Khang Hi năm 50, vào một ngày tháng 10, Văn Khanh được triệu hồi về kinh để nhận chức Hộ Bộ Thị Lang. Lúc này người phản đối nàng rất ít.
Sau khi Lý Giai qua đời, hệ thống cung đấu của nàng ta đã thuộc về Văn Khanh. Lúc Văn Khanh nắm giữ hệ thống, phát hiện nó có một kỹ năng có thể dẫn người ta đi vào giấc mộng, điều này khiến nàng vui sướng vô cùng. Nếu có kỹ năng này, việc xưng đế sẽ đơn giản hơn nhiều!
Nó có tác dụng là khiến đối tượng công lược mơ thấy những cảnh tượng được ký chủ tạo ra trong mơ, ban ngày kí chủ nghĩ gì thì ban đêm đối tượng công lược sẽ mơ thấy cái đó. Chẳng qua Văn Khanh dùng kỹ năng này không phải để câu dẫn ai mà là khiến Khang Hi thấy rõ hiện thực.
Nàng đưa quỹ đạo tương lai phát triển của Đại Thanh vào cảnh trong mơ để Khang Hi có thể nhìn thấy Đại Thanh chuyển từ thịnh sang suy và cuối cùng diệt vong như thế nào.
Vì thế mấy năm nay ông luôn mơ thấy những giấc mơ ngắn đứt quãng về tương lai, từ lúc Dận Chân kế vị, dốc hết sức lực, làm việc đến ૮ɦếƭ. Lại đến Hoằng Lịch kế vị, hảo đại hỉ công, nghèo xa cực hoa. Rồi đến Đại Thanh dần dần suy bại, tám nước liên quân xâm chiếm, cắt đất đền tiền, mặc người xâu xé....
Mỗi khi nhìn thấy cảnh này, Khang Hi luôn từ trong mộng bừng tỉnh, mơ thấy một lần có thể là ngoài ý muốn, mơ thấy hai, ba lần là sao? Cảnh trong mơ chân thật như thế ông không dám coi thường mặc kệ. Chắc chắn là tổ tông cảnh cáo để ông không đi vào vết xe đổ.
Hai năm trước sau khi phế Thái Tử, Khang Hi cũng không suy sét việc lập Thái Tử khác, một là muốn khảo nghiệm mấy vị a ca xem ai mới là người thích hợp, một nguyên nhân khác là bởi vì cảnh trong mơ.
Vốn dĩ trong lòng ông xác thật có khuynh hướng để lão tứ kế vị, lão tứ làm việc rất chăm chỉ, có năng lực có thủ đoạn. Trong mơ lão tứ có thể đem cục diện rối rắm thu thập sạch sẽ đã chứng minh ông không nhìn lầm người. Nhưng con nối dõi của lão tứ không đông là sự thật! Trong mơ không phải là như thế sao? Trước khi qua đời nó thật sự không còn cách nào khác nên mới chọn Hoằng Lịch kế vị.
Lúc trước ông còn cảm thấy đứa nhỏ Hoằng Lịch này không tồi, rất có phong phạm của bản thân khi còn trẻ. Nhưng cuối cùng nó lại không học được hùng tài đại lược của ông, chỉ học làm thế nào để hảo đại hỉ công - mỗi lần đi tuần ở Giang Nam đều phải phô trương thanh thế. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Đại Thanh sụp đổ.
Cho nên không thể chọn lão tứ bởi vì hắn không có người nối nghiệp. Nhưng những nhi tử khác tật xấu không ít thì nhiều khiến ông không hài lòng một chút nào. Hơn nữa Hoằng Lịch được Khang Hi vô cùng xem trọng còn trở nên như vậy, thế thì những đứa cháu khác sẽ thế nào? Nói không chừng còn không bằng Hoằng Lịch.
Bởi vậy nghĩ tới nghĩ lui, Khang Hi cũng không có quyết định chính thức, cho đến khi Văn Khanh từ Thanh huyện trở về.
Những việc Văn Khanh làm ở Thanh huyện, Khang Hy đều để ở trong mắt, trong lòng vừa cảm khái lại vừa bội phục. Bỏ qua đám quan lại nghị luận để Văn Khanh đi Thanh huyện nhận chức là việc làm chính xác nhất của ông, không nghĩ tới nàng sẽ tạo ra một khinh hỉ lớn như vậy. Nếu nàng là nam nhi nhất định sẽ là người thừa kế hoàn mỹ nhất! Bảo ông bỏ qua các nhi tử để truyền ngôi cho đứa cháu này ông cũng đồng ý!
Đáng tiếc, nàng là nữ nhi.
Chẳng qua có một số việc không thể suy xét, nhưng một khi đã suy xét thì ý nghĩ này sẽ giống cầu tuyết càng lăn càng lớn, cho đến một ngày khiến người ta không thể không chú ý sự tồn tại của nó.
Văn Khanh biểu hiện quá xuất sắc, xuất sắc đến mức làm người ta thường xuyên xem nhẹ giới tính của nàng! Nếu Khang Hi không mơ thấy những thứ đó, ông phỏng chừng sẽ bồi dưỡng Văn Khanh thành quốc sư của Đại Thanh. Nhưng tổ tiên đã báo mộng như vậy, ông nhất định phải suy xét kĩ hơn. Ông biết trước tương lai nên sẽ tin tưởng Văn Khanh tuyệt đối, nhưng hoàng đế đời kế tiếp thì sao? Văn Khanh rốt cuộc cũng chỉ là một nữ tử, bọn họ không tín nhiệm nàng, nàng có thể làm thế nào?
Cảnh trong mơ quá mức chân thật nhưng lại không có sự xuất hiện của Văn Khanh, cũng không có những món đồ thần kỳ của nàng. Bởi vậy, Khang Hi có lý do để tin tưởng Văn Khanh chính là biến số của Đại Thanh.
Có lẽ, nàng sẽ là tương lai và hy vọng của Đại Thanh.
Khang Hi động tâm, vì thế âm thầm lót đường cho Văn Khanh, coi nàng giống như đường lui cuối cùng, nếu trước khi ông băng hà mà không có người thừa kế thích hợp thì sẽ để Văn Khanh kế vị, còn nếu tìm được sẽ bồi dưỡng nàng thành mưu sĩ sau lưng Đại Thanh.
Văn Khanh cũng nguyện ý phối hợp, chủ yếu là bởi vì nàng không muốn khơi mào chiến tranh, có thể hoà bình là tốt nhất.
Nhưng người khác lại không chịu phối hợp.
Tháng hai Khang Hi năm 53, phế Thái Tử Dận Nhưng bị người xúi giục, khởi binh tạo phản. Hắn cùng thị vệ trong cung cấu kết nội ứng ngoài hợp, bức vua thoái vị ngay tại Dưỡng Tâm Điện. Tuy rằng bị trấn áp rất nhanh nhưng Khang Hi vô cùng bi thương, bệnh triền miên trên giường, ba tháng sau liền băng hà.
Trước khi ૮ɦếƭ, lập Văn Khanh làm Hoàng Thái Nữ, chờ sau khi ông qua đời sẽ kế vị tân hoàng.
Tin tức này vừa truyền ra đã lập tức gây nên một trận sóng to gió lớn, toàn bộ triều đình rung chuyển. Cũng may Văn Khanh ra tay quyết đoán, nhanh chóng áp xuống phong ba. Mấy năm nay nàng cũng bồi dưỡng không ít người, hơn nữa tư tưởng đều tương đối tiên tiến, những lão già cổ hủ cố chấp không chịu tư tưởng hoá đều bị nàng hạ chức quan!
Những người này còn dễ nói, mấu chốt là những thúc thúc bị nàng chiếm tiện nghi. Bọn họ tranh ngôi vị hoàng đế tranh đến người ૮ɦếƭ ta sống, không nghĩ đến nửa đường lại xuất hiện một Trình Giảo Kim, lại là đại chất nữ, trong lúc nhất thời tâm tình của đám người này vô cùng phức tạp.
Văn Khanh cũng mặc kệ các vị thúc thúc nghĩ gì, người nên sai sử liền sai sử, biết người khéo dùng. Đại a ca tiếp tục mang binh, không hề tước đi binh quyền của hắn, Tứ a ca tiếp tục chưởng quản Hộ Bộ, đến Cửu a ca nàng còn cho quyền xử lý tài chính.... Bọn họ không thiếu quyền lợi, nhưng nếu dám tạo phản, vậy nàng liền có cớ Gi*t gà doạ khỉ.
Chẳng qua không nghĩ tới một tên "tặc binh" cũng không có. Văn Khanh cảm thấy, các vị thúc thúc hẳn là bị mị lực cùng nhân cách của nàng thuyết phục.
Sau khi triều đình ổn định, Văn Khanh chọn một người không có gia thế làm Hoàng phu, rồi dùng kĩ năng của hệ thống để sinh ra hai nữ nhi. Nếu muốn đề cao địa vị nữ tử, người thừa kế tiếp theo tất nhiên cũng phải là nữ tử!
Văn Khanh tại vị 37 năm, nông nghiệp hưng thịnh, xây dựng công xưởng, ủng hộ cải cách, phát tiển kỹ thuật, mở rộng khoa học kỹ thuật, coi trong giáo dục, Đại Thanh trở thành quốc gia có binh lực mạnh nhất thế giới! Kể cả là trình độ khoa học kỹ thuật, kinh tế hay là giáo dục đều đứng đầu, dẫn tới vô số quốc gia cử người sang giao du học tập, quan sát. Sau khi trải qua thời kì Đại Đường thịnh thế, Trung Quốc một lần nữa đứng đầu thế giới!
Văn Khanh có nhiều tài lược nhưng không hề tham quyền. Sau khi mọi thứ đi vào quỹ đạo, nàng chủ động uỷ quyền, bắt đầu cải cách thể chế chính trị, thực hành chế độ quân chủ lập hiến, xóa bỏ chế độ quân chủ độc tài chuyên chế.
Văn Khanh cả đời chỉ cưới một Hoàng phu - là người khởi xướng mối quan hệ một vợ một chồng để dân gian noi theo. Nàng lại nhận vô số nữ quan vào triều, sáng tạo Hội liên hiệp phụ nữ, huỷ bỏ tập tục bó chân* phong kiến..... Đến tận đây sau khi nữ tử ở địa vị kinh tế được đề cao, địa vị xã hội cũng dần dần đề cao, nữ tử rốt cuộc cũng không cần phải lệ thuộc vào nam nhân.
* Bó chân: Tục bó chân xuất hiện vào thời nhà Tống nhưng phổ biến nhất vào thời nhà Thanh. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều là câu chuyện về một cung phi của Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo. Một câu chuyện tương tự cũng được nhắc đến trong các tài liệu không chính thức, nhân vật chính lại là nàng Giáng Phi sống ở thời Nam Bắc Triều. Tuy rất khác nhau về tên nhân vật nhưng các câu chuyện trên cho thấy một điểm chung, tục bó chân bắt nguồn trong giới thượng lưu. Việc bó chân sau đó đã trở nên thịnh hành trong giới nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội Trung Quốc và dần trở thành một tập tục.
Văn Đức năm 37, sau khi Văn Khanh truyền ngôi hoàng đế cho trưởng nữ liền nhắm mắt xuôi tay.
Cuối cùng, nàng nhìn triều đại thái bình thịnh thế do chính tay nàng tạo ra một lần cuối rồi mới rời đi.
Không gian vô tận vẫn an tĩnh hiền hòa như vậy, Hứa Văn Khanh từ trên giường ngồi dậy, hướng về phía Văn Khanh thi lễ: "Đa tạ tiên tử". Ở trong mơ nàng đã nhìn thấy những việc mà Văn Khanh làm.
"Không cần đa tạ, ngươi hiện tại đã buông bỏ chấp niệm chưa?"
"Tâm nguyện của tiểu nữ đã xong, đã không còn chấp niệm."
"Vậy thì ngươi mau đi đầu thai chuyển thế đi."
Hứa Văn Khanh lại thi lễ, xoay người bước tới Chuyển Sinh Trì. Đúng lúc này lực công đức từ trên trời giáng xuống bao bọc lấy Văn Khanh. Nghĩ tới điều gì, nàng lại chia sẻ chút ấm áp này cho Hứa Văn Khanh.
Nàng rất thích nữ tử này, cả đời thê thảm lại không hề oán trời trách đất, lấy tâm nguyện của bản thân để cứu giúp nữ nhân trong thiên hạ. Nàng ta nói chỉ muốn kiếp sau được bình an hỉ nhạc, Văn Khanh nguyện ý thỏa mãn tâm nguyện này của nàng, người có công đức hộ thân - kiếp sau nhất định sẽ hạnh phúc cả đời.
Văn Khanh vừa tiễn Hứa Văn Khanh đi, Chuông Chiêu Hồn ở cửa điện lại vang lên. Nàng bước đến Vãng Sinh Thạch nhìn xem người tới là ai, sau đó mới ra cửa nghênh đón.
Người ủy thác mặc một bộ bạch y, sắc mặt thanh lãnh, thần sắc chất phác đi tới. Văn Khanh dẫn nàng vào trong viện, rót một chén nước, cũng không vội vã thúc giục mà ngồi chờ nữ tử trước mặt bày tỏ nỗi lòng của bản thân.