Phần Năm Mươi Mốt: Lê Đuôi Trong BùnTrang Tử câu trên sông Bộc. Sở Vương sai hai quan đại phu đem lễ vật mời ông ra làm quan. Trang Tử cầm cần câu không nhúc nhích cũng không thèm nhìn lại, nói:
- Tôi nghe vua Sở có con thần quy, ૮ɦếƭ đã nghìn năm. Vua Sở quý nó và cất trên miếu đường. Con quy đó, chịu ૮ɦếƭ để lưu lại cái xương của mình cho người sau quý trọng hay lại chịu thà sống mà kéo lê cái đuôi của mình trong bùn?
Hai vị đại phu nói:
- Thà sống mà kéo lê cái đuôi trong bùn còn hơn!
Trang Tử nói:
- Thôi, về đi. Ta đây cũng chịu kéo lê cái đuôi của mình trong bùn...
Phần Năm Mươi Hai: Người Bán Thịt DêVua Chiêu Vương nước Sở mất nước phải bỏ chạy. Có người hàng thịt dê tên Duyệt, cũng chạy theo vua.
Sau Chiêu Vương lại trở về, lấy lại nước, bèn ban thưởng những người chạy theo khi trước, có cả anh hàng thịt dê nữa.
Ai ai cũng nhận thưởng. Chỉ có một mình anh hàng thịt dê chối từ, thưa:
- Trước nhà vua mất nước, tôi mất nghề bán thịt dê. Nay nhà vua còn nước, tôi còn nghề bán thịt dê. Thế là tôiđược giữ y nghiệp cũ, đủ ăn rồi, còn dám mong thưởng gì nữa!
Vua cố ép, người hàng thịt dê, thưa:
- Nhà vua mất nước không phải tội tôi, nên không dám liều ૮ɦếƭ. Nhà vua lấy lại được nước không phải công tôi nên tôi không dám lãnh thưởng.
Vua bảo:
- Để rồi ta đến nhà ngươi chơi.
Người hàng thịt dê nói:
- Theo phép nước Sở, phàm kẻ có công to, được trọng thưởng, thì vua mới đến nhà. Nay tôi xét mình tôi, trí mưu không đủ giữ được nước, dũng cảm không đủ Gi*t được giặc. Quân giặc vào trong, tôi lánh nạn, phải chạy theo vua, chứ đâu phải cốt ý theo nhà vua! Nay nhà vua muốn bỏ phép nước mà đến chơi nhà, tôi e thiên hạ nghe thấy mà chê cười chăng?
Chiêu Vương nghe nói ngoảnh lại bảo Tư Mã Tử Kỳ rằng:
- Người hàng thịt dê này tuy làm nghề hèn hạ, mà giãy bày nghĩa lý rất cao xa. Nhà ngươi làm thế nào mời người ấy ra nhậm chức Tam Công cho ta.
Người hàng thịt dê nói:
- Tôi biết chức Tam Công là quý hơn cửa hàng thịt dê. Nhưng tôi đâu dám ham tước lộc mà để nhà vua mang tiếng gia ân không phải nghĩa. Tôi thực không dám nhận, xin cho về giữ lấy nghề bán thịt dê!
Nói đoạn lùi ra ngay.
Phần Năm Mươi Ba: Nhân Trung DàiMột hôm, Vũ Đế nhà Hán nói với các quan:
- Ta xem trong sách tướng có câu: "Người ta nhân trung dài một tấc thì sống lâu một trăm tuổi".
Đông Phương Sóc đứng bên phì cười.
Các quan bắt tội vô phép.
Đông Phương Sóc cất mũ, tạ tội:
- Muôn tâu Bệ hạ, kẻ hạ thần đâu dám cười Bệ hạ, mà cười cái ông Bành Tổ mặt dài mà thôi!
Vua hỏi:
- Sao lại cười ông Bành Tổ.
Đông Phương Sóc thưa:
- Tục truyền ông Bành Tổ sống tám trăm năm. Nếu quả thật câu trong sách tướng mà Bệ hạ vừa nói là đúng, thì nhân trung ông ấy phải dài đến tám tấc, mà nhân trung dài tám tấc, thì mặt ông dễ thường phải cao đến một trượng.
Vũ Đế nghe nói, bậc cười, tha tội cho ông.
Phần Năm Mươi Bốn: Chí NhânThái Tể Đăng, hỏi Trang Tử về chữ "Nhân".
Trang Tử nói:
- Hùm sói, là nhân đấy!
Hỏi:
- Sao gọi thế?
Đáp:
- Cha con nó thân nhau, sao gọi là bất nhân?
- Xin hỏi: Còn bậc chí nhân?
Trang Tử nói:
- Bậc chí nhân không thân với ai cả!
Thái Tể hỏi:
- Đãng tôi nghe rằng: Không thân thì không thương, không thương thì không thảo. Gọi người chí nhân không thảo được chăng?
Trang Tử nói:
- Không phải vậy. Chí nhân cao lắm! Cho nên hiếu thảođâu có đủ để mà nói đến họ. Đâu phải có chuyện thái quá của hiếu, mà chuyện bất cập của hiếu. Kìa như có kẻ sang Nam, đến ấp Dĩnh, ngó qua hướng Bắc không thấy núi Minh San. Là tại sao? Tại xa quá! Bởi vậy mới nói rằng hiếu mà kính, dễ, hiếu mà thương, khó. Hiếu mà thương cũng còn dễ, hiếu mà quên kẻ thân của mình đi mới khó. Quên kẻ thân của mình đi còn dễ, khiến kẻ thân của mình quên mình đi mới khó. Khiến kẻ thân của mình quên mìnhđi còn dễ, quên luôn cả thiên hạ mới khó. Quên luôn cả thiên hạ cũng còn dễ, khiến cho cả thiên hạ đều quên mình đi mới còn khó hơn nữa.
Kìa như đức của họ xa hơn Nghiêu Thuấn cả trăm ngàn lần, vậy mà họ chưa từng có làm cho ai thấy, ân huệ của họ thuần thấm khắp mọi người đến muôn đời mà thiên hạ chẳng một ai hay biết. Há còn đem chữ Nhân, chữ Hiếu thường kia để nói với họ được sao! (...) Bởi vậy, mới nói rằng: Tước của cả một nước có đủ gì đâu để thêm giá cho người chí quý! Tài sản của một nước có đủ gì đâu để thêm giá cho người chí phú...
Phần Năm Mươi Lăm: Chiếc BèCó người kia đi đến một vùng nước rộng, thấy mé mìnhđứng rất nguy hiểm và ghê sợ, còn mé bên kia thì yên ổn hiền lành. Muốn sang qua đò, thì lại không cầu. Anh bèn nghĩ: "Ta hãy bẻ cây làm tạm một chiếc bè để đưa ta qua sông." Sau khi đến mé bên kia rồi, anh ta bèn nghĩ: "Nhờ chiếc bè này mà ta qua được bên này, như vậy, ta phải nhớ ân nó mà đội nó lên đầu hay vác nó trên vai luôn luôn bất cứ đi đâu ở đâu." Các anh nghĩ thế nào về các việc làm của người này? Làm như thế, người ấy có cư sử đúng lẽ với chiếc bè của anh ta không?
Các đệ tử thưa:
- Thưa Thế Tôn, không ạ!
- Vậy thì, người ấy phải đối xử bằng cách nào đối với chiếc bè ấy mới phải lẽ? Đối với nó, đừng lưu luyến nữa. Nó chỉ là phương tiện. Hãy để chiếc bè ấy tha hồ theo dòng nước mà trôi đi, hoặc giữ lại bến ấy cho ai khác, muốn dùng qua sông thì dùng!
Ớ các tì kheo! Giáo lý của ta chẳng khác nào chiếc bè trên đây nó dùng để chở qua sông, chứ đâu phải đội lênđầu, hay vác trên vai khi đã sang được qua sông!