc công ty này”.
Điều gì sẽ xảy ra? Rất có thể những người bạn đó đang nghĩ bạn đang đùa . Và nếu thế thật, họ sẽ nói: “thật tội nghiệp anh bạn của tôi. Anh sẽ còn phải học thêm nhiều lắm đấy”.
Khi không có mặt bạn, họ bàn tán liệu bạn có đủ những tố chất cần thiết hay không.
Bây giờ, hãy thử tưởng tượng, nếu bạn nhắc lại câu đó, vẫn thành thực như vậy, với vị giám đốc công ty. Ông ấy sẽ phản ứng thế nào? Có một điều chắc chắn: Ông ấy sẽ không cười. Ông ấy sẽ nhìn bạn thật chăm chú và tự hỏi: “Liệu anh bạn này có thực sự nghĩ thế không nhỉ?”.
Nhưng tôi nhắc lại, ông ấy sẽ không cười.
Vì những người quan trọng sẽ không bao giờ cười nhạo những ý tưởng lớn.
Hoặc giả sử bạn kể với vài người bạn bình thường rằng bạn đang dự định mua một căn hộ cao cấp, có thể họ sẽ cười nhạo bạn vì nghĩ rằng điều đó hoàn toàn không thể. Nhưng hãy thử kể dự định đó với một người đang sống trong một căn hộ cao cấp xem, anh ta sẽ không ngạc nhiên chút nào đâu. Anh ta biết điều đó không phải là không thể, vì chính anh ta đã làm được.
Hãy nhớ : Những người bảo bạn một việc gì đó là không thể, họ luôn là những người không thành công, quá bình thường hay thậm chí tầm thường trong sự nghiệp. Ý kiến của họ có thể là liều thuốc độc cho tâm trí bạn.
Hãy tránh xa những người luôn muốn thuyết phục bạn sẽ không làm nổi việc gì. Hãy xem những ý kiến tiêu cực đó như một thử thách để bạn vượt lên, để chứng minh bạn hoàn toàn có thể làm được.
Hãy đề phòng cao độ điều này: đừng để những người có suy nghĩ tiêu cực phá hỏng kế hoạch tiến tới thành công của bạn. Những người tiêu cực có mặt ở khắp nơi, có vẻ họ rất thích thú với việc phá hoại những tiến bộ tích cực của mọi người xung quanh.
Trong suốt vài học kỳ tại đại học, tôi kết thân với W.W. Cậu ấy là một người bạn tốt, luôn sẵn sàng cho vay tiền khi bạn túng quẫn, giúp bạn rất nhiều việc dù nhỏ nhặn đến đâu. Tuy nhiên, W.W tỏ vẻ cay đắng, luôn gắt gỏng về cuộc đời, về tương lai về những cơ hội. Cậu ấy thực sự là một người tiêu cực.
Trong suốt thời gian đó, tôi là độc giả trung thành của một chuyên mục tạp chí viết về lòng tin, về cách nhìn đời tích cực và những cơ hội mới. Mỗi khi W.W bắt gặp tôi đọc chuyên mục ấy, hay mỗi khi tôi nhắc đến những vấn đề trong chuyên mục, cậu ấy lại giễu cợt : “ Ôi, lạy thánh Pete, Dave! Hãy đọc trang nhất ấy. Đấy mới là nơi cậu có thể học những bài học thực sự về đời sống. Cậu nên hiểu chuyên mục kia chỉ đang dọn ra những món ăn nóng hổi, ngon ngọt dành cho những người cả tin mà thôi”.
Khi cuộc thảo luận của chúng tôi chuyển sang chủ đề làm thế nào để thành công trong cuộc sống, W.W đã thao thao bất tuyệ t về công thức kiếm tiền của mình. Theo cậu ấy: “Dave này, trong cuộc sống bây giờ chỉ có ba cách để kiếm tiền mà thôi. Một là cưới một phụ nữ thật giàu có; hai là ăn cắp một cách khôn ngoan, sạch sẽ và hợp pháp; ba là chơi với những người giàu có và có mối quen biết rộng”.
W.W luôn có sẵn hàng ngàn ví dụ để chứng minh cho công thức kiếm tiền của mình. Vì suốt ngày chỉ dán mắt vào trang nhất của tờ báo, nên W.W dễ dàng viện dẫn ra ví dụ về một đốc công trong hàng ngàn đốc công khác đã bòn rút quỹ của công đoàn và trốn đi trót lọt. Cậu ấy luôn mở to mắt trông chờ vào những cơ hội hiếm hoi, cực kỳ hiếm hoi, như sẽ kết hôn với một Cô Nàng Triệu Phú. Cậu ấy kết thân với một ông bạn, người này lại quen với một người nữa đang có quan hệ với “một đại gia”, cậu ấy mơ tưởng mối quan hệ loằng ngoằng đó sẽ giúp mình giàu lên trong chớp nhoáng.
Chơi với W. W tôi cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cậu ấy, tôi gần như từ bỏ niềm tin của mình về những yếu tố cần có để thành công, và chấp nhận triết lý bi quan của W.W.
May sao, một tối nọ, sau một buổi nói chuyện rất lâu với W.W , tôi chợt nhận ra mình đang nghe theo tiếng gọi của thất bại, tôi cố gắng kéo mình trở lại với niềm tin sắc đá ngày xưa. Tôi cảm thấy hình như W.W đang cố gắng thuyết phục mình hơn là lôi kéo tôi đi theo suy nghĩ bi quan của cậu ấy. Kể từ đó, tôi xem W.W như là một đối tượng để nghiên cứu và học hỏi: “ Một kho thử nghiệm”. Thay vì răm rắp nghe theo những điều W.W nói, tôi cố gắng tìm hiểu vì sao cậu ấy lại suy nghĩ bi quan đến vậy và những suy nghĩ đó sẽ đưa cậu đó đến đâu. Tôi đã biến người bạn bi quan thành trải nghiệm cho riêng mình.
Đã 11 năm tôi chưa gặp lại W.W nhưng qua một người bạn, tôi biết hiện nay, W.W đang là một nhà thiết kế bình thường với mức lương thấp ở Washington. Tôi hỏi người bạn của tôi xem W.W có thay đổi chút nào không.
“Anh ta chẳng thay đổi chút nào cả, ngoại trừ việc bây giờ anh ta còn bi quan hơn cả ngày xưa. Cuộc sống của anh ta rất vất vả. Anh ta có đến bốn đứa con, mà với mức lương như thế thì quả là chật vật. Thực ra với bộ óc và khả năng của mình, W.W có thể làm được gấp năm lần bây giờ, nếu như anh ta biết cách sử dụng nó”.
Những người bi quan có mặt khắp nơi. Một số người bi quan như W.W- người đã suýt cản trở được tôi, là những người có năng lực. Nhưng số người còn lại hầu hết là những người hay ghen tỵ, họ vừa không chịu làm việc để tiến về phía trước, vừa muốn người khác cũng vấp ngã và phạm sai lầm như mình. Họ cảm thấy không tự tin, và họ cũng chỉ muốn bạn cũng tầm thường như họ mà thôi. Hãy hết sức cẩn thận. Đừng để họ phá hủy kế hoạch bước tới thành công của bạn.
Hãy ghi nhớ điều này. Bạn được đánh giá qua công ty nơi bạn làm việc. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Không phải mọi đồng nghiệp đều giống nhau. Một số bi quan, một số lại lạc quan. Một số làm việc vì họ “buộc phải làm”; một số người khác lại luôn cầu tiến, mong muốn việc làm để được thăng tiến. Một vài người coi thường lời nói hoặc việc làm của cấp trên, một số người khách quan hơn nhiều và nhận ra: Trước khi trở thành những nhà lãnh đạo giỏi, họ cần chấp hành mệnh lệnh nghiêm chỉnh.
Cách suy nghĩ của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường xung quanh. Hãy chắc chắn bạn đang ở trong một nhóm người luôn có suy nghĩ đúng đắn.
Trong môi trường làm việc, bạn luôn gặp phải những cạm bẫy để phải chú ý, đề phòng. Trong bất cứ nhóm nào cũng có những người nhận thức được sự kém cỏi của họ nên muốn can thiệp, cản đường bạn đi tới thành công. Rất nhiều người có tham vọng đã bị cười nhạo, thậm chí bị đe dọa vì họ đã cố gắng làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn người khác. Hãy đối mặt với điều đó. Một vài đồng nghiệp hay ghen tỵ sẽ luôn muốn bạn bị bẽ mặt, chỉ vì bạn mong muốn được thăng tiến và đạt nhiều thành công.
Có thể bạn từng chứng kiến việc này đôi lần khi còn đi học: Một nhóm học sinh ngốc nghếch tìm cách chế giễu một người bạn cùng lớp biết tận dụng cơ hội để học hành và luôn đạt kết quả cao. Một học sinh có năng lực có thể bị cười nhạo cho đến lúc cậu ta thuận theo dư luận, cho rằng sự thông minh cũng chẳng phải là điều gì tốt đẹp lắm.
Hãy phớt lờ những kẻ luôn suy nghĩ bi quan ấy.
Bởi vì những lời nhận xét, góp ý mà bạn nhận được thường không hoàn toàn dành cho bạn như bạn vẫn thường nghĩ. Chúng ta đơn thuần phản ánh cảm giác thất bại và chán chường của chính người đưa ra lời nhận xét đó mà thôi.
Đừng để những kẻ bi quan kéo bạn tụt xuống cùng cấp độ với họ… Hãy kết thân với những kẻ cầu tiến: cùng làm việc và tiến về phía trước cùng họ.
Bạn hoàn toàn làm được điều đó, chỉ cần bạn suy nghĩ thận trọng, đúng đắn mà thôi!
Hãy cẩn thận với những lời khuyên bạn nhận được. Trong hầu hết các công ty, bạn sẽ gặp phải những người “cố vấn tự nguyện”, những người tự cho mình “nắm rõ tình hình” và rất muốn lôi kéo bạn theo họ. Một lần tình cờ tôi nghe được một “cố vấn tự nguyện” giảng về sự thật của văn phòng cho một nữ đồng nghiệp trẻ tuổi mới vào làm. Anh ta nói: “Cách tốt nhất để tồn tại và hòa nhập được ở đây là tốt nhất đừng xía vào việc của người khác. Nếu họ biết rõ cô , họ sẽ đổ cho cô nhiều việc hơn mà thôi. Hãy đặc biệt chú ý tránh xa trưởng phòng Z nhé. Nếu ông ta thấy cô chưa có đủ việc để làm, ông ta sẽ giao cho cô thêm nhiều việc đến mức quá tải đấy…”.
Người “cố vấn tự nguyện” này đã làm việc ở công ty này gần 30 năm rồi, nhưng anh ta vẫn chỉ giữ một vị trí thấp nhất mà thôi. Đúng là một cố vấn “đáng cảnh giác” cho một người trẻ muốn thăng tiến trong nghề nghiệp!
Chỉ tìm lời khuyên từ những người bạn biết rõ mà thôi.
Có rất nhiều suy nghĩ sai lầm mà những người thành công không bao giờ để tâm đến. Thậm chí họ không hề nghĩ tới chúng. Thực ra những người càng thành công lại càng khiêm tốn và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Vì họ thực sự đam mê công việc và sự thành đạt, do đó họ luôn tha thiết được nhìn thấy công việc tiến triển, mong tìm được ai đó đủ khả năng để đảm đương công việc khi họ nghỉ hưu. Chính những người “lẽ ra có thể thành đạt” lại thường là những người khó gần và khó kết bạn nhất.
Một ủy viên hội đồng quản trị sẽ nói rõ hơn về điều này: “Tôi là một phụ nữ bận rộn, nhưng bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy tấm bảng Xin Đừng Làm Phiền treo trước cửa văn phòng tôi. Thảo luận và đưa ra lời khuyên cho mọi người, chính là một trong những trọng trách của tôi. Chúng tôi mang tới những chương trình đào tạo đã quy chuẩn về nhiều kỹ năng dành cho mọi nhân viên trong công ty. Hơn thế nữa: “Gặp riêng khuyên bảo từng người, hay “gia sư” – theo cách mà tôi vần thích gọi, vâng, luôn sẵn sàng cho mọi người, vào bất cứ lúc nào.
Tôi rất sẵn lòng giúp đỡ mọi đồng nghiệp tìm đến tôi, hoặc về công việc hoặc về ván đề cá nhân. Những nhân viên thực sự tò mò và ham muốn được hiểu rõ hơn về công việc của mình, cũng như mối quan hệ giữa công việc của mình với công việc khác – đó chính là những người mà tôi muốn giúp đỡ nhất.
Lẽ dĩ nhiên, tôi không thể tốn thời gian để đưa ra những gợi ý hay lời khuyên cho những người không hề thực tâm trong tìm kiếm”.
Hãy tìm đến những người có uy tín khi muốn xin lời khuyên. Tìm lời khuyên từ một kẻ thất bại chẳng khác nào tư vấn cho một kẻ lang băm phương pháp để chữa khỏi căn bệnh ung thư.
Ngày nay, khi tuyển người cho vị trí chủ chốt, các vị giám đốc luôn phỏng vấn vợ của các ứng viên trước. Một giám đốc kinh doanh đã giải thích lý do tại sao: “Tôi muốn bảo đảm chuyên viên kinh doanh tương lai của công ty sẽ luôn được gia đình ủng hộ, không phản đối việc họ được điều đi công tác, giờ giấc làm việc thất thường, và những bất tiện khác của công việc kinh doanh. Sự ủng hộ của gia đình sẽ giúp nhân viên của tôi vượt qua khó khăn không thể tránh khỏi của công việc.
Các giám đốc ngày nay đều hiểu rõ: những việc xảy ra vào dịp cuối tuần, hoặc khoản thời gian vào đầu buổi sáng khi nhân viên ở nhà (6 – 9 giờ sáng) sẽ có những tác động trực tiếp và không nhỏ đến khả năng làm việc của họ suốt cả ngày ( từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều). Nhưng người có cuộc sống ngoài giờ làm việc suôn sẻ, vui vẻ, lạc quan thường thành công hơn những người có cuộc sống gia đình ảm đạm và buồn tẻ.
Hãy thử xem cách John và Milton – hai công nhân cùng phân xưởng – đã tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần của mình như thế nào. Và hãy xét đến két quả cuối cùng nhé.
Dịp cuối tuần của John trôi qua thế nào: Tối thứ 6 hoặc tối thứ 7, anh ấy sẽ họp mặt với một nhóm bạn bè thú vị, được chọn lọc cẩn thận. Buổi tối còn lại anh đi xem phim, tham gia một dự án của cộng đồng, đô thị, hoặc đến thăm nhà của bạn bè. Cả sáng thứ 7 John dành chọn cho việc phát triển và đào tạo của Hướng đạo sinh. Chiều thứ 7, anh dọn dẹp, làm vài việc trong nhà. Thường thì John thích làm gì đó “đặc biệt” một chút, như gần đây là xây hành lang ở sân sau . Vào Chủ nhật, John và gia đình luôn có kế hoạch thú vị như leo núi hay đi thăm bảo tàng. Thỉnh thoảng họ lái xe về vùng ngoại ô gần đó, vì hiện nay John đang muốn mua một mảnh đất trong một tương lai không xa.
Tối Chủ nhật thường trôi qua êm đềm. John đọc sách hoặc cập nhật thông tin.
Tóm lại, những ngày cuối tuần của John luôn được lên lịch sẵn. Những hoạt động thú vị , sôi nổi đã đẩy lùi những buồn chán, lo âu. John có vô vàn niềm vui mỗi dịp cuối tuần.
Trong khi đó, những hoạt động của Milton kém cân bằng hơn của John rất nhiều. Anh ấy chẳng bao giờ lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ cuối tuần của mình. Thường Milton hơi “mệt” vào tối thứ 6, mặc dù anh ấy vẫn cố hỏi vợ: “Em muốn làm gì tối nay không?”, nhưng rồi kế hoạch bị lãng quên ngay sau đó. Rất hiếm khi Milton và vợ có thời gian vui vẻ với nhau, họ cũng rất ít khi được mời đi chơi hay đi ăn tối. Milton dậy khá muộn vào sáng thứ 7, cả ngày anh chỉ ở nhà làm việc lặt vặt. Tối thứ 7, Milton và gia đình thường đi xem phim, hoặc ở nhà xem tivi (“Chúng ta còn có thể làm gì khác được nữa chứ?”). Milton dậy rất muộn vào sáng Chủ nhật. Trưa Chủ nhật, vợ chồng Milton lái xe đến thăm vợ chồng Bill và Mary, hoặc ngược lại (Thực ra, vợ chồng Bill và Mary là người thân duy nhất mà vợ chồng Milton đến thăm thường xuyên).
