– Sao cậu laị coi trọng con ranh đó hơn em?
– Cô không có gì để so sánh với cô ấy!
– Mẹ nó xuất thân là kẻ ăn người ở đấy! Với một thân thế như vậy có đáng để cậu yêu thương?
– Nhưng đối với tôi cô ấy là viên Ngọc quý, luôn luôn phát sáng và tỏa hào quang thánh thiện, còn cô mãi mãi chỉ là một viên sỏi không hơn không kém!
Tiếng bà Xoan vang lên chua chát làm cả đám người làm sợ xanh mắt lại, ở cái nhà này ngay ông Hinh là chồng cũng phải im lặng khi bà ta lên tiếng. Bữa nay, mới sáng ra cả nhà đã được phen náo loạn, còn những mười ngày nữa mới đến ngày cô cả Nguyệt ra mắt nhà họ Phạm Gia nhưng bà Xoan sốt sắng tất tưởi bắt đám người làm chuẩn bị cho cô con gái rượu của mình phải được tươm tất. Nguyệt lúc đó đang ngủ ngon, nghe loáng thoáng ở ngoài có tiếng mẹ mình quát tháo ầm ĩ thì ngúng nguẩy đi ra cũng tru tréo lên:
– Mẹ! Mới sáng ra mà đã ầm lên thế!
– Ôi! Mẹ xin lỗi con gái! Cứ vào ngủ tiếp đi! Mẹ sai mấy đứa làm việc cho con ấy mà! Con gái mẹ cứ việc xinh đẹp mà chuẩn bị làm vợ cậu hai nhà họ Phạm đi nha!
– Con bị đánh thức rồi! Chán mẹ lắm!
Bà Xoan kéo con gái ngồi xuống ghế vuốt vuốt tóc, giọng ngọt nhạt nói mấy câu dỗ dành, rồi sai bảo mấy người làm tiếp:
– Con Đào, con Na xem quần áo bà mới lấy về cho cô Nguyệt đi giặt rồi phơi phong cho cẩn thận, bất cẩn thì c/h/ết với bà!
– Vâng! Chúng con biết rồi ạ!
– Còn mấy đứa này đi dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn sân vườn cho bà tươm tất nghe chưa?
– Vâng ạ!
Bà Xoan phân phó xong thì nói chuyện với con gái:
– Nhà bên đấy giàu nhất nhì cái phố huyện này, con mà về làm dâu nhà đó chỉ có ngồi mát ăn bát vàng thôi.
– Nhà mình cũng có kém cạnh ai đâu mà mẹ cứ khéo lo.
– Biết thế nhưng con về đó thì càng củng cố thêm địa vị cho nhà họ Từ mình chả tốt hơn à!
– Thôi được rồi! Tùy mẹ tính nhưng kiểu gì con cũng phải lấy cho được cậu hai nhà bên ấy!
– Con yên tâm đi. Nhất định con gái mẹ sẽ được làm dâu nhà giàu đó!
Nguyệt đứng dậy đi vào ngủ tiếp, còn bà Xoan ngồi đó suy tính xem nên chuẩn bị những gì cho con gái, đang ngồi ngẫm nghĩ thì nghe tiếng ông Hinh húng hắng ho khan ở đằng sau liền quay lại hỏi:
– Sao ông không ngủ thêm mà đã dậy thế?
– Tiếng mẹ con bà tru tréo ầm ầm thế ai mà ngủ cho nổi! Chuyện hôn ước đã định sẵn rồi mà bà cứ làm rối lên.
– Thì tôi chuẩn bị cho con mình chứ con ai mà ông trách cứ, ông thì biết cái gì?
– Đợt này nhà người ta chính thức sang xem mặt con gái, bà xem mà bảo ban con đi, cái tính cứ đỏng đảnh rồi người ta cười cho!
– Con gái tôi xinh đẹp, cành vàng lá ngọc ai dám chê nào!
