Hai mươi ba, nấu kẹo mạch nha; hai mươi bốn, quét dọn nhà cửa; hai mươi lăm, tiễn ông Táo về trời; hai mươi sáu, nặn bánh bao…
Gần đến năm mới, các nhà đều vội vã sắm đồ. Chợ tết bắt đầu họp từ ngày hai mươi ba tháng chạp, các bà các mẹ đi chợ mua cá, mua thịt, mua thức ăn, mua đường, mua rượu, mua hoa quả, chuẩn bị đồ Tết.
Người dân ở quê quanh năm cực khổ, đến tết cũng phải bỏ tiền sắm đồ cho tươm tất, dù ít hay nhiều đều túi lớn túi nhỏ xách đồ về nhà.
Mấy ngày nay, ba Chu đi sớm về trễ, bận rộn ở ngoài giúp nhà khác Gi*t lợn. Rất nhiều nhà cả năm vỗ béo lợn để dành thịt ăn tết. Thịt lợn mổ ra có thể bán lấy tiền, trích một phần biếu người thân, bạn bè, hàng xóm. Còn lại để làm thịt viên rán, làm nhân bánh bao, nhân sủi cảo, ướp muối.
иộι тạиg của lợn cũng là món ăn rất ngon, gan lợn tim lợn xào lên ăn, tiết lợn làm tiết canh là ngon nhất. Còn có ruột và bao tử, rửa sạch, cuộn rau cải nướng thơm với tỏi có thể khiến bọn nhỏ chảy nước miếng ròng ròng.
(Ta ngồi edit mà còn thèm ấy chứ, tết bây giờ lớn rồi không còn thấy vui như hồi bé nữa. Không còn cảm giác háo hức chờ đợi, chỉ thấy nó như những ngày nghỉ dài được ở nhà thôi)
Phần thịt mỡ rán lên lấy mỡ, mỡ lợn thơm lừng, vừa thơm vừa béo, tóp mỡ ngon đến nỗi suýt nuốt cả lưỡi. Mỗi lần trong nhà Gi*t lợn, lũ trẻ đều nóng lòng như lửa đốt, ngồi bên cạnh ăn chực.
Món ngon ngày Tết chủ yếu là thịt lợn, dân quê ít ăn gà, vịt, dê, bò. Năm nay, hai con lợn nhà Chu Tiểu Vân khá béo, một con bị ba Chu bán, còn con kia, ông cắn răng Gi*t để trong nhà năm mới có thịt ăn.
Lúc Gi*t lợn, phải mời mấy người đàn ông khoẻ mạnh, dùng dây thừng trói lợn thật chắc, ba Chu cầm con dao bầu cực sắc để Gi*t lợn đi tới. Cảnh máu me đầm đìa chỉ có Đại Bảo to gan mới dám nhìn. Chu Tiểu Vân, Tiểu Bảo và Nhị Nha trốn trong phòng không dám ra. Cô nghe thấy tiếng lợn kêu, trong lòng hơi sợ, đợi đến khi hết tiếng lợn mới dẫn hai em ra ngoài.
Cân số thịt lợn được gần một trăm cân. Ba Chu biếu những người giúp đỡ, mỗi người hai ba cân. Mấy người không từ chối được, vui vẻ cầm về. Không phải nhà nào cuối năm cũng Gi*t lợn. Dân quê không có nguồn thu nhập khác, hoàn toàn dựa vào lúa gạo trồng được và tiền bán lợn cuối năm. Phần lớn các nhà đều bán lợn đổi thành tiền để tiêu dùng.
Ba Chu biếu một ít thịt heo cho nhà bác cả và nhà cô, còn nhờ chú tặng nhà chú Ba trong huyện thay ông. Còn thừa thì mang ra chợ bán, đến tết dù ít dù nhiều các nhà đều phải mua thịt, mười mấy cân mang lên chợ bán hết veo.
Tiền bán thịt vừa đủ để sắm đồ tết. Đến lúc về nhà, trên tay ba Chu xách kín đồ. Triệu Ngọc Trân vui vẻ, xách mấy con cá to vào bếp, ướp muối để dành đến tết nấu món ngon.
Đại Bảo liếc thấy tay phải của ba Chu cầm một túi hạt dưa to, có cả bánh kẹo, thèm chảy nước miếng, khóc nháo đòi ăn, bị ba Chu trừng mắt lườm thì im tịt. Ba Chu để đồ Tết lên nóc tủ quần áo rất cao. Đây là đồ để tiếp khách, Đại Bảo vàTiểu Bảo chỉ có thể nhìn mà không được ăn.
Triệu Ngọc Trân đem cá ướp đặt trong vại, trong nhà còn có một lu dưa và củ cải chua của mùa đông năm nay. Bà tích trữ một ít trứng gà và trứng vịt, cắn răng làm thịt hai con gà và hai con vịt. Bà còn đi mua thêm ít đậu phụ, mọi thứ đã chuẩn bị gần xong. Trong nhà giữ lại hai mươi mấy cân thịt heo và иộι тạиg, có thể nói là rất nhiều món.
Mùi thơm từ phòng bếp toả ra hấp dẫn bọn trẻ con. Triệu Ngọc Trân đang rán mỡ lợn.
Thịt mỡ béo ngậy được cắt thành từng miếng lớn, xèo xèo trong chảo, nhanh chóng chảy ra rất nhiều mỡ. Lúc này, rất ít nhà dùng dầu thực vật, phần lớn dùng mỡ lợn. Chu Tiểu Vân rất thích dùng mỡ lợn xào nấu, có một hương vị đặc biệt khó diễn tả thành lời mà dầu thực vật thanh đạm không thể sánh được.
Ba Chu không ngừng nhét rơm rạ vào đáy nồi. Bếp làm bằng đất, có một ống rất dài đưa khói ra ngoài. Khói đen từ rơm rạ đốt hơn phân nửa theo ống khói ra khỏi phòng, từ xa nhìn tựa như con rồng đen. Trong phòng vẫn mù mịt bởi khói, Ba Chu đứng mũi chịu sào hắt xì liên tục. Không khí trong phòng bếp tràn ngập mùi khói và mùi mỡ lợn, không thể ngửi được. Nhưng bốn đứa con nhà họ Chu vẫn ngồi lì không chịu ra, tám con mắt nhìn chằm chằm, chờ tóp mỡ được vớt.
Đợi miếng thịt mỡ ngày càng nhỏ dần, mỡ trong nồi nhiều lên, lúc gần được, Triệu Ngọc Trân dùng một cái muôi, múc mỡ vào chậu lớn, lại dùng muôi đó vớt tóp mỡ vào bát. Tóp mỡ toả ra mùi thơm hấp dẫn, màu vàng óng mê người.
Đại Bảo dùng tay bốc, bị phỏng hô to: “Ui cha, nóng quá, bỏng ૮ɦếƭ mất!”
Triệu Ngọc Trân vừa vui vừa buồn cười: “Cái tính láu táu, đợi nguội rồi hãy ăn.”
Chờ nguội bớt, tóp mỡ trở nên giòn giòn, lúc này nhét một miếng vào trong miệng. Nhai nhóp nhép ngon tuyệt. Chu Tiểu Vân thấy đây đúng là món ngon hiếm có trên đời, nếu trộn thêm ít đường trắng thì đến bàn đào của Vương Mẫu nương nương cũng không ngon bằng.
Đại Bảo và Tiểu Bảo còn tâm trí nào nhớ đến cái gì là đường trắng nữa, mỗi người một tay bốc một tay bỏ vào miệng ăn lấy ăn để. Nhị Nha còn nhỏ với không tới, nhìn các anh được ăn nên khóc nháo.
Chu Tiểu Vân vội vàng bế em lại gần, bắt đầu đút cho Nhị Nha ăn. Nhị Nha được ăn mấy miếng rốt cuộc không khóc nữa, cái miệng nhỏ nhắn không ngừng nhai. Chu Tiểu Vân liên tục đút, tranh thủ lúc Nhị Nha đang nhai mới ăn mấy miếng.
Chốc lát sau, một bát lớn tóp mỡ hết sạch.
Con sâu trong bụng ăn no, Đại Bảo dẫn Tiểu Bảo đi chơi. Chu Tiểu Vân biết cha mẹ bận rộn, tự động dắt Nhị Nha ra ngoài.
Bà chọn miếng thịt không quá nạc không quá mỡ, băm nhuyễn, trộn thêm trứng gà, một ít gừng, chút muối, nặn thành viên thịt nho nhỏ xinh xinh vừa ăn. Có người làm thịt viên cho thêm củ cải hoặc cải trắng làm nhân bên trong, ăn cũng rất ngon. Năm nay, nhà họ Chu Gi*t lợn béo, thịt lợn nhiều, Triệu Ngọc Trân định làm nhiều thịt viên hơn, cho bọn trẻ ăn một bữa thoả thích.
Bình thường trong nhà ít khi được ăn thịt, lũ trẻ còn nhỏ thiếu thốn đủ bề. Nhìn Đại Bảo và Tiểu Bảo tranh nhau bốc tóp mỡ, bà thấy các con ăn ngon vừa vui vừa buồn. Nếu không phải nhà nghèo ít có thịt ăn, sao bọn trẻ đến nỗi ăn tham như thế? Làm mẹ, trong lòng bà không thấy vui nổi!
Vì thế, bà quyết định nặn nhiều thịt viên, cho các con ăn đã nghiền.
Đợi thịt viên nặn xong, Đại Bảo và Tiểu Bảo chạy đi chơi, chờ đống tóp mỡ trong bụng tiêu hoá hết lại chạy về, thấy mẹ đang nặn thịt viên thì rất vui. Trẻ con đứa nào cũng thích ăn thịt viên hết. Nếu tép mỡ bình thường may ra vẫn có cơ hội ăn nhưng thịt viên phải đến Tết mới có.
Vì sao trẻ con thích những ngày Tết nhất? Chỉ riêng được ăn những món ngon chúng đã thích mê tơi, chứ chưa nhắc tới, đến Tết còn có quần áo mới và tiền mừng tuổi.
Ngày hai mươi lăm tháng Chạp, anh em nhà họ Chu ăn đến nỗi miệng bóng loáng, vô cùng thoả mãn.
Sáng hôm sau, Triệu Ngọc Trân lại chuẩn bị nồi hấp bánh bao, bánh màn thầu. Những thứ này để ăn đến hết mười lăm tháng giêng, vì thế phải sang mượn nồi hấp cực lớn của nhà bác Cả. Năm ngoái phần lớn làm bánh màn thầu, rất ít bánh bao có nhân. Năm nay Triệu Ngọc Trân làm nhiều bánh bao thịt, còn dùng đường đỏ làm bánh đường hình tam giác, một nồi hấp ba tầng hơn nửa ngày mới xong.
(Giải thích một chút ha. Ban đầu ta cứ nghĩ hai loại này là một, sau tra mới phát hiện ra hơi khác một chút. Bánh màn thầu 饅頭bính âm: mántóu. Còn bánh bao tiếng Trung là 包子; bính âm: bāozi. Màn thầu có chiều rộng khoảng 4 cm, chiều dài 15 cm, mềm, đặc ruột và có mùi vị đặc trưng. Để thưởng thức bánh màn thầu, người ta đem chiên trong dầu nóng và ăn cùng với sữa hoặc hấp chín. Thông thường màn thầu không nhân, còn bánh bao có nhân ở trong. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta không phân biệt như vậy mà màn thầu được dùng để chỉ chung cho cả loại có nhân hoặc không nhân. Nguồn: wikipedia)
Ba Chu phụ trách phần băm thịt, trộn nhân, Triệu Ngọc Trân nhanh tay nhồi bột, cán mỏng. Đại Bảo thấy trong nhà náo nhiệt, không ra ngoài chơi mà ở cạnh quấy rối. Chu Tiểu Vân muốn làm giúp nhưng thấy hai em không có người trông nên tìm cớ nhờ anh trai.
“Anh ơi, anh xem Tiểu Bảo và Nhị Nha không chịu nghe lời em kìa. Anh lớn nhất, Tiểu Bảo Nhị Nha chắc chắn sẽ nghe lời anh, anh dẫn hai em ấy ra ngoài chơi đi, thể nào hai đứa cũng vui lắm.”
Dăm ba câu lừa được Đại Bảo thích được khen dắt Tiểu Bảo và Nhị Nha đi chơi, Chu Tiểu Vân rửa sạch tay rồi qua giúp mẹ.
Triệu Ngọc Trân xếp những cái bánh bao đã được hấp chín ra mâm cho nguội bớt, thấy Chu Tiểu Vân nặn rất nhanh và khéo thì ngạc nhiên lắm.
Đôi tay nhỏ bé của Chu Tiểu Vân bốc một ít bột, vo tròn rồi cán mỏng làm vỏ bánh, dùng thìa nhỏ xúc nhân vào chính giữa, sau đó dùng tay nhấc và kéo một phần vành bột phủ lên đỉnh viên nhân, xếp thành từng nếp cho đến hết. Cuối cùng, cô túm hết các nếp bột xoay tròn tạo thành một núm bột ở trên, một cái bánh bao nhỏ xinh được nặn xong.
Ban đầu, Chu Tiểu Vân chưa quen tay, đợi nặn xong hai cái bánh bao, toàn bộ ký ức từ kiếp trước đã ùa về.
Động tác càng ngày càng thuần thục, mặc dù không nhanh bằng mẹ Triệu Ngọc Trân nhưng tốc độ gần bằng ba Chu. Bánh bao cô nặn khá đẹp, vừa không quá tròn vừa không méo, nhìn nhỏ nhắn xinh xắn.
Có Chu Tiểu Vân giúp nên tiến độ nhanh hơn, tới xế chiều, toàn bộ bánh màn thầu, bánh bao, bánh đường tam giác đã được lấy ra khỏi nồi hấp.
Bánh màn thầu vừa lớn vừa to, bánh đường hình tam giác rất đáng yêu, trong bánh bao có nhiều cái nhỏ nhắn xinh xinh đều là tác phẩm của Chu Tiểu Vân. Cô khá hài lòng về tay nghề của mình. Khỏi phải nói, được hoan nghênh nhất là những chiếc bánh bao nhỏ của Chu Tiểu Vân.
Bữa trưa tất nhiên là món bánh bao thịt thơm ngào ngạt, một mình Đại Bảo ăn hết năm cái.
Chu Tiểu Vân thích ăn bánh đường hơn. Nhân đường đỏ bên trong sau khi hấp chín hoá thành nước đường, cắn một miếng, vừa ngọt vừa thơm lại nóng hổi. Cô vốn không ăn nhiều cũng ăn ba cái mới ngừng.
Chờ đến lúc trả nồi hấp, Triệu Ngọc Trân thả vào trong đó mấy cái bánh bao, bánh màn thầu, sai Chu Tiểu Vân và Đại Bảo mang sang trả cho nhà bác Cả. Đại Bảo không rõ vì sao phải bỏ bánh bao ăn ngon như thế vào Ⱡồ₦g hấp, lầm bầm hai câu.
Triệu Ngọc Trân trắng mắt nhìn con: “Mượn đồ của người khác không thể trả lại tay không, tất nhiên phải để mấy cái bánh bao, bánh màn thầu vào đó. Hôm nay con ăn nhiều bánh bao như thế chưa chán à?”
Những lời mắng không đau không ngứa này từ trước đến nay Đại Bảo không bao giờ để trong lòng, cười hì hì, cùng Chu Tiểu Vân mang nồi hấp sang nhà bác Cả.
Bác Cả đang bận rộn đóng bàn cho khách. Bác gái Thẩm Hoa Phượng thấy hai người sang trả vội vàng nhận lấy rồi bảo hai đứa vào nhà chơi.
Nồi hấp nói nặng không quá nặng nhưng không hề nhẹ. Đại Bảo cao lớn thì không sao chứ Chu Tiểu Vân thở hổn hển, may mà mấy bước đã đến nơi.
Chu Tiểu Hà rót cốc nước cho Chu Tiểu Vân uống, cô uống vài hớp mới cảm thấy thoải mái hơn.
Bác gái cất bánh bao, bánh màn thầu trong nồi hấp thì thấy bên trong có hai cái bánh bao nhỏ hơn, cười hỏi một câu: “A, năm nay có hai cái bánh bao nhỏ xinh, tay ai nặn thật khéo.”
Không đợi Chu Tiểu Vân khiêm tốn, Đại Bảo lanh chanh trả lời: “Bác gái, mắt bác thật tinh tường, hai cái này là Đại Nha gói. Bánh mẹ và cha con gói lớn hơn một chút. Bánh của Đại Nha rất xinh, đến con còn không nỡ ăn.”
Thật ra, Đại Bảo thấy bánh bao thịt phải to mới ngon. Trưa nay cậu ăn liền một mạch năm cái bánh bao lớn, nếu ăn cái nhỏ chắc ăn bảy, tám cái.
Bác gái rất bất ngờ, quan sát hai bánh bao một lúc. Đúng là to bằng bàn tay trẻ con, mặt trên các nếp được xếp rất đẹp, trông đáng yêu vô cùng. Nếu không phải Đại Bảo nói, tuyệt đối không nghĩ nó là do một đứa bé sáu bảy tuổi gói.
Được bác gái khen, trong lòng Chu Tiểu Vân hơi đắc ý, nhưng cô vẫn khiêm tốn mấy câu, không hề tỏ vẻ kiêu ngoại, khiến bác gái càng thưởng thức và yêu thích.
Chu Tiểu Hà lập tức nhìn Chu Tiểu Vân bằng con mắt khác, đến giờ cô bé còn chưa biết nặn bánh bao! Chu Chí Hải thừa dịp mọi người nói chuyện không chú ý, ăn mấy cái bánh bao, vừa ăn vừa nghĩ ngon quá!
Mỗi khi đến Tết, việc khiến trẻ con vui nhất ngoài ăn uống chính là có quần áo mới để mặc. Dù thế nào, cha mẹ cũng phải mua cho bọn nhỏ một bộ quần áo và giày mới ăn Tết.
Nhà họ Chu đông con, Tiểu Bảo mặc áo cũ của Đại Bảo, Nhị Nha mặc áo bông cũ của Chu Tiểu Vân. Còn cô thì mặc quần áo cũ của Chu Tiểu Hà. Bây giờ, áo cô đang mặc trên người là áo bông năm kia Chu Tiểu Hà từng mặc, Chu Tiểu Vân cao hơn bạn bè cùng trang lứa nên mặc hơi cộc.
Triệu Ngọc Trân mua vải bông về, chuẩn bị may quần áo mới cho bọn nhỏ. Trong thôn, có một nhà chuyên may đồ người lớn, còn đồ trẻ con phần lớn do các bà các mẹ làm. Tay nghề của Triệu Ngọc Trân không kém, một buổi chiều cắt quần áo, may cho Đại Bảo làm một bộ quần áo mới, đến tối may thêm được cho Chu Tiểu Vân một bộ.
Vốn dĩ thời thơ ấu của Chu Tiểu Vân rất ít khi được may quần áo mới. Nhưng giờ cô hiểu chuyện, ngoan ngoãn khiến cha mẹ vui lòng nên Triệu Ngọc Trân sẵn dịp có tiền, may thêm cho con gái. Bộ quần áo mới của Chu Tiểu Vân màu đỏ, màu sắc rực rỡ rất bắt mắt. Cô rất vui, không ai không thích mặc quần áo mới. Đáng tiếc đến mùng Một mới được mặc quần áo mới, giờ chỉ có thể ngắm thôi, phải đợi thêm mấy ngày.
Áo bông của Đại Bảo màu xanh, cậu thích lắm, cứ nằng nặc đòi mặc luôn.
Triệu Ngọc Trân nhất quyết không đồng ý: “Quần áo mới đến năm mới mới mặc. Con khỉ con như con mặc không quá hai ngày thể nào cũng lấm lem bùn đất. Đến lúc đó, đến nhà người khác chúc Tết, ai cũng mặc áo mới, chỉ có con mặc quần áo bẩn đi chúc Tết, rất khó coi!” Nói xong, cất quần áo mới đi.
Chu Tiểu Vân an ủi Đại Bảo: “Anh Đại Bảo, còn ba bốn ngày nữa đến Tết rồi, rất nhanh thôi.” Đại Bảo không dám ầm ĩ nữa.
Tiểu Bảo và Nhị Nha không có quần áo mới, mỗi đứa có một đôi giày mới, một đôi tất mới.
Càng gần đến đêm ba mươi, chợ phiên càng nhộn nhịp. Mỗi sáng Triệu Ngọc Trân đi chợ, lúc về hai tay kín đồ. Hồi ấy, đến mười lăm tháng giêng chợ mới họp lại. Đồ ăn hơn nửa tháng phải chuẩn bị kĩ nên bà rất bận.
Ba Chu chuẩn bị làm thịt gà vịt nuôi hơn nửa năm để thiết đãi người thân hôm tất niên. Con vịt khá ngoan bắt một lần được ngay, nhưng hai con gà trống choai chạy mấy vòng quanh sân, tốn bao công sức để bắt. Gà mái được giữ lại để đẻ trứng, không nỡ Gi*t, còn gà trống thì không may mắn như vậy. Lúc con dao sắc bén kề sát cổ, nó giãy giụa một lúc rồi nhắm mắt.
Chu Tiểu Vân từ trước đến nay không dám nhìn cảnh Gi*t gà. Đợi đến lúc nó ૮ɦếƭ hẳn, cô mới dám bước lại gần. Nhân lúc ba Chu mổ bụng, làm sạch bên trong, Chu Tiểu Vân cẩn thận nhặt những chiếc lông đẹp nhất trên mình gà trống, được một bó to.
“Em lấy lông gà làm gì thế?” Đại Bảo hỏi.
Chu Tiểu Vân giả vờ bí mật, không nói cho anh trai biết. Đợi đến lúc cô đi lấy vải và mảnh đồng, Đại Bảo cuối cùng đã hiểu. Thì ra định làm cầu đá!
Đầu tiên dùng một miếng vải bọc vòng đồng lại, rồi may năm hoặc sáu cái lông gà lên trên. May lông gà là một nghệ thuật, may không đúng sẽ khiến trọng tâm bị lệch sang một bên. Đôi tay khéo léo của Chu Tiểu Vân làm rất nhanh, khiến cho Đại Bảo nhìn hoa cả mắt, chỉ chốc lát sau, một quả cầu rất đẹp được làm xong. Cậu mặt dày xin em gái quả cầu mang đi khoe.
Chu Tiểu Vân ngẫm nghĩ một lúc, lấy một sợi len dài buộc lên chóp để Tiểu Bảo cầm trong tay, dùng chân đá đá. Tiểu Bảo có đồ chơi mới, chơi rất vui vẻ. Mặc dù Nhị Nha không thích chơi nhưng vẫn cầm quả cầu trong tay, hồn nhiên nghịch nghịch mấy sợi lông gà.
Một lúc sau, Chu Tiểu Hà chạy sang. Cô bé rất thích quả cầu Đại Bảo cầm trong tay nhưng nói thế nào Đại Bảo cũng không chịu đưa. Nghe cậu ta nói là do Chu Tiểu Vân làm nên chạy sang xin.
Thấy quả cầu mình tiện tay làm đột nhiên trở thành đồ bán chạy, Chu Tiểu Vân ách nhiên thất tiếu, vội vàng làm cho Tiểu Hà một cái.
(ách nhiên thất tiếu: á khẩu không cười được)
Quả cầu của Tiểu Hà dùng lông gà màu nâu, bên dưới lông hơi xù lên, cũng rất đẹp. Đạt được mục đích, Chu Tiểu Hà vô cùng thoả mãn, đứng trong sân chơi đá cầu với Chu Tiểu Vân.
Chu Tiểu Hà người cao chân dài, tâng một lần gần mười cái, dương dương đắc ý.
Chu Tiểu Vân nổi lên lòng hiếu thắng, vững vàng tâng ba mươi cái mới ngừng. Tiểu Bảo và Nhị Nha đứng bên cạnh nhìn quả cầu bay lên hạ xuống thích mê, thấy chị gái tâng siêu thì vỗ tay trầm trồ khen ngợi. Được em trai em gái khích lệ, cô càng hứng trí, tâng bằng cả hai chân, dùng đầu ngón chân đá nhẹ, thỉnh thoảng, chân trái vòng ra sau, hơi nhảy lên, dùng chân phải tiếp được cầu. Kỹ thuật đa dạng khiến quả cầu bay lên lượn xuống trông rất đẹp mắt.
Chu Tiểu Hà trợn mắt há hốc mồm, biết không thắng được, bội phục sát đất, đứng cạnh vỗ tay ầm ĩ.
Khi Vương Tinh Tinh, Bé Mập, Tiểu Bất Điểm và mấy người nữa đến nhà Chu Tiểu Vân chơi, mọi người tranh nhau đá cầu.
Bất đắc dĩ, Chu Tiểu Vân lại phải đi tìm thêm lông gà để làm cầu. Khốn nỗi, đã dùng hết số lông đẹp của con gà trống bị Gi*t lúc nãy. Đại Bảo xung phong nhận việc đi bắt một con gà sống nhổ lông đuôi của nó, gà trống chạy loạn khắp sân. Bọn trẻ đứng chờ không đợi nổi, nhào vô giúp một tay.
Nhất thời, mấy đứa trẻ vì bắt con gà trống đang chạy loạn kia mà chạy ngược chạy xuôi, vất vả bắt được thì mệt không nói nên lời, thở hổn hà hổn hển.
Chu Tiểu Vân đứng bên ôm bụng cười.
Mấy đứa trẻ mang cầu về khoe với các bạn khác gần nhà. Có nhiều người bị con cái quấn lấy, đòi nhổ lông gà trong nhà làm quả cầu. Năm nay, trò đá cầu lông gà trở thành trò chơi được trẻ con trong thôn thích nhất.
Đến ngày hai chín tháng Chạp, ngay cả góc tường trong nhà cũng được quét sạch bằng chổi lông gà, bàn ghế được lau sạch. Đồ dùng trong nhà được chuẩn bị đầy đủ. Ba Chu còn mua dây pháo về, để đến đêm ba mươi và sáng sớm mùng Một đốt.
Ba Chu mời người chuyên viết câu đối trong thôn đến viết đôi câu đối đỏ, dùng hồ dán trên cửa.
Cửa phòng khách dán câu đối là:
Xuân hồi đại địa.
Phúc mãn nhân gia
(Dịch nghĩa: Xuân về khắp chốn. Người người có phúc)
Chữ viết rất to, rất tinh tế. Chu Tiểu Vân đứng nhìn lâu, nghĩ thầm sang năm phải luyện thư pháp thật tốt, tự viết câu đối cho nhà mình.
Trong lòng trẻ con mong ngóng, thời gian trôi càng chậm. Sau khi ăn xong bữa trưa, Đại Bảo thấy thời gian buổi trưa vốn ngắn ngủi, hôm nay dài đằng đẵng. Cậu ngóng từ sáng sớm mong mau đến tối, ngay cả đi chơi cũng không chú tâm.
Về phần vì sao à?
Trẻ con đứa nào chẳng biết, sau khi ăn cơm tối chính là tiết mục bọn nhỏ mong đợi nhất: Phát tiền mừng tuổi!
Đến chạng vạng, cả nhà đến nhà tắm thôn bên cạnh tắm rửa.
Lại nói đến chuyện này, tắm là rắc rối duy nhất hiện nay Chu Tiểu Vân không thể giải quyết được. Trời ấm còn đỡ, có thể đun nước nóng tắm ở nhà, đến lúc trời trở lạnh thì phiền toái nảy sinh.
Trong thôn không có nhà tắm, nhà tắm gần nhất là ở thôn cô Út, đi mất hơn một tiếng, vì vậy một tháng Chu Tiểu Vân chỉ được tắm hai lần. Không có cách nào khác, đành cố nhịn, đừng chê bẩn, ai mà chẳng thế.
Đến tết, tất nhiên phải tắm rửa sạch sẽ đón năm mới, ba Chu còn định dắt Đại Bảo và Tiểu Bảo đi cắt tóc. Tóc hai đứa sắp quá mang tai.
Không ít người có cùng suy nghĩ, vì thế nhà tắm vốn không lớn chật ních các bà các mẹ dắt con, cháu đến tắm. Ở đây không có vòi hoa sen, chỉ có một bể nước nóng cực lớn. Nước không trong như ban đầu mà hơi ᴆục. Chu Tiểu Vân tự kiềm chế, không dám nghĩ rốt cuộc đã có bao nhiêu người từng tắm rửa trước mình, nhanh chóng tắm xong, mặc quần áo rồi ra ngoài. Ba Chu đúng lúc dẫn Đại Bảo và Tiểu Bảo ra.
Đợi một lúc, Triệu Ngọc Trân ôm Nhị Nha bước ra. Ba Chu muốn dắt con trai đi cắt tóc, Triệu Ngọc Trân cũng đi theo.
Bình thường, cửa hàng nhỏ vắng bóng người nay đông nghịt. Đợi một lúc lâu mới đến ba cha con. Thợ cắt tóc tay nghề không cao lắm, cắt kiểu tóc ngắn đơn giản.
Ba cha con cùng lúc đứng lên, từ cao đến thấp, cùng một kiểu đầu, Chu Tiểu Vân thấy len lén cười trộm.
Triệu Ngọc Trân nhìn tóc của Chu Tiểu Vân, cô thầm kêu không ổn. Quả nhiên, Triệu Ngọc Trân lên tiếng:
“Đại Nha, tóc của con nửa năm chưa cắt rồi, dài quá ngang vai, nên cắt đi thôi!”
Không cắt! Đợi mãi mới buộc được đuôi ngựa mà! Chu Tiểu Vân biết rõ không thể trực tiếp phản đối, chỉ có thể đi đường vòng, cười làm nũng: “Mẹ, con không cắt đâu. Chú cắt tóc rất đông khách, còn nhiều người đang chờ.”
Đúng vậy, không ít người đang đứng chờ, cả nhà cắt tóc.
“Nhưng mà, tóc của con quá dài, buộc rất tốn thời gian.”
Hằng ngày bà bận trăm công nghìn việc, có mấy đứa con, một sân gà vịt lợn phải cho ăn no. Làm gì có thời gian buộc tóc cho con cái.
“Mẹ, mẹ quên rồi sao! Con toàn tự buộc tóc mà, không mất thời gian đâu. Mẹ đừng cắt tóc của con, con thích tết bím tóc, tóc ngắn y như con trai ý.”
Chu Tiểu Vân sau khi tóc dài qua mang tai bắt đầu dùng dây nịt đủ màu tự thắt bím tóc cho mình, không cần mẹ bận tâm..
Triệu Ngọc Trân không còn lời nào để nói, con gái tự buộc được tóc thì tuỳ nó vậy!
Chu Tiểu Vân thành công khiến Triệu Ngọc Trân bỏ đi ý định, bảo vệ được mái tóc của mình, trong lòng cô rất vui mừng. Giờ chưa có dầu gội đầu, khó tránh tóc bị khô xơ, được cái trông dễ nhìn hơn. Cô định sau này tích cực ăn vừng, cải thiện chất tóc.
Sau khi về nhà, Triệu Ngọc Trân bắt tay vào làm mâm cơm quan trọng nhất trong năm: cơm tất niên.
Trên bàn vuông bày kín đĩa thức ăn, có cá nướng, có gà quay, có thịt viên rán, có trứng xào. Người dân ở quê rất chú trọng bữa cơm này. “Gà, thịt, cá, trứng” phải đủ hết.
Bữa cơm này mấy anh em ăn no căng, bụng tròn xoe. Tiểu Bảo ăn không ít cá khiến Triệu Ngọc Trân rất cao hứng.
Sau khi cơm nước xong, ba Chu vào trong nhà lấy đồ ra.
Đại Bảo hưng phấn nhấp nhổm, Chu Tiểu Vân cũng bị anh lây cảm xúc, chờ mong tiền mừng tuổi.
Bình thường trẻ em gần như không có tiền tiêu vặt, tối đa được cho một, hai giác mua 乃út viết. Có ai muốn túi quần trống rỗng không? Tiếc là trong nhà không dư dả, số lần trong người Đại Bảo và Chu Tiểu Vân có tiền cực hiếm.
Ba Chu bắt đầu phát tiền mừng tuổi, Đại Bảo là con cả được nhận đầu tiên, mở ra nhìn thấy là hai ngàn, kêu to.
Hai ngàn đó, đủ mua rất nhiều đồ chơi. Đến tết, mấy cậu nhóc thích nhất là “Diêm tiên”, rất giống que diêm, quẹt một tí quăng ra xa tự nổ. Một xu một hộp, Đại Bảo thích đã lâu. Giờ đã có tiền mua, bảo sao Đại Bảo không vui cho được. Lúc này, đầu óc cậu loé lên tia sáng, tính mua đủ hai mươi hộp, một ngày chơi hết hai hộp không thành vấn đề.
Chu Tiểu Vân mở phong bao của mình, không có gì bất ngờ cũng là hai ngàn. Cô không khoa trương như Đại Bảo, rất có gia giáo, khẽ mỉm cười, trong lòng thầm tính toán mua 乃út lông về luyện thư pháp.
Tiểu Bảo chưa đi học, tiền mừng tuổi ít hơn, một nguyên. Chỉ vậy đã khiến cậu hài lòng. Cầm đồng một nguyên mới tinh, nhảy choi choi y hệt anh trai.
Nhị Nha nhỏ nhất, tượng trưng được năm hào. Con bé cười toe toét, giấu tiền trong túi quần, chọc cha mẹ cười vang.