CĂN BỆNH “TỰ BÀO CHỮA” – MẦM MỐNG CỦA THẤT BẠIĐỂ THÀNH CÔNG THÌ CON NGƯỜI, chính con ngưởi mới là đối tượng bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu. Hãy quan sát thật kỹ những người xung quanh bạn để tự khám phá chọn lựa và áp dụng các nguyên tắc phù hợp nhất cho bản thân. Nào, hãy bắt tay ngay vào việc học hỏi đầy thú vị này!
Bạn sẽ khám phá ra rằng những người không thành công luôn mắc phải một căn bệnh tinh thần – tạm gọi căn bệnh” tự bào chữa”. Hầu như ai cũng mang trong mình ít nhiều biểu hiện của căn bệnh này. Khi căn bệnh đã trở nên trầm trọng, chắc chắn người đó sẽ không tránh khỏi thất bại.
Căn bệnh tự bào chữa là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lớn giữa một người có khả năng và một người bất lực trong kiểm soát hành động và suy nghĩ của chính mình. Một người cành thành công bao nhiêu, lại càng ít tự biện hộ bấy nhiêu. Còn những người chưa gặt hái được thành quả gì trong hành trang cuộc sống, hoặc không hề có kế hoạch gì cho tương lai thì thường viện dẫn đến rất nhiều lý do để bào chữa cho hiện trạng của mình.
Khi quan sát, tìm hiểu những người dẫn đều trong bất cứ lĩnh vực nào, dù là kinh doanh, giáo dục hay trong quân đội, bạn sẽ thấy: nếu muốn an phận, họ vẫn có thể đưa ra những lời biện bạch nhưng người bình thường vẫn làm, những họ chẳng bao giờ làm như vậy cả.
Quả thực, nếu muốn, Roosevelt có thể viện cớ vào đôi chân tật nguyền của ông, Truman có thể biện bạch ông chưa hề được học đại học; cũng như Kennedy vẫn có thể kêu ca: “Tôi quá trẻ, làm sao làm tổng thống được!”; hay Johnson và Eisenhower có thể vịn vào những cơn đau tim khủng khi*p thường xuyên để từ chối nhận lãnh trọng trách quốc gia.
Cũng giống như bất cứ căn bệnh nào khác, chứng “tự bào chữa” sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách. Thông thường, diễn biến tâm lý của một nạn nhân mắc phải căn bệnh này như sau: “Lẽ ra mình phải làm tốt hơn, phải tìm lý do gì đó mới được, chứ nếu không thì mất mặt lắm. Để xem nào, có thể là do sức khoẻ giảm sút? Do tuổi tác? Do hạn chế về mặt kiến thức? Do ảnh hưởng từ chuyện gia đình? Hay do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục?”.
Khi đã tìm được lý do “hợp lý” để tự bào chữa, anh ta sẽ bám riết lấy nó để biện minh với chính bản thân mình và với những người xung quanh, rằng đó chính là căn nguyên tại sao anh ta không thể thành công. Bạn nên biết một suy nghĩ, dù tích cực hay tiêu cực, cũng sẽ tạo nên một cường lực nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ càng lúc ăn sâu vào tiềm thức.Lúc đầu, có thể người bện hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra cái cớ mình đnag dùng chẳng khác gì một lời nói dối nhưng lâu dần, chính bản thân anh ta cũng bị thuyết phục rằng đó thực sự là nguyên nhân tại sao anh ta không thể thành công.
Chính vì vậy, nếu bạn thực sự quyết tâm và muốn hướng đến thành công thì cần phải bắt tay ngay vào bước thứ nhất – tự tạo ra một loại vắc-xin tiêu diệt tận gốc từng tế bào của căn bệnh nguy hiểm này.
BỐN BIỂU HIỆN CƠ BẢN NHẤT CỦA CĂN BỆNH “ TỰ BÀO CHỮA”
Căn bệnh “tự bào chữa” xuất hiện dưới rất nhiều thể dạng khác nhau , nhưng nguy hiểm nhất chính là việc đổi lỗi cho sức khoẻ, trí tuệ, tuổi tác hoặc sự may rủi để tự biện hộ cho mình. Bây giờ, hãy xem chúng ta có thể bảo vệ mình thoát khỏi những biểu hiện này bằng cách nào.
1. “Nhưng mà sức khoẻ của tôi không được tốt lắm.”Đổi lỗi cho sức khoẻ có rất nhiều mức độ, nhẹ thì: “Tôi thấy không được khoẻ lắm”, hoặc nặng hơn: “Tôi đang
gặp bất ổn ở tim, gan, phổi, não….”.
Cái nguyên cớ “sức khoẻ không tốt” vẫn hàng ngày được sử dụng làm lời bào chữa, mỗi khi ai đó không làm được những gì mình muốn, không dám nhận lãnh những trách nhiệm lớn hơn, không kiếm được nhiều tiền hơn, hay không thể đạt được thành công.
Hàng triệu người trên thế giới hiện đang mắc phải chứng bệnh này, nhưng liệu đây có phải là lý do chính đáng trong đa phần các trường hợp hay không? Bạn có thể nhậ thấy: tất cả những người thành đạt chưa bao giờ dùng sức khoẻ làm cái cớ cho những thất bại của mình.
Hai người bạn của tôi, một nhà vật lý học và một bác sĩ phẫu thuật, đều khẳng định: về mặt thể chất, trên đời này không có ai là hoàn toàn khoẻ mạnh cả. Bất cứ ai cũng mắc phải một thứ bệnh nào đó, dù nhẹ nhất. Chứng bệnh “dựa vào sức khoẻ để bào chữa cho bản thân” này cũng vậy. Không ít người đã bị nó khuất phục, hoặc ít hoặc nhiều. Nhưng những người suy nghĩ tích cực và luôn hướng tới thành công thì không.
Một buổi trưa nọ, sau khi tôi vừa hoàn thành buổi diễn thuyết ở Cleveland, một anh bạn khoảng 30 tuổi xin gặp
riêng tôi vài phút. Sau khi chúc mừng bài thuyết trình rất thành công của tôi, anh buồn bã tâm sự: “E rằng những
ý tưởng của ông chẳng thể giúp được gì cho tôi”.
Rồi anh ta tiếp tục: “Ông biết không, những cơn đau tim cứ liên tục ђàภђ ђạ khiến tôi không thể làm gì được”. Anh bạn trẻ đã đến gặp bốn vị bác sĩ khác nhau nhưng không ai phát hiện ra anh ta có vấn đề gì. Chính vì thế, anh ta muốn xin tôi vài lời khuyên.
Tôi đáp: “Thực ra tôi không có kiến thức gì về tim mạch cả. Nhưng nếu tôi, hay bất cứ một người bình thường nào khác ở vào hoàn cảnh của anh bây giờ thì tôi sẽ làm ngay ba điều. Đầu tiên, tôi sẽ tìm đến một chuyên gia tim mạch giỏi, nhờ ông ấy khám kỹ lưỡng và sẽ nghe theo những chuẩn đoán của ông ấy. Như anh vừa kể, anh đã đi khám những bốn bác sĩ mà không ai chỉ ra được điều gì bất thường ở tim anh cả. Vậy hãy xem như lần thứ năm này là lần kiểm tra cuối cùng. Biết đâu anh đang có một trái tim hoàn toàn khoẻ mạnh thì sao. Còn nếu anh cứ tiếp tục lo lắng, suy nghĩ về nó, rất có thể cuối cùng anh sẽ mắc bệnh tim thật đấy!
Điều thứ hai tôi khuyên anh, đó là tìm đọc cuốn sách: Hãy sống trọn vẹn từng ngày của Tiến sĩ Schindler. Trong cuốn sách đó, Schindler đưa ra nhận định: cứ bốn bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện thì có ba người mắc phải EII (Emotional Induced Illness – chứng bện gây ra do những cảm xúc thái quá). Hãy thử tưởng tượng xem, ba trong số bốn người đó có thể khoẻ mạnh và chẳng phải nằm viện nếu như họ biết cách kiềm chế và kiểm soát cảm xúc. Anh thử đọc cuốn sách đó để biết cách ‘tự điều khiển cảm xúc’ của chính mình.
Và điều cuối cùng, nói thật với anh, bản thân tôi luôn quyết tâm sẽ sống hết mình cho đến hơi thở cuối cùng”. Đây cũng là lời khuyên chân thành nhất mà vài năm trước tôi nhận được từ một người bạn thật sự. Ông bạn của tôi mắc bệnh lao. Từ lúc đó, ông ấy biết cuộc sống của mình sẽ luôn phải gắn với những buổi chữa trị thường xuyên, những quy định nghiêm ngặt về sức khoẻ. Thế nhưng ông ấy không bận tâm, sợ hãi hay lo lắng gì cả. Ông ấy vẫn lạc quan theo đuổi ngành luật, xây dựng một gia đình hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống. Hiện giờ ông ấy đã 78 tuổi. Sau bao năm vất vả trên đường đời, ông ấy đã đúc kết được quan niệm sống cho bản thân mình: “Tôi không bao giờ lo lắng, nghĩ ngợi về chuyện sống hay ૮ɦếƭ. Một khi vẫn còn sống trên cõi đời này, tôi sẽ sống thật sự, sống hết mình. Bất cứ lúc nào tôi lo lắng về phút lâm chung, đó là lúc tôi đang ૮ɦếƭ đấy”
Sau đó, tôi đáp chuyến bay tới Detroit. Trên máy bay, tôi lại được chứng kiến câu chuyện thứ hai, một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi máy bay vừa cất cánh, tôi bỗng nghe tiếng tíc tắc đâu đó. Hơi giật mình, tôi nhìn sang người đàn ông ngồi ghế bên, vì dường như tiếng động phát ra từ phía anh ta. Anh ta mỉm cười thân thiện, bảo: “À, không phải bom đâu. Tiếng tim tôi đập ấy mà”.
Nhận thấy sự ngạc nhiên pha lẫn nét hoài nghi trên gương mật tôi, anh ta chậm rãi kể cho tôi nghe câu chuyện cuộc đời mình. Trước đó ba tuần, anh ta đã trải qua một cuộc phẫu thuật thay van tim nhân tạo. Anh bảo rằng khi những tiếng tích tắc ấy sẽ không còn nữa. Nghe đến đấy, tôi mới hỏi về những dự định tiếp theo của anh ta. Anh vui vẻ trả lời: “À, tôi có nhiều kế hoạch trọng đại lắm. Khi trở về nhà ở Minnesota, tôi sẽ đăng ký vào trường luật. Tôi hy vọng một ngày nào đó mình có thể làm việc cho chính phủ. Các bác sĩ cho biết sau khi nghỉ dưỡng trong vài tháng, tôi sẽ hoàn toàn khoẻ mạnh trở lại và có thể làm việc như bao người bình thường khác”
Còn rất nhiều trường hợp khác nữa mình chứng về chứng bệnh đổ lỗi cho sức khoẻ. Thực ra tôi là một bệnh nhân tiểu đường đã tiêm đến 5.000 mũi insulin. Các bác sĩ khuyến cáo tôi: “Tiểu đường chỉ là một căn bệnh thể chất mà thôi. Tình trạng tinh thần mới gây hậu quả tôi tệ hơn nhiều. Nếu anh lo lắng, hay suy nghĩ tiêu cực, anh sẽ gặp trục trặc nghiêm trọng đấy”. Kể từ khi biết mình có bệnh, tôi thường tiếp xúc và làm quen với rất nhiều bệnh nhân tiểu đường khác. Tôi sẽ kể các bạn nghe hai câu chuyện hoàn toàn trái ngược nhau. Một người luôn suy nghĩ mình sắp ૮ɦếƭ mặc dù bệnh tình của anh ta chưa đến mức đáng lo ngại. Vì sợ bị nhiễm trùng, anh ta tránh xa bất cứ ai có triệu chứng sổ mũi dù chỉ mới hắt hơi sơ sài. Sợ bị kiệt sức, anh ta hầu như chẳng dám động tay động chân làm gì cả. Lúc nào anh cũng lo lắng xem điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Mọi người xung quanh chán ngán vì suốt ngày phải nghe những lời kêu than, phàn nàn. Thực ra căn bệnh của anh ta chẳng phải là tiểu đường, mà chính là chứng bệnh đổ lỗi cho sức khoẻ để biện hộ cho sự lười nhác của mình.
Câu chuyện về bị giám đốc khu vực của một công ty xuất bản tầm cỡ thì trái ngược hoàn toàn. Anh ấy bị tiểu đường nghiêm trọng đến nỗi phải tiêm vào người lượng insulin nhiều gấp 30 lần so với anh bạn ở câu chuyện trên. Nhưng anh ấy chẳng bao giờ nghĩ mình đang ốm, luôn làm việc hết mình và tận hưởng cuộc sống. Một ngày nọ, anh ấy nói với tôi: “Bị bệnh như thế này chắc chắn là rất khó chịu và bất tiện rồi. Nhưng tôi không muốn nắm ì một chỗ để suốt ngày lo lắng. Anh biết không, mỗi lần tiêm, tôi lại thầm cảm ơn và cầu nguyện cho những người đã tìm ra isulin đấy”.
John – một trong những người bạn thân nhất của tôi – hiện đang là giảng viên tại một trường đại học danh tiếng. Năm 1945, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, anh trở về từ Châu Âu và chỉ còn một cánh tay. Thế nhưng John luôn mỉm cười, sẵn sang giúp đỡ người khác, lạc quan không kém bất kỳ người lành lặn nào. Có lần tôi và John nói chuyện rất lâu về tương lai và những trở ngại mà anh ấy sẽ gặp phải trong cuộc sống.
Anh ấy nhún vai, cười: “Mình chỉ mất có một cánh tay thôi mà. Đương nhiên còn hai thì chắc chắn tốt hơn một rồi. Tuy mất đi một cánh tay nhưng tình thần mình không hề nao núng chút nào”.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một tay gôn cừ khôi chỉ có một cánh tay chưa? Vậy mà người bạn của tôi đã làm được điều đó. Một lần, tôi tìm hiểu xem làm cách nào anh ấy đã vượt qau sự mất mát để đạt được nhiều thành tích cao đến mức các tay gôn bình thường khác cũng chỉ mong đánh hay gần bằng anh. Anh chỉ cười và bảo: “À, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm đắt giá: nếu có thái độ tích cực, lạc quan thì chắc chắn tôi có thể đánh bại những đối thủ có đầy đủ hai tay nhưng luôn mang thái độ tiêu cực”.
4 điều bạn có thể làm để vượt qua căn bệnh đổ lỗi cho sức khoẻ
Loại vắc-xin tốt nhất chống lại chứng bệnh này bao gồm bốn điều sau:
1. Hãy tránh nhắc đến sức khoẻ của bạn.Việc nói quá nhiều về một căn bệnh, dù chỉ là cảm lạnh thông thường, sẽ khiến bạn cảm thấy càng tồi tệ hơn. Việc nhắc đi nhắc lại về bệnh tật ốm yếu cũng giống như bón phân cho các hạt mầm “tiêu cực” vậy. Hơn nữa, suốt ngày than vãn về sức khoẻ của mình cũng chẳng phải là một thói quen tốt đẹp. Nó khiến mọi người phát chán vì khi đó bạn giống như một kẻ giả vờ, lúc nào cũng muốn mình là trung tâm của vũ trụ. Những người thành đạt luôn biết cách vượt qua xu hướng thông thường đó: họ chẳng bao giờ phàn nàn về bênh tật của mình. Mọi người chỉ có thể (xin cho phép tôi được nhấn mạnh từ có thể ) cảm thông đôi chút khi ai đó suốt ngày kêu ca về bệnh tật và sự ốm yêu của mình, song họ sẽ không bao giờ tôn trọng, hay hết lòng phục vụ những người như vậy cả!
2. Đừng quá lo lắng về sức khoẻ của mình. Tiến sĩ Walter Alvarez, cố vấn danh dự của Bệnh viện Mayo gần đây viết rằng: “Đối với những người suốt ngày chỉ ru rú trong nỗi sợ hã, lo lắng, tôi đã phải khẩn cầu họ hãy rèn luyện cách kiểm soát bản thân hơn nữa. Ví dụ, một người đàn ông cứ khăng khăng bảo rằng túi mật của mình không ổn. mặc dù tám bản phim chụp X-quang chỉ rõ anh ta hoàn toàn khoẻ mạnh. Tôi đã phải cố thuyết phục anh ta thôi không chụp X-quang nữa. Tôi cũng tưng yêu cầu hàng trăm người khác dừng tất cả các xét ngiệm điện tâm đồ vì thực tế là tim họ hoàn toàn bình thường”.
3. Hãy cảm ơn cuộc sống vì bạn còn được khoẻ mạnh đến bây giờ. Có một câu nói đáng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Tôi đã luôn ca cẩm chỉ vì mình có đôi giày lỗi thời cho đến ngày tôi gặp một người không còn chân để được mang giày”. Bởi thế, thay vì kêu ca thàn phiền “cảm thấy bất ổn”, bạn nên vui sướng, hạnh phúc vì mình vẫn khoẻ mạnh, lành lặn vào lúc này. Điều đó sẽ tốt hơn cho bạn rất nhiều. Liều vắc-xin tốt nhất để tránh những cơn đau, bệnh tật đang giày vò, chính là thái độ lạc quan, sự mãn nguyện và lòng biết ơn vì sức khoẻ mà bạn hiện có.
4. Hãy thường xuyên tự nhắc nhở mình “Thà bị mòn còn hơn bị gỉ”. Cuộc sống là của chính bạn, hãy tận hưởng hết mình. Đừng lãng phí cuộc sống bằng những suy nghĩ vẩn vơ về bệnh tật.
2. “Nhưng phải có trí tuệ thì mới thành công được chứ!”Chứng bệnh đổ lỗi cho trí lức bằng lời than phiền: “Tôi kém thông minh lắm” là rất thường gặp. Bạn có bất ngờ không, nếu biết căn bệnh này phổ biến đến mức 95% những người xung quanh bạn mắc phải, với các cấp độ khác nhau. Khác với nhứng dạng “tự bào chữa” khác, những người mắc bệnh này thường âm thầm chịu đựng. Chẳng mấy ai dễ dàng thừa nhận là mình kém thông minh. Thay vào đó, họ thường cảm nhận nó ở sâu xa bên trong tâm hồn.
Khi nhắc đến năng lực trí tuệ, hầu hết chúng ta thường mắc phải hai sai lầm cơ bản sau:
1. Đánh giá quá thấp trí tuệ của mình.
2. Đánh giá quá cao trí tuệ của người khác.
Chính vì những đánh giá sai lầm như thế mà rất nhiều người gần như xem thường bản thân mình. Họ không thể giải quyết những tình huống khó khăc chỉ vì họ cho rằng mình không đủ trí tuệ để làm được điều đó. Thế nhưng, những người không bận tâm nhiều đến trí thông mình hoặc khả năng tư duy của mình thì luôn hoàn thành tốt công việc.
Thực ra, cách bạn sự dùng trí tuệ khi giải quyết một vấn đề quan trọng hơn nhiều lượng thông minh mà bạn có.
Tiến sĩ Edward Teller, một trong những nhà vật lý lỗi lạc nhất của Hoa Kỳ, khi được hỏi “Liệu một đứa trẻ có nên nỗ lức để trở thành một nhà khoa học không?”, ông đã trả lời: “Để trở thành một nhà khoa học. một đứa bé không cần phải có bộ óc phản xạ nhanh như chớp, không cần một trí nhớ thần kỳ, cũng không cần những điểm số quá cao. Điều duy nhất quan trọng là đứa trẻ đó phải thực sự đam mê khoa học”.
Lòng đam mê, sự nhiệt tình luôn là những là những yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực, kể cả trong khoa học.
Một người dù chỉ số IQ chỉ là 100 nhưng lúc nào cũng mang thái độ tích cực, lạc quan, sẵn sang hợp tác thì chắc chắn sẽ có mức thu nhập khá hơn, được mọi người cảm phục, tôn trọng nhiều hơn, và cũng sẽ thành công hơn người có chỉ số IQ 120 nhưng lại luôn bi quan, tiêu cực và không có ý muốn hợp tác với mọi người xung quanh.
Chỉ cần có đủ niềm đam mê để thực hiện công việc đến nơi đên chốn – dù đó là việc vặt, hoặc một dự án lớn - ắt hẳn sẽ tốt hơn nhiều so với người có thừa trí tuệ nhưng không biết sử dụng vào việc gì. Khi có đam mê là bạn đã nắm được chắc chắn 95% khả năng thành công.
Trước đây, trong bữa tiệc gặp mặt cựu sinh viên do trường đại học cũ tổ chức, tôi đã gặp lại Chuck, một sinh viên giỏi tốt nghiệp loại ưu. Chúng tôi không liên lạc gì với nhau cả chục năm nay. Tôi nhớ lần cuối cùng gặp nhau, anh ấy đã tâm sự về mục tiêu thành lập và điều hành một doanh nghiệp của riêng mình ở phia tây Nebraska.
Trong bữa tiệc hôm đó, tôi đã hỏi thăm Chuck hiện nay anh ấy đang kinh doanh trong lĩnh vực gì.
Anh ấy thật thà thú nhận: “À, thực ra tôi vẫn chưa tự kinh doanh gì cả. Năm trước trước, thậm chí đến tận năm ngoái, tôi không dám kể cho ai về điều mà tôi sắp chia sẻ với anh…Tôi đã dự trù tất cả khó khăn có thể xảy đến, nghiên cứu về những lý do tại sao một doanh nghiệp nhỏ bị phá sản: “Bạn phải có nguồn vốn dồi dào”; “Bạn phải xác định chính xác chu kỳ kinh doanh”; “ Liệu nhu cầu về loại sản phẩm mà bạn sẽ chào bán có cao không?”; “Liệu ngành kinh doanh tại địa phương có ổn định hay không?” Thực ra có đến 1.001 điều bạn phải lưu tâm.
Và điều khiến tôi bận tâm nhất chính là câu chuyện về những người bạn của tôi từ thời trung học. Dù họ không được lanh lợi lắm, thậm chí vài người trong số đó còn chưa từng học đại học nhưng hiện giờ họ lại rất thành công trong công việc kinh doanh của mình. Còn tôi chỉ ì ạch bám theo sau với công việc của một nhân viên kiểm tra cước phái vận chuyển hàng. Giá như ngày xưa tôi được dạy về cách làm thế nào để lãnh đạo một doanh nghiệp nhỏ đi đến thành công, có lẽ giờ đây tôi đã làm được nhiều điều hơn hẳn!”
Rõ ràng Chuck rất thông minh nhưng anh ta đã không biết sử dụng trí thông minh của mình một cách đúng hướng để thành công trong kinh doanh.
Tại sao một số người đặc biệt thông minh nhưng vẫn thất bại?
Bao nhiêu năm nay, tôi chơi khá thân với một người có đầy đủ tố chất của thiên tài, một bộ óc siêu việt, người thuộc Phi Beta Kappa. Mặc dù có trí thông minh bẩm sinh tuyệt đỉnh nhưng anh ấy lại là một trong số người ít thành đạt nhất mà tôi biết. Anh ấy có một công việc tàm tạm ( vì sợ gánh trách nhiệm); chưa từng kết hôn ( vì e ngại trước viễn cảnh của hàng loạt cuộc hôn nhân phải kết thúc tại toà án); chỉ có vài người bạn ( vì mọi người đều phát ngán khi chơi với anh ấy). Anh ấy cũng chẳng bao giờ chịu bỏ tiền đầu tư vào bất cứ một lĩnh vực nào ( vì lo sợ sẽ mất tiền). Thay vì sử dụng bộ óc thiên tài của mình để tìm ra con đường dẫn đến thành công, người đàn ông này lại dùng nó để đưa ra những lập luận chứng minh mọi việc rồi sẽ chẳng đi đến đâu.
Chính vì anh ấy để cho ý nghĩ tiêu cực khống chế bộ não của mình nên rốt cuộc hầu như chẳng làm được gì, chẳng cống hiến được gì cho xã hội. Chỉ cần một chút thay đổi trong thái độ hay trong cách suy nghĩ, anh ấy sẽ làm nên nhiều điều vĩ đại, hữu ích. Anh ấy sở hữu một bộ não có thể đem lại thành công vang dội, nhưng lạo thiếu sức mạnh ý chí.
Tôi xin kể thêm một câu chuyện khác về một người bạn mà tôi quen thân đã khá lâu. Anh ấy được tuyển vào quân đội ngay sau khi nhận được bằng tiến sĩ tại một trường đại học hàng đầu New York. Suốt ba năm trong quân ngũ, anh ấy đã làm được gì? Không trở thành một sĩ quan, cũng chẳng phải mọt chuyên viên huấn luyện nhân sự. Trong ba năm liền anh ấy chỉ lái xe tải. Tại sao? Bởi vì trong đầu anh ấy luông ngập đầy những suy nghĩ ngạo mạn một cách tiêu cực về đồng đội lính tráng( “Mình giỏi hơn họ nhiều”), về các phương pháp rèn luyện của quân đội (“Chúng thật ngớ ngẩn”), về kỷ luật quân ngũ (“Những điểu đó dành cho những kẻ ngờ nghệch, không phải cho mình), để rồi tự đay nghiến bản thân (“Mình thật là ngu ngốc khi không thể tìm được cách thoát khỏi cực hình này”).
Những người như anh ta rồi sẽ chẳng được ai tôn trọng. Tất cả những gì anh ta học được đều trở nên vô ích. Chính thái độ tiêu cực đã vô tình biến anh ta thành một kẻ tầm thường.
Hãy nhớ rằng, để giải quyết vấn đề thì cách bạn sử dụng trí thông minh quan trọng hơn nhiều so với lượng trí thông minh bạn có. Ngay cả một tiến sĩ cũng không phải là ngoại lệ của nguyên tắc cơ bản này.
Vài năm trước tôi trở thành bạn thân của Phil F., giám đốc nghiên cứu tiếp thị của một công ty quảng cáo danh tiếng và anh ấy luôn đảm nhiệm tốt vị trí của mình.
Có phải Phil thành công nhờ cào “một bộ óc siêu việt” không? Hoàn toàn không! Thực ta Phil gần như chẳng biết gì về phương pháp nghiên cứu hay các phép toán thống kê. Anh ấy chưa từng tốt nghiệp đại học(mặc dù tất cả nhân viên dưới quyên anh ấy đều là cử nhân). Phil chẳng bao giờ tỏ ra mình an tường tất cả mọi thứ. Vậy điều gì đã giúp Phil kiếm được trên 30.000 đô-la một năm, trong khi không có một cấp dưới nào của nha ấy đạt đến
10.000 đô-la?
Câu trả lời thật đơn giản: Phil là một “kỹ sư con người”. Anh ấy biết tạo cảm hứng cho mọi người trong công việc, đặc biệt những khi họ rơi vào thất vọng hay chán nản. Phil luôn sống hết mình và biết cách khơi dậy lòng đam mê, nhiệt tình nơi người khác. Anh ấy hiểu những gì khiến mọi người e ngại, và anh ấy thật lòng yêu quý họ.
So với một người có chỉ số IQ cao hơn, Phil đáng giá gấp nhiều lần, không phải vì trí tuệ mà vì anh ấy đã biết sử dụng tư duy như thế nào.
Theo thống kê, tại Mỹ cứ 100 người học đại học thì không đến 50 người tốt nghiệp. Tôi rất tò mò về thực trạng này nên đã đến hỏi trưởng ban tuyển sinh của một trường đại học lớn.
Ông ấy giải thích: “Không phải vì họ kém thông minh. Nếu họ thiếu khả năng tư duy, chúng tôi đã không nhân họ vào ngay từ đầu. Cũng không phải vấn đề học phí, vì mọi người đều trang trải được cho việc học của mình. Vấn đề nằm ở thái độ. Chắc ông sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều bạn trẻ bỏ học chỉ vì không thích thầy giáo, không thích các môn phải học, hay không thích bạn bè cùng lớp”.
Nếp nghĩ tiêu cực chính là lý do làm cho cách cửa dẫn đến những vị trí quản lý, điều hành cấp cao lại đóng chặt trước không ít các nhân viên trẻ. Không phải khả năng tư duy mà chính thái độ cáu kỉnh, tiêu cực, coi thường người khác đã níu chân họ lại. Như một chuyên viên cấp cao, thâm niên đã tâm sự với tôi: “Rất ít khi chúng tôi từ chối một người trẻ tuổi chỉ vì anh ta thiếu năng lực, mà thường do thái dộ thiếu tích cực của anh ta”.
Tôi đã từng nán lại một công ty bảo hiểm để tìm hiểu vì sao 25% số nhân viên đứng đầu lại bán được 75% tổng khối lượng bảo hiểm, trong khi 25% số nhân viên kém nhât chỉ đóng góp 5% mà thôi.
Để tìm ra câu trả lời, người ta đã rất trân trọng kiểm tra hàng ngàn hồ sơ các nhân và phát hiện ra rằng: giữa những người này không hề có sự khác biệt quá lớn nào về trí lực về bẩm sinh cả. Mặt khác, sự cách biệt về giáo dục cũng không giải thích tại sao họ có khả năng bán hàng khác nhau. Cuối cùng, người ta khám phá ra sự khác biệt lớn nhất giữa một người thành công và một người thất bại nằm ở thái độ, khả năng kiểm soát và điểu khiển suy nghĩ của bản thân. Những người giỏi nhất thường nhiệt tình, yêu quý mọi người xung quanh, và không phải lo lắng đến mức ám ảnh.
Thực ra, tính cách bẩm sinh mà chúng ta được nhận từ lúc sinh ra, chúng ta khó lòng hoán đổi hoàn toàn, song chúng ra vẫn có thể tạo ra sự thay đổi trong cách sự dủng tri thức.
Tri thức sẽ trở thành sức mạnh, nếu chúng ta sử dụng chúng một cách hợp lý. Chứng bệnh “đổ lỗi cho trí lực” thường đi liền với một số suy nghĩ sai lầm về tri thức. Chúng ta thường nghe mọi người nói tri thức là sức mạnh. Nhưng nhận định này chỉ đúng một phần, và chỉ dùng ở mức tiềm năng. Tri thức chỉ trở thành sức mạnh thực sự khi được sử dụng đúng cách, đúng mục đích.
Khi được hỏi “Một dặm tương đương với bao nhiêu bộ?”, nhà bác học Einstein đã trả lời: “Tôi không biết. Tại sao tôi phải nhồi vào đầu mình những con số mà tôi có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ một cuốn sách tham khảo phổ thông nào!”.
Einstein quả thực đã dạy chúng ta một bài học đáng giá. Ông luôn tim rằng mọi việc sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta sử dụng trí óc để suy nghĩ, chứ không phải để làm nhà kho chứ những sự thật hiển nhiên.
Henry Ford đã từng một lần kiện báo Chicago Tribune vì tội phỉ bang khi họ gọi ông là kẻ ngu dốt. Ford bảo họ: “Các ông hãy chứng minh xem!”. Để đáp trả, tờ báo yêu cầu Ford trả lời vài câu hỏi đơn giản như: “Benedict Arnold là ai?”; “Cuộc chiến tranh Nam – Bắc diễn ra khi nào?” và một vài câu khác nữa. Vì không được đi học từ nhỏ nên hầu như Ford chẳng trả lời được câu nào.
Cuối cùng, Ford tuyên bố: “Tôi không thể trả lời được, nhưng chỉ cần 5 phút thôi, tôi sẽ tìm ra một người có thể trả lời tất cả”.
Henry Ford chưa từng quan tâm đến những thông tin đó. Nhưng ông biết những điều mà một giám đốc điều hành cấp cao cần phải biết: đó là khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin quan trọng hơn nhiều, so với việc sử dụng bộ óc như một nhà kho để lưu trữ tất cả mọi thứ.
Một người chứa đầy trong đầu những kiến thức sách vở, thực sự họ đáng giá bao nhiêu?
Vài ngày trước đây, tôi đã có một buổi tối thú vị bên một người bạn. Anh ấy hiện đang là giám đốc một doanh nghiệp sản xuất, tuy mới thành lập nhưng tốc độ phát triển rất nhanh và gặt hái được nhiều thành công. Trong lúc nói chuyện, chúng tôi tình cờ chuyển ti-vi sang một trong những game show truyền hình được ưa thích nhất. Người chơi trong chương trình hôm đó trả lời được rất nhiều câu hỏi ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng phần lớn chúng đều chẳng có ý nghĩa gì cả.
Sau khi anh ta trả lời xong một câu hỏi vớ vẩn gì đó về một ngọn núi ở Argentina, người bạn tôi hỏi: “Anh nghĩ tôi sẽ trả cho anh chàng này bao nhiêu, nếu anh ta làm việc cho tôi?”
Tôi tò mò: “Bao nhiêu?”
“Ừm. Tôi sẽ trả đúng 300 đô-la, không hơn không kém một xu! Không phải 300 đô-la một tuần hay một tháng đâu, mà là một đời! Chắc anh ngạc nhiên lăm nhưng thực ra tôi đã tính ký rồi. Vị “chuyên gia” này của chúng ta không biết cách tư duy. Khả năng của anh ta chỉ là thu nhập là lưu trữ kiến thức trong bộ não của mình mà thôi. Thực chất, anh ta chẳng khác gì một cuốn bách khoa toàn thư “sống”. Với 300 đô-la, tôi hoàn toàn mua được một cuốn bách khoa toàn thư tốt. Có lẽ 300 đô-la cũng…. Còn quá cao, bởi thực tế là chúng ta có thể tra cứu đến 99% những điều anh chàng này biết trên google.com hầu như hoàn toàn miễn phí.
Anh nói tiếp: “Tôi muốn các cộng sự của mình phải là những người biết cách giải quyết vấn đề, biết sáng tạo và tìm ra những ý tưởng mới. Họ phải biết ước mơ, sau đó biến ước mơ thành hành động cụ thể. Chỉ một người biết tư duy mới có thể cùng tôi kiếm tiền, còn một người chỉ biết đọc và lưu trữ mọi thức trong đầu thì thực dự chẳng thể làm nên trò trống gì”
Ba cách chữa trị căn bệnh “đổ lỗi cho trí lực”
Dưới đây là ba cách khá đơn giản giúp chữa trị hoàn toàn chứng bệnh này:1. Đừng bao giờ đánh giá thấp trí tuệ của mình, và cũng đừng bao giờ đánh giá quá cao trí thông minh của người khác. Hãy nhớ là không bao giờ được hạ thấp bản thân. Hãy quan tâm đến những gì bạn có, khám phá những khả năng còn tiềm ẩn trong con người bạn. Hãy nhớ rằng trí thông minh của bạn nhiều ít không quan trọng bằng việc bạn sử dụng nó như thế nào. Hãy sử dụng trí tuệ của mình một cách có ích, thay vì chỉ mãi lo lắng xem mình có thông minh hay không.
2. Mỗi ngày hãy tự nhắc nhở: “Thái độ mà bạn thể hiện quan trong hơn nhiều so với trí thông minh bạn có”. Dù trong công việc hay cuộc sống hay cuộc sống thường ngày, hãy luôn suy nghĩ tích cực. Hãy cố gắng tìm ra những lý do để chứng minh bạn có thể làm được việc, thay vì bạn không thể. Hãy luôn giữ vững và phát huy tinh thần: “Tôi sẽ chiến thắng”, sử dụng trí thông minh của mình một cách hữu ích, sáng tạo để tìm ra con đường đi tới thành công, đừng để nó dẫn bạn đến thất bại.
3. Hãy nhớ rằng khả năng tư duy đáng giá hơn rất nhiều khả năng thu nhập và lưu trữ kiến thức. Hãy sử dụng bộ não tư duy và phát triển những ý tưởng sáng tạo, để tìm ra con đường mới hơn, hợp lý hơn – bất luận bạn đang làm việc gì. Hãy luôn tự hỏi bản thân: “Ta đang sử dụng trí tuệ của mình để làm nên lịch sử, hay chỉ đơn giản là đang sử dụng nó để ghi lại lịch sử do những người khác lập nên?”
3.“Ôi, chẳng ích lợi gì đâu, tôi đã già quá rồi
(hay “Tôi còn quá trẻ”).”
“Đổ lỗi cho tuổi tác” là một chứng bệnh khiến bạn cảm thấy tuổi tác của mình không phù hợp để làm bất cứ việc gì, bạn e ngại phải chuốc lấy thất bại. Căn bệnh này thường có hai loại rất dễ nhận biết: hoặc “Tôi đã già quá rồi”, hoặc “Tôi còn quá trẻ”.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe hàng trăm người ở những độ tuổi khác nhau biện minh cho sự kém cói của mình như thế.
Thật đáng ngạc nhiên khi nhận ra hầu như chẳng có mấy người thấy mình “đúng độ tuổi” để làm một việc gì đó. Cũng thật đáng tiếc, cái cớ này đã khiến hàng trăm hàng nghìn người để vuột mất những cơ hội quý giá. Khi cơ hội đến, họ cứ đinh ninh quá già hay quá trẻ nên không dám năm lấy, thậm chí họ chẳng thèm bận tâm đến việc thử bắt tat một lần xem sao.
Suy nghĩ “Tôi già quá rồi” là dạng phổ biến nhất của căn bệnh “đổ lỗi cho tuổi tác”. Căn bệnh này lan truyền theo những con đường tinh vi, rất khó nhận biết. Gần đấy, một chương trình ti-vi đưa tin về một nhà quản lý cấp cao bị mất việc sau khi công ty cuat ông ấy sáp nhập với một công ty khác. Ông ấy liên tục tìm việc suốt mấy tháng trời, nhưng không nơi nào nhận ông vào làm cả. Cuối cùng, sua khi đã quá chán nản và mệt mỏi, ông tự nhủ: “Thôi, đã đến tuổi này thì mình nghỉ ngơi cũng được rồi”.
Các vở kịch và bài báo viết về chủ đề: “Tại sao bạn lại thất bại ở tuổi 40?” rất được ưa thích, bởi vì chủ đề đó rất hấp dẫn đối với những tâm hồn đang lo lắng kiếm tìm một lời bào chưa cho bản thân mình.
Kiểm soát căn bệnh “đổi lỗi cho tuổi tác”?
Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vài năm trước, khi đang tiến hành một chương trình đào tạo bán hàng, tôi đã tìm ra phương thuốc hữu hiệu không những chữa khỉ mà còn có tác dụng ngăn ngừa, giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.
Trong số người tham gia chương trình đào tạo, có một học viên tên là Cecil. Năm đó Cecil 40 tuổi. Anh ta mong muốn thay đổi và hoàn thiện mình hơn để có thể trở thành đại diện của một công ty sản xuất, nhưng anh lịa nơm nớp mình có phần lớn tuổi. Một lần Cecil bảo với tôi: “Mãi đến giờ, tôi vẫn chưa làm được điều gì hay ho cả, có lẽ phải bắt đầu mọi thứ tù con số 0. Nhưng tôi đã 40 rồi, tôi đào đâu ra thời gian để bắt đầu lại mọi việc”.
Trong những lần trò chuyện với Cecil về tuổi tác, tôi luôn nhắc nhở anh ấy: “Anh sẽ già, nếu như lúc nào anh cũng nghĩ mình đã già!”. Nhưng lời khuyến cáo ấy hầu như chẳng mang lại kết quả gì. (Bất cứ lúc nào khi nghe như vậy, người ta cũng sẽ đáp lại: “Tôi thực sự cảm thấy mình già rồi”).
Cuối cùng, tôi tìm ra một cách, thử đem áp dụng với Cecil. Một hôm, sau buổi đào tạo, tôi đến gần anh và hỏi:
“Cecil này, theo anh, thời gian làm việc hiệu quả nhất của một đời người là khi nào?”
Cecil im lặng suy nghĩ rồi trả lời: “Tôi đoán là khi anh ta ở vào độ tuổi 20”
“Tốt. Thế theo anh, khi nào thì người ta không thể tiếp tục làm việc tốt được nữa?”
Anh ấy trả lời: “Nếu luôn khoẻ mạnh, chí thú với công việc, người ta có thể làm việc tốt đến năm 70 tuổi hoặc hơn thế nữa”.
Tôi tiếp lời: “Hãy cứ xem những điều anh vừa nói là đúng. Như vậy thời gian một người có thể làm việc tốt là khoảng 50 năm – một nửa thế kỷ đúng không? Cecil này, bây giờ anh 40 tuổi. Vậy anh đã sử dụng hết bao nhiêu năm làm việc hiệu quả trong đời mình rồi?”
Cecil đáp: “Hai mươi.”
“Vậy anh còn bao nhiêu năm nữa?” “Ba mươi.”
“Đúng vậy, Cecil ạ. Nói cách khác, anh còn chưa tận dụng hết một nửa khoảng thời gian mà anh có thể làm việc
tốt cơ mà, anh chỉ mới dùng hết 40% thôi.”
Giờ đây, Cecil hiểu rằng không phải tuổi tác, mà chính thái độ tiêu cực về tuổi tác mới là trở ngại lớn trên con
đường đi đến thành công của anh.
Hãy tự cứu mình ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực vè tuổi tác, rồi bạn sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội tốt mà từ trước đến nay bạn vẫn cho là không thể. Hàng chục năm qua, một người họ hàng của tôi từng trải qua nhiều công việc khác nhau – bán hàng, tự kinh doanh, làm việc trong ngân hàng, nhưng anh ấy vẫn chưa tìm ra công việc mà mình đam mê nhất. Cuối cùng, anh ấy kết luận: có một điều anh ấy muốn làm hơn bất cứ việc gì khác, đó là trở thành một chính khách. Nhưng khi nghĩ đến điều đó, anh e ngại mình đã già. Ở tuổi 45, anh còn phải chịu trách nhiệm với ba đứa con, trong khi vẫn chưa dành dụm được tiền bạc.
Thật đáng mừng, anh ấy hạ quyết tâm: “45 tuổi hơn hơn nữa chẳng phải là vấn đề với mình. Mình sẽ trở thành thống đốc”.
Dù chẳng có gì ngoài niềm tin mạnh mẽ, 5 năm sau, anh ấy được bổ nhiệm làm Thống đốc bang Illinois. Từ đó,
cùng với các cộng sự của mình, anh đã hoàn thành vai trò thống đốc một cách hoàn hảo.
Sau đó, tôi có dịp nói chuyện với người đàn ông này. Anh ấy bảo: “Anh biết không, nếu 5 năm trước, lúc 45 tuổi, tôi không đưa ra quyết định đứng đắn ấy thì có lẽ suốt phần đời còn lại, tôi chỉ biết nhìn thời gian trôi qua, sống một cuộc đời buồn bã, chán chường mà thôi. Bây giờ tôi cảm thấy khở khoắn, tràn đầy sinh lực và nhiệt tình hệt như lúc còn đôi mươi vậy”.
Quả thật trông anh ấy trẻ hơn tuổi rât nhiều. Khi bạn đã xua tan được những lo lắng tuổi già, một cách tự nhiên, bạn sẽ cảm nhận trong mình sức trẻ và niềm lạc quan vô tận. Đánh bại được nỗi sợ hải tuổi già, nghĩa là bạn đã tự tăng thêm tuổi đời cũng như thành công như mình.
Một đồng nghiệp cũ của tôi ở trường đại học, Bill, cũng là một mình chứng thú vị về khả năng đẩy lùi hoàn toàn chứng bệnh “đổ lỗi cho tuổi tác”. Bill tốt nghiệp Đại học Harvard vào những năm 1920. Sau 24 năm miệt mài với công việc môi giới chứng khoán nhưng không dành dụm được bao nhiêu, anh chợt nhận ra mình muốn trở thành một giáo sư đại học. Bạn bè khuyến cáo anh sẽ phải trải qua những chương trình học tập, không khéo anh sẽ kiệt sức. Nhưng Bill quyết tâm đạt được mục tiêu, anh ghi danh vào Đại học Illinois khi 51 tuổi. Bôn năm sau, anh tốt nghiệp. Hiện nay Bill là Trưởng khoa Kinh tế học của một trường đại học khoa học xã hội và nhân văn danh tiếng. Anh ấy rất hạnh phúc. Bill thường cười nói: “Tôi vẫn còn 1/3 số năm sung sức nữa cơ đấy!”.
Luông nghĩ mình già là một căn bệnh dẫn đến thất bại. Hãy đánh bại nó, đừng để nó cản đường bạn đến với thành công.
Vậy, khi nào một người được xem là quá trẻ?
Suy nghĩ “Tôi còn quá trẻ” cũng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Khoảng một năm trước đây, anh bạn Jerry 23 tuổi đến tìm tôi xin lời khuyên về một vấn đề đang khiến cậu bận lòng. Cậu ấy là một chàng trai tốt và tài giỏi. Trước đó Jerry từng là lính dù, sau khi xuất ngũ, cậu thi đậu vào trường đại học. Trong lúc học, Jerry vẫn kiếm tiền nuôi vợ con mình với công việc của một nhân viên bán hàng cho một công ty kho bãi và vận chuyển lớn. Cậu tỏ ra xuất xắc cả trong công việc lẫn trong học tập tại trường.
Nhưng ngày hôm đó Jerry đến gặp tôi với tâm trạng lo lắng. Cậu ấy nói: “Thưa Tiến sĩ Schwartz, tôi đang gặp một vấn đề khó nghĩ. Hiện công ty đang đề nghị bổ nhiệm tôi vào vị trí giám đốc bán hàng. Nếu chấp nhận, tôi sẽ có tám nhân viên dưới quyền”.
Tôi hồ hởi: “Chúc mừng cậu,thật là một tin tốt lành. Nhưng sao trông cậu lại có vẻ lo lắng thế?”
Cậu ấy trả lời: “Đúng vậy, vì tám người dưới quyền quản lý đều lớn tuổi hơn tôi. Người già nhất hơn tôi những
21 tuổi, còn người trẻ nất cũng hơn tôi 7 tuổi, ông nghĩ tôi có nên nhận vị trí đó không? Liệu tôi có làm nổi
không?”
“Jerry này, khi tổng giám đốc công ty có ý định bổ nhiệm cậu vào vị trí này, chắc chắn ông ấy đã tin cậu có đủ năng lực. Nếu không, ông ấy đã chọn người khác. Hãy luôn ghi nhớ ba điều, rồi mọi thứ sẽ ổn cả thôi.
Điều thứ nhất, đừng bận tâm đến tuổi tác. Trên đồng ruộng, một chú bé sẽ trở thành một người đàn ông, nếu chứng minh được là mình có khả năng đảm đương những việc mà những người đàn ông trưởng thành thường làm. Tuổi tác lúc đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Điều nay cũng đúng với cậu. Chỉ cần cậu chứng minh mình đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ giám đốc bán hàng thì cậu đã đủ tuổi để làm việc đó rồi.
Điều thứ hai, đừng lạm dụng quyền hành. Hãy luôn tôn trọng các nhân viên thuộc cấp, hãy lắng nghe họ. Hãy khiến họ cảm thấy đang làm việc trong một tập thể ăn ý, chứ không phải làm việc cho một kẻ độc tài. Nếu làm được như thế, họ sẽ hợp tác tốt với cậu thay vì toan tính chống lại cậu.
Điều thứ ba,hãy tập làm quen với đội ngũ nhân viên dưới quyền lớn tuổi hơn mình. Không ít nhà lãnh đạo ở
nhiều lĩnh vực khác nhau thường trẻ hơn những người mà họ đang quản lý. Vì thế hãy quen với việc đó, Jerry ạ.
Và hãy nhớ rằng, tuổi tác không phải là trở ngại, trừ phi cậu chấp nhận cho nó cản bước mình.”
Hiện nay mọi chuyenj với Jerry đang diễn ra tốt đẹp. Cậu ấy thích ngành kinh doanh vận tải và đang có kế
hoạch thành lập công ty riêng trong vài năm tới.
Sự ít tuổi chỉ biến thành trở ngại khi nào người trẻ tự ràng buộc mình vào mặc cảm như thế. Bạn thường nghe đến những công việc đòi hỏi sự trưởng thành nhất định, như môi giới chứng khoán hay bán bảo hiểm. Thật vô lý nếu lòng tin của một nhà đầu tư lịa đặt cược vào tuổi tác: bạn buộc phải còn trẻ hay đạt đến một độ tuổi nhất định. Điều quan trọng nằm ở chỗ bạn nắm rõ về công việc của mình đến mức nào. Nếu bạn đã nắm rõ công việc và hiểu rõ những người xung quanh, bạn hoàn toàn đủ trưởng thành, chin chắn, đủ kinh nghiệm để đảm nhiệm việc đó.
Rất nhiều người trẻ tuổi cảm thấy họ bị ghìm lại chỉ vì họ còn ít tuổi. Hiện nay, có một thực tế là trong các công ty vẫn còn những người lười biếng và không đáng tin cậy, họ cản trở con đường phía trước của bạn bằng cách vin vào lý do tuổi tác hoặc một vài lý do vào đó.
Tuy nhiên, những người thực sự quan tâm đến sự phát triển của công ty sẽ không làm như vậy. Họ sẽ giao cho bạn những công việc phù hợp nhất. Hãy thể hiện cho mọi người biết bạn đủ khả năng, lạc quan, tích cực, và khi đó sự năng động trẻ trung của bạn sẽ trở thành một lợi thế.
Nói tóm lại, phương thuốc để chữa trị bệnh “đổ lỗi cho tuổi tác” là:
1. Hãy nhìn nhận vấn đề tuổi tác một cách tích cực. Hãy luôn nghĩ “Tôi vẫn còn trẻ” chứ không phải “Tôi đã già rồi”. Hãy luôn phóng tầm mắt tới những chân trời mới, tăng thêm sự nhiệt tình cũng như sức trẻ cho chính mình.
2. Hãy thử tính xem bạn còn bao nhiêu thời gian để làm việc hiệu quả. Hãy nhớ rằng một người 30 tuổi vẫn còn 80% thời gian làm việc hiệu quả ở phía trước. Và một người 50 tuổi vẫn còn đến 40% và cũng là khoảng thời gian sung sức nhất trong cuộc đời. Cuộc sống thực ra dài hơn mọi người thường nghĩ nhiều.
3. Hãy dành thời gian sắp tới làm những gì bạn thực sự mong muốn. Mọi thứ sẽ chỉ là quá muộn, nếu như bạn cứ đắm mình vào dòng suy nghĩ bi quan “tôi chậm mất rồi”. Hãy ngừng ngay suy nghĩ: “Lẽ ra tôi nên bắt đầu từ mười năm trước”. Đó là suy nghĩ của những kẻ thất bại. Thay vào đó, hãy lạc quan nghĩ rằng “Tôi sẽ bắt đầu ngay bây giờ, còn rất nhiều thời gian ở phía trước”. Đó mới là cách suy nghĩ của những người thành đạt.
4. “Trường hợp của tôi khác lắm . Tôi toàn gặp những chuyện kém may mắn thôi.”
Gần đây tôi có nghe một kỹ sư công chánh bàn luận về vấn đề an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc. Anh ấy cho biết mỗi năm có đến 40.000 người tử vong vì tai nạn. Điểm quan trọng nhất, mà anh ấy muốn làm rõ trong bài nói chuyện, là thực ra không hề có điều được gọi “tai nạn”. Cái mà chúng ta quen gọi “tai nạn giao thông” chỉ là thất bại của con người, hoặc của máy móc, hoặc cả hai mà thôi.
Những gì vị chuyên viên này nêu ra đã chứng minh cho một điều mà các nhà thông thái ở mọi thời đại thường nói: Mọi thứ đều có nguyên do của nó. Không có gì xảy ra mà không có nguyên nhân cả. Do đó, những việc liên quan đến con người cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.
Hầu như mỗi ngày trôi qua, ít nhất một lần bạn nghe thấy ai đó kêu ca về sự kém may mắn của mình. Cũng hiếm có ngày nào bạn không nghe thấy ai đó khăng khăng cho rằng thành công của một người nào đó chỉ dựa vào may mắn.
Tôi xin nêu ra vài ví dụ minh chứng về cách con người đầu hàng căn bệnh “đổ lỗi cho vận may” này như thế nào.Vài ngày trước, tôi được ba uỷ viên ban quản trị trẻ tuổi mời đi ăn trưa. Chủ đề của cuộc nói chuyện hôm đó là George C, một anh bạn trong nhóm vừa mới được thăng chức lên vị trí cao hơn.
Trước câu hỏi “Vì sao George lại được bổ nhiệm vào vị trí đó?”, ba người nó đã đưa ra hàng loạt lý do, nào là may mắn, nào là nhờ thân thế do vợ anh ta bợ đỡ cấp trên của anh ta…Họ đã lôi tất cả mọi thứ có thể nghĩ ra để làm lý do, ngoại trừ sự thật.
Sự thật đó rất đơn giản: George là người xứng đáng hơn cả. Anh ấy luôn chăm chỉ, hoàn thành tốt các công việc được giao với hiệu quả cao hơn hẳn so với những người khác.
Tôi biết các vị lãnh đạo của công ty đã dành khá nhiều thời gian để cân nhắc xem ai trong số bốn người là thích hợp nhất cho vị trí đó. Ba người bạn đang vỡ mộng của tôi lẽ ra nên hiểu rằng, các vị lãnh đạo cấp cao không bao giờ chọn vị trí quản lý quan trọng bằng cách rút thăm may mắn.
Lần khác, tôi có dịp nói chuyện về sự nghiêm trọng của căn bệnh “đổ lỗi vận may” với người quản lý bán hàng của một công ty sản xuất dụng cụ và máy móc. Anh ấy tỏ ra rất hào hứng với chủ đề này và kể cho tôi nghe về những kinh nghiệm của bản thân. “Tôi chưa từng nghe đến khái niệm về căn bệnh này, nhưng đó thực sự là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà nững người quản lý bán hàng phải đối mặt. Vừa mới hôm qua thôi, ở công ty tôi xảy ra một việc có thể là minh chứng tuyệt vời cho những điều ông đang nói. Vào khoảng 4 giờ chiều, John
– một trong những nhân viên bán hàng của chúng tôi – đem về một đơn đặt hàng dụng cụ máy móc trị giá
112.000 đô-la. Lúc đó trong văn phòng còn có một nhân viên bán hàng khác. Doanh số bán hàng của anh này luôn thấp. Nghe thấy John thông bái tin vui, anh ta không giấu được sự ganh tị khi mở lời chúc mừng miễn cưỡng: “Chúc mừng John, anh lại gặp may nữa rồi”.
Vậy đó, anh chàng nhân viên kém cỏi này không chịu thừa nhận một sự thật là chẳng có mối liên quan nào giữa sự may mắn và đơn đặt hàng lớn mà John đã giành được cả. John đã phải kiên trì “đặt quan hệ” với khách hàng ròng rã vài thàng trước đó, đã phải thức trằng nhiều đêm liền để tìm ra những lập luận về mặt tài chính, thậm chí còn nhờ các kỹ sư lắp ráp thiết bị sơ bộ để thuyết phục khách hàng về mặt lợi ích kỹ thuật. John không hề gặp may, chính việc lên kế hoạch chu đáo và triển khai kế hoạch một cách bền bỉ mới là may mắn.
Hãy giả định người ta dùng may mắn để cải tổ hãng General Motors. Nếu may mắn là nhân tố quyết định ai làm gì, lở vị trí nào thì tất cả các doanh nghiệp Mỹ sẽ phá sản. Nếu General Motors được cải tổ hoàn toàn dựa trên cơ sở may mắn, khi đó, nếu muốn tìm chọn ban quản trị của công ty, người ta cứ việc ghi họ tên của tất cả nhân viên vào trong một cái thùng để bốc thăm! Cái tên đầu tiên được lấy ra sẽ là chủ tịch hội đồng quản trị, và cứ tiếp tục như thế cho đên những chức danh thấp nhất trong công ty.
Nghe có vẻ ngớ ngẩn phải không nào? Vâng. Đó thường gọi là cách giải thích mọi thứ bằng sự may mắn.
Bạn có thể chế ngự căn bệnh “đổ lỗi vận may” bằng hai cách sau:
1. Chấp nhận quy luật nhân quả. Hãy suy xét kỹ lưỡng về sự may mắn mà bạn cho rằng ai đó đang có được,
bạn sẽ nhận ra họ thành đạt vì họ có sự chuẩn bị, biết lên kế hoạch và có quyết tâm hướng tới thành công. Đồng thời, hãy nhìn lại sự kém may mắn mà ai đó đang gặp phải. Hãy quan sát và phân tích cặn kẽ để nhận ra những nguyên nhân rõ ràng dẫn đến hậu quả. Những người thành công học được nhiều điều từ sự thất bại. Trái lại, những kẻ tầm thường chẳng biết rút ra cho mình một kinh nghiệm gì ngoài sự đổi lỗi.
2. Đừng trở thành một người chỉ biết mơ mộng. Đừng để mỗi ngày trôi qua vô ích chỉ để mơ mộng về một con đường thành công mà không cần nỗ lức. Chúng ta không thể thành công chỉ dựa vào may mắn. Thành công đến từ thái độ làm việc chăm chỉ và khả năng áp dụng những nguyên tắc một cách kiên trì. Đừng mong chờ may mắn sẽ giúp bạn thăng tiến, đưa bạn đến vinh quang hay có được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc hoàn thiện và phát triển bản thân mình để trở thành người chiến thắng.