Bà Xoan gạt bỏ mọi ý kiến và lời khuyên bảo của ông Hinh, đối với bà ta thì con gái là nhất, không có đứa con gái nào ở cái vùng này đẹp bằng được. Nhà bà ở đây cũng thuộc dạng có tiếng tăm, đất đai cũng nhiều và có một cái xưởng dệt cũng to lắm nhưng vì tính tình tham lam, vẫn muốn giàu có hơn nữa nên khi được nhà bà Liên giàu nhất nhì ở phố huyện này nhắc lại cái hôn ước từ thời ông bà đã hứa thì liền đồng ý ngay. Chỗ tốt như thế thì tội gì mà bà ta không gả con gái vào chứ, dại gì mà nhường may mắn này cho kẻ khác hưởng lộc.
Mọi thứ chuẩn bị gần như là xong hết, con gái xúng xính váy áo lượt là ra vào mặt vui như hoa đến ngày nở rộ thì đùng một cái bà Liên đánh điện sang báo rằng con trai bà vừa gặp tai nạn có lẽ phải luì ngày xem mắt lại một thời gian để phục hồi sức khỏe. Bà Xoan nhận được thông tin đó thì không lấy làm vui vẻ và cô con gái vàng bạc này cũng một tâm thế như ngồi trên đống lửa:
Nguyệt lo lắng, sốt ruột giục mẹ mình:
– Mẹ cho người đi dò hỏi xem cậu hai gặp tai nạn có nặng không mà phải dời ngày lại lâu thế? Con thực sự không yên tâm!
– Được rồi, con đừng lo!
– Con không biết đâu, nếu qua loa thì đã không phải hoãn lại rôì, con không ngồi yên được, mẹ đi xem giúp con đi!
Lúc này ông Hinh cùng cô con gái thứ hai của mình đi làm về, thấy hai mẹ con mặt mày nhăn nhó, nói chuyện lớn tiếng thì hỏi:
– Hai mẹ con bà lại làm sao thế?
Bà Xoan chưa kịp lên tiếng thì Nguyệt nói luôn:
– Cha! Cậu hai nhà bà Liên bị tai nạn, ngày ra mắt bị hoãn lại rồi ạ!
– Chỉ hoãn lại một thời gian chứ đâu phải hủy hôn ước mà con cuống lên!
– Con…Con nói trước … Nếu cậu hai bị què quặt, xấu xí là con không lấy đâu đó!
– Có gì con cứ từ từ xem nào! Chuyện không may thôi mà!
Nghe con gái nói cũng có lý, với hơn hết là sợ tương lai của con phải khổ nên bà Xoan không thèm nghe lời phân tích của chồng mà nói xen vào:
– Thôi để tôi lo chuyện thăm hỏi, ông cứ làm việc của mình đi!
– Ừ, vậy bà lo chuyện này đi!
Bà Xoan đang chán ngán kiểu ông chồng chậm chạp, liếc sang vẫn thấy Ngọc đứng cạnh chồng thì lại càng ngứa mắt, sẵn có chút khó chịu trong người nên bà ta không kiêng nể trút lên đầu cô:
– Mày còn đứng ngây ra đó làm gì! Không biết đường đi vào dọn cơm à?
– Vâng, thưa mẹ!
– Cái loại con gái chỉ biết ăn sẵn, lại giống con mẹ mày chuyên bám đít đàn ông.
Ông Hinh biết năm xưa mình sai nên không dám lên tiếng phân bua gì chuyện tư cách nhưng ông biết rõ con gái thứ chăm chỉ, chịu khó hơn người nên có ý bênh vực vài lời:
– Con Ngọc nó cũng vừa ở xưởng giúp tôi về chứ có đi chơi đâu mà mắng nó thế! Nhà có người làm cơ mà!
– Ông cứ bênh nó đi rồi có ngày đổ đốn ra, lại bôi do chát chấu vào cái gia đình này! Ngày xưa chuyện ông gian díu với con mẹ nó nếu không có tôi giúp, ông còn mặt mũi à?
– Thôi! Thôi tôi biết rồi, bà nói ít đi!
Biết không thể cãi nổi bà vợ đanh đá nên ông Hinh chỉ có thể thở dài lầm lũi, yếu thế rời đi, Ngọc thấy cha như vậy cũng thành quen rồi nên cô tự giác đi xuống dọn cơm cùng với mấy người làm. Thực sự thì cô đã nghe những lời như dao đâm này tới nỗi thành một thói quen và chai sần cảm xúc rồi nên mọi lời lẽ bà Xoan nói lúc này cô sẽ bỏ ngoài tai.
Nguyệt bình thường cũng hay nhiếc móc Ngọc nhưng hiện tại cô ta chỉ lo chuyện của bản thân nên không quên giục mẹ mình lần nữa:
– Mẹ! Mẹ nhớ chuyện của con đó!
– Mẹ biết rồi!
– Cậu hai không sao thì tốt nhưng mình vẫn nên nắm phần chủ động mẹ ạ!
– Con yên tâm! Mẹ không để con gái mẹ thiệt thòi đâu!
Bà Xoan ngay ngày hôm sau ăn mặc giản dị, bình thường qua bên đó thăm dò thì cuối cùng cũng có tin tức nhưng tiếc rằng thông tin bà ta nghe được lại không được như ý nên bà ta tức tốc đi về nhà và nói với con gái:
– Không ổn rồi con ạ!
– Sao hả mẹ?
– Cậu ta bị tai nạn nặng đấy! Mặt mũi không sao chỉ bị xây xát nhẹ nhưng hai chân thấy bảo có khi phải chống nạng cả đời mà quan trọng là chuyện quan trọng kia thì không làm gì được nữa rồi!
– Ôi! Mẹ có nghe nhầm không?
– Không đâu, chính tai mẹ nghe người làm thân tín nhà họ nói mà!
Một lời xác nhận này của bà Xoan khiến cho Nguyệt chán nản, mất hết hy vọng:
– Đã bị què, lại không biết làm chuyện vợ chồng thì con lấy làm gì! Không được, nhất định mẹ phải tìm cách đi! Con xinh đẹp như thế này không đời nào con lấy người chồng như vậy đâu!
– Mẹ biết rồi, từ từ để mẹ tính! Đương nhiên là mẹ không đời nào gả con gái mẹ cho cái ngữ đó rồi! Nhưng mẹ nói này: Chuyện gì cũng phải có lí do hợp lý mới từ chôí được!
– Vâng, thế mẹ nghĩ giúp con đi!
Bà Xoan ngồi trầm ngâm một hồi thì vỗ đùi cười gian xảo:
– Có cách rồi!
– Cách gì vậy mẹ?
– Đã thế thì nhân dịp này mẹ sẽ tống cổ luôn cái con ranh ngứa mắt kia đi luôn! Nó thay con gả đi để nhà chúng ta vẫn được nhờ mà còn không bị mang tiếng là hủy hôn ước. Và điều quan trọng là con lại không phải lấy người đàn ông vô dụng đó…ha…ha…
Nguyệt nghe mẹ nói thì mỉm cười gian xảo hơn, bao lâu nay đứa em cùng cha khác mẹ giỏi giang, hiền lành vẫn luôn là cái gai trong mắt cô ta, năm lần bảy lượt cô ta tìm cách gài bẫy, ђàภђ ђạ nhưng đều không làm gì được thì nay cơ hội đã đến rồi…
Qua thời gian hai tháng, bà Liên thấy tình hình sức khỏe của con trai đã tiến triển tốt mà bên nhà bà Xoan cũng không có thái độ chê bai hay có ý hủy hôn ước thì nhà bà Liên muốn bàn chuyện hôn lễ cho sớm. Khỏi phải nói bà Liên mừng rỡ tới như thế nào khi bà Xoan rộng lượng nói bỏ qua hết mấy thủ tục rườm rà, chỉ cần một lần xem mặt để hai bên chính thức chào hỏi nhau rồi chọn ngày lành tháng tốt luôn.
Hai bên thống nhất xong thì ngay buổi tối bà Xoan tìm chồng nói chuyện, tuy nhiên bà ta giấu nhẹm chuyện cậu hai nhà bà Liên không có khả năng làm chuyện quan trọng mà chỉ nói theo hướng tích cực thì ông Hinh cũng vui vẻ chấp nhận:
– Tôi thấy bà nghĩ thế cũng chu toàn rồi, chuyện tai nạn là không may mà nhà người ta giàu có không để ý nhà mình kinh tế kém hơn còn nhớ đến hôn ước thời các cụ thì cứ tính chuyện trăm năm cho hai đứa đi!
– Vâng.
– Thế con Nguyệt nó có ý kiến gì không?
– Không ông ạ! Con nó còn thương cậu hai nữa!
– Thế thì tốt rồi!
– Mà con Nguyệt lấy xong ông cũng tính mối dần cho con Ngọc đi là vừa!
– Chuyện này bà cứ lo cho các con đi! Bà cũng là mẹ nó mà!
– Vâng, thế để tôi tính!
Bà Xoan đã thành công khiến cho chồng tin tưởng tuyệt đối nên bà ta cứ để cho đám người làm lại được phen nhộn nhịp như thường, chuẩn bị mọi thứ tươm tất đâu vào đó để đợi ngày nhà bà Liên sang đặt vấn đề chính thức. Nguyệt cũng diễn đạt lắm, tất tả ngược xuôi chuẩn bị cho bản thân nên xin phép cha mẹ cho ra chợ huyện mua ít đồ để chuẩn bị về nhà chồng. Ngọc thì không mảy may quan tâm mấy việc này nên cô chọn đến xưởng dệt giúp cha quán xuyến công việc như mọi ngày.
Ở nhà hai ông bà Hinh Xoan vẫn đang bàn tính chuyện làm cỗ bàn ra sao thì tới buổi trưa thấy người làm hớt hơ hớt hải chạy về báo cáo:
– Thưa ông bà! Cô Nguyệt …cô Nguyệt không thấy đâu nữa ạ?
Bà Xoan nghe thế liền đứng phắt ngay dậy quát tháo:
– Maỳ đi theo cô Nguyệt mà giờ mày về nói thế là sao hả?
– Con thưa bà! Cô dặn con ở ngoài đợi cô vào mua chút đồ rồi ra ngay, cô không cho con đi theo. Con nghe lời đợi ở ngoài nhưng mãi không thấy ra nên con chạy vào trong tìm thì không thấy đâu cả.
– Mày sai thêm người đi tìm ngay cô về cho tao nếu không tao gi.ết ch.ết chúng bay!
– Vâng …vâng…
Bà Xoan ôm иgự¢ ngồi phệt xuống ghế thì ông Hinh an ủi:
– Bà cứ bình tĩnh xem naò, có khi con nó đi chơi đâu đó!
– Con bé đó thì đâu được, giờ nó mà làm sao thì tôi không thiết sống đâu!
– Bà cứ nghĩ linh tinh! Để tôi cho người báo con Ngọc đi tìm chị nó về!
Ông Hinh cùng Ngọc rồi cả đám người làm chia nhau đi tìm nhưng có đi cả ngày trời cũng không thấy. Sang đến ngày hôm sau cũng không có tung tích gì khiến khuôn mặt già nua của ông Hinh hằn lên sự mệt mỏi và lo lắng khôn cùng. Chỗ nào cần đi thì đều đi hết rồi nhưng tới giờ này người vẫn không thấy đâu, bà Xoan thì nằm trên giường ủ rũ, khóc mếu.
Sang tới ngày thứ ba vẫn bặt vô âm tín thì ông Hinh đành ôm nỗi thất vọng, thương con nên tinh thần ông xuống sắc trầm trọng, bà Xoan mặt cũng buồn như đưa đám nhưng thời khắc này bà ta vẫn còn tâm trí để nhắc tới hôn lễ của con gái mình:
– Việc con Nguyệt đến giờ vẫn chưa tìm được tung tích thì cứ tiếp tục tìm kiếm nhưng còn việc hôn ước của hai gia đình vẫn phải thực hiện.
– Con gái chưa về bà bảo sao mà thực hiện được đây? Tôi còn lòng dạ nào mà nghĩ tới việc này chứ!
– Tôi cũng xót hết ruột gan đây nhưng sự việc đã thế này đành phải thực hiện theo lời hứa! Với quan trọng là nhà người ta đến giờ vẫn chưa biết mặt con mình thì gả đứa nào đi mà chả được!
– Nhưng …
Thấy chồng nhăn nhó, suy tư thì bà Xoan hỏi thẳng vấn đề luôn:
– Ông lo người ta biết con Ngọc là do người ở sinh ra à?
– Dù đều là con tôi nhưng bà và mẹ nó xuất thân không giống nhau, mà nhà người ta lại danh giá thế, lỡ người ta phát hiện ra thì mình biết ăn nói sao?
– Mẹ nó c/h/ết từ lúc nó mới lọt lòng, chuyện cũng gần hai chục năm ai để ý nữa mà nhà mình cũng bưng bít kín đáo rồi ông cứ khéo lo! Không nói nhiều, giờ phải suy nghĩ vì đại cục của họ Từ nên lần này con Ngọc phải thay chị đi lấy chồng!
Ngọc đang ngồi im nghe nghóng không có ý kiến nhưng giờ này nghe bà Xoan nhắc tên mình thì thấy có gì đó sai sai, ở với bà Xoan mười mấy năm trời nên cô qúa hiểu con người bà ta. Gọi một tiếng mẹ thân thương, thật lòng đấy nhưng chưa bao giờ bà ta coi cô là con đúng nghĩa nên không có chuyện tốt như này mà dành cho cô được. Hai mẹ con bà ta tham giàu thế làm sao nói từ bỏ dễ dàng, lại trong trong trạng chưa tìm được tung tích con gái diệu của bà ta thì làm gì có tâm trạng bàn chuyện hôn sự thay cho cô chứ. Lúc trước còn nghĩ chị gái bị thất lạc là thật nhưng đến giờ này cô đoán chắc có chuyện sắp xếp rồi, chỉ có cha cô là tin lời bà ta một trăm phần trăm thôi… Ngọc cười chua chát trong lòng, mắt nhìn thẳng bà Xoan bình thản hỏi:
– Chị chưa về mẹ vội làm gì? Cứ nói nhà bà Liên hoãn lại ít ngày đã ạ!
– Ngày mốt là nhà trai người ta sang nói chuyện rồi nên không thể đợi được nữa! Cha mẹ nói thì con cái phải nghe, không được cãi lời!
– Vâng. Thế tùy cha mẹ sắp đặt ạ! Nhưng con không muốn người ta nói con là kẻ ςướק chồng của chị!
– Mẹ đảm bảo không ai nói gì con cả, giờ chị con không biết ở đâu nên việc chính là con phải thay chị làm tròn bổn phận này.
Ngọc nghe bà Xoan nói thế thì cười nhạt, cô gật đầu đồng ý rồi xin phép:
– Vâng, vậy con xin nghe lời cha mẹ ạ!
Nhớ về những tháng ngày cơ cực lúc nhỏ cho tới bây giờ Ngọc lại cười buồn. Ở cái nhà naỳ từ lúc cô lên 5 tuổi, cô đã ý thức được mình chỉ là con của một người giúp việc, thân thế thấp hèn nên cô lúc nào cũng bị lép vế và bị hắt hủi nhưng nói gì thì nói cô vẫn còn chút may mắn vì trong nhà cha cô không đối xử quá lạnh nhạt. Ông luôn cảm thấy áy náy về cái c/h/ết của mẹ cô mà quan tâm tới cô một chút ít gọi là nhưng vốn bản tính ông nhu nhược nên cái gọi là để ý cô cũng chỉ là trong khái niệm vậy thôi chứ cô vẫn không tránh khỏi những trận đòn roi và những bữa cơm chan nước mắt của người mẹ chính thất kia.
Không người thân thích họ hàng, mẹ lại mất sớm, bản thân lại còn nhỏ nên cô chỉ biết ngậm đắng nuốt cay chịu khổ sống qua ngày. Cô không rõ mẹ mình ra sao chỉ biết rằng bà đã mất ngay sau khi sinh cô, không ai dám nhắc về mẹ cô nên cô cũng chỉ biết vậy, số phận mẹ cô hẩm hiu nên cô cũng không thoát khỏi cái tiếng tăm là con của kẻ hầu người hạ.
Biết thân phận mình như thế nên khi được cha cho đi học thì Ngọc cố gắng lắm, cô luôn chắt chiu mọi cơ hội mình có được để trau dôì kiến thức và kinh nghiệm nên giờ mới mười tám tuổi cô đã có kinh nghiệm đi làm mấy năm.
Thời của các cô ngày ấy những gia đình giàu có hay cho con cái ra nước ngoài du nhập những tinh hoa của bên nước họ, đồng thời cũng đánh giá đẳng cấp của những gia đình tầng lớp thượng lưu. Nhà cô cũng thuộc hàng khá giả nhưng bản thân cô lại không được như chị cả Nguyệt hưởng mọi sự ưu ái mà ngược lại bản thân phải luôn cố gắng chỉ vì cô được sinh ra bởi một người ở đợ nên dù có thế nào cũng không gột rửa hết được thân thế đó. Cô chưa từng trách mẹ mình cũng không trách cha nhưng cô có chút buồn và tủi thân.
Cô sinh ra tuy mất mát đủ thứ, thiếu thốn tình cảm và sở hữu dung nhan không quá xuất sắc nhưng may mắn ông trời lại phú cho cô nước da trắng nõn, mãi tóc dài bồng bềnh, giọng nói nhẹ nhàng cuốn hút và sự thông minh lanh lợi. Đôí với cô nhẩm tính những con số như trở bàn tay và sở hữu bộ não của một thiên tài về trí nhớ, chỉ cần lướt qua một lượt là cô có thể nhớ gần như hết.
Đối nghịch với cô là bà chị có nhan sắc hơn người nhưng suốt ngày chỉ õng eọ ăn chơi, tính tình thì đanh đá, đã thế còn hay ăn hϊếp cô nữa. Nhưng với bà Xoan thì cô con gái của mình luôn là đứa con ngoan ngoãn, lá ngọc cành vàng, từ bé cho tới bây giờ vẫn luôn là như vậy.
Nghĩ lại quãng thời gian còn nhỏ cơ cực ấy mà cô thấy khâm phục chính bản thân mình. Không biết sao cô lại có đủ sức mạnh và sự dẻo dai chiụ đựng cho từng ấy thời gian bị mẹ con chị ta ђàภђ ђạ. Mang tiếng là cô hai của nhà họ Từ nhưng cô chưa bao giờ được họ hàng và mẹ con chị ta công nhận. Mười tám năm sống cùng họ nhưng có tới mười năm năm cô chịu sự lăng mạ và ánh mắt khinh bỉ của mấy người đó, cô chỉ hơn những người làm một chút là ở bộ quần áo còn tất cả những công việc khác cô đều làm giống người hầu kẻ hạ trong nhà. Chỉ có ba năm gần đây khi cô thực sự giúp được cho cha công việc ở xưởng dệt thì họ mới nhìn bằng ánh mắt khác nhưng riêng bà Xoan thì vẫn buông lời cay đắng, nhục mạ cô mỗi khi không hài lòng chuyện gì, còn khi nào bà cần và lấy lòng cha thì bà lại ngọt nhạt mẹ con như hôm nay đây.
Trước mặt cha bà ta tỏ vẻ biết điều thương con riêng cũng như con đẻ nhưng sau lưng thì cô nhận đủ lời miệt thị, thừa thãi trên trần đời, có nhiều khi cha cô biết cô bị oan ức, chèn ép nhưng lại chọn nhắm mắt làm ngơ. Thôi thì phận bạc, thân cô nên phải chấp nhận, coi như sự thay thế lần này là cô báo hiếu cho cha vì ông cho cô hình hài, cho cô có mặt trên đời. Sự đày đọa độc ác mà mẹ con bà Xoan bày ra cho tới bây giờ cô đã thấu hiểu và lãnh đủ thế nên cái cảm giác khó chịu ấy đã không còn đau đáu như ngày nào nữa. Có lẽ chính vì ngoi lên từ sự khổ nhục ấy mới có Từ Bích Ngọc của ngày hôm nay…