Khi thời khắc tối Chủ nhật trôi qua, mỗi thành viên trong gia đình đều cảm thấy mêt mỏi, căng thẳng – hệ quả có “hội chứng ù lì tại gia”. Dù giữa họ không hề có ẩu đả, cãi vã gì cả, nhưng mỗi người đều trải qua những bất ổn tâm lý hàng giờ liền.
Những ngày cuối tuần của Milton thật buồn tẻ, nhàm chán. Anh ấy không có chút vui vẻ nào.
Nào, bây giờ hãy xem môi trường gia đình như vậy ảnh hưởng ra sao đối với John và Milton. Sau khoảng một hay hai tuần, chúng tôi chưa thể thấy được ngay những tác động rõ rệt. Nhưng sau vài tháng hay vài năm, tác động sẽ rất lớn.
Kiểu gia đình như John giúp cho anh ấy luôn hứng khởi, đưa đến những ý tưởng, khởi nguồn cho những sáng tạo. Anh ấy như một vận động viên được nuôi dưỡng mỗi ngày bằng loại thức ăn giàu dinh dưỡng.
Còn kiểu gia đình như Milton lại khiến anh ta luôn mất cân bằng về tâm lý.Anh ta khó suy nghĩ được việc gì ra hồn. Anh ta như một vận động viên chỉ có kẹo và bia để qua ngày.
Hiện giờ có thể John và Milton ngang hàng nhau, nhưng giữa họ sẽ có một khoảng cách lớn dần lên trong những tháng tới, và cuối cùng, John chắc chắn sẽ dành được vị trí lãnh đạo.
Người ta thường biện bạch: “À, tôi nghĩ, John có nhiều tố chất thành công hơn Milton”. Nhưng bất cứ ai trong chúng ta hiểu rõ bản chất của vấn đề thì giải thích được căn nguyên: sự khác biệt khá lớn trong hiệu suất làm việc giữa hai người , chẳng qua là kết quả của những khác biệt trong “món ăn tinh thần” mà hai người được thưởng thức mỗi ngày. Dòng ý tưởng cần được cho “ăn” và nuôi dưỡng hằng ngày, nếu chúng ta mong muốn nhận được kết quả tốt.
Vợ chồng tôi, cùng năm cặp vợ chồng khác nữa, đã có một buổi tối tuyệt vời tại gia đình hai vợ chồng giám đốc một cửa hàng bách hóa. Khi cách cặp vợ chồng khác đã ra về, vợ chồng tôi nán lại thêm một lúc để tôi có cơ hội hỏi vị chủ nhà về một điều vấn vương trong đầu tôi suốt buổi tối: “Thật sự là buổi tối tuyệt vời, nhưng tôi vẫn thấy khó hiểu một chuyện này. Tôi nghĩ, tối nay chúng tôi sẽ gặp rất nhiều giám đốc bán lẻ ở nhà vợ chồng bạn. Vậy mà những vị khách tối nay lại thuộc những lĩnh vực hoàn toàn khác. Người là nhà văn, bác sĩ, người là kỹ sư, kế toán, giáo viên”.
Anh ấy mỉm cười từ tốn trả lời: “À,chúng tôi cũng thường xuyên mời những người trong lĩnh vực bán lẻ đến nhà chơi đấy chứ. Nhưng Helen và tôi cảm thấy sẽ thú vị, mới mẻ hơn nhiều khi gặp gỡ những người làm ở những lĩnh vực khác. Tôi e rằng nếu chúng tôi chỉ giới hạn tiếp xúc với những người có cùng sở thích, chúng tôi sẽ rơi vào lối mòn mất.
Bên cạnh đó, tìm hiểu con người chính là một phần công việc của tôi. Mỗi ngày, có hàng ngàn người thuộc các ngành nghề khác nhau đến thăm quan và mua hàng tại tiệm bách hóa. Tôi càng hiểu rõ hơn những người xung quanh – suy nghĩ, sở thích, quan điểm của họ tôi sẽ càng đáp ứng tốt hơn trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn và sẵn sàng chi trả”.
Sau đây là một số điều cần làm để giúp bạn điều chỉnh môi trường xung quanh:
1. Hãy tham gia vào một nhóm bạn mới. Tự bó hẹp mình trong môi trường một nhóm nhỏ quen thuộc sẽ gây ra chán nản, buồn phiền, bất mãn. Quan trọng không kém, đó là trên con đường vươn tới thành công, bạn cần phải tinh thông và am hiểu sâu sắc con người. Nếu bạn học hỏi mọi điều về con người chỉ qua việc nghiên cứu một nhóm nhỏ có khác nào bạn muốn học giỏi toán nhưng chỉ đọc có mỗi một cuốn sách ngắn vậy.
Hãy kết thân nhiều bạn mới, tham gia vào các hiệp hội, cộng đoàn mới, hãy mở rộng các mối quan hệ xã hội. Rồi sau đó, những con người khác nhau, những quan hệ khác nhau như thế sẽ thêm gia vị và tạo ra những khía cạnh thú vị cho cuộc sống của bạn. Đó là món ăn tinh thần vô cùng bổ ích.
2. Hãy chọn bạn bè có tư tưởng hay quan điểm khác với mình. Trong thời đại hiện nay, những cá nhân thường bó hẹp mình thường không có triển vọng phát triển. Trách nhiệm và những vị trí quan trọng thường thuộc về những người có hiểu biết về mọi khía cạnh của vấn đề. Nếu bạn là người ủng hộ Đảng Cộng hòa, hãy đảm bảo mình có vài người bạn theo Đảng Dân chủ, và ngược lại. Hãy tiếp xúc, tìm hiểu những người ở các tôn giáo khác nhau. Hãy kết giao với người hoàn toàn khác bạn. Nhưng hãy đảm bảo đó là những người có triển vọng thật sự.
3. Hãy chọn những người bạn biết bỏ những chuyện vặt vãnh, không quan trọng. Những người luôn để tâm đến diện tích căn nhà bạn, những vận dụng bạn có hoặc chưa có thay vì chú tâm vào nhưng ý tưởng của bạn là những người chỉ chú ý đến tiêu tiết. hãy giữ gìn và bảo vệ môi trường tâm lý quanh bạn. Chỉ chơi với những người quan tâm đến những điều tích cực, những người thật sự muốn bạn thành công. Hãy tìm bạn bè luôn khuyến khích bạn có những ý tưởng, suy nghĩ sáng tạo. Nếu bạn kết thân với người nhỏ mọn, bạn cũng sẽ sớm trở thành một kẻ nhỏ mọn mà thôi.
Mọi viên chức quản lý khách sạn đều chú trọng đến vấn đề chống ngộ độc thực phẩm. Nếu sự việc này xảy ra, dù chỉ một vài lần, những khách quan sẽ không bao giờ giám đặt chân đến nữa. Chúng ta còn có hàng ngàn điều luật để bảo vệ con người trước các thứ độc hại. Chúng ta cất thuốc độc ở giá trên cùng, để lũ trẻ không thể với tới. Chúng ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giúp người khác tránh khỏi bị đầu độc.
Nhưng có một thứ thuốc độc khác, có tác dụng âm ỉ hơn – thuốc độc tinh thần – thường được biết đến với cái tên “ngồi lê đôi mách”. Thuốc độc tinh thần khác với thuốc độc thể xác ở hai điểm lớn nhất. Một, nó ảnh hưởng tới tinh thần chứ không phải thể xác và hai là, nó không dễ nhận diện chút nào. Chính người đang bị nhiễm độc cũng không biết điều đó.
Chất độc tinh thần rất tinh vi, khó phát hiện nhưng lại gây ra những hậu quả vô cùng “nghiêm trọng”. Nó làm giảm khả năng suy nghĩ, khiến cho chúng ta chỉ chú ý đến những điều nhỏ nhặt, vặt vãnh và không quan trọng. Nó làm sai lệch suy nghĩ của chúng ta về một con người, vì nó Ϧóþ méo sự thật, làm cho chúng ta bối rối, có cảm giác tội lỗi mỗi khi gặp lại một người sau khi đã “buôn chuyện” về họ. Thuốc độc tinh thần không mang lại suy nghĩ đúng, mà sai hoàn toàn.
Ngược lại với nhiều ý kiến thông thường, cho rằng “ngồi lê đôi mách” chỉ là bệnh hay gặp ở phụ nữ mà thôi, thực ra có rất nhiều đàn ông cũng đang sống trong môi trường hàng ngày bị nhiễm độc, dù ít hay nhiều. Mỗi ngày có đến hàng ngàn câu chuyện tầm phào, được cánh mày râu bàn luận xoay quanh đủ các chủ đề, như “tài chính hay hôn nhân của xếp” ; ‘các hành động đi cửa sau của Bill để được thăng tiến” , “ khả năng John có thể được thuyên chuyển” , “Lý do cho các đặc ân mà Tom được nhận” hay “Vì sao các lãnh đạo lại đưa thêm anh nhân viên mới này vào”. Những chuyện ngồi lê đôi mach sẽ bắt đầu kiểu thế này: “ Này, tôi vừa mới nghe được…, tại sao à, tôi chẳng thấy ngạc nhiên vì điều đó chút nào.., anh ta có cách để có được điều đó…, đương nhiên, điều này là tuyệt mật mà…”.
Các cuộc đàm thoại chiếm phần không nhỏ trong cuộc sống tinh thần quanh chúng ta. Vài cuộc nói chuyện lành mạnh khích lệ ta, khiến ta cảm thấy đang bước đi dưới những tia nắng xuân ấm áp. Vài cuộc trò chuyện khác khiến mình cảm thấy như một người chiến thắng. Nhưng cũng có những cuộc đàm tiếu khiến ta ngỡ mình vừa bước qua đám mây phóng xạ độc hại, nguy hiểm. Nó khiến bạn ghẹt thở, ốm yếu. Nó biến bạn thành một kể thất bại.
Những chuyện ngồi lê đôi mách thường đem lại ấn tượng tiêu cực về mọi người. Một khi nhiễm căn bệnh ngộ độc tinh thần này, nạn nhân sẽ cảm thấy khoái trá vì tìm được thú vui nguy hiểm, độc hại từ việc nói xấu về người khác – mà không hề biết, đối với những người thành công, anh ta đang trở nên ngày càng đáng ghét và không đáng tin cậy.
Ví dụ, một nạn nhân ngộ độc tinh thần, ông Killjoy, đã chen vào câu chuyện giữa tôi và mấy người bạn về Benjamin Franklin. Ngay sau khi ông ta hiểu ra nội dung câu chuyện, ông ta đã kể ngay về đời sống cá nhân của Franklin với giọng điệu vô cùng tiêu cực.Có thể Franklin từng là một diễn viên tai tiếng này nọ và cảnh báo chi vào thế kỷ 18 nếu cũng rộng khắp như hiện nay thì không chừng đã đưa Franklin lên vài tạp chí tạo xì-căng- đan rồi.Nhưng điều mấu chốt là câu chuyện đời sống riêng tư của Benjamin Franklin chẳng liên quan gì tới vấn đề mà chúng tôi đang thảo luận.Thật may,lúc đó chúng tôi không phải đang bàn luận về một người bạn thân thiết.
Bàn luận về người khác? Được, nhưng hãy luôn nhìn nhận theo hướng tích cực lạc quan.
Thông qua bài trắc nghiệm nhỏ sau đây, bạn có thể kiểm chứng liệu mình có trở thành một kẻ ngồi lê đôi
mách hay không?
1. Tôi có thường lan truyền tin đồn không hay về người khác hay không?
2. Tôi có thường xuyên nói những điều tốt về người khác hay không?
3. Tôi có thích nghe tường thuật những vụ xì-căng-đan hay không?
4. Tôi có đánh giá người khác chỉ dựa vào bề ngoài câu chuyện hay không?
5. Tôi có hối thúc mọi người kể tin đồn cho nghe hay không?
6. Tôi có mở đầu câu chuyện của mình bằng câu “Đừng nói cho ai nhé” không?
7. Tôi có thực sự giữ kín những thông tin tuyệt mật hay không?
8. Tôi có cảm thấy áy láy về những điều mình nói lien quan tới người khác hay không?
Hãy suy ngẫm điều này chỉ trong một giây thôi: dù bạn lấy rìu đem bổ tất cả đồ gỗ trong nhà hàng xóm ra thành từng mảnh thì cũng không thể làm cho đồ nội thất nhà bạn đẹp lên chút nào; dùng những lời lẽ đầy ác ý và không tốt đẹp để nói về người khác, rốt cục cũng không khiến bạn tốt hơn.
Hãy luôn đi đầu: đây là một nguyên tắc mà bạn nên áp dụng trong công việc, kể cả dịch vụ, đồ dùng mà bạn sử dụng. Có lần, nhằm chứng minh lối suy nghĩ sẵn sàng đi đầu luôn đúng trong mọi trường hợp, tôi đã yêu cầu một nhóm học viên kể về một tình huống mà họ từng “khôn một xu, ngu một vạn”. Dưới đây là một vài tình huống mà họ kể:
“Tôi từng mua một chiếc áo khoác rất rẻ từ một người bán hàng rong kỳ quái. Tôi cứ nghĩ tôi đã mua được giá hời, nhưng hóa ra cái áo đó lại chẳng tốt chút nào.”
“Chiếc xe của tôi cần phải thay hộp truyền động mới. Có một ga-ra nhỏ nhận sửa với giá thấp hơn 25 đô la so với giá của cửa hàng chính hãng, nên tôi đã thay tại đó. Rốt cuộc, cái hộp truyền động mới đó chỉ chạy được 1.800 dặm mà thôi. Còn cái ga-ra ૮ɦếƭ tiệt đó chẳng chịu sửa chữa gì thêm nữa.”
“Hàng tháng trời tôi ăn cơm trưa ở một quán rẻ tiền để tiết kiệm. Quán ăn bẩn thỉu, thức ăn chán ngấy, thái độ phục vụ - à, mà bạn cũng không thể coi đó là thái độ phục vụ được – tồi tệ và đám thực khách ăn mặc nhếch nhác. Một hôm, có người bạn thuyết phục tôi ăn trưa với anh ấy tại một nhà hàng sang trọng, nổi tiếng trong thị trấn. Anh ấy gọi một khẩu phần ăn đặc biệt, nên tôi cũng gọi theo. Tôi ngạc nhiên vì thức ăn ngon, phục vụ chu đáo, không khí thoải mái và giá cả chỉ nhỉnh hơn số tiền tôi phải trả ở quán ăn rẻ tiền kia. Tôi đã học được một bài học để đời.”
Đương nhiên, cũng không ít lần tôi nghe được những lời bào chữa như “tôi không có tiền để sử dụng các dịch vụ hạng nhất”. Câu trả lời đơn giản là : Nếu vậy bạn cũng chẳng đủ tiền để sử dụng bất cứ loại dịch vụ nào. Bởi vì, về lâu về dài, các dịch vụ hạng hai sẽ tiêu tốn tiền của bạn hơn cách dịch vụ hạng nhất. Xin hãy nhớ rằng sở hữu một đôi giầy thực sự chất lượng luôn tốt hơn có một lúc ba đôi giầy “giá rẻ”.
Chúng ta thường đánh giá người khác bằng chất lượng quần áo, vật dụng mà họ sử dụng. Tư tưởng đó có lẽ đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Vì vậy, hãy rèn luyện cho mình một thói quen sử dụng những đồ dùng chất lượng cao. Việc đó chẳng những không tiêu tốn của bạn nhiều hơn mà còn tiết kiệm hơn so với việc sử dụng những thứ hạng hai.
ĐỂ THÀNH CÔNG NHỜ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
1. Luôn nhận thức được môi trường quanh bạn. Cơ thể cũng như trí não phản ánh thực đơn hàng ngày của bạn.
2. Hãy khiến mọi thứ xung quanh luôn ủng hộ thay vì chống lại bạn. Đừng để vô vàn thế lực cản trở - những người có lối suy nghĩ tiêu cực, luôn cho rằng bạn-sẽ-không-thể-làm-được-đâu-đẩy bạn đến thất bại.
3. Đừng để những lối suy nghĩ nhỏ nhen, hẹp hòi ngăn cản bạn. Những kẻ ghen tỵ lúc nào cũng chỉ muốn chứng kiến bạn thất bại. Đừng để họ được dịp thỏa mãn lòng đố kỵ đó.
4. Hãy luôn lắng nghe từ những người thành đạt. Tương lai của bạn là quan trọng. Đừng bao giờ dại đột đặt tương lai vào tay những “cố vấn” dở hơi, những người chưa nếm mùi thành công.
5. Hãy luôn trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Tham gia vào những nhóm bạn mới. Khám phá những điều mới mẻ và thú vị.
6. Hãy vứt bỏ những suy nghĩ xấu xa ra khỏi môi trường của bạn.Tránh những câu chuyện ngồi lê đôi mách. Bạn có thể bàn luận về người khác, nhưng hãy chỉ khen gợi điểm tốt của họ mà thôi.
7. Hãy luôn đi đầu trong mọi việc. Nếu không, bạn chẳng thể thành công trong việc gì cả.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc