79.Ngày … tháng … năm….Tôi trở lại nhà lão Phúc vừa lúc họ chuẩn bị xong bữa tối, bàn Domino đã ngừng chơi. Đã hơn 4 tháng tôi ko gặp An, trông cô ấy vẫn như ngày nào, có phần đằm thắm hơn. Tôi bước nhanh tới cạnh chỗ An, đang cho nước dùn vào bát 乃ún ốc – “Chào cậu, vẫn còn nhớ tớ đấy chứ?”
An giật mình quay ra, rồi thúc tôi 1 cái vào hông – “Ôi, cậu này là ai thế các bác? Chả nhẽ lại là Bằng? Cậu ấy đâu có đen lùi lùi như vậy!”
Cả nhóm cùng cười và tôi cũng thế.
Dường như Bằng rất hiếm khi cười tươi và vui vẻ như lúc này, đặc biệt là ở Sài Gòn. Tôi có thể hiểu nụ cười đó, thậm chí tôi cảm nhận luôn cái hạnh phúc mà anh đang tận hưởng khi được trở về cùng bạn bè, quê hương, những điều đã gắn bó với anh như máu xương.
Họ tiếp tôi rất tử tế, đúng kiểu đãi khách – trà, bánh và hỏi thăm bài bản. Bằng luôn ở bên cạnh tôi, đôi lúc anh chỉ đi lấy trái táo, con dao, đôi đũa… rồi cũng trở về ngồi kế tôi. Cô gái hôm nọ tên An, lần này có vẻ bớt xa cách hơn, ánh mắt cô ấy thờ ơ, nửa nhiệt tình, nửa xao lãng với tôi. Tuy nhiên sự có mặt của cô ấy vẫn khiến tôi bất ổn, 1 linh cảm nào đó ko rõ ràng.
Món 乃ún ốc. Cơn ác mộng của tôi.
Thấy Thục ngồi nhìn bát 乃ún trên bàn của mình mà ngao ngán, tôi mới nhớ là cô ấy ko ăn được bất cứ thứ gì liên quan đến dòng họ nghêu sò. Khổ nỗi họ chỉ nấu độc 1 món. Thế là tôi đứng dậy.
“Đi đâu thế?” – Anh Khoa hỏi, tôi bước ra khỏi ghế - “Em mua cho Thục thứ khác, cô ấy ko ăn được món này.”
“Anh ngồi xúông đi…” – Thục kéo vạt áo tôi – “Em ăn được…” – rồi cố cầm đũa xúc vào bát.
“Em sẽ nôn cả ra cho mà xem.” – Tôi gỡ đôi đũa trong tay cô ấy bỏ xuống, và quay sang bàn ăn – “Tớ chỉ xuống dưới chốt lát, mọi người cứ ăn trước đi vậy.”
Thật là rộn chuyện giữa lúc bữa tối như thế này, tôi ko hề muốn. Tôi cũng ko đói nên thôi thì cố nuốt vài đũa, miễn ko ᴆụng tới ốc là được mà. Nhưng Bằng cứ nhanh chân đi ra cửa, tôi định gọi anh thì An lên tiếng trước.
“Ko cần đâu, cậu ngồi đi. Tớ rán cái trứng ốp la cho Thục ăn cùng sandwich nhé!”
Nói rồi cô ấy xô ghế, đứng lên bước xuống bếp. Chị Huệ vợ anh Phúc cũng theo sau, tôi ko còn cách nào khác là cũng đi vào bếp, còn Bằng thì đã chịu quay lại ngồi ở ghế.
“Thục lên đi, chỉ có quả trứng thôi mà” – An đẩy tôi ra, rồi cũng đẩy cả chị Huệ – “Cả chị nữa, để em 1 mình được rồi.”
“Cái cô này..” – Chị Huệ mắng An – “Em tự nhiên như người Hà Nội ấy. Nhà chị cơ mà!”
Tôi bỗng trở thành con manơcanh thừa thãi ở đó, dù chị Huệ cũng ân cần khuyên tôi đừng bận lòng, hãy trở lên chỗ bàn ăn đi.
“Thế thì cô cậu chõi nhau quá nhỉ?” – Lão Phúc nhận xét – “Mày thích món này trong khi cô nàng thì chả ăn được.”
Tôi ko để tâm lời lão, ngóng xuống bếp chờ Thục lên. Đúng là tôi thích món này nhưng từ hồi biết nàng ko thích Nghêu sò ốc hến, tôi cũng tập quên nó đi.
“Rắc rối, rắc rối” – Thức tặc lưỡi, ra chiều ông cụ non – “Người Bắc kẻ Nam, hòa hợp hơi bị nan giải đấy! Ai bảo chọn vợ Sài Thành…”
Tôi cốc đầu Thức và vội bảo nó im đi khi thoáng thấy Thục bước lên từ sau bếp. Thức liền đổi hướng câu chuyện ngay tức thì.
“Món 乃ún này sao nhìn ko giống ảnh trên mạng nhỉ?” – Cậu thanh niên tên Thức, người chơi kèn trong ban nhạc nói khi tôi vừa ngồi xuống ghế.
“Ảnh nào trên mạng” – Anh Khoa ngước lên thắc mắc.
“Thì ảnh trong blog chị An ấy mà” – Thức đáp với đôi mắt ngô nghê.
Ban đầu khi Thức nhắc đến blog, tôi cũng ko để ý, nhưng vì Bằng buộc miệng bảo – “Có ảnh món này trong ấy sao? Hình như anh chưa đọc” , thì tôi mới sực nhớ chuyện anh muốn tôi viết blog . Như blog của An.
80.Ngày … tháng … năm….Món trứng chiên ốp la của An làm cho tôi rất chuẩn, độ chín vừa, ko khét, lòng đỏ ko bị vỡ và còn được trang trí vài cọng ngò, thêm cà chua và tương ớt. Vậy mà tôi cứ thấy đắng nghét.
Xong bữa tối (kinh hoàng) đó, họ kéo Bằng ra phố để chơi nhạc. Tôi biết ko nên và ko thể cản anh, vì thế cứ lò tò theo sau nhóm.
Lọt thỏm, cô đơn…
Lâu lắm rồi tôi mới có thể chơi trống như ngày nào – say mê, cuồng nhiệt, rũ bỏ hết mọi muộn phiền mà cuộc sống mang tới. Tôi chìm ngập trong sự hưng phấn tột đỉnh, với nhiều bài hát cổ điển lẫn hiện đại, đậm phong cách Rock.
Thục và An đứng khá gần nhau, cùng nhìn tôi, nhưng ở 2 trạng thái khác nhau. An như lẩm bẩm theo tiếng nhạc, đôi mắt đen láy cùng gương mặt bầu bĩnh trắng hồng, tóc cột đuôi gà dong dỏng làm cô ấy trông tự tin, tươi sáng hẳn so với cách đây mấy tháng. Còn Thục, cô ấy vén mái tóc xoăn đuôi gợn sóng sang 1 bên, đứng tựa vào cột, tay khoanh trước иgự¢, và ánh mắt thì xa vời.
“Bằng gầy đi ấy nhỉ?”
Tiếng An cất lên đột ngột làm tôi hơi giật mình, nên chỉ “Àh..” 1 tiếng. Tôi đâu có để ý, mà cũng có thể vì chúng tôi ở gần nhau mỗi ngày, khó nhận ra anh ốm đi hay mập ra thế nào.
“Các cậu hạnh phúc chứ?” – Cô ấy lại hỏi, tuy nhiên mắt ko hề nhìn tôi. Tôi đáp nhỏ giọng – “Uh, có.”
“Thục chắc ko?” – Lúc này thì An quay sang tôi, thái độ tỏ ra nóng nảy. Câu hỏi làm tôi ngỡ ngàng quá. Chắc ko à?
“Ý mình là về Bằng, Thục có chắc là cậu ấy hạnh phúc ko?”
Tôi câm lặng, ko đáp. An bỗng dịu đi, nói – “Xin lỗi, mình hơi vô duyên.”, rồi cô ấy vỗ tay khi bài hát kết thúc.
Hình như họ đã nói với nhau điều gì đó, về tôi ư? Mà có vẻ ko được thân thịên lắm vì Thục ko hề cười. Cô ấy là kiểu người sống khép kín, lãnh đạm bên ngòai, và nếu ko tiếp cận, thì kẻ xa lạ sẽ dễ bị đóng băng ૮ɦếƭ cóng. Trái lại, An có sự nồng nhiệt như lửa, ở bên cô ấy ai cũng thấy ấm áp, nhưng kẻ gần nhất, thân nhất như tôi đôi khi lại nhận được ở An 1 cơn gió lạnh… Nói tóm lại, họ rất khác nhau.
Tôi bảo Thức nghỉ thôi, vì cũng khuya lắm rồi. Anh Khoa đề nghị đi ăn chè nóng rồi hẵn về.
Thành thực mà nói, tôi muốn kết thúc buổi tao ngộ bạn bè này càng sớm càng tốt vì tôi giống như chậu hoa kiểng mà Bằng vác theo, ko hơn, ko kém. Tôi ko hiểu những chuyện họ nói, về âm nhạc, về quá khứ, về những tin tức xung quanh Hà Thành. Họ ko nói về xây dựng, ko nói về phim tình cảm, và ko nói về Sài Gòn.
Tôi chỉ có thể cố gắng hết sức để là 1 người thân thiện, nhưng vô ích, vì tôi cứ hay bị đẩy ra khỏi cuộc nói chuyện. Ngược lại, Bằng huyên thuyên, say sưa, nói rất nhiều, cười rất nhiều.
Lòng tôi có hơi đau, nhưng nó chỉ thực sự buốt khi chúng tôi ngồi xuống bàn ăn ở quán chè. Mọi người lần lượt gọi món mình thích, Bằng hỏi thầm vào tai tôi – “Em ăn gì?”
“Chè Thái.” – Tôi đáp. Bằng cười khì khì – “Ko có món đấy, em yêu. Ăn đậu xanh lạnh nhé?”.
Tôi gật – “Ừ, cũng được.”
Tuy nhiên, khi đến phiên tôi và Bằng, anh lại có điện thoại phải tránh ra chỗ vắng để nghe, thế là tôi gọi luôn chè đậu xanh lạnh cho cả 2.
“Cậu ấy ko ăn đậu xanh lạnh.” – An lên tiếng – “Chị mang cho em 1 chè đậu đỏ nóng, ko nước cốt dừa.”