Bộ quần áo rách nát của lão hán không đủ để ngăn cái lạnh thấm vào da thịt. Môi lão lạnh đến phát tím, thế mà vẫn run rẩy cởi y phục ra, bọc Văn Khanh vào bên trong, rồi dùng nhiệt độ cơ thể của mình sưởi ấm Văn Khanh khỏi cái giá buốt mùa đông.
Mùi vị trên người lão hán thực sự không hề dễ ngửi nhưng lại khiến nàng lại vô cùng cảm kích. Rõ ràng bản thân lão hán ăn không đủ no, áo quần rách rưới, vậy mà vẫn lượm một cái rắc rối là nàng.
Văn Khanh thở dài, hóa ra trên đời này vẫn còn nhiều người tốt. Tâm tư nàng khẽ động, từ trong không gian lấy ra hai hạt đậu vàng, nắm ở lòng bàn tay, chờ đợi lão hán nhìn thấy cầm đi đổi chút áo cơm. Lúc trước nàng lựa chọn bàn tay vàng không gian quả nhiên là có tác dụng. Nàng ςướק được nó từ tay vai chính trong một lần làm nhiệm vụ ở thế giới mạt thế, bên trong có rất nhiều vật tư có thể sử dụng trong thời đại này.
Lão hán ôm đứa bé vào lòng, cũng không ở bên ngoài quá lâu, ôm nàng trở về chỗ ở của mình - một ngôi miếu hoang đổ nát.
Đặt Văn Khanh trên đống cỏ khô, lão hán nhóm lửa, chẳng mấy chốc ngôi miếu bốn phía lọt gió dần dần trở nên ấm áp hơn. Rồi lão dùng một cái chén đã sứt mẻ nấu chút nước ấm đút cho Văn Khanh uống.
"Bé con, uống miếng nước ấm lót bụng, đợi chút nữa gia gia lấy chút nước cơm cho ngươi uống."
Lão hán họ Tề, không có con cái, là một lão già cô độc. Bây giờ nhặt được một tiểu hài tử, tuy là nữ nhi nhưng đủ để khiến lòng lão cảm thấy ấm áp, đối xử với nàng như cháu gái ruột của mình.
Văn Khanh uống được hai ngụm sau đó không uống nữa. Uống nhiều quá rất dễ mắc tiểu, nàng không cảm thấy mình có thể tắm rửa với điều kiện bây giờ - lúc này đang là mùa đông, nếu để y phục ẩm ướt sẽ dễ bị nhiễm lạnh.
Tề lão hán lẩm bẩm tự nói: "Bé con thật ngoan, không khóc cũng không nháo. Sao cha mẹ ngươi lại muốn ném ngươi đi chứ?" Nói xong, lão lại sờ tã lót của Văn Khanh: "Chất liệu như thế này chỉ có ở những gia đình phú quý, sao lại đến mức không nuôi nổi chứ? Chẳng lẽ vì gia đình ngươi gặp nạn nên mới không thể nuôi ngươi?"
Văn Khanh nhân lúc lão kiểm tra tã lót, tay nhỏ mở ra, một hạt đậu vàng nằm gọn trong tay.
"Hả? Đây là......" Tề lão hán đầu tiên là sửng sốt, sau đó cả kinh, vội vàng cầm lấy hạt đậu vàng, nhìn xem xung quanh có ai không, lúc sau mới nhẹ nhàng thở ra.
"Ai, vậy đúng là gia đình gặp nạn, cha mẹ ngươi lo lắng cho ngươi nên mới để lại tiền vàng, cũng không phải nhẫn tâm vứt bỏ ngươi. Thôi được rồi, chúng ta gặp được nhau cũng là duyên phận, ta nhất định sẽ chiếu cố ngươi thật tốt, tương lai có lẽ ngươi còn có thể cùng cha mẹ đoàn tụ......"
Tiếng lão hán lải nhải cùng sự ấm áp của ngọn lửa khiến nàng không cưỡng lại được cơn buồn ngủ, dần dần thi*p đi.
Lúc tỉnh lại, Văn Khanh phát hiện mình đã không còn ở ngôi miếu hoang mà là một hộ nông gia nhỏ. Tề lão hán cũng đã thay chiếc áo rách nát bằng chiếc áo bông ấm áp, đang đứng trước bếp lò nấu cơm.
Trong bầu không khí tràn ngập mùi thơm ngọt của cơm, Văn Khanh nhịn không được nuốt nước miếng. Tề lão hán thấy nàng tỉnh, vui tươi hớn hở hỏi: "Bé con tỉnh rồi hả? Gia gia đang nấu cháo, chút nữa sẽ cho ngươi ăn."
Aida, cuối cùng Văn Khanh chỉ uống được chút nước cơm. Nàng còn quá nhỏ, chưa ăn được cháo. Nhưng uống nước cơm qua ngày cũng không được, Tề lão hán lại nuôi một con dê, vắt sữa rồi nấu cho nàng uống. Tuy rằng sữa dê tanh cực kì, nhưng hết cách rồi, vì sống sót nàng không thể không căng da đầu uống.
Thật ra trong không gian của nàng có sữa bột, nhưng sợ lấy ra sẽ dọa gia gia nên đành phải giả bộ làm người nghèo.
Dưới sự chăm sóc tận tình của Tề lão hán, Văn Khanh dần dần lớn lên. Lão hán còn ôm nàng đến nhà tú tài trong thôn để xin một cái tên, vẫn kêu là Văn Khanh, nhưng vì lão hán họ Tề nên tên của nàng chính là Tề Văn Khanh.
Tề lão hán chịu đói nhiều năm, thân thể sớm đã không được, nếu không có hai hạt đậu vàng của Văn Khanh cải thiện cuộc sống, lão có lẽ đã không sống qua được mùa đông năm nay. Thế nhưng dù vậy, Tề lão hán cũng không sống được lâu. Vào lúc Văn Khanh hai tuổi, lão qua đời.
Trước khi qua đời, lão giao Văn Khanh cho một nhà tú tài, tiền bạc dư lại cũng đưa hết cho nhà tú tài. Lão biết bọn họ đều là người lương thiện, sẽ không để Văn Khanh chịu khổ, như thế lão cũng yên tâm phần nào.
Nhưng Văn Khanh cũng không ở lại nhà tú tài bởi nàng đã lên kế hoạch từ trước, chỉ tại lúc đó nàng còn quá nhỏ, không đành lòng để gia gia ở một mình nên mới không rời đi. Bây giờ điều vướng bận duy nhất đã không còn, sau khi mai táng Tề lão hán xong, nàng liền rời khỏi Hạnh Hoa thôn. Văn Khanh chui vào một chiếc xe bò, sau đó trốn vào trong không gian, như vậy thì khi xe bò di chuyển, nàng cũng sẽ di chuyển theo. Khi vào trong thành, nàng lại dùng cách tương tự trốn vào trong xe ngựa để nó đưa mình tới bến tàu. Sau đó một đường đi thuyền tới Quảng Châu...
Văn Khanh đã đáp ứng nguyện vọng thay đổi địa vị nữ tử của Hứa Văn Khanh, chuyện này nói có vẻ đơn giản nhưng làm thì lại rất khó. Mấy ngàn năm truyền thống nam tôn nữ ti làm sao có thể thay đổi trong một sớm một chiều được? Thế nên phải dùng một ít thủ đoạn đặc biệt.
Lật đổ sự thống trị của vương triều phong kiến, thành lập một quốc gia hiện đại nam nữ bình đẳng là một biện pháp тһô Ьạᴏ nhưng lại là biện pháp đơn giản nhất. Chẳng qua làm vậy không được, cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng, bá tánh của Thanh triều vẫn đang dựa vào kinh tế nông nghiệp để kiếm cơm, không có khả năng lập tức lật đổ, chỉ có thể từng bước thay đổi.
Cho nên noi theo Võ Tắc Thiên làm một nữ hoàng cũng không tồi. Ở thời kì Võ Tắc Thiên, tuy địa vị nữ tử căn bản không thể thay đổi, nhưng so với các triều đại khác đã tốt hơn nhiều rồi: nữ tử có thể xuất đầu lộ diện, vào triều làm quan, thậm chí là dưỡng nam sủng. Những gì nam tử có thể làm, nữ tử cũng có thể, đến cả hoàng đế còn là nữ tử, ai dám nói gì?
Nhưng tư tưởng ở thời Đường vô cùng cởi mở, Võ Tắc Thiên chịu trăm cay ngàn đắng mới được lên làm hoàng đế, chưa nói đến triều đại này vô cùng bảo thủ, nàng muốn làm hoàng đế là chuyện khó khăn cực kì. Nhưng dù như vậy, không thử thì làm sao biết không thành công?
Quảng Châu cũng không phải mục đích cuối cùng của Văn Khanh, mục tiêu của nàng là được xuất ngoại, được chu du các nước, để sau này tạo phản — à không, cải cách mới có một cái cớ hợp lý.
Bởi vậy, Văn Khanh đến Quảng Châu cũng không dừng lại, lên một con thuyền đi Nam Dương rồi ra nước ngoài.
Nàng có chỗ ở, ăn mặc không lo, mỗi lần đến địa phương nào đều tìm hiểu đặc sản của địa phương đó, phỉ thuý, ngọc thạch Đông Nam Á, kim cương Châu Mĩ, cây nông nghiệp, máy hơi nước Châu Âu..... Từ từ, dù sao không gian của nàng rất lớn, chỉ cần thích là cho vào, đương nhiên, phải có tiền đã.
Văn Khanh dùng gần mười lăm năm để du lịch toàn bộ địa cầu. Lúc này, nàng không chỉ có số tài sản kếch xù mà còn có kiến thức cùng kinh nghiệm, có lẽ đây mới là tài sản quý giá nhất mà nàng thu hoạch được.
Khang Hy năm 45, Văn Khanh - một con phượng hoàng gặp nạn lưu lạc khắp nơi rốt cuộc đã trở về Đại Thanh. Cùng lúc này, màn đoạt vị của Cửu Long cũng đã mở ra.
*
Hạnh Hoa thôn, ve kêu từng đợt, gió mùa hạ mát mẻ thoải mái, mấy đứa nhóc trong thôn đang vui đùa nghịch nước bên con suối nhỏ, bỗng nhiên "tháp tháp" hai tiếng truyền đến, trước cửa thôn xuất hiện một chiếc xe ngựa.
Một thiếu niên ăn mặc bảnh bao tuấn tú nhảy xuống, chắp tay hỏi: "Xin hỏi, nhà Lý tú tài Lý Thường Xuân ở nơi nào?"
Mấy đứa bé thấy có người tới, đối phương lại cung kính có lễ, bộ dáng không khác gì quý nhân, chúng không dám trả lời, đùn đẩy cho nhau.
Thiếu niên, cũng chính là Văn Khanh từ nước ngoài mới về, thấy vậy liền cười cười, lấy mấy cục kẹo phát cho bọn trẻ: "Các ngươi có thể nói cho ta nhà Lý tú tài ở đâu không?"
Mấy đứa nhóc bị kẹo chinh phục, lá gan lớn hơn, vui vẻ dẫn đường, đưa nàng tới trước cửa nhà Lý tú tài, rống lên: "Thái gia gia, nhà các ngươi có khách tới!" Xong rồi cười vang chạy đi.
Lý tú tài gia nghe được tiếng rống, vội vàng mở cửa, lại thấy một thiếu niên không quen biết đứng đó: "Ngươi là..?"
"Lý nãi nãi, ta là Văn Khanh đây! Tề Văn Khanh, khi còn nhỏ cùng gia gia ở cách vách nhà mọi người."
Người Lý gia vừa mừng vừa sợ, vội vàng đón Văn Khanh vào: "Ai nha, thật đúng là Văn Khanh rồi! Khuôn mặt không khác gì lúc nhỏ! Mấy năm nay ngươi ở đâu vậy? Năm đó ngươi đột nhiên biến mất không thấy tăm hơi, mọi người trong thôn đều đi tìm, nhưng tìm mãi cũng không thấy. Tất cả đều nói gia gia ngươi luyến tiếc ngươi nên đem ngươi đi rồi...."
Văn Khanh cười nói:"Khiến mọi người lo lắng, ta bị mẹ mìn ôm đi, sau đó lưu lạc ở Quảng Châu, may mắn lên được con thuyền đi Nam Dương, rồi ta tò mò đi chu du khắp nơi, năm nay vừa mới trở về. Vì có ghi chép lại, ta vẫn còn giữ chút ký ức hồi nhỏ, cũng đi hỏi thăm nhiều nơi, rốt cuộc tìm được nơi này......"
Mất tích mười lăm năm, phải giải thích được trong mấy năm này mình ở đâu làm gì, nếu không nàng sẽ bị cho là lai lịch không rõ.
Người Lý gia nghe xong, trong lòng cảm thán số mệnh của đứa nhỏ này quá nhiều chông gai, sợ nàng nhớ tới chuyện cũ đau lòng nên cũng không hỏi nhiều, chỉ nói ở lại đây với mọi người.
Văn Khanh dịu dàng xin miễn, đồng thời tặng một chút đồ quý cho bọn họ: các loại đá quý, đồng hồ quả quýt, kính Tây Dương,... Đồ vật hiếm lạ đầy một bàn khiến người Lý gia trợn tròn mắt. Chờ hoàn hồn lại mới từ chối không nhận, nói là quá cao sang, vân vân và mây mây.
"Lý gia gia, các ngươi hãy nhận đi, mấy thứ này trông có vẻ hiếm lạ nhưng cũng không đáng giá là bao. So với việc hồi xưa các ngươi chiếu cố gia gia và ta, chút tâm ý này không là gì cả."
Người Lý gia thoái thác không được đành phải nhận lấy. Văn Khanh ở lại Hạnh Hoa thôn mấy ngày, sửa chữa phần mộ của Tề lão hán, tặng thôn một số tiền lớn để xây trường học, lại giúp người Lý gia có công ăn việc làm đàng hoàng mới rời đi.
Lúc này mục tiêu của nàng chính là —— kinh thành
*
Đầu thu, mưa phùn đã có chút lạnh lẽo. Văn Khanh mặc một chiếc áo bành tô, chân mang đôi ủng, che mưa với chiếc ô trong suốt đi trên đầu đường Bắc Kinh.
Nàng trang điểm theo phong cách nước ngoài khiến cho không ít người chú ý, tỉ lệ quay đầu là trăm phần trăm. Văn Khanh lại không để ý, nàng cố ý trang điểm như vậy để người ta liếc mắt một cái là nhìn ra nàng mới " từ nước ngoài về".
Thân thể này cũng không tồi, có thể nói là khuynh quốc khuynh thành, ăn mặc tuy hơi kì quái nhưng dáng người cao gầy, vẻ ngoài toả sáng. Người trên đường chỉ lo ngắm nàng, thỉnh thoảng gây ra tai nạn nhỏ - đâm sầm vào người khác.
Một màn này đã khiến quý nhân ở Hồng Vận Lâu chú ý.
"Cửu ca, đó không phải là con gái nước Pháp sao? Chiếc áo kia rất giống áo bành tô của Trương Thành."
"Trương Thành là tóc vàng mắt xanh, con gái nước Pháp cũng vậy. Còn cô gái này, tóc đen mắt đen, nàng hẳn là người Đại Thanh. Nhưng ta vô cùng tò mò chiếc ô mà nàng ta đang cầm, nguyên liệu trong suốt này ta chưa từng thấy bao giờ!"
"Nếu tò mò, xuống hỏi nàng mua ở đâu là được rồi!"
"Lão Thập không cần đường đột, thân phận nàng ta chưa rõ, vẫn nên quan sát thêm một chút."
"Bát ca huynh cũng quá cẩn thận rồi, không phải chỉ là hỏi một chút sao? Chờ chút, để đệ đi hỏi!"