Cổ phật Tâm Đăng - Hồi 18

Tác giả: Nhất Giang


Vô Danh lão nhân nói một câu đầy sát khí :
- Tạng Tháp! Mi hãy suy nghĩ cho kỹ, đây là giờ phút quyết định sự sống ૮ɦếƭ của mi!
Tạng Tháp nghe nói mà mặt biến sắc, biết rằng đêm nay lành ít dữ nhiều, mình không phải là đối thủ của hắn ta, nhưng bảo mình phải trao quyển Tàm Tang khẩu quyết cho người, thì thà là ૮ɦếƭ chứ chẳng chịu trao ra.
Tạng Tháp từ từ ngẩng đầu dậy, nói một câu đầy bi thiết :
- Người xuất gia chúng ta sẵn sàng nhớ câu “Dĩ thân tuẫn đạo”.
Vô Danh lão nhân ngửa mặt lên trời cười ròn rã :
- Hay lắm! Khi Y Khắc ૮ɦếƭ đi mi đã từng bốn chữ này biếu nó, bây giờ đến lượt mi nay.
Tạng Tháp tái mặt nói rằng :
- Người xuất gia chúng ta tin rằng khi gặp điều đại nạn, biết đâu sẽ gặp đường giải thoát?
Vô Danh lão nhân tỏ vẻ khó chịu, gật gù :
- Hay lắm! Để ta xem mi giải thoát bằng cách nào?
Dứt lời ông ta rũ ống tay áo, bay vù tới bên mình của Tạng Tháp, nhẹ nhàng trổ ra một đòn Phi Vũ Phá Vân, đấm một đòn sấm sét vào giữa mặt của Tạng Tháp.
Tạng Tháp giật mình, biết trốn cũng không thoát nên cắn răng mà trả đòn, ông ta khẽ nhón gót cho thân hình bắn lùi ba thước, chưa kịp trả đòn thì bàn tay hữu của Vô Danh lão nhân quất ngược trở lên để trổ đòn thứ hai là Hải Điểu Lược Ba.
Hai ngón tay của lão như hai tia điện chớp, xỉa mạnh vào huyệt Giai Tĩnh của Tạng Tháp.
Hai đòn này thật nhanh không thể tả lại liên hoàn chặt chẽ với nhau, Tạng Tháp thấy chỉ lực của người này thật là vô cùng lợi hại, nên lại bắn lùi thêm ba bước để trốn đòn.
Và lần này... chân vừa đứng vững, thì Tạng Tháp vội vàng dùng bàn tay tả trổ ra một đòn Bá Thạch Kim Sơn, tống vào huyệt Tâm Kinh của Vô Danh lão nhân một đòn sấm sét.
Tạng Tháp tuy kém hơn Vô Danh lão nhân nhưng cũng thuộc hàng cao thủ, lại có tinh thần tử chiến, mỗi một đòn đều tung ra mười phần sức lực nên thanh thế thật là đáng sợ.
Vô Danh lão nhân dường như chưa dốc hết toàn lực, Tâm Đăng nhận thấy thân hình của ông ta nhanh như một chiếc xe gió, luồn qua lách lại, xen vào giữa kẽ hở những đưỡng võ của đối phương mà tiến thoái như bay, thỉnh thoảng lại tung ra một đòn trí mạng.
Tâm Đăng vừa thấy Vô Danh lão nhân xuất thủ thì biết Tạng Tháp lành ít dữ nhiều nên để hết tinh thần vào cuộc chiến, chú nghĩ thầm :
- Nếu Tạng Tháp lâm nguy, ta sẽ tức tốc giải cứu!
Đêm lạnh lùng trôi.
Một người tăng, một người tục, lặng lẽ mà thẳng tay sát phạt với nhau, bốn bề im phăng phắc, chỉ có tiếng quyền cước đi rì rào trong gió.
Tâm Đăng nhìn kỹ thấy những thế võ của Vô Danh lão nhân hình thức vô cùng kỳ quặc, khí lực lại hùng hồn, mỗi một thế võ thảy đều biến hóa ly kỳ, làm cho Tâm Đăng khó mà lường trước được.
Chú thầm nghĩ :
- Công lực người này tuy cao nhưng hãy còn kém sư phụ một bực, nếu ta dốc toàn lực thì có thể cầm đồng ngang ngửa.
Lúc bấy giờ cuộc chiến càng lúc càng găng, Tạng Tháp quyết lòng tử chiến nên khí thế thật là hùng dũng.
Thấy Tạng Tháp chưa có vẻ gì nguy biến nên Tâm Đăng bỏ lơi không chú ý nữa, nhờ đó mà chú phát giác ra sau lưng mình dường như có tiếng động khẽ.
Bằng một động tác cực kỳ nhẹ nhàng, chú quay đầu nhìn lại thấy có người con gái hình dáng yểu điệu đang thò tay ra vẫy mình.
Tâm Đăng lấy làm lạ, tự nói với mình :
- Sao Mặc Lâm Na lại ra đây?...
Và không biết từ đâu nổi lên một luồng mãnh lực làm cho hai chân Tâm Đăng từ từ xê dịch về phía Mặc Lâm Na.
Còn hai lão già đang hồi kịch chiến nên chưa phát giác có người ở bên cạnh.
Tâm Đăng lại lấy làm lạ kỳ vì chàng càng xê dịch càng tới gần chừng nào thì Mặc Lâm Na cũng từ từ rút lui chừng nấy, thần sắc vừa khẩn trương vừa sợ hãi, dường như nàng rất sợ hai lão già kia phát giác.
Thân hình của hai người như hai chiếc bóng ma, xê dịch ra ngoài hơn mười trượng, thì Tâm Đăng đã tiến sát đến bên Mặc Lâm Na se sẽ hỏi rằng :
- Cô đến đây làm gì?
Mặc Lâm Na tỏ vẻ lo sợ, nắm tay áo của Tâm Đăng mà nói :
- Tiểu hòa thượng... Mi trốn ở đây làm gì, đừng can thiệp vào làm gì coi chừng mất mạng đó!...
Tâm Đăng nghe nói lấy làm lạ, hỏi nho nhỏ :
- Tại sao? Cô biết Vô Danh lão nhân ư?
Mặc Lâm Na trả lời qua một thái độ lo âu :
- Đừng hỏi lôi thôi, mi hãy đi khỏi chỗ này.
Tâm Đăng lắc đầu nói :
- Không được! Tôi không thể rời khỏi chỗ này vì vị hòa thượng kia là trụ trì của Bố Đạt La Cung khi xưa.
Mặc Lâm Na thấy Tâm Đăng cưỡng lại ý mình, tức tối giậm chân nói rằng :
- Việc này đã biết, mi hãy mau trở về chùa.
Tâm Đăng thấy nàng cứ hối thúc mình trốn tránh bằng một thái độ chân thành tha thiết, trong lòng không biết đầu đuôi ra sao, chú nghĩ :
- Hay là việc này có liên quan mật thiết đến nàng?...
Ý nghĩ của chàng thình lình bị cắt ngang bởi một tiếng hét não nùng rùng rợn của Tạng Tháp.
Giữa đêm trường vắng lặng, tiếng gào thét của Tạng Tháp làm cho người ta mọc ốc cùng mình, hồn phi phách táng.
Như một kẻ điên cuồng, Tâm Đăng rút phắt ống tay áo của mình lại, bay vù về phía Tạng Tháp.
Trong lúc đó thì Mặc Lâm Na vội vàng trổ ra một đòn Thám Mã Trảo nhanh như một tia chớp, chụp lấy bậu áo cà sa của Tâm Đăng, nhưng với tốc lực phi thường của Tâm Đăng nàng đâu với kịp.
Nàng hốt hoảng rú lên :
- Tâm Đăng! Đừng can thiệp vào việc của người khác.
Tâm Đăng nào chịu vâng lời, nhún mình thêm một cái nữa chàng đã bay mình đến bên Tạng Tháp.
Thấy Tạng Tháp bây giờ ngã ngửa trên mặt đất, trước иgự¢ máu đổ ròng ròng, còn Vô Danh lão nhân thì đi đâu mất dạng.
Tâm Đăng bàng hoàng ngơ ngẩn, chú ngồi xuống bên Tạng Tháp, ôm Tạng Tháp vào lòng.
Ông ta mắt nhắm nghiền, sắc mặt trắng bạch, vạt áo trước иgự¢ đã bị móc rách, máu thịt be bét trông thật là kinh rợn.
Hai dòng nước mắt ứa ra trên gò má của Tâm Đăng, chú điểm một ngón vào huyệt Khuyết Trung của Tạng Tháp để cầm máu, rồi lại xoa nắn huyệt Khí Hải.
Tạng Tháp mơ màng hồi tỉnh, nhường cặp mắt lên nhìn khắp bốn bề bằng một cách cực kỳ tuyệt vọng, sắc mặt của ông cau có lại, ông mơ màng không biết mình đang nằm ở nơi đâu?
Nhưng chỉ có một việc mà ông biết rõ là quyển Tàm Tang khẩu quyết đã bị ςướק mất rồi.
Tâm Đăng thấy ông ta vẫn chưa định tỉnh nên vội vàng điểm thêm một ngón vào huyệt Bách Hội rồi hỏi nho nhỏ rằng :
- Đại sư!... Đại sư!...
Chú nức nở nói không ra lời vì suốt mười mấy năm sống trong cuộc đời tôn giáo, Tạng Tháp là một người hiền từ cao quý mà chú hằng ngưỡng mộ.
Nhưng không ngờ Tạng Tháp ngày hôm nay lại rời bỏ cuộc đời tôn giáo mà dấn thân vào biển khổ!
Bấy giờ thần trí của Tạng Tháp lần lần hồi tỉnh, ông ta phát giác người ôm mình dậy chính là Tâm Đăng, ông ta run rẩy nói :
- Ủa... Tâm Đăng.
Lệ ứa nay mặt, Tâm Đăng gật đầu nói :
- Đại sư... tôi chính là Tâm Đăng.
Tạng Tháp thều thào nói :
- Không ngờ mi cũng biết võ, vậy thì... những việc xảy ra mi đều trông thấy hết?
Tâm Đăng gật đầu thảm não :
- Phải! Con đều trông thấy.
Tạng Tháp lại thở dài nói rằng :
- Ta thật lấy làm hổ thẹn!.. Ta đã là một bậc Đại Lạt Ma lãnh đạo hơn bảy nghìn Lạt Ma vẫn không sao thoát khỏi biển khổ... ngược lại tự mình dấn thân vào con đường khổ ải.
Nghe Tạng Tháp nói, Tâm Đăng đau lòng lắm, chú lấy làm hối hận, tiếc cho đời sống tôn giáo của mình rồi đây cũng sẽ mất đi.
Chuỗi ngày quí báu này sẽ không bao giờ có nữa, và người khác sẽ không có dịp may mắn như chú mà hưởng thụ đời sống vô tư lự này.
Nay chú đã có nó mà chú lại muốn bỏ đi!
Trong lòng chú xốn xang bứt rứt vô cùng, Tạng Tháp nức nở một hồi đoạn thều thào nói tiếp :
- Cái ૮ɦếƭ bi thảm của Y Khắc là vết xe đi trước mà ta lại cứ chấp nê, dấn thân vào con đường tội lỗi... Đây là một sự báo ứng rõ ràng... Tâm Đăng, ta không bao giờ nghĩ rằng mi là người biết võ, mi không muốn hoàn tục, thì hãy thôi, đừng luyện võ công nữa... người xuất gia phải làm xứng đáng là người xuất gia. Đời ta đến đây là hết! Nhưng tâm trí của ta bình tĩnh lắm, ta không hờn giận, không sợ sệt, không nghi kỵ, tất cả đều là “không không”... và giờ phút này là giờ phút chân chính giác ngộ của ta đây.
Tâm Đăng nức nở bùi ngùi :
- Thưa đại sư, người đả thương đại sư đó là ai? Hắn có phải là người Tây Tạng?
Tạng Tháp buông ra một tiếng cười thê thảm :
- Đừng hỏi nữa, ta phải quên hết, quên tất cả...
Nhưng Tâm Đăng nào chịu quên, chú đeo theo hỏi cho kỳ được, nhưng Tạng Tháp không chịu trả lời, ông ta hổn hển nói rằng :
- Ta sắp đi rồi! Mong rằng khi ta ૮ɦếƭ, mi đem thi thể của ta trở về Bố Đạt La Cung, cứ nói rằng vô tình phát hiện ra thi thể của ta là được... Ta tin rằng Điệp Bố sẽ có lời giải thích êm xuôi... ta mong rằng ta được chôn thây trong Bố Đạt La Cung.
Tâm Đăng gật đầu, nước mắt ràn rụa, trả lời :
- Đại sư yên trí, thế nào tôi cũng đưa đại sư trở về Bố Đạt La Cung.
Trên gương mặt của Tạng Tháp bỗng lộ ra một nét cười đầy an ủi, ông ta thở hắt ra một hơi dài rồi mửa ra một bụm máu, Tâm Đăng biết ông ta sắp “đi” nên ôm lấy ông ta mà gào lên thảm thiết :
- Đại sư... đại sư...
Và Tạng Tháp dần dần xuôi tay nhắm mắt, Tâm Đăng loáng thoáng nghe ông ta mấy máy mấy chữ :
- Trác Đặc Ba... Trác Đặc Ba... hồ Tuấn Mã...
Nói dứt mấy chữ này rồi ông tắt thở trong lòng của Tâm Đăng.
Tâm Đăng đương lúc đau đớn vô hồi, bỗng thần kinh của chú bị kích thích mãnh liệt vì mấy chữ “Trác Đặc Ba”, chú ôm cái xác đã dần dần nguội lạnh của Tạng Tháp mà quay cuồng một ý nghĩ :
- Trời... cũng lại là thằng Trác Đặc Ba.
Tâm Đăng cúi xuống, nhìn thân xác co quắp của Tạng Tháp nằm trong lòng của mình mà đau đớn vô hồi.
Chú không ngờ một con người đã tu hành khổ hạnh mấy mươi năm, mà bấy giờ gặp phải cảnh bi thương ảo não như ngày hôm nay.
Ngổn ngang trăm mối, Tâm Đăng tự bảo lấy mình :
- Ta phải mang xác của Tạng Tháp về Bố Đạt La Cung, và để cho chúng Lạt Ma tự phát giác, như phát gíac cái xác của Y Khắc vậy.
Tâm Đăng quyết định rồi liền vác cái xác của Tạng Tháp mà đi thẳng về Bố Đạt La Cung, vừa đi trong trí của chú vừa quay cuồng một ý nghĩ :
- Thế là thế nào? Lại thằng Trác Đặc Ba? Còn chăng?
Hèn chi ta thấy nó tướng mạo đường hoàng mà thân hình hơi lùn, thì ra nó đã tự hủy hoại đôi chân của nó mới ra nông nỗi.
Từng cơn gió lạnh khua động những chiếc lá rừng nghe xào xạc, đêm càng về khuya khí hậu càng lạnh lùng khôn tả, bầu không khí thật họp với cảnh thê lương thảm đạm lúc bấy giờ.
Tâm Đăng ôm lấy cái xác lạnh như đồng, đây là lần thứ nhất trong đời chú ôm lấy một người đã ૮ɦếƭ.
Chú vượt qua khỏi bức tường của Bố Đạt La Cung, chú quyết định :
- Ta phải mang xác của Tạng Tháp đặt trước phòng chứa sách, để cho Mạc Cổ tự phát giác lấy, và an bài một cách êm ái, đừng để kinh động đến chúng Lạt Ma.
Thế là chú quay đầu về phía lầu chứa sách mà đi thẳng.
Nhún mình bay nhẹ lên mái lầu chứa sách, Tâm Đăng đặt xác của Tạng Tháp nằm vào chỗ của mình nằm ngủ khi xưa.
Trong phòng lúc bấy giờ chỉ có một ngọn đèn dầu leo lét, tỏa ra một thứ ánh sáng vàng ẻo, làm cho bầu không khí thêm phần bi thảm.
Tâm Đăng bùi ngùi giây lát rồi mới bay mình ra cửa sổ, thất thểu trở về phòng mình.
Vừa đi chú vừa suy nghĩ :
- Thật là lạ, chẳng biết Mặc Lâm Na trở về tự hồi nào mà ta chẳng hay biết? Tại sao nàng chẳng cho ta cứu Tạng Tháp? Nếu không có nàng biết đâu ta chẳng cứu được ông ta? Nàng vô tình mà tạo ra một điều tội lỗi, trời đất chắc chẳng dung thứ cho cô ta? A di đà Phật!
Tâm Đăng xô cửa vào phòng, buông mình thật mạnh lên giường của mình làm cho một chú tiểu gần đó giật mình thức giấc càu nhàu :
- Tâm Đăng, việc gì thế?...
Chú trả lời gắt gỏng :
- Việc mật, chẳng có việc gì... Mi ngủ đi...
Thế rồi hai người mơ màng nhắm mắt, đêm ấy Tâm Đăng mơ một giấc mơ kinh khủng.
Sáng ngày hôm sau Bố Đạt La Cung xôn xao náo nức, những vị Lạt Ma cao cấp, thảy đều đi lên tầng trên nhất để mở cuộc hội nghị bí mật.
Ai nấy thảy đều lấm la lấm lét, cho rằng Bố Đạt La Cung đã xảy ra một việc hệ trọng.
Đến chiều hôm đó, trụ trì là Điệp Bố tuyên bố rằng chiều hôm ấy ông ta sẽ dùng cơm chay chung với bảy nghìn Lạt Ma.
Mọi người đều mừng rỡ, cho đó là một điều chưa từng có trong Bố Đạt La Cung.
Nào ngờ, sau khi dùng cơm... Điệp Bố đứng lên tuyên bố rằng :
- Hôm nay sở dĩ ta đến đây dùng cơm chỉ vì ngày mai này, chúng ta sẽ bắt đầu không dùng cơm nữa.
Toàn thể bảy nghìn Lạt Ma chúng ta phải tuyệt thực hai hôm để tưởng niệm một người, người ấy chính là cựu trụ trì Tạng Tháp.
Thật ra... Tạng Tháp đại sư không mất tích mà ông ấy lén giam mình trong Kim Nga điện để tuyệt thực cho đến ૮ɦếƭ ngõ hầu tự giải thoát cho mình.
Mãi đến ngày hôm qua đây, Tạng Tháp đại sư đã hoàn thành công việc của mình, và ông ta đã viên tịch trong Kim Nga điện.
Sau lời tuyên bố của trụ trì, mọi người thảy đều bùi ngùi than thở.
Bởi vì Tạng Tháp đối với họ, thật có uy tín, vì khi ông ta trụ trì Bố Đạt La Cung tỏ ra là một vị đắc đạo cao tăng, vì vậy mà ông mất đi mọi người đều thương tiếc.
Điệp Bố lại tuyên bố rằng :
- Chúng ta nên coi việc Tạng Tháp đại sư viên tịch là một điều vui mừng, nay ta thỉnh ý của đức Đạt Lai đúc tượng của Tạng Tháp để quàn trong Kim Nga điện, để cho người đời sau chiêm ngưỡng.
* * * * *
Trưa hôm đó, Tâm Đăng sẽ lén đi về phía ngôi nhà đá, báo tin này cho Bệnh Hiệp nghe.
Bệnh Hiệp nghe xong trợn trừng cặp mắt, ông ta không ngờ Tạng Tháp lại ૮ɦếƭ trong tay của Trác Đặc Ba, và càng không ngờ Trác Đặc Ba đã chiếm được Tàm Tang khẩu quyết.
Tâm Đăng thưa với ông ta rằng :
- Sư phụ xin cho con đến hồ Tuấn Mã một phen.
Bệnh Hiệp gạt ngang :
- Không được... Mi không được làm kinh động. Trước khi mi hoàn tục, mi tuyệt đối không thể đến hồ Tuấn Mã.
Mi cố giữ hành tung cho thật bí mật, đừng để Trác Đặc Ba sinh nghi.
Bệnh Hiệp lại dặn :
- Ngày mai mi khỏi phải đến đây nhưng ngày kia phải đến.
Tâm Đăng cúi đầu vâng dạ rồi trở về Bố Đạt La Cung.
Về đến nơi thì chúng đồng đạo đã ngủ vùi, sau khi buông mình lên giường, chú chợt nhớ ra miếng bài vị của Vân Cô trao cho mình.
Chú vội vàng trở dậy, mang nó sang bên Trắc Điện, tìm một nới vắng vẻ để yên rồi bắt đầu tụng kinh gõ mõ.
Câu kinh tiếng mõ đã đem đến sự bình thản cho tâm hồn của chú.
Và khi tụng xong hồi kinh, chú bước trở ra ngoài, bỗng giật mình vì nghe có tiếng ám khí xé gió bay vèo vèo, vội vàng thò tay ra sử một thế Bổ Phong Tróc Ảnh.
Trong cái chớp mắt, chú đã bắt gắn một vật, thì ra đó là một tấm giấy vo tròn, nhìn quanh đi quẩn lại không thấy bóng dáng một ai.
Lấy làm nghi hoặc, chú trở về phòng mình, vuốt phẳng tấm giấy ra, thấy trên đề mấy dòng chữ :
“Tâm Đăng.
Canh ba đêm mai ta gặp mi tại Kim Nga điện.
Khúc Tinh”.

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc