Tôi nhận ra rằng… mình đã làm một chuyện khiến bản thân thật sự hối hận.
Chỉ có điều, lúc ấy, tôi còn nhỏ quá.
Nhỏ tuổi như vậy tất nhiên làm chuyện gì cũng thiếu chính chắn. Thế nên tôi khoan dung quyết định sẽ tha thứ cho mình.
Vậy mà… có người tuyệt nhiên không chịu tha thứ cho tôi.
Kẻ ấy nói: “Lâm Khi, nếu anh không quan tâm đến tôi, thì ngay từ đầu đừng nhặt tôi về!”
Sau đó, đá cửa, đi mất.
Vùi mặt vào trong lòng bàn tay, tôi thở dài. Tôi chưa bao giờ nghĩ không cần nó, tôi chưa bao giờ nói không cần nó.
Được rồi, đúng là tôi có nói thế một lần nhưng cũng đâu ghê gớm lắm đâu.
Tôi nói: “Lâm Lẫm Lẫm! Nếu không chịu gọi ba là ba, thì đừng có mà xách mặt về cái nhà này nữa.”
Nó trừng mắt nhìn tôi, từng từ từng từ vang lên rất rõ ràng: “Lâm Khi, làm người thì không nên được voi đòi tiên, tôi vĩnh viễn không bao giờ gọi anh là ba. Hơn nữa, anh vốn dĩ không phải ba tôi.”
Tôi cũng trừng trừng nhìn nó, phát điên gào lên: “Con… là do ba nhặt về. Ba đương nhiên là ba của con. Nếu con không gọi… ba sẽ nhặt đứa khác ngoan ngoãn hơn về!”
Sau đó, liền xảy ra sự kiện trên.
Nhìn cánh cửa vẫn còn lay động, khi đóng khi mở, đầu óc tôi gần như trống rỗng. Phải mất một lúc lâu, tôi mới chợt nhận ra là phải đuổi theo thằng bé.
Đâu rồi? Đâu rồi? Lẫm Lẫm, con ở đâu? Đừng làm ba sợ mà.
Tôi loạn lên chẳng khác nào con ruồi mất đầu… Lục tung đầu đường, cuối hẻm, công viên… Nhưng không có chút dấu vết gì cả…
Tôi bắt đầu tuyệt vọng… Chỉ còn bờ biển là chưa đi. Chẳng lẽ bắt tôi lết ra đó nữa hay sao? A, đúng rồi, bờ biển.
Hơi mặn tràn ngập trong không khí. Tôi vội vã đưa hết tiền mặt có sẵn trong túi cho một tài xế taxi, một mạch chạy đến khu biệt thự trên biển.
Lẫm Lẫm, con ở đâu thế?
Khu biệt thự màu lam chẳng mấy chốc đã đập vào tầm mắt. Kiến trúc thật tinh xảo, tuy nhiên, bây giờ tôi không rảnh rỗi thưởng thức.
Hết nóc nhà này đến nóc nhà khác, chợt một dáng dấp màu trắng hiện lên trong đáy mắt.
Nó ngồi xổm ở đấy, giữa những mảng màu lam bao la, côi cút như một điểm trắng nhỏ bé đang chực tan ra.
Chỉ chừng ấy tuổi đầu, sao lại lộ ra nét cô độc như vậy… Sao lại khiến kẻ khác đau lòng đến nhường này?
Tôi nhẹ nhàng đi đến, cẩn thận đứng trước mặt nó.
Gió biển thổi mạnh khiến cho mái tóc thằng bé rối tung cả lên. Tôi không thể trông thấy mặt nó. Nó bắt chước tôi, giấu mặt vào đầu gối, vòng tay ôm lấy chân, rúc sâu vào trong ấy.
Tôi đưa tay, định vuốt ve mái tóc rồi bù kia.
Nhưng khi tôi sắp chạm vào làn tóc đen của nó, thằng bé chợt lên tiếng. Chỉ có duy nhất một từ ngắn gọn: “Cút!”
Tay tôi khựng lại trong chốc lát, nhưng sau một lúc vẫn tiếp tục tiến tới. Tôi là ba của nó. Tại sao không được sờ đầu nó chứ?
Toàn thân thằng bé thoáng cứng đờ, tôi có thể cảm nhận rõ ràng điều ấy, nhưng chỉ trong nháy mắt là đã thả lỏng như bình thường.
Tôi cất lời thật dịu dàng: “Lẫm Lẫm, ba không nói là không cần con.”
Nó vẫn không không ngẩng đầu lên, chỉ từ từ thốt ra giọng điệu rầu rĩ: “Anh không cần tôi!”
“Ba không có!”
“Anh không cần tôi!” Lần này đã pha lẫn chút nức nở. Tôi cũng bắt đầu rối lên.
Tôi vội vội vàng vàng nói: “Ba không có không cần con, ba chỉ là, chỉ là rất muốn con gọi một tiếng ba thôi!”
“Tôi không tin. Hơn nữa, tôi sẽ không gọi anh là ba. Anh không phải ba tôi!.” Tiếng nức nở càng lúc càng rõ ràng.
Tôi vội ôm chầm lấy vai nó, vuốt vuốt lưng, dịu dàng dỗ dành: “Đừng khóc. . . . . . Đừng khóc. . . . . . Con là con trai kia mà, không thể khóc. . . . . . Ba chằng qua là tức giận nói thế thôi. . . . . . Chỉ là tức giận thôi. . . . . . Không phải thật đâu. . . . . .”
Nó ngẩng đầu, để lộ gương mặt đỏ ửng vì khóc lóc, nức nở nói: “Anh gạt người!”
Sự kiên định trong lời nói kia khiến tôi phát hoảng, không kịp suy nghĩ gì đã thề thốt: “Ba xin thề sẽ không nghĩ đến việc không cần Lẫm Lẫm nữa.”
Không hiểu sao, nó càng khóc lớn hơn, “Lỡ anh sau này nghĩ khác thì sao? Anh thế nào cũng vứt bỏ tôi!”
“Vậy, vậy. . . . . . Ba xin thề không bao giờ vứt bỏ Lẫm Lẫm.”
“Anh thề chứ?”
“Ba thề.”
“Vĩnh viễn không rời khỏi tôi?”
“Vĩnh viễn không rời khỏi Lẫm Lẫm.”
“Vĩnh viễn ở cạnh?”
“Vĩnh viễn ở cạnh.”
“Không ép tôi gọi anh là ba?”
Tôi á khẩu. Đó chỉ là một nguyện vọng bé tẹo thôi mà. Từ khi lên 6 đến nay, Lẫm Lẫm không lần nào gọi tôi là “ba ba” nữa!
Chẳng hiểu sao, nước mắt của thằng bé lại càng chảy ra nhiều hơn. Có khuynh hướng muốn cuốn trôi mọi thứ ở nơi này.
Trong hoàn cảnh này tôi còn có thể nói gì đây? Tất nhiên chỉ biết cắn răng đau khổ thốt ra mấy chữ: “Không ép con gọi ba nữa.”
Không ngờ những lời này lại dẫn đến nỗi hối hận lớn nhất cuộc đời tôi sau này.
Thật đáng kinh ngạc, chỉ trong hai giây nước mắt của thằng bé đã hoàn toàn biến mất. Tôi thật sự có chút nghi ngờ, khóc lóc gì mà hết nhanh thế nhỉ?
Nó thoáng cái đã nhào đến bên tôi, ôm chặt lấy tôi, vùi cái đầu nhỏ nhắn vào sâu trong иgự¢ tôi. Bao nhiêu nước mắt nước mũi cũng trây cả vào chiếc áo tôi đang mặc trên người.
Tôi bất đắc dĩ để thằng bé thỏa sức trây bẩn cả áo mình, đến khi nó cảm thấy khá hơn một chút, mới lên tiếng hỏi: “Sao con lại đến được bờ biển?”
“Lúc ra khỏi nhà, tôi có cầm theo ví tiền của anh.” Nó nhỏ giọng.
Tính tôi vốn hay quên, vì vậy mà cũng thường xuyên quên mang theo ví tiền. Thế nên tôi mới nghĩ ra cách để ví tiền của mình trên giá để giầy. Nếu muốn ra cửa nhất định phải mang giầy, vì vậy cũng có thể trông thấy ví tiền của tôi.
“Hả?” Đúng rồi, lúc nãy tôi cũng không nhận ra là mình không mang theo Ϧóþ, chỉ có vài đồng có sẵn trong túi.
“Sau đó…” Giọng thằng bé chằng khác nào tiếng muỗi kêu.
“Sau đó thế nào?” Tôi hỏi.
“Tôi đem toàn bộ ví tiền ném cho tài xế taxi.”
“? !”Tôi kinh ngạc nhìn nó.
Nhìn thấy nét mặt của tôi, thằng bé liền cuống quýt giải thích: “Tôi lúc ấy quá nóng giận, vì anh bảo không cần tôi, nên… tôi mới lấy ví của anh. . . . . .” Chút âm thanh yếu ớt cuối cùng cũng nhỏ dần rồi im bặt.
Tôi nhìn thằng bé không phải vì nó quẳng ví tiền của tôi cho tài xế, dù sao trong ấy cũng chẳng có giấy tờ gì quan trọng, duy chỉ có tiền thôi. Nguyên nhân thật sự khiến tôi kinh ngạc chính là hành động của thằng bé không ngờ lại giống hệt tôi ban nãy.
Tiếp đến, chúng tôi cũng có dịp nhận ra là bãi biển này thật sự rất xa khu nội thành. Bình thường thì không xa đến vậy. Nhưng một khi không có tiền thì tài xế nào chịu cho đi nhờ đây, đi bộ tất nhiên là khủng khi*p rồi!
Tôi từ tốn phân giải cho thằng bé biết chuyện này là sai. Thằng bé lúc đầu cúi gằm ra vẻ ăn năn, sau đó sửng sốt, đến cuối cùng thì phát điên lên, gào vào mặt tôi.
Tiếp theo thì. . . . . .
Chúng tôi cam chịu mà lết bộ đi về. Đi đến lúc trời ngả tối… mới về được tới nhà.
Năm ấy, thằng bé 9 tuổi, tôi 14 tuổi rưỡi.
Tôi vẫn luôn nghĩ… tôi không hề hối hận vì đã nhặt thằng bé về. Tuy rằng tính tình của nó có hơi xấu một chút, lại hơi kì quái một chút, nhưng cũng chỉ là một đứa bé mà thôi. Tuy nó không chịu thừa nhận nó là con tôi, nhưng cũng không thể phủ nhận bản thân vẫn là một đứa nhỏ không hơn không kém. Một thằng bé xinh xắn như vậy, sao tôi có thể vứt bỏ nó được cơ chứ? Thứ tôi lo lắng nhất chính là… nó có thể sẽ mất tôi. Trên truyền hình và báo chí không phải vẫn thường đưa tin khi con cái lớn lên thì cha già cũng qua đời sao?
Thế nên tôi muốn nó chấp nhận gọi tôi là ba trước khi quá muộn. Thật ra tôi vẫn luôn cố gắng, thế nhưng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa!