Cái Cười Của Thánh Nhân - Chương 19

Tác giả: Thu Giang, Nguyễn Duy Cần

Phần Năm Mươi Sáu: Kiêu Căng Là Gì?
Một vị tể tướng đời Đường rất giỏi về chính trị, lại cũng là một vị tướng lừng danh. Người đương thời xem ông là một vị anh hùng dân tộc. Nhưng bao nhiêu danh vọng ấy không ngăn cản ông say mê đạo Phật một cách rất cung cúc.
Thầy của ông là một vị đạo cao tăng phái Thiền, thầy trò tâm đắc lắm, không phân biệt tước quyền.
Ngày kia, ông hỏi sư phụ:
- Thưa thầy, xin thầy cắt nghĩa cho đệ tử biết "ngã mạn" là gì?
Mặt của sư phụ đổi sắc, trợn mắt, hỏi với một giọng khinh mạn:
- Mi hỏi ta gì đó, đồ ngu!
Cử chỉ và lời nói bất ngờ ấy làm cho gương mắt tể tướng đỏ lên.
Bấy giờ nhà sư mỉm cười, bảo nhẹ:
- Thưa, đó là "ngã mạn" ạ!
Phần Năm Mươi Bảy: U Tịnh Đại Sư
Vị tăng kia, không hiểu gì về Phật pháp cả, nhưng muốn đánh lừa tín đồ, tự xưng là "U Tịnh đại sư". Để dễ gạt người chung quanh, ông ta có mướn hai tổ sư có tài ngôn ngữ để trả lời hộ ông ta, phần ông ta thì cứ im lặng mãi cho đúng với danh xưng.
Ngày kia, hai tên sư bè lũ của ông đi vắng, có một tăng lữ phương xa đến viếng. Tăng lữ hỏi:
- Thưa đại sư, thế nào là Phật?
Không biết trả lời ra sao, ông ta hoảng hốt, nhìn dáo dác bốn bên để tìm hai tên đồng lõa, nhưng không thấy.
Tăng lữ hỏi tiếp:
- Thưa đại sư, thế nào là Pháp?
Ông ta bèn ngước mặt nhìn trời rồi lại cúi nhìn đất, van vái trời đất gỡ nạn cho ông ta.
Tăng lữ hỏi nữa:
- Thế nào là Tăng?
Bấy giờ ông ta bí quá, liền nhắm nghiền đôi mắt lại.
Tăng lữ hỏi:
- Thế nào là Hỉ Xả?
Tuyệt vọng, ông ta bèn mở rộng hai cánh tay, ra dấu đầu hàng.
Tăng lữ sung sướng, ra về.
Dọc đường lại gắp hai tên sư đồng lõa của ông bịp nọ, Tăng lữ không ngớt ca ngợi vị "U Tịnh đại sư":
- Tôi đã hỏi Ngài: "Phật là gì?" thì Ngài nhìn bốn phương tám hướng để nói cho tôi biết rằng Phật ở khắp nơi, không nơi nào mà không có Phật. Tôi hỏi: "Pháp là gì?", thì Ngài nhìn trên cao dưới thấp, là ý Ngài muốn bảo với tôi rằng chân lý của Phật Pháp là tất cả không phân biệt cao thấp, thanh trọc. Để trả lời câu hỏi "Tăng là gì?", thì Ngài chỉ nhắm mắt lại, để nói cho tôi biết rằng kẻ nào nhắm mắt và ngủ một giấc say trong những chỗ thâm sơn cùng cốc là một bậc đại sư tăng. Rốt cùng, để trả lời câu chót của tôi "Thế nào là Hỉ Xả" thì Ngài mở rộng cánh tay để chỉ cho tôi biết đó là một ân huệ ban bố cho khắp cả mọi người biết tìm con đường sống... Thật là một bậc đại sư sáng suốt và lời giáo huấn của Ngài thật là vô cùng sâu thẳm!
Khi hai anh sư nọ về đến nhà, ông "U Tịnh đại sư" rầy to:
- Các anh đi đâu? Hồi nãy có một tăng lữ phương xa đến cật vấn ta về Phật pháp, anh ấy hỏi dồn ta bí lối, suýt ta đã mất cả uy danh rồi còn gì!
Phần Năm Mươi Tám: Giác Và Mộng
Một người nước Trịnh kiếm củi ngoài đồng, thấy con hươu lạc, đón đánh ૮ɦếƭ được ngay. Anh ta sợ người ngoài đồng trông thấy, vội vàng giấu xác hươu vào trong hào cạn, lấy lá chuối phủ lên, trong bụng mừng rỡ không biết thế nào mà kể.
Chợt một cái, anh ta quên chỗ giấu hươu bèn cho ngay là chuyện chiêm bao. Lúc gánh củi về, anh ta đi đường, thờ thẩn thở than và cứ một mình lẩm bẩm kể câu chuyện ấy.
Có một người đi cạnh nghe thấy, cứ theo lời kể mà tìm được hươu, đưa về bảo vợ rằng:
- Lúc nãy anh kiếm củi mộng kiếm được hươu mà không biết ở chỗ nào, bây giờ ta tìm được, thế thì hắn là kẻ mộng thật.
Vợ nói:
- Hay là chính anh mộng thấy người kiếm củi bắt được hươu. Chớ làm gì có người kiếm củi thật, thế là mộng anh thật chăng?
Chồng bảo:
- Đây ta cứ biết được hươu là hươu cần gì phải biết rằng ta mộng hay hắn mộng nữa.
Anh kiếm củi về nhà, trong bụng tấm tức băn khoăn về việc mất hươu. Đêm hôm ấy nằm mộng thấy chỗ mình giấu hươu. Đến sáng cứ theo mộng, rồi tìm ra được, mới đem lại quan sĩ sư kiện để đòi lại hươu.
Quan xử rằng:
- Trước anh thật là đã bắt được hươu, lại hoảng lên cho là mộng, sau này mộng tìm thấy hươu lại hoảng lên cho là thực. Còn anh kia, thật là lấy hươu mà tranh nhau với anh thì vợ nó lại tưởng là mộng được hươu của người ta chớ không bắt được hươu thật. Bây giờ rõ ràng có hươu đây, thời chia đôi mỗi bên bên một nữa.
Cái án ấy sau lên vua nước Trịnh.
Vua nói rằng:
- Hừ! Quan án cũng lấy mộng mà xử cái kiện con hươu ư!
Rồi cho đòi tể tướng đến hỏi. Tể tướng tâu rằng:
- Mộng cũng chẳng mộng tôi không thể phân biệt được. Muốn phân biệt mộng hay giác thì chỉ có ông Hoàng Đề, ông Khổng Châu mà thôi. Bây giờ không có hai người ấy, thì ai phân biệt ra được.
Thôi xin cứ y như lời xử đoán của quan sĩ sư là xong!
Phần Năm Mươi Chín: Ngôi Tướng Quốc
Huệ Tử làm quan nước Lương. Trang Tử tính qua nước Lương thăm. Nhưng có kẻ nói với Huệ Tử:
- Trang Tử mà qua đây, là để cùng ông tranh ngôi tướng quốc.
Huệ Tử lo sợ, cho kẻ canh chừng suốt ba ngày ba đêm, đợi Trang Tử đến thì bắt.
Trang Tử hay chuyện, không đi.
Sau rồi lại đến. Gặp Huệ Tử, Trang Tử bảo:
- Phương Nam có con chim tên là Uyên Sồ. Ông có biết không? Uyên Sồ từ biển Nam bay qua biển Bắc, nếu không gặp cây ngô đồng thì không chịu đậu: Nếu không gặp hột luyện thì không ăn nếu không gặp nước suối thì không uống. Có con chim ụt đang rỉa xác chuột ૮ɦếƭ giữa cánh đồng thấy Uyên Sồ bay ngang, sợ nó giành miếng ăn nên kêu to lên để dọa Uyên Sồ đừng đáp xuống. Nay, vì sợ mất ngôi tướng quốc của ông ở nước Lương nên ông kêu to lên dọa tôi sao?
Phần Sáu Mươi: Lẽ Sống ૮ɦếƭ
Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Chu:
- Có kẻ mến đời, yên thân, cầu cho không ૮ɦếƭ, có nên không?
Dương Tử nói:
- Có sống thì phải ૮ɦếƭ, lẽ nào mà không ૮ɦếƭ được.
- Thế thì cầu sống có nên không?
- Lẽ nào sống lâu mãi được, yên thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay. Việc đời sướng khổ xưa cũng như nay. Biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay. Cái gì cũng đã nghe thấy, cũng đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng là dư chán rồi, huống chi lại còn cầu sống lâu để cho khổ lụy làm gì.
Mạnh Tôn Dương nói:
- Nếu thế, thì chóng ૮ɦếƭ có hơn là sống lâu chăng? Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để ૮ɦếƭ ngayđi có phải thỏa không?
Dương Tử nói:
- Không phải thế. Đã sinh ra đời, thì lúc sống cứ thản nhiên sống, mặc cho việc gì muốn đến cứ đến. Lúc sắp ૮ɦếƭ cũng mặc, để cho nó tự nhiên đến: Có muốn hóa ra thì hóa... cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc ૮ɦếƭ, lúc nào cũng tự nhiên như không có gì cả, hà tất phải cầu sống lâu hay chóng ૮ɦếƭ mà làm gì.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc