Chương 60: Chịu tangÔ Thiện nói:
- Tiết đoan ngọ thì theo mẫu thân đến kinh đô thăm phụ thân, nghĩ đã mấy ngày không gặp các ngươi nên đến đây thăm.
Sau đó lại nói:
- Lục thúc phụ giờ đang ở Hình Bộ, tiết đoan ngọ chúng ta còn cùng ăn bánh chưng đó.
Đậu Thế Hoành cũng đã thi đậu thứ cát sĩ.
Đậu Đức Xương vội hỏi:
- Phụ thân ta khỏe chứ?
- Rất khỏe!
Ô Thiện cười nói:
- Ta thấy hình như béo lên so với trước một chút.
Nói xong, mắt như minh châu lấp lánh, vẻ mặt giảo hoạt:
- Ta còn có chuyện muốn nói cho các ngươi…
Âm cuối kéo dài, úp úp mở mở.
Đậu Đức Xương mặc kệ hắn.
Đậu Chính Xương lại cười nói:
- Có chuyện gì? Chẳng lẽ ngươi muốn lên kinh thành.
- Cái này thì tính gì là chuyện tốt!
Ô Thiện không cho là đúng:
- Giờ ta ở nhà thoải mái biết bao, đến chỗ phụ thân, ngày nào không viết xong năm ngàn chữ thì đừng mơ mà đặt 乃út xuống.
Bàng Ký Tu tặc lưỡi:
- Nhiều vậy sao?
Lúc này Ô Thiện mới cười nói:
- Từ mai trở đi ta cũng sẽ đến trường học nhà các ngươi để đọc sách!
Mấy người Đậu Chính Xương ngẩn người.
- Sao đột nhiên ngươi lại đến nhà chúng ta đọc sách? Bá mẫu chịu cho ngươi đi sao?
Đậu Đức Xương ngạc nhiên nói.
Mẫu thân Ô Thiện là tái giá, vợ cả của Ô Tùng qua đời sớm, không có con. Ô Tùng thi đỗ tiến sĩ thì mới tái giá với mẫu thân của Ô Thiện là Tất thị. Tất thị cũng xuất thân nhà quan lại, lúc còn trẻ từng thề không phải cử nhân thì không lấy chồng. Lấy Ô Tùng đã là 23 tuổi, qua 3 năm mới sinh hạ được Ô Thiện nên vô cùng yêu thương con mình, vì để Ô Thiện có thể đi theo thúc bá cử nhân nhà mình đọc sách nên thà ở lại quê chứ cũng không muốn theo Ô Tùng lên kinh thành nhậm chức. Bạn đang đọc truyện tại
KenhTruyen24h.Com- Gia phụ có tật ở chân. Giờ tuổi lớn, đi đường có chút bất tiện. mẫu thân rất lo lắng, muốn lên kinh thành chăm sóc phụ thân nhưng lại lo lắng cho ta. Vừa vặn tiết đoan ngọ gặp lục thúc phụ ở nhà ngũ thúc phụ, lục thúc phụ nói nếu là vậy thì mẫu thân có thể yên tâm, có thể cho ta theo các ngươi đọc sách, để lục thẩm thẩm chiếu cố. Phụ thân và mẫu thân đều cảm thấy tốt. Ngũ thúc phụ lại viết thư cho thái phu nhân, lần này mẫu thân đến đây chính là đưa ta đến để đọc sách.
Lúc này bọn họ mới biết Ô phu nhân cũng đã đến.
- Chuyện này rất tốt, chuyện này rất tốt.
Đậu Chính Xương cười phớ lớ. Đậu Đức Xương lại ôm cổ Ô Thiện:
- Cuối cùng ngươi cũng rơi vào địa bàn của ta rồi.
Ô Thiện cười lớn, chắp tay thở dài, ra vẻ cầu xin tha thứ:
- Đại hiệp xin thủ hạ lưu tình! (Giơ cao đánh khẽ)
Mọi người cười vang.
Đậu Khải Tuấn và em trai là Đậu Khải Thái một trước một sau đi vào.
- Đang làm gì thế?
Hai người cười nói.
Bàng Ký Tu kể chuyện Ô Thiện sẽ đọc sách ở Đậu gia cho họ nghe.
Đậu Khải Tuấn và Đậu Khải Thái làm loạn đòi Ô Thiện chiêu đãi.
Ô Thiện vung tay:
- Hôm nay ai cũng có phần.
Nhà Bàng Ký Tu mở quán trà, sau này khá giả lại mở tửu lâu, tiệm cầm đồ. Từ nhỏ hắn đã lăn lộn ở chốn này, trong nhà lại nuôi một đám người rảnh rỗi, sống phóng túng là sở trường của hắn. Nghe vậy thì lập tức nói:
- Vậy phải đến Cảnh Phúc xuân. Nơi đó cứ đến mùa hạ sẽ có tôm cá tươi mát lạnh, hạt sen củ ấu, ngó sen, bột khiếm thảo… đều là tự trồng, bột khiếm thảo bình thường đều phải chờ đến khi chín thì mới hái đem ra phố bán, bán không hết thì mới đưa qua hiệu thuốc bắc, bột khiếm thảo đó chẳng cân lên được nên hiệu thuốc bắc cũng không nhận, vì thế không ai nỡ hái. Bột khiếm thảo trong bát canh ướp lạnh ở đó vô cùng non tươi, nấu ra màu vàng nhạt, lại thêm nhân hạch đào tươi, hạnh nhân tươi, hạt dẻ và lá sen non nữa, hồng ra hồng trắng ra trắng xanh ra xanh, đừng nói là ăn, nhìn thôi đã khiến người ta thấy sung sướng rồi…
Ngày hè nắng chói chang, hắn còn chưa nói hết mà mấy người đã bắt đầu chảy nước miếng.
Đậu Khải Thái vội nói:
- Để ta đi gọi tứ ca đến!
Trong hàng chữ Khải, Đậu Khải Tuấn là thứ năm, Đậu Khải Thái là thứ sáu, thứ tư là Đậu Khải Quang, là con thứ của Đậu Ngọc Xương, cũng là biểu ca của Ô Thiện.
Nếu Ô Thiện mời khách thì sao có thể thiếu hắn.
Đậu Chính Xương đi bẩm với thái phu nhân.
Tất thị là người trắng trẻo đẫy đà, mặt tròn tròn, nụ cười vô cùng hiền hậu.
Nàng có chút lo lắng.
Nhị thái phu nhân cười nói:
- Đừng lo, có Chi ca nhi đi theo, lại ở huyện Thực Định, sẽ không có chuyện gì đâu.
Năm trước Đậu Khải Tuấn đỗ tú tài.
Tất thị cũng thoáng an lòng.
Nhị thái phu nhân cho quản gia sắp xếp mấy gia đinh đáng tin đi theo đám người Đậu Chính Xương đến Cảnh Phúc Xuân.
Chưởng quầy ở đó thấy là người Đậu gia thì vội bố trí phòng tốt nhất, tự mình ở bên giới thiệu thực đơn, lại có Bàng Ký Tu ở bên cười đùa, không khí rất vui vẻ.
Lúc đồ ăn bưng lên, Ô Thiện nói:
- Ngày mai chúng ta đến điền trang thăm tứ muội muội đi?
Cả căn phòng ồn ào chợt ngừng bặt, ánh mắt mọi người đều dừng lại trên người hắn.
Mắt Ô Thiện chớp chớp, vội nói:
- Trời nóng như vậy, nghe nói điền trang của Thôi di thái thái cái gì cũng có, chúng ta mượn cớ đi thăm tứ muội muội, đến điền trang câu cá, đi bơi, ăn cơm lá sen… rất thú vị đó! Còn hơn là ngày nào cũng bị nhốt trong nhà.
Tim Bàng Ký Tu đập loạn, lại nghe Đậu Đức Xương cười nói:
- Ý rất hay! Chúng ta đi đến chỗ Thôi di thái thái đi bơi đi!
Đậu Khải Quang ngoài đọc sách thì chẳng đi đâu, hôm nay nếu không phải là vì Ô Thiện mời khách thì chắc chắn hắn cũng chẳng đi.
Nhìn ánh mặt trời chói mắt ở bên ngoài, đến hắn còn động lòng nữa là nững người khác.
- Cứ quyết định thế đi. Các người ai đi bẩm với thái phu nhân, dù sao ta cũng không thể đi, ta mà nói là hỏng bét.
Đậu Khải Tuấn nói.
Mọi người bật cười.
- Ta cũng không thể đi nói, mẫu thân ta còn ở lại Đậu gia mấy ngày.
Ô Thiện nói.
- Vậy để ta đi cho. Chỉ sợ thái phu nhân không đồng ý.
Đậu Khải Quang do dự nói.
- Tứ ca là người thành thật, tứ ca mà đã nói thì thái phu nhân nhất định sẽ đồng ý.
Quả nhiên nhị thái phu nhân đồng ý ngay.
Đoàn người chậm rãi đến điền trang.
Đậu Chiêu đang ngồi vẽ kiểu giầy mới cho tổ mẫu, nghe có tiếng động thì chạy ra, nhìn thấy mà ngây người.
Thôi di thái thái ngăn cản bọn họ:
- Không được ra sông, chỉ ở trong sân nghỉ ngơi một chút, ta sai người đi làm cơm lá sen cho các con.
Mấy đứa trẻ sao chịu ngồi im, chỉ chốc lát sau đã chạy ra sông.
Mắt thấy không ngăn được, Đậu Chiêu gọi gia đinh tới cùng bọn họ vào:
- Các ngươi ra bờ sông trông chừng, mỗi người cách các thiếu gia vài bước.
Lại dặn Hồng Cô:
- Vào thôn tìm mấy người giỏi bơi lội ra sông giữ, cho mỗi người một lạng bạc. Nếu mấy người này đều bình an vô sự thì thưởng thêm cho hai lạng bạc. Nếu có ai bị nguy hiểm, cứu một người thưởng 20 lạng bạc.
Hồng cô vội đi tìm mấy hán tử khỏe mạnh đến.
Đám Đậu Chính Xương thấy có người giữ ở bên thì càng không thèm kiêng nể gì.
Bàng Ký Tu chơi một lát rồi lặng lẽ lên bờ, nói là mệt mỏi, muốn về nhà uống nước.
Đám gia đinh đương nhiên không chuẩn bị thứ này.
Bàng Ký Tu thấy trong sân im ắng, đang nghĩ nên vào thẳng nhà hay đứng ở trước cửa sổ gọi một tiếng – hắn biết giao tiếp với đám nữ tử ngày ngày buôn phấn bán hương bán rẻ tiếng cười nhưng lại không biết giao tiếp với cô gái mới 10 tuổi, nhất là cô gái này còn là người giá trị vô cùng. Trước mặt nàng, hắn chẳng có ưu thế gì.
Cửa sổ rộng mở đột nhiên truyền đến tiếng nói chuyện: “… Muội muội thích thứ này nhất, ta nghĩ tứ muội muội chắc cũng thích nên sai thư đồng mua thêm một lọ, muội có ngửi thấy không?”
Bàng Ký Tu vội rón ra rón rén đi tới.
Chỉ thấy trên giường có mấy chiếc lọ to như quả trứng gà làm bằng ngọc lưu ly, vàng ròng, hổ phách, vừa hoa lệ lại vừa xa xỉ.
Hắn hoảng sợ.
Đây chính là nước hoa Tây dương.
Hắn vội nhìn quanh.
Thấy gương mặt còn chút non nớt của Ô Thiện đang mỉm cười.
Mẹ nó, mới mấy tuổi mà đã biết đường tán gái!
Khó trách đòi đến điền trang của Thôi di thái thái chơi!
Bàng Ký Tu thầm oán, lại nghe Đậu Chiêu nói:
- Đa tạ Ô tứ ca, mùi này rất dễ chịu.
Sau đó thoải mái nhận nước hoa, hỏi Ô Thiện tình hình kinh thành.
- Kinh thành không hổ là dưới chân thiên tử, kinh đô và vùng lân cận không chỉ có dân cư đông đúc mà còn có rất nhiều thứ hay. Hơn nữa ngã tư đường rộng rãi, có thể cùng lúc chứa được 4 cỗ xe ngựa cùng đi…
Ô Thiện hưng phấn giới thiệu kinh thành cho Đậu Chiêu, Đậu Chiêu mỉm cười ngồi đó nghe, suy nghĩ lại bay đi thật xa.
Mùa hè sang năm tìm cớ đưa tổ mẫu về Đậu gia ở mấy ngày, như vậy sẽ không có chuyện tổ mẫu dậy sớm đi tưới dưa, có lẽ sẽ tránh được một kiếp nạn.
Lần này đến điền trang cũng đưa Cam Lộ và Tố Quyên về theo thôi.
Còn phải đi thăm Thỏa Nương. Nghe nói nàng và Thôi Tứ sống rất tốt, người họ Thôi cũng rất thích cô con dâu thành thật này, giờ nàng đã đứng vững được ở Thôi gia rồi…
Bên ngoài đột nhiên có tiếng xôn xao rất lớn.
Đậu Chiêu nhớ ra đám người chơi bên sông, vội vươn đầu ra hỏi Hồng Cô:
- Xảy ra chuyện gì?
Hồng Cô tay xách con gà chạy ra khỏi phòng bếp, vội vàng nói:
- Để tôi đi xem.
Đậu Chiêu giục Ô Thiện:
- Huynh cũng đi xem đi?
Ô Thiện “a” một tiếng rồi chạy ra ngoài.
Khoảng nửa canh giờ sau, Hồng Cô chạy về.
- Tiểu thư, may mà tiểu thư bảo tôi tìm mấy người giỏi bơi lội đứng đó canh.
Sắc mặt bà hơi tái, nghĩ lại sợ:
- Quang thiếu gia không biết bơi, lúc đùa giỡn với Thái thiếu gia thì bị trượt chân ngã vào nước… Nếu không phải bọn họ nhanh tay lẹ mắt thì suýt nữa Quang thiếu gia đã..
Đậu Chiêu thở phào, nói từ tận đáy lòng:
- Hi vọng lần này họ nhận được bài học, sẽ không đến bơi nữa.
Hồng Cô vội phụ họa.
Cả đám người cao hứng mà đến, mất hứng đi về.
Bọn họ ăn bữa tối qua loa ở điền trang rồi lại về Đậu phủ.
Buổi tối, tổ mẫu chỉ vào nước hoa trên giường:
- Đây là từ đâu mà có?
- Ô tứ ca cho. Nói là đi kinh thành mua quà về.
Đậu Chiêu thản nhiên nói.
Tổ mẫu cầm lên xem xét một hồi, không nói một lời rồi lại đặt về chỗ cũ, lập tức về nghỉ ngơi.
Qua hai ngày, Đậu Khải Tuấn đến bái phỏng Đậu Chiêu:
- Hôm đó cũng nhờ tứ cô cô an bài người trông chừng, nếu không chắc chắn đã xảy ra chuyện lớn rồi.
Tuy hắn là vãn bối nhưng lại lớn tuổi nhất, lại là người duy nhất đã có công danh, nếu xảy ra chuyện gì thì hắn sẽ phải gánh trách nhiệm lớn nhất.
- Chẳng qua là làm việc cẩn thận thôi, ngươi đừng canh cánh trong lòng. Đậu Chiêu cười nói.
Đậu Khải Tuấn vẫn trịnh trọng cảm tạ Đậu Chiêu.
Lại qua vài ngày, Ô Thiện và Đậu Khải Quang cũng đến cảm tạ Đậu Chiêu:
- Chuyện này là ta đề nghị, nếu lão tứ có mệnh hệ gì sao ta còn dám nhìn mặt tứ đường tỷ.
Đậu Chiêu lại phải khiêm tốn một hồi.
Ô Thiện dùng chiêu bài cảm tạ còn tới thêm mấy lần nữa.
Mỗi lần tổ mẫu đều giữ hắn ở lại ăn cơm, cẩn thận hỏi chuyện nhà hắn. Có lần, Đậu Chiêu còn nghe được Hồng Cô và tổ mẫu nói chuyện:
- Tất thị là người có chí lớn, rất nhân hậu, lễ nghĩa, vô cùng khoan dung…
Cảm nhận được ý đồ của tổ mẫu, Đậu Chiêu không biết nên khóc hay cười.