Tôi vừa đến cửa trường đã gặp ngay Sâm và Châu. Hai con bé kéo tay tôi đến bên gốc cây phượng lớn. Cả ba đứa cùng ngồi xuống trên những cái cặp da mang đầy vẻ chịu đựng. Sâm nói trước:
- Tụi mày thuộc hết bài chưa?
Châu lắc đầu, nhăn mặt:
- Bài khó bỏ xừ đi. Mấy cái công thức hóa học mà nhồi hoài không vô.
- Tại mày không chịu học cho kỹ chứ!
Sâm chu môi:
- Nói vậy chắc mày thuộc?
- Ơ... hơ... Tôi bị hỏi đột ngột, ngẩn tò te ra nhìn chúng nó.
Châu xoa hai tay vào nhau:
- Vậy là mày suya há? Lát nữa nhắc nghe "cưng".
Vừa lúc đó bộ ba Liên, Nga, Nhung ào đến. Nga oang oang nói:
- Hỉ tín, bà con cô bác ơi, hỉ tín.
Cả ba đứa tôi cùng nhỏm dậy hỏi dồn:
- Gì vậy chúng mày? Khϊếp, long trọng quá làm tao... dựng cả tóc gáy.
Châu cười sau câu nói, nhưng Nhung không cười:
- Con Nga nói thật mà.
Sâm gật:
- Ừ, thì thật, chứ tao có bảo nó nói dối đâu. Nhưng... thật cái gì đã chứ? Gớm úp mở hoài sốt cả ruột...
Như sợ các bạn nói tranh, Nga nói liền:
- Nghỉ, hôm nay nghỉ.
Cả bọn ba đứa tôi há hốc miệng, mở to mắt ra mà nhìn nó. Nga giải thích:
- Ông Lý-Hóa bị xe đυ.ng, lấy ai mà dạy.
Sâm reo lên:
- Nhất, thế thì nhất... nhưng... có thật không đó "bà"? Ai nói cho "bà" biết tin đó vậy? Để rồi đúng lúc mình đang hí ha hí hởn thì "lão" ấy xuất hiện... thấy mồ.
Tôi nhìn Sâm:
- Mày lại nghĩ ác rồi. Thầy mình mà mày trù ẻo ổng như vậy tội ૮ɦếƭ. Ông ấy không bị tai nạn thì mừng chứ.
Sâm nhún vai:
- Tao chả mừng. Bài tao không thuộc, ngán thấy ông ấy lắm.
Nga tỏ vẻ đồng ý với Sâm:
- Tao cũng vậy. Thôi kệ ổng. Mình không học là sướиɠ. Đi về, tao ghé chợ Sàigon coi vải chơi.
Sâm tán đồng ngay:
- Cho tao đi với.
- Ừ, hai đứa mình đi
Còn lại mấy đứa đứng nhìn nhau. Châu hỏi tôi:
- Thụy về hả?
Tôi gật đầu:
- Mình về. Mấy bồ đi đâu không?
Châu nói:
- Mình đề nghị thế này, cả bọn kéo nhau lại nhà thầy Lý-Hóa thăm ổng một chút cho có tình.
Tôi mỉm cười:
- Đi thì đi. Nhưng một mình Châu vào thôi nghe, tụi mình đứng ngoài cửa hết.
Châu hiểu ý, đỏ mặt:
- Thụy kỳ quá. Đi cả bọn thì vô hết chứ sao lại chỉ có mình tui vô coi sao được.
Chúng tôi nheo mắt nhìn nhau, thông cảm câu đùa cợt vừa rồi. Sở dĩ tôi bảo Châu vào thăm thầy một mình là vì thường khi, nó vẫn nói với chúng tôi là nó thích cặp mắt của thầy Huy lắm, "cặp mắt buồn đăm chiêu như một nhà thơ". Tôi không biết một "nhà thơ" đôi mắt như thế nào, nhưng Châu thì quả quyết "phải có đôi mắt đẹp như thầy Huy thì mới làm thơ được".
Chúng tôi hai đứa lên một chiếc Honda nhắm hướng Vườn Chuối trực chỉ. Đi ngang chợ, Nhung chợt lên tiếng:
- 乃ún ốc kia chúng mày ơi.
Tôi nhìn quanh:
- Đâu, 乃ún ốc đâu?
Nhung chỉ tay vô trong chợ:
- Đó, bay mùi thơm nức mũi, thèm rỏ dãi đó không thấy sao?
Nó chợt dừng xe lại, giục Liên ngồi phía sau:
- Đi Liên, tao với mày vô chợ đớp 乃ún ốc đi.
Tôi cũng dừng xe, ngạc nhiên nhìn con bé "bốc đồng". Bất thần Châu hỏi:
- Không đi thăm thầy Huy à?
Vẫn là ý kiến của Nhung:
- Thôi tao không đi nữa. Tao đi... ăn 乃ún ốc. Mày với con Thụy đi cũng được rồi. Chúng mày "đại diện" cho lớp mình ở nhà thầy Huy, tao với con Liên "đại diện" cho lớp mình ở... hàng 乃ún ốc chợ Vườn Chuối vậy.
Dù bực mình trước sự thay đổi bất thần của nó, tôi cũng phải phì cười trước câu trả lời... khỉ của con bạn nổi tiếng "tếu" nhất lớp. Tôi quay nhìn Châu hỏi ý:
- Sao Châu? Hai đứa mình đi nhé.
Châu có vẻ ngần ngại, nó buồn buồn:
- Thôi vậy, tụi nó không đi, mình đi làm chi.
Nhung...dụ dỗ:
- Ừ, hai đứa mày đi không coi cũng... kỳ lắm hén, thôi, vô đớp 乃ún ốc đi.
Thấy tôi có vẻ ngần ngại, Nhung hăng hái thuyết phục:
- 乃ún ở đây tao bảo đảm hết: 乃ún nóng mới ra lò nè, ớt cay nè, chanh tươi nè, rau sống ngon nè, mắm ruốc... ngọt nè... Còn nước với ốc thì khỏi nói, một trăm phần trăm.
Chỉ mới nghe Nhung "diễn tả" về cái món "phụ tùng" mà tôi đã thấy nước miếng ứa ra cổ. Châu biết nó đã mất đồng minh, nói xuôi xị:
- Thì gởi xe rồi vô ăn. Đứng đó nói hoài.
Bọn học trò bốn đứa lật đật khóa xe rồi kéo nhau vào chợ. Hàng 乃ún ốc bốc khói thật hấp dẫn. Tôi và các bạn ngồi ngay xuống những cái đôn nhỏ. Bà hàng 乃ún nhìn chúng tôi, vồn vã:
- Các cô xơi 乃ún?
Nhung nhanh nhẩu:
- Bà cho bốn tô.
Tôi dặn dò:
- Một tô không có ớt nghe bà.
Châu thêm:
- Tôi cũng không ăn ớt, hai tô đừng bỏ ớt đi bà.
Liên vọt miệng:
- Cho "tui" nhiều nhiều giá nha "dì".
Tôi cười, nhìn con nhỏ "giá sống" trăm phần trăm. Bốn tô 乃ún được đặt trước mặt, ngút khói, chưa ăn đã thấy ngon. Xong chầu "乃ún ốc", bốn đứa lại bàn nhau "làm gì cho hết thì giờ?"
Liên nói:
- Ngàn năm một thuở, đừng bỏ phí thì giờ vô ích, sức mấy mà tuần sau "ổng" còn nghỉ nữa.
- Nhưng đi đâu bây giờ? Tôi hỏi:
Nhung đề nghị:
- Ciné đi.
Châu gật:
- Ciné cũng được, nhưng mà phim gì cơ chứ?
- À há...
Châu buông thõng. Nhung chợt reo lên:
- Tao nhớ rồi, Văn Hoa chiếu phim hay lắm.
- Phim gì? Ai đóng?
Việc đầu tiên của chúng tôi là hỏi tên phim và... tài tử đóng phim đó. Chúng tôi xem phim chả cần cốt chuyện miễn tài tử mình thích là được. Nhung nói:
- Ils n’ont que vingt ans.
Liên gật gù:
- A, tao biết rồi. Sandra Dee chớ gì.
Châu phụ họa:
- Được, ai chứ Sandra Dee thì nhất. Tao vẫn khoái nó cười.
Tự dưng, tôi "nổi máu anh hùng" nói một câu... triết lý cùn:
- Phải chi mình học bài thuộc như... thuộc tài tử ciné thì đỡ quá.
Châu bĩu dài môi:
- Cho tao xin đi... bà phước.
Cả bọn cùng cười. Tôi không buồn cãi cối với chúng nó, thản nhiên rồ máy xe, Châu la chói lói:
- Ê mày, bỏ tao hả?
- Ừ bỏ. Cho mày lội bộ từ đây về tới rạp Văn Hoa luôn.
Châu vừa vén vạt áo dài ngồi lên xe vừa càu nhàu:
- Làm tàng hoài, ỷ có cái xe.
Nhung vọt xe lên, réo:
- Dẹp, đừng gây nhau nữa. Sandra Dee đang chờ kia kìa.