Tân khách biến tân nươngTiếng pháo lại nổ dòn.
Phong tục ở đây thật lạ.
Thông thường đám cưới khi rước dâu về tới cửa thì pháo mới nổ lên, và khi phò cô dâu vào tiền đường, pháo mới nổ lên lần nữa. Còn ở đây thật lạ, khi nãy, lúc Thư Hương vừa thức dậy thấy cổng dừng lại thì nàng đã nghe tiếng pháo, bây giờ nàng lại cũng nghe tiếng pháo, hình như ở đây người ta đốt pháo liên miên.
Đám con nít bu quanh bây giờ lan ra reo ó, chúng chạy tranh nhau những cây pháo tịt ngòi.
Mấy cái bàn lớn đã đầy thức ăn, cá thịt ê hề, họ nấu thật nhiều món.
Nhìn mặt người hớn hở, nhìn những cỗ bàn, Thư Hương chợt thấy bâng khuâng.
Nàng từ nhỏ sống trong nhung lụa, cuộc sống của nàng không thiếu một món gì.
Những cỗ bàn như thế này thật đối với nàng rất tầm thường, vật liệu của họ quanh quẩn cũng chỉ gà vịt heo bò, thêm vào đó những mụ đàn bà xúm lại xào qua xáo lại những món "cổ truyền" họa hoằn có thêm thắt đôi chút theo sáng kiến tầm thường của họ, làm sao sánh nổi "sơn hào hải vị" với những đầu bếp trứ danh?
Cha nàng đã giàu lại thêm hiếu khách, những tiệc tùng, những cỗ bàn sang trọng đã quá quen mắt với nàng, nhưng nhất định không làm sao sánh được ở đây, ở cái không khí xóm giềng của miền thôn dã. Bởi vì ngoài cỗ bàn, người ta còn có tình thân mộc mạc, tình thân không vụ lợi, tiệc vui của người ta hoàn toàn nồng đượm thâm tình không hề có mục đích lợi dụng, không hề có thủ đoạn.
Chính vì thế mà một bữa tiệc dầu tầm thường đến đâu, đối với họ cũng hoàn toàn hể hả.
Thư Hương ngồi vào bàn tiệc, lòng nàng khoan khoái, bao nhiêu bất hạnh chừng như đã cách xa.
Nàng được thỉnh ngồi vào một cái bàn bên trái, bên trái đối với bên ngoài nhìn vào, chớ thật thì nằm vào cương vị phải theo cái nhìn từ trong nhà ra sân, lão gia đánh xe ngồi kế bên nàng.
Bàn này gồm có năm người.
Bây giờ Thư Hương mới thấy lời của người thiếu phụ nói khi nãy là thật. Thực khách không đông.
Ngoài nàng ra, hình như toàn là những bà con thân thích.
Mỗi người đều nhìn nàng bằng con mắt hiếu kỳ, cũng phải vì nàng là người lạ, người khách không mời trước người khách tình cờ.
Biết như thế, nhưng Thư Hương vẫn có cảm giác băn khoăn. Nàng nói nhỏ với lão già :
- Lão trượng, tôi không có chút lễ gì để gọi là biếu mừng, như thế ngại quá.
Lão già cười cười :
- Không sao, không sao, cô thì khỏi phải nói đến lễ mừng.
Thư Hương hỏi :
- Sao tôi lại khỏi phải có lễ mừng?
Lão già hấp háy mắt :
- Bởi vì buổi tiệc này tổ chức có hơi vội vàng, cho nên không ai có chuẩn bị lễ vật.
Thư Hương hỏi :
- Sao lại vội vàng? Tôi nghe nói ở thôn quê người ta kỹ lưỡng trong hôn lễ lắm mà?
Nghe nói có nơi phải chuẩn bị đến hai ba năm?
Lão già đáp :
- Quả có như thế, nhưng đó là thông thường, còn đây là đặc biệt.
Thư Hương hỏi :
- Sao gọi là đặc biệt?
Lão già cười :
- Vì tân lang và tân nương đều đặc biệt.
Càng nghe càng tò mò, Thư Hương hỏi phăng :
- Sao lại đặc biệt? Họ có thân thích gì với lão gia không?
Lão già cười và nói lãng ra :
- Tân lang sắp ra rồi.
Thư Hương hỏi :
- Còn tân nương đâu?
Lão già đáp :
- Đà có trong tiệc.
Thư Hương nhướng mắt :
- Đà có mặt trong tiệc? Đâu? Vị nào đâu?
Nàng len lén đưa mắt nhìn quanh, trong tiệc ngoài nàng và lão già, chỉ còn độ bảy tám người.
Vừa rồi ra tiếp nàng là hai người thiếu phụ. Họ đang ngồi ở bàn đối diện. Họ sửa soạn thật kỹ, ngoài quần áo mới còn tô son trát phấn đàng hoàng.
Họ đang ngồi nói nói cười cười coi có vẻ thật vui, họ cười thật nhiều. Thư Hương có cảm tưởng nếu họ cứ trên đà đó, cứ cười nhiều như thế đó coi chừng bao nhiêu phấn trên mặt họ dám rơi xuống từng dề.
"Càng xấu, càng già, phấn son cần phải tô thật dữ", cái câu nói đó lúc nào cũng đúng.
Hai người thiếu phụ này, giá như trong trường hợp bình thường, ăn vận bình thường, để vẻ mặt bình thường thì họ cũng không tệ lắm. Thế nhưng bây giờ họ trang điểm quá nhiều, quá kỹ, phấn sáp quá dày thành thử họ bỗng trở thành dị hợm, trông họ giống bà bóng quá chừng.
Thư Hương tức cười thêm, càng nhìn, nàng thấy hai người thiếu phụ đó càng...
quá xấu.
Thư Hương hỏi nhỏ lão già :
- Hai người ngồi bên đó ai là tân nương?
Sở dĩ nàng dám hỏi như thế là vì hồi nãy lão già nói "tân nương đã có trong tiệc", mà trong tiệc hiện tại thì chỉ có hai người đó là đàn bà, cố nhiên nàng thì không tính.
Lão già lắc đầu :
- Làm sao lại có tân nương quá xấu như thế?
Thư Hương thở phào.
Chuyện của thiên hạ nhưng nàng lại lo, nàng nghĩ tân nương thì không nên xấu như thế.
Tân nương là phải đẹp, nhưng trong tiệc, kể về khá hơn hết thì chỉ có người thiếu phụ lớn tuổi hơn thôi.
Nàng hỏi :
- Có phải vị đó không?
Vừa hỏi, nàng vừa đưa mắt nhìn người thiếu phụ.
Lão già cười :
- Cỡ đó thì là bà nội của tân nương chớ tân nương sao được.
Thư Hương lại thở phào...
Nàng mừng thầm, nếu tân nương mà là người ấy thì đám cưới này hết thành...
đám cưới.
Nàng nghĩ, có lẽ tân nương có mặt nhưng chưa ra, có lẽ sẽ ra cùng một lượt với tân lang.
Bởi vì nàng không dám đường đột giương mắt khắp nơi, nhưng nhìn bằng đuôi mắt nàng đã thấy hết mọi người. Không có ai là tân nương cả.
Thế nhưng nàng vẫn nóng nước, nàng hỏi :
- Sao không thấy?
Lão già cười :
- Tân lang không nóng mà co đã nóng rồi à?
Thư Hương đỏ mặt cúi đầu, nhưng một chút rồi nàng cũng hỏi :
- Lão trượng, tân nương có đẹp không?
Lão già cười :
- Tự nhiên là phải đẹp chứ, nhất ở đây mà.
Thư Hương ngẩng mặt lên, thấy ai nấy cũng chăm chú nhìn mình, nàng ửng mặt cúi đầu thật thấp.
Vừa cúi mặt xuống là nàng thoáng thấy một đôi giày thường dùng cho tân lang thật mới và nàng cũng thoáng thấy vạt áo hồng bào, thứ áo tân lang.
Đôi giày, vạt áo phất phới từ trong ra ngoài.
À, có thể chớ, đâu lẽ cứ để khách đợi hoài?
Bây giờ thì tân lang ra mặt.
Thế còn tân nương?
Không biết con người của tân lang ra sao? Không biết khoảng bao nhiêu tuổi?
Không biết xấu hay đẹp?
Chắc chắn là tuổi không thể lớn lắm, có thể quá ba mươi, nhưng không được quá nhiều, đó là tuổi cao nhất của một tân lang.
Thư Hương mấy bận muốn ngẩng mặt lên, nhưng nàng thấy không tiện, dầu gì thì nàng cũng là con gái chưa chồng, không khí ở đây là thôn quê, người ta còn giữ gìn, không thể nhìn đường đột như thế.
Không, nàng phải chờ cơ hội, chớ nếu nàng ngẩng thẳng mặt lên chắc chắn sẽ bị cười.
Nàng thấy đôi giày tân lang đi ra, đi thẳng...
Ủa, lạ chưa?
Đôi giày của tân lang bước về phía bàn nàng và ngừng lại trước mặt nàng.
Thật là kỳ cục.
Họ định chào khách chăng? Nhưng khách đaáng chào trước đâu phải là nàng?
Thư Hương không kịp nghĩ thêm, vì ngay lúc đó thì pháo tay vang dội.
Những chỗ đông người, thường thường pháo tay rền mà êm, vì người ta vỗ nhẹ, như nhờ đông nên tiếng dội ấm rền, trái lại, những chỗ ít người pháo tay thường nhức óc vì ai cũng cố vỗ cho thật lớn.
Trong pháo tay, có tiếng cười xen lẫn :
- Nhị vị thật "lang tài nữ mạo", "giai ngẫu thiên thành".
Lại có người tiếp theo :
- Tân nương đẹp quá, phúc hậu quá, tương lai nhất định tử tôn mẫu thất!
Đó là những câu chúc tụng khi tân lang và tân nương đối diện.
Thế nhưng sao không thấy tân nương?
Thư Hương không dừng được, nàng buột miệng hỏi nhỏ :
- Lão trượng, tân nương đâu?
Lão già cười :
- Tân nương là cô đó chớ đâu?
"Tân nương là cô đó"...
Thư Hương hé miệng cười...
Nàng cảm thấy thôn quê người ta vui tự nhiên và lão già đùa hơi quá trớn...
Thế nhưng nụ cười của nàng không nở trọn, nàng cảm thấy không phải, lão già không có đùa...
Tiếng pháo tay lại vang lên và có người nói lớn :
- Tân nương hãy đứng lên để làm lễ tơ hồng.
- Tân lang đang chờ và bọn này cũng chờ nhập tiệc đây, xin mời tân nương đứng dậy.
Đôi giày của tân lang vẫn như chôn một chỗ.
Thư Hương nóng mặt, đôi giày tân lang "chôn" thật ngay trước mặt nàng.
Thư Hương ngẩng mặt lên, nàng không thể dằn được nữa, người ta không thể đùa một cách sỗ sàng như thế, không thể bất lịch sự như thế.
Nhưng nàng bủn rủn, nàng ૮ɦếƭ trân, khi nàng thấy mặt tân lang...
* * * * *
Tân lang mặc áo rộng hồng, mang giày mới, đầu đội mũ Ô Sa, ăn mặc đúng dáng cách của một tân lang.
Thế nhưng bộ mặt trong thiên hạ tuyệt đối không thể có bộ mặt thứ hai như mặt hắn.
Không phải bộ mặt của con người sống.
Hai mắt trơ trơ như mắt tượng đá, da mặt mét chằng hình như máu không có luân chuyển dưới làn da.
Hắn đứng im lìm, đứng như trời trồng, y như khi chưa có Thư Hương thì hắn đã "mọc" sẵn nơi đó tự bao giờ.
Lưu tiên sinh.
Chính hắn, tân lang là Lưu tiên sinh.
Thư Hương cảm nghe thân hình trơn lùi, từ trên ghế nàng tuột lần xuống đất y như toàn thân có một chất trơn, hai hàm răng nàng khua nghe cồm cộp...
Nàng có cảm giác nàng như một con heo đang đặt lên thớt và con dao thọc huyết đang gát một bên.
Họ chuẩn bị cả rồi, tiệc cưới, phòng hoa, đăng chúc huy hoàng, họ chỉ chờ nàng dẫn xác tới...
Nàng muốn khóc nhưng không chảy nước mắt, nàng muốn la nhưng cổ họng đã cứng rồi.
Lưu tiên sinh... từ từ :
- Ta đã hỏi ba bận, ta hỏi bao giờ thì làm lễ nhưng nàng đều không quyết định, nên ta phải quyết định.
Thư Hương há miệng :
- Tôi... tôi...
Nàng đã cố ráng hết sức nhưng cũng không ra tiếng.
Lưu tiên sinh nói :
- Chúng ta thành thân như thế này, chẳng những danh chánh ngôn thuận, mà Mai dong cũng có hẳn hòi.
Lão già đánh xe cười :
- Lão là Mai dong.
Hai người thiếu phụ đánh phấn đứng lên :
- Chúng tôi là dâu phụ.
Lưu tiên sinh nói, cố nhiên là cũng... từ từ :
- Tất cả ở đây là nhân chứng của hôn lễ, không có ai nói một tiếng nào dị nghị.
Thư Hương tuột chùi luôn xuống đất, khi nãy còn dựa đầu vào thân ghế, nhưng bây giờ thì nàng gần như không còn một chút xương.
Toàn thân nàng mềm nhũn, lạnh băng.
Rõ ràng nàng có thể chạy thoát Vương đại nương, nhưng nhất định không khỏi được tầm tay của tên yêu quái họ Lưu này...
Ngay lúc ấy chợt nghe có tiếng :
- Trong cái hôn lễ này quả thật không ai nói, nhưng ta nói.
Người nói câu đó là một gã thanh niên.
Hắn vừa lùn vừa mập, mặt hắn tròn quay, hai mắt hắn nhỏ mà dài, trán hắn cao mà dồ, hai chân mày hắn rậm rì.
Nhìn toàn bộ con người của hắn, ai cũng có thể gọi là... quái dị.
Gã ngồi ở đầu bàn bên phải, tay trái gã cầm chén, tay phải gã cầm bầu.
Chén rượu không lớn, chỉ uống một hớp là cạn, nhưng gã rót liền liền.
Cái chén kê lên miệng vừa lấy ra thì miệng bầu đã nghiêng vào, miệng bầu vừa lấy ra thì cái chén đưa lên miệng.
Gã làm như cái máy.
Nhưng cái lạ lùng nhất là không hiểu làm sao gã có mặt nơi đây.
Không ai thấy gã bước vào, không ai thấy gã ngồi vào bàn tiệc, vậy mà gã vẫn có mặt.
Người ta thấy gã khi nghe gã nói.
Tất cả những người có mặt giật mình trước sự có mặt đột ngột của gã.
Còn gã thì lại tỉnh bơ.
Y như hồi chưa đặt tiệc thì đã có mặt gã rồi.
Y như hồi gian nhà này dựng lên thì đã có mặt gã ngồi nơi đó.
Lưu tiên sinh vẫn... từ từ :
- Không phải ta thì là ai?
Gã thanh niên dùng miệng bầu chỉ vào mũi mình :
- Ta, ta là tân lang.
* * * * *
"Tân lang là gã, nhưng gã là ai?"
Thư Hương vốn đã mẹp xuống đất, nhưng khi nghe câu nói đó là nàng nhỏm dậy.
Gã thanh niên cũng đang nhìn nàng.
Thư Hương vốn không biết gã thanh niên, nhưng không hiểu sao nàng lại thấy...
quen quen.
Gã thanh niên chầm chậm nói tiếp :
- Ta họ Trương, tên Dị, gọi là Trương Dị.
Trời đất, Thư Hương chút nữa đã kêu lên.
Đúng rồi, nàng có vài lần thấy dạng gã và mới tối qua nàng thấy gã đi với cha nàng và cha gã nữa...
Gã là Trương Dị, con của Trương Tam Gia, gã là "Óc Mít".
Hắn đúng là một con người quái dị.
Không phải quái dị về hình dạng không, hắn còn quái dị nhiều việc.
Nghe nói trong mười ngày, gã chỉ tỉnh có một ngày, lúc tỉnh thì gã rút và trong chùa làm bạn với hòa thượng, lúc say gã nhủi vào kỹ viện hú hí với mấy ả buôn hương.
Bất cứ chỗ nào gã cũng có thể ở lâu, chỉ độc có nhà gã thì không khi nào gã ở được, nghe nói từ ngày gã biết đi đến giờ, cha gã thấy mặt gã chưa đủ mười lần, như vậy, trung bình hai nắm mới thấy mặt gã.
Nghe nói bất cứ chuyện gì thuộc về kỳ dị nhất trên đời hắn cũng đều làm đủ, chỉ độc có việc đàng hoàng thì gã chưa làm đến bao giờ.
Thư Hương đã nghiền ngẫm mãi, không hiểu tại sao cha nàng lại hứa gã nàng cho cái tên dị hợm như thế?
Và nàng càng không thể tưởng tượng nổi là tại sao cái tên "Óc Mít" lại có mặt tại chỗ này.
Nàng chợt thấy gã đúng là quái vật.
* * * * *
Lưu tiên sinh chắc cũng xem gã là... quái vật, nên hắn nhìn gã chăm chăm thật lâu rồi bỗng bật cười.
Lần thứ nhất Thư Hương thấy hắn cười.
Chưa bao giờ nàng tưởng tượng được khi hắn cười sẽ ra làm sao, thậm chí nàng không bao giờ nghĩ rằng hắn có thể cười.
Nhưng bây giờ thì rõ ràng hắn đang cười.
Cái miệng hắn đã chằng chằng, coi không giống c?ai gì cả chớ đừng nói đến cái cười, mà giọng cười của hắn cũng thật là kỳ cục.
Giọng cười khèn khẹt như tiếng khỉ kêu, giống như người nghẹt cổ, giống người sắp ૮ɦếƭ bị đàm lên chận.
Và trong khi miệng hắn chằng, giọng hắn khẹt, thì nét mặt hắn không hề lộ một chút gì để cho người ta biết rằng hắn đang cười.
Nhưng sở dĩ Thư Hương biết hắn cười là vì nàng thấy có một vài người thực khách của hắn cười theo, nếu không phải hắn cười thì chắc chắn bọn đó không khi nào dám cười như thế.
Thư Hương bỗng lại run.
Nàng phát lạnh khi tưởng tượng cái mặt ૮ɦếƭ đang cười.
Lưu tiên sinh cười cười, nói :
- Thì ra cũng là ngươi muốn làm tân lang.
Trương Dị nói :
- Thật thì ta vốn không có ý muốn đến đây để làm tân lang, chỉ tiếc là không đến không được.
Lưu tiên sinh hỏi :
- Không đến không được? Chẳng lẽ có người kề đao ở sau lưng ngươi bắt ngươi phải tới?
Trương Dị thở ra :
- Một con người không thể nào ngồi yên để nhìn người vợ của mình đi làm tân nương kẻ khác.
Lưu tiên sinh hỏi :
- Nàng là vợ của ngươi?
Trương Dị đáp :
- Bây giờ thì không phải, nhưng cũng gần như thế.
Lưu tiên sinh lạnh lùng :
- Chỉ tiếc vì nàng đã hứa, đã bằng lòng nhận ta làm chồng.
Trương Dị thản nhiên :
- Cho dầu nàng có hứa, có bằng lòng cũng vô dụng.
Lưu tiên sinh hỏi :
- Tại sao vô dụng?
Trương Dị nói :
- Không hữu dụng một chút nào c? bởi vì cha của nàng hứa gả nàng cho ta, không những có lịnh cha mẹ mà có mai mối đàng hoàng, chính như thế mới gọi là "danh chánh ngôn thuận", chính như thế thì hôn lễ mới không có ai nói tiếng nào dị nghị.
Trầm ngâm một chút, Lưu tiên sinh chậm rãi :
- Nếu muốn ngươi không cưới được nàng thì chỉ có một cách.
Trương Dị nói :
- Không có một cách nào cả.
Lưu tiên sinh nói :
- Có, vì không thể có người ૮ɦếƭ nào lại cưới vợ được, có phải thế không?
Trương Dị cười.
Lần thứ nhất Thư Hương thấy hắn cười.
Mặt của hắn vốn rất đặc biệt, nhất là cặp mắt của hắn, cặp mắt nhỏ mà dài, từ trong đó bắn ra tia sáng lạ kỳ, chính tia sáng đó làm cho người nhìn vào khi*p vía và cũng chính vì thế mà những tay chân của Lưu tiên sinh từ nãy giờ không dám đuổi hắn ra.
Cũng chính vì tia mắt đó đã làm cho con người tầm thường đến như đần độn của hắn trở thành chẳng tầm thường, bất cứ ai cũng không dám xem nhẹ hắn.
Thế nhưng khi hắn cười thì lại biến đổi thật nhanh.
Từ cái uy thế bởi tia mắt khi*p người của hắn, hắn cười bỗng dịu hiền kỳ lạ, người ta bỗng thấy hắn... có duyên.
Người nào vốn đã chán ngấy vì con người của hắn, nhưng khi hắn cười thì cái chán ấy tiêu tan, chẳng những hết chán, mà lại còn có vẻ muốn gần gũi hắn.
Thư Hương bỗng có ý muốn cho hắn chạy mau, chạy càng mau càng tốt, càng xa càng tốt...
Không hiểu tại sao, nàng cũng không đủ thì giờ để phân tách, chỉ biết nàng không muốn nhìn hắn ૮ɦếƭ dưới tay của Lưu tiên sinh.
Nàng nhớ đến cái ૮ɦếƭ của Mai thư, của năm tên của bọn Trần Đại Bịp...
Nàng nghĩ trên đời này không ai có thể thoát khỏi món ám khí của hắn.
Nàng không biết trình độ võ công của Lưu tiên sinh đến mức nào, rất có thể hắn dở ẹt về các thứ. Hắn chỉ có mỗi một môn ám toán đó thôi, nhưng chỉ cần một món đó cũng đủ rồi, quá đủ rồi, vì món đó bay ra, bất cứ ai cũng phải ngã xuống.
Thật ra thì Thư Hương cũng không biết Lưu tiên sinh Gi*t người bằng cách nào, nhưng nàng tin chắc đó là ám khí, vì nhất định nó không phải là pháp thuật và cái đó nàng biết thật vô cùng lợi hại.
Cái trán của Trương... Óc Mít vồ quá mức, đã vồ mà lại rộng. Cái gì đó của Lưu tiên sinh chắc chắn dễ trúng đích hơn, chỉ mới nghĩ đến đó, Thư Hương như đã thấy có một cái lỗ hun hút và sau đó thì máu va chất trắng sền sệt tóe ra, chỉ nghĩ đến đó thôi là tay chân nàng lạnh toát.
Và nàng lại nhìn cái cười "cứu vãn cả cuộc đời" của Trương Dị. Nàng bỗng sợ cái cười đó cũng sẽ đậu mãi trên môi hắn, vì nhanh lắm, nhanh đến mức người ૮ɦếƭ không kịp tắt nụ cười.
Cũng may, Lưu tiên sinh chưa ra tay.
Hắn vẫn còn đứng bất động chỗ cũ.
Trương Dị lại uống rượu.
Hắn uống cạn và hắn rót đầy.
Rót đầy nhưng không đưa lên môi như những lần trước nữa mà hắn lại đưa ngay lên trán.
Không có tiếng khua, nhưng có mấy giọt rượu bắn ra.
Lưu tiên sinh tái mặt.
Trương Dị từ từ hạ chén rượu xuống, hắn dòm trong chén rượu y như đang kiếm một con thiêu thân mới nhảy vào.
Hắn dòm chăm chăm và vụt thở dài.
Hắn thở dài và lại lắc đầu như thất vọng :
- Thứ ám khí này chất độc mạnh quá, không cần chất độc, nội việc lủng óc là đủ để ૮ɦếƭ rồi, thật là quá cẩn thận.
Hai mắt Thư Hương mở trao tráo, nhưng nàng nhìn thấy rất mơ hồ.
Nàng chưa biết chuyện gì đã xảy ra...