Chờ Đợi Giọng Nói Của Em - Chương 04

Tác giả: Ngũ Mỹ Trân

Nỗi Ấm Ức Của Tiểu Hàn
Tiểu Hàn, nữ, mười bảy tuổi, sinh viên cao đẳng
Tôi là một cô bé đang ở độ tuổi dậy thì. Cũng giống như các bạn nữ khác, tôi thích mơ mộng, thích làm đẹp. Thế nhưng tôi không có tiền để thỏa mãn tiền làm đẹp. Tôi không biết bố mẹ đẻ của mình là ai, tôi lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của bà ngoại. Trong mắt tôi, bà ngoại vừa là bà, vừa là mẹ. Hai bà cháu tôi sống trong một căn nhà chật chội và tối tăm, cửa sổ rất nhỏ, hơn nữa lại bị một ngôi nhà cao tầng khác che hết cả ánh sáng mặt trời. Mùa đông, trong nhà lạnh cóng như ở trong nhà băng, mùa hè lại nóng như ở trong Ⱡồ₦g hấp, mùa mưa nước dột lênh láng khắp nhà. Tôi đã lớn lên trong một ngôi nhà như vậy đấy! Khi còn nhỏ, tôi cũng luôn luôn sống vui vẻ. Tôi thường chơi đùa với mấy người bạn trong xóm. Lúc đó, chẳng có ai để ý xem tôi mặc cái gì, tôi có xinh hay không. Bà ngoại tôi thường dậy từ sáng sớm tinh sương. Hằng ngày bà đều phải làm tất cả việc nhà, còn phải giặt chăn màn thuê cho người ta để kiếm chút tiền ít ỏi nuôi tôi khôn lớn. Mặc dù nhà nghèo, nhưng tình yêu thương của bà ngoại đã biến tôi thành một cô bé vui tươi và hồn nhiên.
Đến tuổi đi học, bà cố gắng cho tôi đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Ở trường, tôi cũng chăm chỉ học tập, nhờ đó mà kết quả của tôi trong lớp cũng không đến nỗi tồi. Cô giáo thường xên biểu dương tôi trước lớp, cô lấy tôi làm gương cho các bạn học khác: “Các em nhìn xem, nhà bạn ấy nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi!”. Mặc dù cô giáo không có ý khinh thường nhưng tôi vẫn cảm thấy có đôi chút chạnh lòng. Cái mác “con nhà nghèo” như đã được dán chặt lên người tôi vậy. Tôi bắt đầu nhận lời đến chơi nhà bạn bè và sững sờ trước những căn phòng sáng sủa và đẹp đẽ. Những căn phòng đó tôi không bao giờ có thể nhìn thấy trong xóm nghèo của mình. Tôi còn được ăn rất nhiều đồ ăn ngon nữa. Thực ra đó chỉ là những món đồ ăn vặt bình thường của trẻ con, nhưng trước đó tôi vẫn chưa từng được nếm thử. Tôi cảm thấy môi trường học tập ở trường tiểu học rất tốt, từ thầy cô cho đến các bạn học sinh, không ai có tư tưởng khinh miệt người nghèo, ngược lại, các bạn trong lớp đều rất khâm phục tôi vì tôi có thành tích xuất sắc trong học tập (tôi cũng không biết ngoài khả năng học tập ra, mình còn có khả năng nào nữa không). Cô giáo chủ nhiệm cũng thường xên giúp đỡ tôi về mặt kinh tế, cho tôi mượn sách đọc, tặng tôi một vài bộ quần áo cũ... Lúc đó, vì còn nhỏ tuổi nên tôi không hề cảm thấy buồn rầu hay xấu hổ khi nhận quà từ mọi người xung quanh, vả lại cũng không ai có ý khinh thường tôi (có lẽ đó mới là ngên nhân chính).
Thế nhưng khi lên cấp ba, mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Trường cấp ba này không chỉ nhận học sinh từ trường cấp hai nơi tôi đã học mà còn nhận cả những học sinh từ các trường khác. Lâu dần, tôi phát hiện ra học sinh ở trường này thích ăn diện và thích nói chện về hàng hiệu. Mỗi lần như vậy, tôi đều nhẹ nhàng tách ra khỏi đám đông. Thế nhưng họ vẫn nhìn chằm chằm vào tôi mà cười nhạo. Họ nói tôi không biết làm đẹp, không biết ăn diện, quần áo chẳng có phong cách gì cả... Tôi im lặng không nói gì, thà để chúng nghĩ rằng tôi không biết cách ăn mặc, quần áo lỗi mốt... còn hơn là để chúng biết được hoàn cảnh nghèo khó của mình. Bà ngoại tôi tuổi tác ngày càng cao, không còn đủ sức để đi giặt chăn màn thuê cho người khác mà phải đi nhặt rác để tích cóp từng đồng.
Tôi vẫn vùi đầu vào sách vở như lúc còn học cấp một. Ở trên lớp, tôi không muốn lãng phí dù chỉ một giây một phút nào, tôi làm bài tập ngay khi tan học. Có như vậy khi về nhà tôi mới có thể giúp đỡ bà những chện lặt vặt. Cũng may là ở lớp tôi các thầy cô giáo vẫn luôn coi trọng kết quả học tập của học sinh. Kết quả học tập của tôi luôn đứng đầu lớp nên các thầy cô ai nấy đều rất hài lòng. Sau khi tốt nghiệp, tôi không chút do dự, đăng kí thi vào trường cao đẳng sư phạm. Các thầy cô giáo đều tiếc cho tôi, ai cũng mong tôi sẽ thi đại học. Nhưng tôi biết mình không có dên với đại học, tôi muốn có thể nhanh chóng đi làm. Hơn nữa, trường sư phạm thường không thu tiền học phí, sau này lại được phân công công tác.
Nói thì vậy, nhưng nếu tôi đi học sẽ lại tăng thêm gánh nặng chi tiêu cho bà ngoại. Tôi cố gắng tìm vài mối dạy thêm nhằm kiếm chút tiền đỡ đần cho bà, nhưng điều này quả thật không đơn giản. Tôi đành phải thắt lưng buộc bụng, cố gắng tiết kiệm tối đa mọi khoản chi tiêu cá nhân. Nào ngờ điều này lại gây chướng mắt cho những bạn học cùng lớp với tôi. Họ thậm chí còn ăn diện và chải chuốt hơn nhiều so với những người bạn thuở cấp ba của tôi. Họ đứng cả ngày trước gương để ngắm nghía, thậm chí còn nhịn ăn để mua quần áo, mỹ phẩm. Tôi phải thừa nhận rằng cuộc sống của sinh viên phong phú và thú vị hơn nhiều, nhưng tất cả những sự hào nhoáng này đều không thuộc về thế giới của tôi. Có một lần, lớp tôi tập hát để mừng ngày Quốc Khánh. Cô giáo nói đội ngũ của lớp không đồng đều nên sẽ bỏ bớt hai, ba người. Và người đầu tiên bị loại khỏi đội hình là tôi. Hôm đó, tôi cảm thấy vô cùng hụt hẫng. Trở về kí túc, tôi soi mình trong gương: bộ quần áo lỗi mốt, làn da khô ráp, tóc tai rối bời... Tôi cảm thấy có đôi chút ấm ức, nếu như tôi có tiền tôi sẽ mua được quần áo đẹp, kem dưỡng da cao cấp, đồ trang sức đắt tiền, và tôi cũng sẽ trở nên xinh đẹp như biết bao cô gái khác.
Học kì đầu tiên kết thúc, tôi giành được năm mươi tệ tiền học bổng. Tôi vô cùng phấn khởi, vội vàng mang tiền về đưa cho bà ngoại, nhưng bà bảo tôi hãy cầm tiền và đi mua một chiếc váy liền. Bà nói bà biết từ lâu tôi đã thích có một chiếc váy như vậy. Bà ngoại là người hiểu tôi nhất, đúng là từ lâu rồi tôi đã thích có một chiếc váy liền, đến nằm mơ tôi cũng thấy mình được mặc một chiếc váy màu xanh có viền cổ trắng tinh khiết. Nhưng nhìn dáng bà vất vả giặt quần áo thuê kiếm tiền, trong lòng tôi vô cùng xót xa, không biết bà phải giặt cho người ta bao nhiêu quần áo mới có thể kiếm được năm mươi tệ này. Cuối cùng, tôi qết định đưa tiền cho bà ngoại.
Rồi học kì hai cũng tới, tôi vui vẻ quay lại trường học. Nhưng không lâu sau, phòng của tôi xảy ra mất cắp. Hôm đó, tôi trở về phòng sau giờ học và chuẩn bị đến nhà ăn mua cơm. Bỗng nhiên có người la lên rằng mình bị mất tiền. Thế là tất cả mọi người trong phòng liền giở ví tiền hoặc mở ngăn kéo của mình ra kiểm tra. Tất cả mọi người trong phòng đều bị mất tiền, chỉ riêng tôi là không. Mọi người nhìn chăm chăm vào tôi đầy dò xét, nghi ngờ. Tôi hốt hoảng thanh minh: “Không phải tớ, tớ không lấy trộm tiền của mọi người...”. có người cười nhạt và mỉa mai: “Hứ! Không biết kể nghèo hèn nào lại đi ăn cắp từng hào, từng hào của người khác...”. Tôi chặn người đó lại và nói: “Bạn nói cho rõ ràng, ai là kẻ nghèo hèn!”.
May mà có người chạy đến can ngăn hai chúng tôi kịp thời. Lần đầu tiên tôi có cảm giác mình bị xúc phạm nặng nề. Tất cả bọn họ đều nghi ngờ tôi, tôi thật sự không thể chịu đựng nổi cảm giác này. Hôm đó tôi không còn tâm trí nào mà ăn cơm nữa. Tôi ngồi thẫn thờ nghĩ ngợi: Không biết ai đã lấy trộm tiền của mọi người? Tại sao chỉ có mình tôi không bị mất tiền? Tại tôi quá nghèo chăng? Tôi nghĩ mãi mà không ra. Đầu óc tôi quay cuồng, tôi chửi thầm trong bụng tên trộm đáng ghét đã làm tôi bị mang tiếng oan. Tôi cũng giận cả những người bạn cùng phòng, tại sao họ lại có thể nghi ngờ tôi ăn cắp cơ chứ?
Không ai thèm để ý đến tôi. Tôi cũng chẳng thèm để ý đến điều đó nữa. Tôi chưa từng nghĩ rằng: cái nghèo lại có thể gây cho tôi những thương tổn lớn về danh dự như vậy...
***
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự trong sạch của Tiểu Hàn, tôi cũng hiểu được sự ấm ức trong lòng bạn. Chỉ có điều tôi không tán thành việc bạn chỉ biết trách móc người khác. Nghèo không có gì đáng xấu hổ. Tiểu Hàn nên tự hào vì sự cần cù và hiểu biết của mình. Trước tiên, bạn nên vượt qua sự tự ti trong lòng, như vậy mới không bị gục ngã trước những đả kích của bạn bè. Chỉ khi nào bạn thật sự bình tĩnh, bạn mới có thể làm theo sự mách bảo của lí trí, nhờ đó mới có được cách giải qết thích đáng mọi chện, xoay chển tình huống theo hướng có lợi cho bản thân. Nói đến đây, tôi cũng muốn nhắc nhở bạn rằng, bạn đã phân tích kỹ càng việc mất cắp lần này chưa? Liệu rằng có ai ăn cắp rồi cố tình bày trò để chển sự nghi ngờ của mọi người sang bạn hay không? Biết đâu được kẻ cắp lại chính là một trong số những người kêu bị mất tiền? Đương nhiên đây chỉ là những s đoán của tôi mà thôi. Tôi muốn nhắc nhở bạn rằng, mỗi khi gặp chện không hay, bạn nên bình tĩnh và hãy dùng cái đầu để s nghĩ!
