NGƯỜI TA NÓI vết thương thành sẹo không còn đau, câu nói rất đúng. Sau một thời gian lo lắng, thấy không có vấn đề gì, Thu mạnh dạn hẳn lên, lại dám đứng nói chuyện với Ba. Đúng lúc ông bà Trương về thăm bên ngoại ít hôm, Mẫn lên Nghiêm Gia Hà thăm chồng, đem thằng Hoan đi theo. Ban ngày ở nhà chỉ có Thu, không còn ai. Ba hết giờ làm liền về sớm giúp Thu thổi cơm, anh cũng không ăn ở bếp tập thể, về ăn ở đây. Anh và Thu một người nhóm bếp, một người nấu nướng, phối hợp rất ăn ý.
Ba biết xào nấu, thổi cơm, đầu tiên xới cơm ra một cái ang, để cơm cháy trong nồi, cho ít muối, ít dầu, để lên bếp nóng một lúc, cậy ra thành tảng cháy vừa thơm vừa ngon. Thu ăn thích lắm, bữa tối không ăn cơm, chỉ ăn cháy, ai cũng phải ngạc nhiên: bở cơm trắng để ăn cháy, người thành phố thật kỳ lạ.
Phần thấy cha mẹ đi vắng cũng đưa bạn trai về nhà ăn cơm, Thu nghe bà Trương nói, anh kia “chỉ được cái mặt”, không thực tế, không chịu ở làng làm ruộng, chỉ muốn chạy đây chạy đó kiếm ăn. Ông bà Trương không thích anh này, không cho Phần qua lại quan hệ với anh ta. Phần vẫn lén hẹn hò với anh kia, lúc này mẹ không có nhà cô rất thoải mái đưa “cái mặt” về nhà.
Thu thấy “cái mặt” ấy cũng khá, người cao lớn, nói chuyện như người từng trải việc đời, đối với Phần cũng rất tốt. “Cái mặt” còn đem cho Thu mấy sợi dây chun hoa hoét để buộc tóc, nói anh ta đem cái thứ này đến các thôn làng để bán. Phần đưa cho Thu xem cái đồng hồ đeo tay, tỏ ra rất đắc ý, hỏi:
- Đẹp không? Anh ấy mua cho mình đấy, một trăm hai mươi đồng.
Thu giật mình, một trăm hai mươi đồng! Gần bằng ba tháng lương của mẹ. Phần đeo đồng hồ vào cổ tay, rau cũng không chịu rửa, bảo sợ nước vào đồng hồ.
Lúc ăn cơm, Ba gắp thức ăn cho Thu, “cái mặt” gắp thức ăn cho Phần, chỉ có Lâm lẻ loi. Lâm xới một bát cơm, gắp một ít thức ăn rồi biến đâu mất. Ăn xong, buông đũa buông bát, đi mất tăm, đến giờ ngủ mới về.
Buổi tối, Phần đưa “cái mặt” vào buồng riêng đóng cửa lại, không biết hai người làm gì trong đó. Buồng của Phần và Phương chỉ cách nhau một bức tường cao ngang đầu người, bên trên thông với nhau, không hề cách âm. Thu ở buồng mình viết lách, nghe tiếng cười khúc khích, giống nhu bị ai cù vào người vậy.
Ba ngồi đàng hoàng trong buồng Thu, giúp Thu viết lịch sử thôn. Có lúc Thu đan áo, anh ngồi đối diện, tay cầm cuộn len, ngẩn ngơ nhìn Thu, quên cả thả sợi len ra, Thu cứ phải cầm một đầu sợi len giật giật, nhắc nhở anh.
Anh như được Thu đánh thức, bừng tỉnh, vội xin lỗi, buông sợi len ra để Thu đan.
Thu nói nhỏ:
- Hôm ấy anh bảo với em, đan cho anh cái áo len phải không? Tại sao không thấy anh mua len?
Anh cười:
- Mua rồi, nhưng không dám đem đến đây.
Thu nghĩ, có thể anh thấy mấy hôm nay mình bận nên không muốn làm mình thêm bận. Thu rất xúc động. Thu rất dễ xúc động, hễ xúc động lại hứa hẹn. Thu rất thản nhiên
- Anh cứ mang len đến, em đan xong cái áo này sẽ đan cho anh.
Hôm sau anh mang len đến, len đựng trong một cái túi to, xem ra khá nhiều. Thu lấy ra xem, len đỏ, không phải đỏ thẫm, không phải đỏ hoa hồng, cũng không phải phấn hồng, mà là màu đỏ hoa đỗ quyên. Trong các màu đỏ, Thu thích nhất màu đỏ này, Thu gọi đấy là đỏ đỗ quyên.
Nhưng con trai ít ai mặc màu đỏ này, Thu ngạc nhiên hỏi:
- Anh… mặc màu này à?
- Cây sơn tra trên núi kia hoa cũng màu đỏ này. Thu bảo muốn xem hoa ấy cơ mà?
Thu bật cười:
- Em muốn xem cái cây ấy nở hoa, anh mặc áo len màu đỏ là để em coi anh là cây sơn tra à?
Anh không trả lời, chỉ nhìn cái cổ áo len để lộ ra ngoài cái áo bông xanh của Thu. Thu đã hiểu, anh mua len này cho Thu, cho nên mới chọn màu đỏ. Quả nhiên, anh nói:
- Anh nói Thu đừng giận nhé, ấy là… anh mua cho Thu…
Đúng lúc Thu bực mình, nghĩ bụng hôm ấy hai người đi đường, anh đã lén nhìn cái áo len của Thu, nếu không tại sao anh mua len cho Thu?
Hôm ấy đi đường rất nóng, anh đã ϲởí áօ ngoài, chỉ mặc một cái áo len, nhưng Thu vẫn mặc áo bông. Anh hỏi:
- Thu có nóng không? Nóng thì cởi bớt áo bông ra.
- Em… không quen mặc áo len đi ngoài đường, muốn ϲởí áօ trong, chỉ mặc áo bông là đủ.
Anh rất tự giác nói:
- Vậy anh ra kia, Thu thay áo xong gọi anh.
Thu không muốn mặc áo len đi ra đường là bởi áo len của Thu vừa ngắn vừa chật, ôm khít lấy người. иgự¢ Thu hơi to, tuy Thu đã phải dùng áo nịt иgự¢ số nhỏ để ép xuống, nhưng dưới lớp áo len иgự¢ vẫn nổi rõ lên, áo len lại không kín ௱ôЛƓ, đúng là trước chật sau ngắn, thật xấu hổ.
Hồi ấy trong đám con gái vẫn nói với nhau, muốn biết cơ thể một người con gái có đẹp hay không thì phải đứng áp người vào tường, thấy không còn kẽ hở mới là người có thân hình đẹp, đoan trang, đứng đắn. Tĩnh Thu không thể đứng sát tường mà không có khe hở, nếu đứng úp mặt vào tường, phía trước có bộ phận nổi cao chạm tường; nếu lưng dựa vào tường phía sau cũng có bộ phận nổi cao chạm tường, cho nên bọn bạn gái cười Thu “ba đoạn”.
Thu biết cơ thể mình không đẹp, rất ít khi mặc áo len ra đường để khỏi lộ cái xấu. Thấy Ba tránh đi chỗ khác, Thu vội ϲởí áօ bông, áo len, rồi mặc lại cái áo bông, Thu cẩn thận lộn phải cái áo len, cầm trên tay. Lúc đầu Thu sợ anh trông thấy mặt trái cái áo len, không chịu để anh cầm giúp, về sau mải nói chuyện với anh, Thu quên bẵng, anh bảo để anh cầm giúp áo len, Thu đưa cho anh, có thể lúc ấy anh lén nhìn bí mật của cái áo.>
Cái áo len Thu mặc là do mẹ mua len từ hồi Thu ba, bốn tuổi. Mẹ không biết đan, phải nhờ người đan, đan xong mẹ trả tiền công, người đan còn lấy bớt rất nhiều len, chỉ đan cho Thu và anh trai hai cái áo rất nhỏ.
Về sau Thu biết đan, Thu tháo hai cái áo ra đan thành một chiếc. Mặc mấy năm, lại tháo, thêm một cuộn sợi đan lại thành áo. Vài năm sau, lại tháo, lại thêm một cuộn sợi. Cuối cùng biến thành cái áo năm, sáu màu. Nhưng Thu đan rất khéo, người khác nhìn cứ tưởng cố tình pha màu tạo nên hoa văn phức tạp, chồng chéo nhau. Nhưng vì dùng quá lâu, len rất dễ đứt, tạo nên những đoạn ngắn. Lúc đầu Thu còn cẩn thận xe hai đầu sợi len lại với nhau, như vậy không thấy mối nói. Về sau thấy nối quá nhiều, xe không lại, Thu phải nối thành mối. Cho nên cái áo len của Thu mặc ngoài khá đẹp, trông rất tinh xảo, nhưng nếu lật mặt trong thì đầy mối nối, giống như cái áo lông cừu của lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông mặc hồi còn ở núi Tĩnh Cương, vẫn là áo lông cừu, nhưng vì lông cừu rối tung rối mù.
Thu nghĩ, nhất định anh đã thấy cái áo len đầy mối nối cho nên anh thông cảm với Thu, mua len màu đỏ mẫu đơn, để Thu tự đan áo cho mình. Không biết tại sao Thu chợt nhớ đến truyện ngắn Xà phòng của Lỗ Tấn, trong đó người đàn ông có tâm địa nhơ nhớp, trông thấy một người con gái nghèo khổ, cơ thể bẩn thỉu, trong bụng anh ta nghĩ mua một cục xà phòng để cô ta tắm.
Thu bực tức trách Ba:
- Tại sao anh làm như vậy? Anh cầm cái áo len thì cứ việc cầm, anh… anh nhìn mặt trong cái áo len của em làm gì?
Anh ngạc nhiên hỏi lại:
- Mặt trong cái áo len của em? Mặt trong cái áo len của em thế nào?
Nhìn vẻ mặt vôanh, Thu nghĩ bụng có thể anh bị oan, anh không trông thấy. Lần ấy trên đường đi anh không có cơ hội để nhìn cái áo của Thu. Có thể anh thấy màu len đẹp, giống như màu hoa sơn tra, cho nên anh mua.
Thu vội giải thích:
- Không có chuyện gì đâu, chỉ đùa anh tị thôi
Anh như trút được gánh nặng:
- Ôi, nói đùa vậy mà anh tưởng Thu nổi giận.
Anh sợ Thu nổi giận, khiến Thu có cảm giác tự hào hình như đang thao túng tình cảm của anh. Anh là con cán bộ, lại thông minh, làm việc giỏi giang, người cũng “tiểu tư sản” nhưng trước mặt Thu lại tỏ ra thật thà, nhút nhát như chuột, sợ Thu nổi giận, khiến Thu có cảm giác đang bềnh bồng nhẹ trôi, muốn đùa anh tí chút để thấy cái vẻ sợ hãi của anh, chứng thực mình đủ khả năng chi phối anh. Thu biết như vậy không tốt, chỉ là vinh dự hão huyền, cho nên Thu không làm như thế.
Thu gói những cuộn len lại, đưa trả cho anh:
- Em không lấy len của anh đâu, nếu mẹ em thấy, em phải nói thế nào với mẹ? Nói em ăn cắp à?
Anh vẫn đứng lặng, tay ôm bọc len, nói khẽ:
- Anh không nghĩ Thu phải trả lời mẹ. Thu cứ bảo mua không được à?
- Em một hào không có làm thế nào để âm được nhiều len như thế? – Thu như thách thức mình nói ra hoàn cảnh gia đình, hình như muốn nói: gia đình em nghèo, anh xem thường em không? Nếu xem thường thì sớm thôi đi!
Anh đứng kia, vẻ mặt đau khổ, miệng lẩm bẩm:
- Anh không ngờ… anh không ngờ…
Thu cảm thấy anh đang hối hận như vừa bị nói dối, vậy là Thu đùa:
- KHông ngờ gì? Chuyện anh khôn ngờ còn nhiều lắm, chỉ trách anh không tinh mắt. Nhưng anh yên tâm, em nói thế này, tiền đường phèn, tiền 乃út máy em sẽ trả anh. Nghỉ hè em đi làm, nếu một tháng không nghỉ ngày nào em sẽ được ba mươi sáu đồng, chỉ một tháng em sẽ trả anh hết nợ.
Anh vội vã hỏi:
- Làm… việc gì?
- Làm những việc linh tinh lặt vặt mà không biết à? Đến công trường xây dựng làm thuê, đi chở than ở bến cảng, đến xưởng sản xuất học cụ sơn đồ dùng dạy học, dán hộp giấy, có việc gì làm việc nấy, nếu không thì làm sao gọi là việc vặt. – Thu hơi thổi phồng. – Không phải ai cũng tìm được việc đâu nhé, tìm được việc vì phụ huynh học sinh của mẹ là chủ tịch khu dân cư, chuyên quản lý những việc ấy.
Thu kể cho anh nghe chuyện vui về con bà chủ tịch khu dân cư, cậu ta là bạn học với Thu, người gầy gò nhỏ thó, các bạn cùng lớp đặt cho cậu ta cái tên “cô em vợ” trong lớp còn có một cậu nữa được gọi là “cô Điền”, một cậu nữa có tên “thím Đỗ”, mấy cậu con trai đều mang những cái tên đàn bà. Nói đến đoạn buồn cười, Thu không nhịn nổi.
Thu cười một lúc mới phát hiện anh không cười, chỉ sững sờ nhìn Thu. Thu vội giải thích:
- Anh đừng thấy em vô duyên, không phải em đặt cho các cậu ấy đâu, trong lớp em chưa bao giờ gọi họ bằng cái tên ấy, chỉ kể cho anh nghe thôi.
Anh nói, giọng khàn khàn:
- Dán hộp còn có thể, nhưng Thu đừng làm ở công trường, càng không nên ra cảng chở than, nguy hiểm lắm, Em là con gái, sức yếu, không cẩn thận sẽ bị tai nạn, bị xe cán thì thế nào?
Thì ra vừa rồi anh không nghe, đang nói chuyện cười mà nghĩ đến chuyện Thu đi làm thuê. Thu động viên:
- Anh chưa đi làm những việc ấy cho nên anh nghĩ nó rất đáng sợ, nhưng thực tế thì…
- Anh thì chưa đi làm những việc ấy, nhưng anh thấy công nhân chuyên chở than ở bến cảng phải kéo xe lên dốc dựng đứng, nếu tay không khỏe thì cả người lẫn xe lăn xuống sông. Anh cũng đã thấy công nhân xây dựng xây tường lợp ngói như thế nào rồi, nếu từ trên giàn giáo ngã xuống thì nguy hiểm vô cùng, không nặng nhọc không nguy hiểm thì công nhân chính đã làm, không cần thuê lao động phụ làm gì, anh làm sao yên tâm nổi? Liệu mẹ em có yên tâm được không?
Chắc chắn mẹ Thu không thể yên tâm, mẹ lo Thu đi làm như thế bị tai nạn lao động, nghe nói làm phụ động mà bị tai nạn sẽ không được hưởng bảo hiểm lao động, cuộc đời coi như xong. Được mấy đồng tiền còm nhưng hỏng cả cuộc đời. Nhưng Thu biết mấy đồng tiền còm không nhỏ, không có mấy đồng ấy thì không mua được gạo, coi như nhịn đói. Hơn nữa, nhà Thu không chỉ thiếu mấy đồng tiền ấy mà thiếu rất nhiều. Mẹ thường phải phải vay tiền các đồng nghiệp, hễ lĩnh lương là phải trả nợ, chỉ sau một ngày lĩnh lương lại vay. Nhà Thu thường đem cho phiếu thịt, phiếu trứng, bởi không có tiền mua. Đội sản xuất ở nông thôn nơi anh trai Thu lao động thu nhập rất kém, đám thanh niên trí thức về lao động phải xin tiền bố mẹ mua thóc để xay thành gạo mới đủ cái ăn, vì công điểm rất thấp, công điểm cả năm không đủ gạo ăn.
Những năm gần đây may mà mỗi vụ nghỉ hè Thu đi làm, giúp gia đình được ít nhiều. Thu vẫn thường động viên mẹ: “Con đi lao động như thế chả tốt hay sao? Mẹ có thấy ai bị tai nạn không? Mà có bị tai nạn thì ngồi nhà cũng làm được việc cơ mà”.
Lúc này thấy Ba nói như vậy, Thu cũng đem cái lí ấy ra, nhưng anh không nghe lọt, chỉ khẩn thiết nói:
- Em đừng đi làm như thế nữa, nguy hiểm lắm, lỡ xảy ra việc gì thì khổ cả một đời. Em cần tiền, anh có đây, anh đi dã ngoại thế này lương khá cao, có cả phụ cấp dã ngoại. Anh có tiền tiết kiệm, em lấy mà trả nợ. Sau này mỗi tháng anh có thể đưa em từ ba chục đến năm chục đồng, như thế có đủ không?
Thu không thích như vậy, tưởng như lương anh cao là diều ghê gớm lắm, có thể nhìn người bằng nửa con mắt, muốn được cứu tế Thu. Thu trả lời rất kiêu:
- Lương của anh cao là của anh, em không cần tiền của anh.
- Em… coi như anh cho em vay không được hay sao? Sau này em ra công tác sẽ trả anh.
- Sau này em có công tác gì? – Thu tự chế giễu. – Bố em không phải là cán bộ cao cấp, với lại liệu có thể tìm được công việc dã ngoại hay không. Em về nông thôn sẽ không có cơ hội về lại thành phố. Đến lúc ấy mẹ không phải cho em tiền mua gạo là may mắn lắm rồi, đâu còn tiền trả nợ.
- Không trả được thì thôi, dù sao thì số tiền ấy anh cũng không dùng đến, em đừng cố chấp, chỉ vì mấy đồng tiền mà làm mình mang thương tật, suốt đời phải nằm liệt giường, như thế có phải là khổ hơn không?
Thu nghe anh nói “chỉ vì mấy đồng tiền” cảm thấy anh xem thường mình, coi Thu như người yêu tiền, Thu bực mình:
- Em là người vì mấy đồng, là người tầm thường thế đấy. Em thà đi làm thuê, thà vất vả cực nhọc cũng không cần tiền của anh.
Ba tưởng như bị Thu đâm một mũi dao vào tim, không biết nói gì, chỉ nói khẽ:
- Em… anh…
Một lúc sau anh không nói được gì, trông rất đáng thương, khiến Thu nghĩ đến con chó con Thu nuôi trước đây bị đội tiêu diệt chó bắt, bị trói và rọ mõm, kêu không thành tiếng, trông thật đáng thương. Nó nhìn Thu, cầu cứu Thu, biết bị trói thể nào cũng bị ૮ɦếƭ.