dấu đỏ chói vào tay anh, khênh sọt là hai đứa choai choai, béo ục ịch.
Nhân viên thu phí lại yêu cầu ông Tư nộp tiền. Ông Tư thò tay vào tận lần lót, lấy ra hai tờ năm hào đưa cho anh ta. Ông Tư cũng nhận được tờ biên lai có dấu đỏ chói.
Cái sọt to tướng đã sắp đầy, hai đứa trẻ ì ạch khênh đến trạm. Phía sau trạm có một xe tải lớn, hai người đàn ông mặc áo trắng, hai tay khoanh trước иgự¢ đứng tựa tấm chắn hậu, có vẻ dân khuân vác.
Chí ít có hai mươi nhân viên cắp cặp đen hoạt động. Một nhân viên mặc ghi lê đỏ cãi nhau với người thu phí. Cậu này không văn hoa, mở miệng là nói tục: “Đồ mặt l.! Các người còn dữ hơn cả Quốc Dân Đảng!” Nhân viên thu phí đánh cậu ta một bạt tai, cú đánh nhanh như chớp, gọn, bình tĩnh, khi đánh mặt không đổi sắc.
- Anh dám đánh người à? – Thanh niên mặc áo đỏ gào lên.
- Đánh còn là nhẹ – Nhân viên nọ mặt lạnh như tiền – Chửi nữa xem nào?
Thanh niên áo đỏ lao về phía nhân viên nọ, hai người đứng tuổi giữ lại. Thắng Lợi, thôi đi! Bảo nộp thì nộp, nói ít thôi! Hai cảnh sát mặc áo trắng ngồi xổm dưới gốc cây ngồi hút thuốc.
Cao Dương nghĩ thế, mà là chửi người? Cái ông nhân viên ấy không chui từ l. ra thì chui từ lỗ đít ra hẳn? Câu nói thật vẫn là câu khó nghe. Anh mừng rằng anh không va vấp gì với ông thu phí, nhưng cứ nghĩ bó ngồng mơm mởm, anh lại tiếc đứt ruột. Anh lại thở dài. Thở dài được một cái, trong lòng đỡ đau.
Bây giờ là nửa buổi, xe của Cao Dương vẫn không nhích lên được một bước. Đoạn đường đi về hướng đông, xe đen kịt, đoạn đường phía tây, xe cũng đen kịt. Hỏi chú Tư, anh được biết trạm thu mua – kho lạnh, cách đây ba dặm về phía đông. Ở đó người la ngựa hí, chẳng khác vùng sủi cảo khi bật vung. Cao Dương muốn đi xem, nhưng không dám bỏ chỗ.
Cao Dương hơi đói, anh lấy ra cái gói trên xe xuống, mở gói lấy ra cái bánh tráng kép, một nửa cây dưa muối. Anh mời chú Tư, chú bảo không ăn, anh cũng không mời thật, liền một miếng bánh một miếng dưa, bắt đầu ăn. Ăn được nửa chừng, anh lại rút năm ngồng tỏi trên xe, bụng nghĩ: Coi như bị nhân viên thu phí lấy hơn năm ngồng. Ngồng tỏi vừa ròn vừa ngọt, ăn với bánh thật tuyệt.
Đang ăn, lại có vị mặc đồng phục, mũ lưỡi trai, đứng trước mặt. Anh hết hồn vội đưa cái biên lai ra, nói: “Thưa đồng chí, tui nộp rồi!”
Vị này cầm tờ biên lai liếc qua, nói: “Đây là của trạm thu phí giao thông. Tôi là sở giao dịch công thương. Nộp đi, hai đồng, thuế giao dịch công thương.”
Cao Dương đã hơi tức: “Tui chưa bán được ngồng mà!”
Cán bộ thuế công thương nói: “Đợi bán xong tỏi, anh đã chạy mất tiêu rồi!”
- Tui không có tiền! – Cao Dương cáu.
- Tui bảo này – Cán bộ công thương nói – Không có biên lai hoàn thuế, trạm không thu mua tỏi của anh đâu!
Cao Dương đấu dịu: “Đồng chí, quả thực tui không có tiền”
- Không tiền thì nộp năm cân.
Cao Dương choáng người, chỉ chực khóc. “Đồng chí, chỉ có mấy cân tỏi mà ông Cột ba cân, ông Kèo năm cân thì còn được mấy nỗi! Vợ con tui đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương, được mấy cân tỏi đâu có dễ?”
Cán bộ thuế tỏ ra thông cảm: “Anh tiến hành giao dịch công thương thì anh phải nộp thuế công thương, đó là chính sách của nhà nước.”
- Đã là chính sách của Nhà nước thì tùy đồng chí, có Gi*t, tui cũng không chống lại. – Cao Dương lẩm bẩm.
Cán bộ thuế công thương quẳng bó ngồng vào cái sọt to tướng phía sau, khênh sọt cũng là hai đứa choai choai, béo ục ịch như ông phỗng!
Trông thấy bó ngồng lộn một vòng rơi xuống sọt, mũi anh cay sè, nước mắt ứa ra.
Giữa trưa nắng gắt, người và lừa lử đi. Con lừa ị hơn chục cục phân ra đường. Một vị mặc đồng phục màu xám, mũ lưỡi trai bước tới, đưa cho anh tờ biên lai màu trắng: “Phạt hai đồng, tôi là trạm Bảo vệ môi trường”. Lại một vị mũ lưỡi trai, đồng phục trắng, xé biên lai đưa cho anh: “Phạt hai đồng, tôi là trạm Kiểm dịch Y tế.”
Anh đứng như trời trồng trước hai cán bộ môi trường và y tế, thở không ra hơi: “Không có tiền, các ông lấy ngồng tỏi!”
Lúc gần tối xe anh và xe chú Tư mới tiếp cận được Trạm thu mua – Kho lạnh. Ngoài cửa kho đặt hai chiếc cân, ngồi trông cân là hai vị mặt xám tro. Một vị mặc đồng phục đi lại xung quanh hai vị. Trông thấy người mặt đồng phục, sống lưng Cao Dương lạnh toát.
- Cuối cùng rồi cũng đến! – Chú Tư thở phào.
- Thì cũng phải đến chứ! – Anh cũng nói.
Người báo cân xướng số cân một cách khô khan, dùng 乃út bi ghi trên biên lai năm liên.
Tiếp theo là đến chú Tư. Trông thấy chú Tư nôn nao, anh cũng trống иgự¢ đánh thình thịch. Khi trông thấy ông cán bộ nghiệm thu hàng, tim anh càng đập dữ.
Một vị cầm loa điện, đứng trên chiếc bàn sơn đỏ, gọi: “Bà con nông dân bán tỏi chú ý, kho lạnh tạm thời dừng thu mua tỏi, khi nào tiếp tục, chúng tôi sẽ báo cho Hợp cung tiêu của xã, họ sẽ thông báo các vị!”
Cao Dương như bị giáng một gậy vào đầu. Anh choáng, phải bám lưng lừa mới khỏi ngã.
Chú Tư nói: “Không thu mua nữa? Đến lượt tui thì không thu mua nữa? Từ nửa đêm đến giờ, tui đợi chẵn một ngày!”
- Bà con bán tỏi, về đi! Đợi vài hôm chúng tôi dồn chỗ xong, sẽ báo các vị.
- Tui nhà xa năm mươi cây số, đồng chí ơi!… - Chú Tư nài nỉ.
Người báo cân cầm bàn tính đưa lên.
- Đồng chí, tui đã nộp thuế công thương, phí quản lí giao thông…
- Các vị giữ lấy biên lai, lần sau vẫn dùng được! Bà con trồng tỏi, về đi! Nhân viên kho lạnh ngày đêm chịu đựng gian khổ, đợt tỏi nhập kho xong, lại thu mua tiếp… - Nhân viên cầm loa lải nhải.
Những người ngồi phía sau ùa lên gào, thét, chửi, mắng…
Người cầm loa nhảy vội xuống đất, rạp người mà chạy.
Cửa sắt kho lạnh đóng lại.
Một thanh niên mặt đen như trôn chảo nhảy qua chiếc bàn sơn đỏ, hét to: “Đ. mẹ nó, làm cái gì cũng phải đi cổng sau! Lên đài hóa thân cũng phải đi cổng sau, huống hồ bán tỏi! – Anh ta nhảy xuống mất hút trong tỏi.”
Một thanh niên mặt đầy trứng cá nhảy lên bàn, chửi rất to: “Kho lạnh, tao đ. ૮ɦếƭ tươi mẹ mày!”
Đám nông dân cười ồ.
Một người tháo móc cân ném thẳng vào cổng xếp nhà kho đánh choang một tiếng.
Đám người xông lên hất đổ cân, đập nát chiếc bàn ghi cân. Một ông lão đi từ nhà kho ra, nói: “Các người nổi loạn rồi!”
- Nện cho thằng già một trận! Con nó là thằng Lưu Rỗ ở cục Công thương. Thằng này trông kho mà lương tháng một trăm đấy.
- Đánh đánh đánh! Một đám ùa vào chỗ cửa sắt, nện thình thình.
Cao Dương nói: “Chú Tư, ta về thôi! Không bán được tỏi cũng không sao, đừng chuốc lấy hoạ vào người!”
Chú Tư nói: “ Tui chỉ muốn đập phá một trận cho đỡ tức!”
Cao Dương nói: “Đi thôi, chú! Cứ hướng đông mà đi, ta sẽ vành ra bắc đường sắt.”
Ông Tư quay đầu xe, cho đi về hướng đông, Cao Dương cũng dắt lừa bám sau xe ông.
Đi được nửa dặm, hai người ngoái đầu nhìn lại, một đống lửa to đùng trước kho lạnh, một người đỏ như lửa gỡ tấm biển của kho lạnh ném vào lửa. Cao Dương bảo chú tư: “Kho lạnh không gọi là kho lạnh, lại gọi là kho bảo ôn, cái biển ấy viết thế.” Chú Tư nói: “Kho gì thì kệ mẹ nó, đốt béng đi!”
Họ còn trông thấy cửa kho bị phá, đám đông ùa vào trong sân. Lửa bay phần phật, từ xa thấy mặt người đỏ bừng, Họ nghe thấy tiếng gào thét nổi lên từng đợt và tiếng kính vỡ.
Một chiếc xe sơn đen “con ba ba” từ phía đông chạy tới. Cao Dương hốt hoảng kêu:“Quan to đến rồi!”
Chiếc xe con dừng lại trước đống lửa, mấy người chui ra khỏi xe, lập tức bị đẩy xuống rãnh, có người cầm gậy cứ nhè ô tô mà nện thình thình, có người cầm thanh củi đang cháy nhét vào bung xe.
- Về mau, chú Tư! Về mau! – Cao Dương giục.
Chú Tư cũng sợ, vụt con trâu một roi.
Họ đi miết, khi nghe thấy một tiếng nổ long trời, cả hai ngoái lại: Một cột lửa cao hơn tầm nóc nhà bùng lên, soi tỏ xung quanh đến mấy dặm!
Cao Dương không thể nói là anh mừng hay sợ. Anh có thể nghe thấy tiếng tim mình đập, mồ hôi nhơm nhớp trong lòng bàn tay.
Họ đi vòng ra khỏi huyện lỵ, vượt qua đường sắt, không hiểu chú Tư ra sao, riêng Cao Dương cảm thấy thoải mái như từ hang hùm nọc rắn trở về. Chú ý một tí, vẫn còn nghe tiếng reo hò từ kho lạnh.
Đi theo hướng bắc vài dặm nghe thấy tiếng máy chạy bằng đầu điêzen và tiếng nước chảy ào ào, một ngọn đèn vàng vọt để ở chỗ phát ra tiếng máy. Nghe tiếng nước chảy cơn khát đến khô cổ của Cao Dương trở nên không chịu nổi, chú Tư thì suốt một ngày đằng đẳng không bén một miếng cơm, một giọt nước, không thể không khát. Anh nói: “Chú Tư, trông dùm con cái xe, con ra mạng đông kiếm ít nước, con lừa của con và con trâu nhà chú cũng phải cho chúng uống, còn mấy chục dặm nữa chứ ít gì!”
Chú Tư im lặng họ dừng trâu lại, dạt xe qua bên đường.
Cao Dương xách chiếc thùng sắt tây lấy từ trên xe xuống. Anh tìm thấy một con đường mòn vừa lọt bàn chân, hai bên đường là những cây ngô cao tầm đầu gối, lá ngô quẹt vào hai chân anh và chiếc thùng xách ở tay. Ánh đèn leo lét, nhìn mà ước lượng chỉ hai tầm tên bắn, vậy mà tiếp cận rất vất vả. Tiếng máy bơm và tiếng nước chảy trước sau vẫn to như thế, nhưng hình như không bao giờ có thể đến gần. Con đường có lúc biến mất, anh đi vào ruộng, thận trọng đặt từng bước để không dẫm hoa màu. Tuy đi giày, nhưng anh vẫn cảm nhận đất đai gần huyện lỵ tốt hơn đất quê anh, nơi có thể coi là vùng sâu vùng xa. Con đường mòn lại hiện ra, đi thêm dài bước nó bỗng rộng ra rất nhiều, gượng ép một tí, có thể đi được xe ngựa. Hai bên đường có rãnh nông, bên ngoài rãnh là hoa màu cao thấp không đều, anh ngửi thấy mùi bông, lạc, ngô và cao lương, chúng có mùi hoàn toàn riêng biệt, trộn không lẫn.
Chiếc đèn bão bổng sáng lên. Tiếng máy bơm và tiếng nước chảy cũng rộ lên. Lúc này, anh nhìn rõ bóng của anh, anh cảm thấy ngài ngại.
Đi đến chỗ treo đèn bão – Đèn treo trên một chiếc gậy cắm thẳng góc với mặt đất, cái máy 12 mã lực chạy bằng đầu điêzen được cố định bằng bốn chiếc cọc đóng trên mặt đường, bánh đà tít tưởng như không chạy, chỉ ở chỗ nối dây cu roa bằng móc kim loại chạy loang loáng, người ta mới biết máy đang vận hành. Mặt đất trải một tấm ni lông, bên cạnh để một đôi dép nhựa. Không có ai lên tiếng, anh cố nhìn vào bóng đêm, mũi ngửi thấy mùi lá ngô non.
- Ai đấy? – Có tiếng hỏi trong bóng đêm.
- Tui là người qua đường đi kiếm nước uống. – Anh trả lời.
Lá ngô kêu sột soạt, một người đàn ông cao lớn vai vác xẻng bước ra vùng sáng. Anh đứng trước máy bơm, giơ chân trước cột nước rất mạnh để rửa sạch bùn. Rửa xong chân, anh lại rửa sạch bùn bám trên xẻng. Chiếc xẻng bóng loáng.
Người ấy nhảy qua rãnh, cắm xẻng xuống đất, nói: “Anh cứ uống, no thì thôi!”
Cao Dương chạy đến bên máy bơm, vội vã vụt đầu uống, nước chảy quá mạnh, môi anh tê đi, иgự¢ đau thắt. Uống no, anh rửa mặt, lấy đầy một thùng tôn, xách trở lại chỗ đèn bão.
Người kia nhìn anh từ đầu đến chân, anh cũng thế, nhìn người kia từ đầu đến chân.
Đây là một thanh niên cao ráo, mặc sơ mi cụt tay, quần đồng phục, chiếc đồng hồ sáng loáng đeo ở thắt lưng.
Anh gỡ đồng hồ, đeo vào cổ tay. Anh nhìn đồng hồ, hỏi: “Anh đi đâu về mà muộn thế?”
Cao Dương nói: “Tui đi bán tỏi, cả ngày không được ngụm nước, nghe tiếng máy đi tìm”.
- Anh người thôn nào?
- Thôn Cao Đồn – Cao Dương nói.
- Chao ôi, thế thì xa lắm, xã anh chưa đặt trạm thu mua à?
- Hợp cung tiêu chúng tôi không quan tâm chuyện này, họ bận chuyện buôn bán phân hóa học.
Người thanh niên cười: “Chuyện ấy cũng bình thường. Tất cả vì tiền mà! Bán được chưa?”
Cao Dương nói: “Chưa , xếp hàng đến nơi thì người ta bảo là kho đã đầy, tạm dừng thu mua. Nếu họ chỉ hoãn đến mai thì tôi ở lại một đêm, đằng này không biết đến đời địa nào mới cân tiếp?”
Anh vốn không định kể, nhưng không kìm được, buột miệng nói: “Trên ấy rách chuyện rồi, cân bị đập, bàn bị đốt, kính vỡ hết, ngay cả xe “ba ba” cũng bị đốt.
Chàng thanh niên có vẻ phấn khởi: “Anh bảo là nổi loạn à?”
- Nổi loạn hay không thì tui không biết, có điều, loạn thật sự rồi! Anh thở dài – Quả thật có một số người táo gan, không sợ ૮ɦếƭ.
Chàng thanh niên nói: “Bố tui và anh hai cũng đi bán tỏi, không biết họ có tham gia không?”
Cao Dương nhìn hàm răng đều đặn trắng tinh của chành thanh niên, nghe giọng Bắc Kinh cố giấu mà vẫn lộ: “Ông anh này, tôi thấy ông anh không phải người thường!”
Chàng thanh niên nói: “Tui là bộ đội người thường nhất!”
- Anh rất được, sướng thế mà còn về làm lụng giúp người già, riêng chuyện này cũng thấy anh sẽ tiến xa. Anh không mất gốc!
Chàng thanh niên móc bao thuốc, dưới đèn, cái võ đẹp như một bông hoa. Anh ta rút một điếu đưa cho Cao Dương. Cao dương nói: “Tui không hút thuốc, nhưng tui có người hàng xóm đang đợi tui trên đường, tui xin điếu này cho ông ấy. Cả đời ông chưa bao giờ được hút loại cao cấp như thuốc này!”
Cao Dương cài điếu thuốc lên vành tai, xách thùng nước ra, theo đường cũ trở ra.
Ra đến đường cái, chú Tư tỏ vẻ không vui: “Lấy nước ở tận biển đông à?”
Con lừa của anh đứng yên như phỗng. Con trâu của chú Tư nằm dưới đất cùng với xe.
- Chú uống trước đi! Còn bao nhiêu cho chúng uống.
Chú Tư sục miệng vào thùng, uống kỳ no. Đứng dậy, chú nấc cục. Cao Dương lấy điếu thuốc trên vành tai xuống đưa cho chú, nói: “Gặp một người cao cấp, anh ta bảo anh ta là bộ đội, thoáng nhìn con cũng biết anh ta là sĩ quan. Anh ta cho con thuốc, con bảo con không biết hút, con bảo chú biết, lấy về cho chú.”
Chú Tư cầm điếu thuốc đưa lên mũi ngửi, nói: “Cũng không thơm lắm!”
Cao Dương nói: “Làm quan rồi mà vẫn làm lụng giúp người già, không đơn giản! Thời buổi này, người ta ăn cháo đá bát, như thằng Vương Thái thôn mình ấy, nó trông thấy con như thấy người lạ!”
- Chú uống đủ chưa? – Cao Dương hỏi – Vậy con cho trâu uống.
Chú Tư nói: “Cho con lừa uống trước. Con trâu nhà tui không nhai lại, có lẽ nó ốm. Trong bụng nó có một con nghé. Nếu như tỏi không bán được, trâu lại hỏng thì tui ૮ɦếƭ mất!”
Con lừa ngửi thấy mùi nước, khịt khịt mũi. Cao Dương vẫn cho con trâu chú Tư uống trước. Con trâu định đứng lên nhưng không nổi, chú Tư nâng càng xe, giúp nó đứng lên . Con trâu ánh mắt dài dại. Cao Dương lùa thùng vào dưới mõm, nó chỉ uống vài ngụm rồi ngẩng đầu lên, đưa lưỡi liếm môi liếm mũi.
Cao Dương hỏi: “Sao nó uống ít thế?”
Chú Tư nói: “Con trâu này sành miệng lắm, bà Tư vẫn phải cho cám tinh vào nước để dụ nó uống.”
- Sướng quen rồi, trâu cũng làm nũng! Nghĩ lại mấy năm về trước, người còn không có cám mà ăn, nói gì trâu!
- Anh cho con lừa uống đi, đừng ca cẩm nữa!
Con lừa đã cuống lên, nó vục đầu vào thùng uống một hơi cạn sạch, rồi lắc lắc cái đầu, tỏ ý chưa đã.
Chú Tư nói: “Trâu bò uống nước lạnh xong phải bắt đi nhanh để ra mồ hôi, nếu không là ốm!”
- Chú Tư, con trâu này chú tậu bao nhiêu?
- Chín trăm ba mươi đồng, đấy là chưa kể thuế.
- Đắt quá nhỉ! – Cao Dương tặc lưỡi – Hơn chín trăm, dán kín mình trâu đấy!
- Tiền mất giá rồi- Chú Tư nói – Nửa năm, thịt lợn tăng chín hào! Hay dở gì thì một năm cũng khó mua nổi vài cân thịt!
- Chú Tư, chú vẫn kiếm ra tiền. Con trâu này mỗi năm đẻ một con, nếu là cái, coi như ăn không con mẹ. Nuôi trâu hơn trồng tỏi.
- Anh tính mới ngon lành làm sao? – Chú Tư nói – Thế trâu uống gió bấc mà sống à? Thế không ăn cỏ, không cám bã?
Đêm càng khuya, họ không nói chuyện nữa. Xe trâu, xe lừa lắc lư như mộng du. Cao Dương quả thực hơi buồn ngủ, thương cao lừa thì thương, anh vẫn leo lên càng xe, tựa lưng vào dóng ngang, mi mắt nặng trĩu, Anh cố cưỡng lại cơn buồn ngủ. Lại phải đi vào hoang mạc, những lùm cây lúp súp hai bên đường vẫn như hôm qua, có đều trăng chưa lên, cành lá không đóm sáng. Những con cuốc, giun dế, những côn trùng biết kêu thì cũng như hôm qua, ra rả không ngừng.
Lên dốc, con lừa bị thở phì phò như người bị bệnh suyễn. Anh nhảy xuống xe, con lừa thở nhẹ đi. Chú Tư vẫn ngồi trên xe, kệ cho con trâu đang chửa loay hoay vượt dốc. Cao Dương lạnh người cảm thấy chú Tư là con người tàn nhẫn. Anh tự nhủ, sau này không chơi với loại người như thế.
Lên được nửa dốc, mặt trăng đang nhô lên từ rất xa ở phương đông. Anh biết, theo qui luật, giờ này muộn hơn một chút so với hôm qua, mặt trăng bé hơn một chút so với hôm qua. Trăng vàng vọt, hơi đỏ. Có màu vàng nhạt, hồng hồng, nhờn nhợt, đùng ᴆục, mệt mỏi, ngái ngủ, hơi nhỏ so với hôm qua, đầy hơn so với mảnh trăng hơn qua. Ánh trăng ngắn và yếu, không soi tới cồn cát, những lùm cây và con đường rải nhựa. Anh vỗ lưng lừa, bánh xe chậm lăn, trục xe khô dầu kêu kít kít. Chú Tư có lúc bật ra một câu hát rất lưu manh rồi đột nhiên thì ngừng bặt, khi hát không chuẩn bị, khi dừng thì cụt lủn. Thực ra, ánh trăng vẫn chiếu tới đây, chẳng lẽ ánh trăng lấp lánh không phải do ánh trăng sao? Những đốt sáng lấp lánh trên cánh con cuốc, không phải ánh trăng sao? Vị hăng của tỏi, không phải do ánh tăng nồng nàn mà có sao? Đầm trũng có sương mù, đồi cao có gió mát, chú Tư cất tiếng chửi – Không hiểu chú chửi trâu hay chửi người: “Cái đồ đĩ rạc, đồ chó! Kéo quần lên… lại đọc thánh kinh!”
Anh khóc dở khi trông thấy hai luồng ánh sáng từ trên đỉnh dốc dọi xuống, lúc cao lúc thấp, lúc sang phải lúc sang trái như kéo cắt vải cao su. Tiếp đó là tiếng động cơ. Cây cỏ hai bên đường rõ mồn một. Một con báo đốm cụp đuôi lẩn vào bóng đêm. Con lừa toát mồ hôi, Cao Dương ôm chặt lấy đầu nó, dạt xe tận mép đường. Ánh đèn biến con trâu của chú Tư nhỏ như con thỏ. Chú Tư cũng nhảy xuống xe, nắm mũi trâu dắt cùng với xe sang vệ đường.
Ánh đèn sáng lóa, con thú lớn đen sì giương mắt chồm tới, ngay cả con báo cũng sợ bỏ chạy, huống hồ con trâu con lừa. Chuyện xảy ra sau đó như trò đùa, như nằm mơ, như cứt ỉa.
Cao Dương còn nhờ chiếc xe như một quả núi chồm tới. Trong tiếng máy gầm gào, con trâu chú Tư, cái xe của chú Tư, ngồng tỏi của chú Tư và cả chú Tư đều bị bóng đen nuốt chửng. Anh mở mắt, thấy một khuôn mặt béo bệu của một người đứng tuổi cười mỉm sau tấm kính, và sau tấm kính khác, một cái miệng há hốc, răng trắng nhởn. Anh và con lừa nằm rạp ngay sau xe, trước ống xả nóng rẫy.
Anh nhớ chiếc xe ô tô từ từ bò dậy, con trâu của chú Tư kinh hoảng kêu lên, chú Tư ôm lấy đầu con trâu thật chặt. Trong làn sáng trắng, cái đầu của chú Tư như nhỏ lại, biến thành cái vòi bằng đồng, bằng gang, lóe lên màu vàng màu xanh, chú Tư nheo mắt. Chú Tư há miệng, nét mặt thất thần, sắc mặt thê thảm. Luồng sáng xuyên thấu vành tai thỏ của chú Tư, thanh chắn của ô tô thúc vào chân chú Tư và chân con trâu, người chú Tư nhào về phía trước và bắn tung lên, hai tay xòe như đôi cánh, áo tả tơi như lông vũ, rơi xuống một bụi bạch lạp. Con trâu gục xuống, đầu ngoẹo sang một bên. Chiếc ô tô từ từ tiến lên, lúc đầu đủn trâu và xe đi một đoạn, sau đó là chèn dưới bụng.
Sau đó thì thế nào? Sau đó, ông béo ngồi trong xe nói: “Chạy mau!” Tên tài xế gầy nhom cho xe lùi, không nhúc nhích, cứ lùi, lùi được,vòng qua Cao Dương và con lừa, chạy xuống dốc. Nước văng tung tóe, két nước vỡ.
Cao Dương ôm đầu lừa, đầu anh như mụ đi: “Thế là thế nào? Chuyện gì đã xảy ra?” Anh sờ đầu mình, mắt mũi mồm miệng tóc tai còn đủ cả. Sờ đầu con lừa, cũng vậy, chẳng thiếu cái gì, chỉ mỗi hai tai lạnh như băng. Anh khóc hu hu như một đứa trẻ.