CON CƯNG MƯỜI BẢY TUỔI
Tiểu Đệ, nam, học sinh cấp ba
Tôi là thằng con trai mười bảy tuổi, con cưng của bố mẹ như bao bạn bè cùng lứa khác. Ngày nhỏ, bố mẹ đi đến đâu là tôi theo đến đó, cứ lẵng nhẵng như cái đuôi vậy. Còn nhớ lúc tôi khoảng tám tuổi, bố mẹ tôi có hẹn phải ra ngoài, nhưng không tiện cho tôi theo cùng. Thế nên bố mẹ đã dỗ dành tôi ở nhà ăn cơm, lên giường đi ngủ rồi hai người mới đi. Nhưng tôi dứt khoát không chịu. Để được đi theo bố mẹ, tôi còn ra sức khóc lóc và lăn lộn dưới đất ăn vạ. Cuối cùng họ đành phải đồng ý dẫn tôi theo.
Mãi cho đến năm học lớp chín, tôi mới thấy mình bớt lẽo đẽo theo bố mẹ. Năm đó, tôi lớn nhanh như thổi, bỗng chốc đã cao hẳn 1m75, còn cao hơn cả bố tôi. Vì hơi cao so với các bạn, nên để tiện nói chện với các bạn tôi phải hơi còng lưng xuống. Mẹ nói rằng tôi lớn trước tuổi, nhưng dáng vóc cao lớn quá làm tôi cảm thấy không ổn cho lắm. Tôi bắt đầu từ chối ra ngoài ăn uống với bố mẹ. Bố mẹ vừa nói hôm nay phải ra ngoài ăn uống là y như rằng tôi sẽ viện ngay lí do là phải ở nhà ôn bài, làm bài tập... Bố hỏi tôi ăn gì, tôi nói tôi ăn mì với xúc xích và một cái đùi gà rán là được (đây là những món khoái khẩu của tôi). Có lần mẹ lo tôi ở nhà một mình sẽ sợ, tôi còn cười mẹ lo lắng hão hền. Chỉ vì chện ăn uống mà đã có lần tôi cãi lại bố mẹ. Một lần, lớp cũ của bố họp lớp, bố mẹ nhất định bắt tôi phải đi cùng, bố giải thích rằng ai cũng phải mang cả gia đình theo. Tôi cảm thấy rất khó chịu, liền hỏi vặn lại bố: “Con có phải là công cụ của bố mẹ đâu? Ít nhất bố mẹ cũng phải hỏi xem con có đồng ý đi hay không chứ!”. Lần đó bố giận tôi lắm, suýt nữa thì đánh cho tôi một trận.
Khoảng cách giữa chúng tôi ngày cáng lớn khiến cho bố mẹ tôi cảm thấy rất lo lắng. Mẹ đã vài lần hỏi dò xem tôi có ý kiến gì muốn nói với bố mẹ không? Nhưng tôi không muốn nói, nên chỉ đáp ngắn gọn: “Không có mẹ ạ!”. Một lần, trong khi ăn tối, bố hỏi tôi: “Từ nay, bố con ta là bạn của nhau nhé!”, mẹ liền ở bên cạnh phụ họa: “Đúng, đúng, đúng, hai bố con hãy là bạn của nhau đi!”. Tôi đưa mắt nhìn vẻ nghi hoặc về phía bố mẹ, kết quả bố nói: “Bố muốn có thể tâm sự cùng con, chúng ta có thể nói chện một cách thoải mái!”. Tôi cười thầm trong bụng: “Tôi thì có chện gì mà nói với họ cơ chứ? Nói về bóng đá? Bố mẹ tôi chẳng biết gì về bóng đá! Nói về điện tử? Bố mẹ tôi cũng có biết trò chơi nào đâu! Hơn nữa, bố mẹ lúc nào cũng nói toàn những thứ cũ rích, chỉ làm người khác chán không buồn nói chện ”. Đương nhiên tôi không thể nói ra hết những điều đó, thế nên đành và cơm thật nhanh rồi viện cớ phải học tiếng Anh để lẩn nhanh vào phòng.
Thực ra tôi cũng hiểu được sự khổ tâm của bố mẹ, thế nên vẫn cố gắng để là một đứa con ngoan cho bố mẹ vừa lòng. Tôi luôn giữ gìn kỷ luật, học tập chăm chỉ, kết quả học tập luôn đạt loạt xuất sắc. Kì thi cuối cấp vừa rồi, tôi thi đỗ ngay vào trường chên của hện. Bố mẹ tôi vui lắm. Thấy bố mẹ vui như vậy, tôi cũng cảm thấy rất dễ chịu!
Đến giờ, tôi đã là một học sinh cấp ba,thành tích học tập luôn được xếp loại giỏi, còn được bầu là ủy viên của hội học sinh trường. Thế nhưng tôi vẫn cảm thấy bố mẹ vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về tôi. Tôi nghĩ điều đó là không cần thiết. Lúc nào bố mẹ cũng hỏi này hỏi nọ, làm tôi cảm thấy rất khó chịu. Tôi thấy mình đã lớn, tôi không thích người khác, kể cả bố mẹ qt quá đến tôi như vậy.
Giáo viên trong trường tôi rất dễ tính, không bao giờ can thiệp vào chện yêu đương nam nữ. Thế nên bạn bè trong lớp tôi chơi với nhau rất thân thiện. Mọi người hòa đồng và nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau. Một hôm, có một bạn nữ nói muốn mua vài phần mềm máy tính, tôi lại khá rành về mấy thứ này nên bạn ấy nhờ tôi đi cùng để giúp bạn ấy chọn mua. Tôi không có lí do gì để từ chối cả. Thứ Tư đó, sau khi tan học, tôi đã cùng đi với bạn nữ ấy. Khi chúng tôi đang chọn mua đồ thì tôi gặp một người quen. Đó là dì Lý, bạn của mẹ tôi. Khi tôi nhìn thấy dì ấy thì dì đã quay mặt về phía khác. Tôi nghĩ thể nào rồi dì cũng nói chện này với mẹ tôi. Nhất định mẹ tôi sẽ tò mò mà hỏi han về chện này. Tôi nghĩ rồi, nếu mà mẹ có hỏi thì tôi sẽ nói sự thật cho mẹ nghe: rằng bạn ấy là bạn cùng lớp với con, chúng con chỉ là bạn học mà thôi!
Thế nhưng, mấy ngày liền mà không thấy mẹ nhắc đến chuyện này. Không biết là do dì Lý không nói chện này với mẹ hay là do mẹ cố tình không đả động gì đến? Mẹ tôi chơi rất thân với dì Lý, cứ vài ngày lại gọi điện nói chện nọ kia. Chính vì thế tôi nghĩ là vì mẹ tin tưởng tôi nên mới không đề cập gì đến chện này. Nói thật lòng là tôi thầm cảm kích trước tấm lòng của mẹ!
T nhiên chện này vẫn chưa chấm dứt. Một hôm, bạn nữ hôm trước kéo tôi ra một góc, hốt hoảng nói: “Mẹ cậu đang dò hỏi khắp nơi về tớ đấy, cậu có biết không?”.
Lúc đó đầu tôi tự nhiên mụ mẫm, tai thì ù đi. Người bạn đó rất giận, nói rằng không hiểu sao mẹ tôi lại làm như vậy. Bạn ấy nói mẹ tôi đã đến tìm gặp cô giáo để dò hỏi, còn hỏi cả bố mẹ của các bạn khác về bạn ấy nữa, như vậy thì có gọi là tôn trọng người khác không? Tôi vội vàng xin lỗi bạn ấy thay mẹ và bảo đảm với bạn ấy rằng những chện thế này sẽ không bao giờ xảy ra nữa!
Về đến nhà, tôi lập tức tìm mẹ để nói chện. Tôi vô cùng tức tối, nói ra rất nhiều điều khó nghe và đã làm mẹ khóc. Lúc ấy tôi có đôi chút mềm lòng, nhưng vẫn nghĩ sẽ không bao giờ tha thứ cho mẹ vì những gì mẹ đã làm. Lúc bố về đến nhà, tôi to mồm quát mẹ: “Con hận mẹ, cả đời này con sẽ không bao giờ tha thứ cho mẹ đâu!”. Mẹ chỉ biết bưng mặt mà khóc. Bố thấy vậy liền chạy đến, giơ tay tát tôi một cái nổ đom đóm mắt. Đây là lần đầu tiên bố đánh tôi, hơn nữa lại đánh rất đau! Bị bố tát, tôi điên tiết lao ra khỏi nhà. Mẹ ở phía sau gọi theo nhưng tôi không thèm nghe.
Tôi đi mãi, đi mãi cho đến khi trời tối đen như mực mới mò mẫm tìm đường về nhà! Bố và chú tôi tìm thấy tôi định lôi tôi về. Bố nói: “Tại sao con có thể đối xử với mẹ như vậy? Dù sao thì đó cũng là mẹ của con mà!”. Tôi biết thế nhưng trong lòng vẫn còn cảm thấy rất khó chịu, bố có hiểu cho nỗi khổ tâm của tôi không cơ chứ? Cuối cùng thì tôi cũng theo họ về nhà. Nhưng kể từ đó, cái hố ngăn cách giữa tôi và bố mẹ ngày càng sâu hơn. Bố nói với tôi rằng, cách giáo dục con cái của mẹ hơi có vấn đề, nhưng dù sao nó cũng xuất phát từ sự yêu thương, quan tâm lo lắng mẹ dành cho tôi mà thôi. Tôi cảm thấy rất khó chịu với những lời nhận xét này của bố. Chẳng nhẽ những ý kiến chủ quan lại là tốt, lại có thể đem ra làm lí do để biện minh được hay sao? Thế còn những tổn thương mà tôi phải gánh chịu thì sao, nên đổ lên đầu ai đây?
***
Tiểu Đệ làm cho tôi có cảm giác bạn hơi ích kỉ. T nhiên, hy vọng nhận xét này của tôi không làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Tôi tin rằng, Tiểu Đệ chỉ to ra ngang ngược trước mặt bố mẹ mình mà thôi. Trước mặt thầy cô và bạn bè, chắc hẳn bạn phải là một người thấu tình đạt lí! Liệu có khi nào bạn đã đòi hỏi quá khắt khe với bố mẹ mình hay chưa?
Tôi cho rằng, thái độ của Tiểu Đệ trước bố mẹ có chút vấn đề. Một mặt, bạn coi mình như một người đã trưởng thành,hy vọng bố mẹ không can thiệp vào đời sống riêng của mình; nhưng mặt khác, bạn lại biến mình thành trẻ con, luôn hy vọng được thấy hiểu, được chăm sóc, không thể chịu nổi một chút ấm ức, không chịu tha thứ cho lỗi lầm mà người lớn mắc phải. Cho tôi nói thẳng nhé, ban vẫn chưa trưởng thành đâu!
Thực ra, chúng ta nên có thái độ đúng đắn với bố mẹ, có nghĩa là nên đối xử với bố mẹ bằng thái độ của một người trưởng thành. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đặt mình vào địa vị của bố mẹ mà s nghĩ, mới có thể giao lưu thật bình đẳng với họ. Có như vậy chúng ta mới có thể trở thành một người lớn thực sự!
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc