Cây Độc Không Trái - Chương 13

Tác giả: Phạm Vũ Anh Thư

Rời quán cafe tôi nhờ bác tài xế lái xe về một nhà nghỉ bình dân. Nằm trên giường tôi nhìn chiếc valy to oạch bỗng cảm thấy trống rỗng. Trước kia nếu cãi nhau với Tuấn ngoài nhà mẹ đẻ tôi vẫn còn một nơi để đi. Đó là chung cư của con Thảo. Tiếc rằng giờ đây không còn nơi nào chứa nổi tôi nữa.
Chiếc rèm cửa che một góc ánh sáng. Bầu trời bên ngoài rất trong xanh. Hôn nhân tan vỡ, tình bạn kết thúc, con gái không được nhận. Tôi bây giờ thật chẳng khác gì một kẻ thất bại, có cố gắng nguỵ tạo một lớp vỏ mạnh mẽ nhưng lúc này đây khi một mình tôi mới thấy mình yếu đuối chừng nào. Tôi nằm co quắp trên giường, mở điện thoại tìm vài nhà trọ. Tìm mãi cuối cùng tôi cũng tìm được một căn chung cư bên kia cầu. Thực ra ban đầu tôi chỉ định tìm nhà trọ nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, thêm một khoản tiền vào sống trong chung cư chẳng phải tốt hơn sao. Dù sao giờ tiền của tôi cũng chẳng phải lo cho ai, ngoài Mun tôi chẳng còn phải có trách nhiệm với riêng ai nữa. Huống hồ hai mảnh đất bà nội cho tôi giờ còn lên giá, tội gì cứ chắt chiu khổ sở.
Khi sang bên chung cư kia thật may chủ nhà rất đon đỏ tiếp, còn nói căn tôi định thuê đang được giảm giá nếu đóng hẳn một năm. Tôi nghĩ đi nghĩ lại, khu vực này gần nhà bố mẹ tôi, có thể thường xuyên qua chơi với Mun mà muốn đón Mun qua cũng dễ cuối cùng kí hợp đồng và chiều nay chuyển luôn. Sau khi rút toàn bộ tiền trong thẻ đóng tiền nhà tôi trở về nhà nghỉ mang đồ qua. Chủ nhà còn nhiệt tình giúp tôi lau dọn khá sạch sẽ rồi mới về.
Buổi tối, tôi không về nhà mẹ tôi mà chỉ gọi điện cho Mun qua điện thoại. Mẹ tôi ắt hẳn vẫn còn chưa vui vẻ gì, tôi cũng chẳng muốn cãi nhau với bà nên định thư thư vài ngày rồi mới về. Căn chung cư này view nhìn thẳng ra cầu Bãi Cháy, khi màn đêm phủ xuống nhìn được cả một biển hồ mênh ௱ôЛƓ. Tôi ngồi bên lan can, nhìn ra ngoài bỗng thấy cuộc đời này quyết định đúng đắn nhất là chia tay Tuấn. Đã lâu lắm rồi tôi mới được thở một cách dễ chịu như thế này, nghĩ đến việc mỗi ngày về nhà gặp mẹ chồng, em chồng lại ớn lạnh rùng mình. Khi đang suy nghĩ miên man bỗng có điện thoại của Tuấn. Vì thủ tục ly hôn nên tôi phải bỏ anh ta ra khỏi danh sách chặn. Vừa thấy tôi nghe máy anh ta liền nói:
– Xuân. Anh nói rồi, anh không đồng ý ly hôn, đừng gửi đơn qua mail nữa, anh sẽ không ký.
Tôi nghe Tuấn nói sửng cồ gào lên:
– Anh không ký cũng phải ký. Đừng tưởng tôi không biết gì, anh sợ ly hôn với tôi phải chia tài sản chứ gì?
– Không, anh chẳng sợ gì cả, nhưng anh không muốn ly hôn.
– Khi tôi đang cư xử văn minh với anh thì anh nên biết điều. Anh mở mail ra đọc cho kĩ lại, trong đơn tôi ghi rõ tôi sẽ không thèm lấy một xu tài sản nào của anh.
– Em có thể đừng cứng nhắc như vậy không? Phải! Anh nɠɵạı ŧìиɧ là anh sai, nhưng chúng ta sống với nhau ngần ấy năm rồi, chẳng lẽ em không thể tha thứ cho anh một lần?
– Tuấn! Chúng ta không con không cái không tài sản chung, hà cớ gì anh phải níu kéo lấy cuộc hôn nhân này? Lúc anh nɠɵạı ŧìиɧ anh có nghĩ rằng kết cục sẽ thế này không? Tôi xin anh đấy, buông tha cho cuộc đời tôi đi.
– Anh không ly hôn, anh nói rồi, anh không ly hôn đâu. Cho anh một cơ hội sửa sai đi.
– Thằng điên này, anh không có chút lòng tự trọng nào à? Được! Anh không đồng ý tôi sẽ đơn phương ly hôn
– Xuân… Xuân…
Không đợi anh ta nói tiếp tôi cũng tắt phụt máy. Cả người tôi tức điên, tôi không hiểu Tuấn là con người thế nào, sau lưng thì lên giường với con Thảo, trước mặt lại nhất định không ly hôn. Tắt máy xong tôi phải uống ực một cốc nước mới có thể hạ hoả. Từ ngày anh ta bị tôi phát hiện nɠɵạı ŧìиɧ ngày nào cũng gọi với bài ca xin tha thứ. Tắt máy xong tôi nhận được tin nhắn của Tuấn
“Anh xin em nghĩ lại khoảng thời gian trước kia, đừng ly hôn với anh. Chúng ta còn mơ ước phía trước, còn mơ ước tìm con nữa cơ mà?”
Tôi đọc xong dòng tin nhắn chẳng có chút xúc động thậm chí còn thấy lợm giọng buồn nôn. Văn vở, giảo hoạt, con người anh ta khiến tôi thấy tởm hơn cả con Thảo. Tôi ném điện thoại vào giường rồi kéo ghế ra lan can ngồi. Từng cơn gió thốc vào, bỗng dưng tôi thấy có tiếng lạch cạch bên cạnh, căn hộ sát vách cũng mở cửa ra, một bóng người cao lớn đứng dựa vào lan can bên ấy. Dưới ánh đèn vàng mơ nhạt tôi bỗng khựng lại, là Phong. Trong một giây lát tôi thu mình lại cúi gằm mặt. Sao anh ta lại ở đây? Tôi không tin nổi, đã tìm mọi cách để tránh né anh ta cuối cùng lại thành sát vách. Tôi nuốt nước bọt rồi gập người xuống phía cây cảnh được đặt ở giữa. Phong dường như không nhìn được tôi, anh ta ngồi trên chiếc ghế lặng lẽ nhìn ra bên ngoài. Khi đang nhìn điện thoại của anh ta cũng reo lên, tiếng chuông điện thoại làm tim tôi như bắn ra khỏi l*иg иgự¢. Giọng Phong cất lên giữa không gian im ắng:
– Con đây. Con khoẻ, mẹ có khoẻ không ạ .
– Dạ vâng, hôm nay có ca cấp cứu nên con về muộn. Vâng, bên ấy có lạnh không? Mẹ đừng chủ quan, sức khoẻ mẹ vốn dĩ không tốt mà.
– Bố khoẻ ạ, vâng, vẫn vậy thôi mẹ ạ. Con biết rồi, vâng, vậy mẹ nghỉ ngơi đi. Con chào mẹ
Tôi không dám thở mạnh, nghe cuộc điện thoại kia cũng đoán ra là mẹ ruột anh ta gọi. Phong tắt máy rồi nhét điện thoại vào túi. Lâu lắm rồi tôi mới thấy Phong nói chuyện dịu dàng như vậy với một người. Không hiểu sao mắt tôi lại cay cay, trước kia anh từng nói trên đời này chỉ có hai người mới khiến anh trở nên dịu dàng, một là mẹ anh, hai là tôi. Tôi bỗng cười mình, chuyện xưa đã cách gần cả một thập kỉ, tôi không còn là cô sinh viên năm nào, anh cũng chẳng phải bác sĩ trẻ khi ấy. Giờ đây tôi với anh đừng nói là dịu dàng, đến ngay cả nói chuyện tử tế nhất cũng đừng mơ.
Phong bất chợt đứng dậy mở cửa bước vào. Thấy vậy tôi cũng vội vàng chạy vào nhà như sợ bị anh phát hiện. Khi vừa đóng cửa tôi lại thấy anh mở cửa bước ra ngoài lan can, trên tay anh cầm mấy lon bia lạnh. Tôi vội buông rèm xuống nằm lên giường, thế nhưng rồi không hiểu sao lại tò mò đứng ra cửa kéo lớp rèm nhìn ra ngoài.
Phong ngồi trên ghế, tôi không nhìn được mặt anh chỉ thấy bóng lưng cao lớn cầm lon bia uống một hơi. Một hơi rồi lại một hơi, hết lon này đến lon kia. Rồi đột nhiên tôi bỗng thấy anh Ϧóþ chặt lon bia ném bịch xuống dưới nền đất, bờ vai run lên. Anh bỗng rút điện thoại ra, bấm số, bấm đi bấm lại rồi lại cất vào trong túi mở cửa bước vào.
Tôi cũng buông rèm nằm vật ra giường. Rốt cuộc có chuyện gì? Có chuyện gì lại khiến anh tức giận như vậy? Tôi nghĩ đến đây bỗng thấy mình điên rồ. Tôi là gì của anh mà phải nghĩ thay anh? Thế nhưng tôi không sao ngủ nổi cứ trằn trọc mãi.
Đêm mưa gió năm ấy khi anh phóng xe đi ra khỏi nhà trọ, tôi đã mặc kệ mưa gió đứng bên lan can ấy khóc đến tan nát cõi lòng. Đã rất nhiều lần tôi muốn tìm anh, muốn nói xin lỗi anh nhưng rồi chẳng thể làm được. Yêu một người không thể yêu nhưng vẫn cố chấp yêu để rồi kết cục cũng như bong bóng xà phòng vỡ tan tành.
Sáng hôm sau ngủ dậy tôi phát hiện mắt sưng húp. Đêm qua tôi khóc lúc nào? Tôi cũng chẳng nhớ mình khóc hay không, lấy máy gọi cho chủ căn hộ chung cư. Vừa nghe lời đề nghị của tôi bỗng dưng anh ta quay ngoắt một trăm tám mươi độ lạnh lùng đáp:
– Nếu cô muốn chuyển đi thì cứ việc chuyển nhưng tiền tôi không trả lại xu nào cả. Cô đọc hợp đồng thấy rõ rồi đấy, tiền đã đóng thì không trả lại.
Tôi nghe xong mới trách mình hôm qua không chịu đọc rõ giờ không biết phải làm thế nào nữa. Tiền đã đóng rồi, đó là toàn bộ tiền tiết kiệm của tôi, giờ ngoài lương ra tôi thực sự chỉ còn hơn chục triệu trong tài khoản. Tôi khóc không được cười cũng không xong. Chủ căn hộ lại ngọt nhạt nói:
– Ở đấy có sao đâu mà cô đòi chuyển đi chứ? Sạch sẽ, view đẹp, ổn áp mà. Lịch âm đang là tháng cô hồn, tôi xin cô đừng thay đổi xoành xoạch khó đường làm ăn của tôi.
Tôi gạt đi suy nghĩ trong lòng, dẫu gì tôi và Phong cũng chẳng có gì, sao tôi lại phải sợ? Thế nhưng tôi rất sợ phải giáp mặt Phong. Nghĩ vậy tôi lại thấy trong lòng thật bức bách. Tôi hỏi lại chủ căn chung cư xem có thể đổi tôi qua căn khác được không nhưng câu trả lời vẫn là không. Cuối cùng không còn cách nào khác tôi vẫn phải ở lại đây. Gọi điện xong cho chủ nhà trọ tôi liền mở cửa ngó ra ngoài. Hôm nay là thứ ba, kiểu gì Phong cũng phải đi làm. Tôi chạy xuống siêu thị bên dưới mua mấy thùng mì tôm và ít đồ gia dụng mang lên. Bớt đυ.ng nhau lúc nào hay lúc ấy.
Thế nhưng tôi đã tính sai một bước, bác sĩ không giống giáo viên của tôi. Không có lịch nghỉ cố định. Khi ôm đống đồ lên đến gần căn hộ của mình thì cánh cửa căn hộ của Phong cũng mở ra. Tôi nhìn thấy, trong một giây lát hoảng loạn bất chợt đánh đổ cả đống mì Hảo Hảo xuống nền đất. Phong từ trong bước ra, cả người mặc bộ đồ thể thao, vừa nhìn thấy tôi anh ta cũng có chút khựng lại. Thế nhưng rồi anh ta mau chóng lấy lại vẻ bình thản lướt qua tôi thậm chí còn chẳng liếc lấy một cái. Khi anh ta đi khuất tôi mới cúi xuống nhặt đống đồ về. Mỗi lần gặp anh ta tôi đều không điều khiển nổi cảm xúc. Nghĩ lại thấy mình thật kém cỏi, liền thở dài một hơi.
Tôi ôm đống mì tôm lên phòng quyết tâm ở lì cả tháng đến khi nào vào năm học mới. Suốt mấy ngày tôi chỉ ăn rồi xem tivi, thi thoảng gọi về cho Mun rồi lại nhốt mình trong phòng, thậm chí còn chẳng biết người sát vách kia thế nào. Thế nhưng rồi nỗi nhớ Mun khiến tôi không tài nào chịu nổi nữa, được bốn ngày tôi gọi điện cho mẹ tôi sẽ về thăm Mun. Mẹ tôi không vui vẻ gì nhưng cũng không cấm cản hẹn tôi tối nay qua sớm mà nấu cơm.
Buổi chiều tôi mua ít hoa quả rồi về sớm. Vừa về đến sân mới biết hôm nay sinh nhật bố tôi. Trong bếp mẹ tôi vừa xay thịt vừa nói:
– Tìm được chỗ ở chưa?
– Con tìm được rồi?
– Ở chỗ nào thế?
Tôi nghe mẹ tôi hỏi không dám trả lời thật vội lấp liếʍ:
– Bên Hà Khẩu ạ.
– Sao thuê xa thế? Sang tận đấy cơ à?
Tôi mà nói thuê sát vách với Phong kiểu gì mẹ tôi cũng nổi cơn tam bành, nhưng nói dối lại thấy ngượng ngùng liền lảng sang chuyện khác:
– Mun học thêm hết nhiều tiền không mẹ?
Mẹ tôi đưa rổ rau cho tôi đáp:
– Bố mày lo hết rồi, ít hay nhiều quan trọng gì. Mà mày với thằng Tuấn sao rồi? Hôm qua nó đến đây tìm tao, còn mua bao nhiêu hoa quả tao thấy nó còn yêu mày lắm, mày xem hay tha thứ cho nó đi.
Tôi nghe xong cười nhạt hỏi:
– Mẹ, có phải công ty bố giờ làm ăn ổn định, cổ phiếu tăng không?
– Sao mày hỏi thế? Trước nay mày có quan tâm chuyện này đâu?
– Thì đấy, mẹ nghĩ đi, lúc công ty bố bị phá sản anh ta đến nhà mình chơi chỉ cắm mặt vào điện thoại, nhà anh ta khinh con ra mặt, giờ thấy bố vực dậy được lại công ty…
Mẹ tôi nghe đến đây quắc mắt nghiêm giọng:
– Mày đừng có cái gì cũng nghĩ xấu cho nó. Đường đường nó cũng là giám đốc công ty, tuy nhỏ…
– Tuỳ nhỏ nhưng vẫn là năm ấy nhà mình giúp đỡ còn gì?
– Xuân. Mày muốn ly hôn nó nên tìm mọi lý do để ly hôn. Chứ tao thấy nó vẫn trong khả năng tha thứ được
Tôi không muốn tranh cãi với mẹ tôi liền mang rổ rau ra ngoài rửa. Khi đang rửa rau tôi bỗng nghe tiếng xe của bố tôi về, cái Mun bước xuống xe chạy vào đáp cặp lên bàn rồi lao về phía tôi ôm chặt nói:
– Chị Xuân, nhớ Mun không?
Tôi để con mặc con bé hôn hít mình đáp:
– Nhớ lắm. Mun đi học có ngoan không?
– Dạ có, em ngoan cực kì lắm luôn
– Xời, chả tin
– Sao không tin Mun, Mun phải học thật giỏi sau còn đi làm bác sĩ giống anh Phong
Tôi nghe đến đây bất giác nhìn lên. Hôm nay sinh nhật bố tôi kiểu gì Phong chả về. Tôi vội mang rổ rau vào nhà rồi nói với mẹ:
– Mẹ, thôi để hôm khác con đến, hôm nay con có việc phải đi
Mẹ tôi như nhìn được hết suy nghĩ của tôi hỏi lại:
– Mày sợ gặp thằng Phong chứ gì?
– Vậy chẳng phải mẹ cũng không muốn con tiếp xúc gần với anh ta sao?
– Thôi, đã đến rồi thì ở lại đi. Đằng nào cũng là sinh nhật bố mày, kiểu gì bố mày cũng phải gọi cả mày với nó đến. Huống hồ nếu trước mặt tao mày giả vờ tránh xa sau lưng lại mồi chài nó thì bằng hoà.
Tôi nghe mấy lời mỉa mai của mẹ tôi uất tận cổ đáp lại:
– Mẹ, mẹ nói như vậy có hơi quá không?
– Tao nói sai gì chắc? Năm ấy không phải mày mồi chài nó à?
Còn chưa kịp đáp đã có tiếng bố tôi bên ngoài:
– Tiến bộ đấy, hôm nay lại đến sớm cơ.
Tôi nghe tiếng bố tôi nhìn ra ngoài, Phong đỗ xe bên ngoài cổng rồi bước vào. Bố tôi cũng ngó xuống bếp nói:
– Hai mẹ con xong chưa? Làm ít đồ thôi là được.
Mẹ tôi thấy vậy cười tươi khác hẳn thái độ hằn học ban nãy bê đồ lên. Sau khi nấu nướng xong mang lên tôi thấy cái Mun đang cặm cụi tô vẽ, Phong và bố tôi nói chuyện gì đó. Khi vừa vào trong Mun liền đưa cho Phong một tờ giấy rồi nói:
– Tặng anh này, em vẽ tặng anh đấy.
Phong nhìn tờ giấy trên tay Mun hờ hững đáp:
– Anh không lấy
– Nhưng em vẽ tặng anh mà, anh lấy đi
Phong khẽ thở dài cầm lấy tờ giấy rồi nhét vào túi không thèm mở ra xem. Con bé Mun mặt xị xuống nhưng không mè nheo nữa mà ra bàn ăn. Bố tôi lấy mấy chai rượu ra, vừa rót vừa nói:
– Mấy khi nhà mình đông đủ thế này, cạn ly nào.
Tôi vì vết thương chưa khỏi hẳn nên chỉ nhấp môi. Bố tôi thấy vậy cười cười:
– Xuân. Con với thằng Tuấn định thế nào?
– Dạ, chắc bọn con dừng lại ở đây thôi ạ
– Nghe bố nói này. Đàn ông nhiều khi khó tránh khỏi cám dỗ, bố không bênh nó nhưng bố thấy nó cũng biết hối lỗi, con xem, nó còn đến tận đây xin bố mẹ, con thử mở lòng ra tha thứ cho nó xem
Mẹ tôi gắp cho bố tôi miêng vịt quay rồi hùa theo:
– Phải đấy. Đàn bà mình có lứa có thì, vả lại đã lấy chồng thì nên theo chồng, đừng vì cái tôi cao quá. Mẹ nói thật tha thứ cho nó đi. Quay về đi con ạ, lấy nhau bao nhiêu năm rồi con đừng nông nổi nữa.
Trước mặt bố tôi không muốn cãi nhau với mẹ bèn đáp:
– Vâng, thôi chuyện đó để sau, nhưng con mong dù con quyết định thế nào bố mẹ cũng tôn trọng con
Bất giác tôi thấy Phong uống ực một hơi rượu. Trong lòng tôi bỗng có cảm giác xót xa. Suốt bữa tiệc Phong liên tục rót rượu uống, nhiều đến mức bố tôi không thèm khuyên tôi nữa mà quay sang Phong nói:
– Sao mày uống lắm thế?
– Sinh nhật bố mà, con kính bố
– Mày kính nãy rồi đấy. Uống ít thôi còn lái xe
Phong cười nhạt, nụ cười khiến tôi thấy đáy mắt anh cũng u uất vô cùng. Tôi không dám nhìn anh, gắp thức ăn cho Mun. Đến khi bữa tiệc tàn Phong cũng về trước, tôi với mẹ thì rửa bát bên dưới. Đến khi lên thấy cái Mun đang ngồi một góc bó gối lặng lẽ nhìn xuống đất. Thấy vậy tôi liền hỏi:
– Mun, sao thế em? Có chuyện gì vậy?
Con bé lắc đầu không đáp, bố tôi thở dài:
– Tranh nó vẽ tặng thằng Phong, thằng Phong ném vào sọt rác nên buồn
Nghe bố tôi nói vậy Mun cũng đỏ hoe mắt lên nhưng không khóc. Mẹ tôi bế con bé lên rồi nói:
– Thôi, đừng buồn, mai chị Xuân đưa đi chơi vòng quay mặt trời.
Con bé nhìn tôi, tôi liền đáp:
– Mai chị đưa đi
Thế nhưng con bé vẫn chẳng vui nổi cứ rầu rĩ mãi. Đến tận khuya nó mới ngủ, tôi cũng mới trở về. Bên ngoài sương đã đổ, tôi đi bộ lên đường, ra khỏi khu đô thị đến gốc cây bằng lăng rồi lấy điện thoại gọi taxi, thế nhưng vừa mới bấm chợt thấy Phong bước từ đâu tới. Cả người anh ta nồng nặc mùi rượu, tôi nhìn Phong, ngượng ngùng nói:
– Anh… chưa về à?
Phong không đáp, đút hai tay vào túi. Tôi sực nhớ đến Mun nói tiếp:
– Lần sau… nếu anh không thích thì đừng nhận tranh của con bé rồi lại vứt đi. Con bé sẽ cảm thấy tổn thương
Phong nghe tôi nói đến đây bất chợt quay lại. Dưới ánh đèn đường từng đường nét trên gương mặt điển trai hiện lên mồn một. Anh ta khẽ cười nhạt:
– Vậy cô muốn tôi đối xử với con gái cô và gã đàn ông khác thế nào? Cô lại còn đứng đây đòi công bằng cho con gái cô cơ à? Liêm sỉ cô đánh rơi chỗ nào rồi?
– Tôi…
– À phải rồi, cô làm gì có liêm sỉ, tôi quên mất.
Tôi nghẹn ứ cổ họng, vân vê vạt áo, Phong nhìn tôi gắt lên:
– Sao không trả lời?
– Anh say rồi, về đi
Đột nhiên Phong lao về tôi, hai tay nắm chặt lấy vai rồi đè môi lên môi tôi, cả người tôi như đơ ra, trong giây phút như quên đi mất vị trí của mình, tim cũng bị Ϧóþ chặt. Phong тһô Ьạᴏ hôn lên môi tôi rồi hỏi:
– Tại sao?
Đôi mắt Phong đỏ ngầu, hơi men rượu thơm nồng phả ra. Tôi không dám nhìn thẳng vào hỏi lại:
– Tại sao cái gì?
Phong lắc mạnh vai tôi, giọng khàn đặc gào lên:
– Tại sao cô lại làm thế với tôi? Tại sao lại gϊếŧ ૮ɦếƭ con của tôi?
– Phong, buông tôi ra
– Tôi không buông, trả lời tôi đi, trả lời đi, sao lại làm như vậy với tôi?
– Anh say rồi, anh về đi.
– Xuân! Nói cho tôi biết cô đã từng yêu tôi chưa?
Tôi nhìn Phong, trong mắt anh như biển hồ mênh ௱ôЛƓ, tôi muốn nói tôi đã từng yêu anh, yêu rất nhiều, yêu đến kiệt quệ thanh xuân và sức lực. Nhưng rồi cuối cùng lại đáp:
– Xin lỗi.
Nghe đến đây Phong bỗng buông thõng tay. Anh nhìn tôi rất lâu rồi mở cửa xe bước vào. Chiếc xe phóng thẳng một mạch như gió, rồi đột nhiên tôi nghe một tiếng phanh kít cùng một tiếng rầm lớn, toàn thân tôi bỗng đơ ra rồi lao như bay về phía trước.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc