Phần Bốn Mươi Mốt: Khinh TrọngHàn Ngụy cùng nhau tranh lấn đất. Tử Hoa Tử đến yết kiến vua Chiêu Hy, nước Hàn. Thấy vua Chiêu Hy có sắc lo, Tử Hoa Tử nói:
- Nếu nay bảo thiên hạ viết ra, trước mặt lời viết, nói như vầy: Ai mó tay trái vào đó thì mất tay phải, ai mó tay phải vào đó thì mất tay trái, nhúng tay vào đó thì ắt có thiên hạ. Vua chịu mó tay vào đó không?
Vua Chiêu Hy nói:
- Quả nhân không chịu.
Tử Hoa Tử nói:
- Hay lắm, rõ là vua tự thấy hai tay trọng hơn thiên hạ, thân này trọng hơn hai tay. Nước Hàn khinh hơn thiên hạ nhiều. Nay cuộc tranh giành lại khinh hơn nước Hàn nhiều nữa, mà sao vua còn cố sầu thân thương sinh, lo sợ không lấn đặng nước?
Vua Chiếu Hy nói:
- Hay lắm! Đã nhiều người dạy quả nhân, mà quả nhân chưa từng nghe được lời này à.
Phần Bốn Mươi Hai: Đi SứNước Tống, có Tào Thương, được vua sai đi sứ nước Tần. Khi ra đi, số xe vừa đủ đi. Đi sứ nước Tần, đẹp lòng vua Tần, được ban thêm trăm cổ xe.
Khi về Tống, gặp Trang Tử nói: "Phàm sống trong chốn cùng lư, ngõ hẹp, áo giày xốc xếch, thiếu hụt, khốn đốn cùng khổ như ông. Thương này không thể chịu được. Làm sao cho bậc chủ muôn xe vừa ý, để hậu thưởng trăm xe, đó là chỗ sở trường của Thương này vậy".
Trang Tử nói: "Tôi nghe Tần Vương có bệnh, triệu thầy thuốc vào chữa. Nếu mổ được mụt ung của ông ta, thì thưởng được một xe. Còn ai liếm mụt ung, thì được thưởng năm xe. Cách trị càng hạ tiện bao nhiêu, thì số xe ban thưởng càng được tăng thêm bấy nhiêu. Ông đã trị bệnh Tần Vương cách nào mà được nhiều xe đến thế?"
Phần Bốn Mươi Ba: Heo TêMột vị quan lãnh việc tế tự, nói với heo:
- Sao bây ghét ૮ɦếƭ? Ta nuôi bây trọn ba tháng. Vì bây mà ta giữ ba ngày chay, mười ngày giới. Lúc tế, ta để bây trên chiếu trắng, trên mâm chạm. Bây còn phàn nàn nỗi gì nữa chứ?
Ôi! Nếu vị quan ấy, thật tình nuôi heo, vì nó mà nuôi, sao không để nó tự do ăn tấm cám, sao cũng được. Vị quan ấy thích sống theo áo mão, ૮ɦếƭ có quan khách, và cho vậy là vinh, rồi lại tưởng cho heo cũng như mình!
Phần Bốn Mươi Bốn: Không ૮ɦếƭ Vì Kẻ Không Biết MìnhLiệt Tử nghèo khó, có khi đói khát nữa.
Có người nói với vua Tử Dương nước Trịnh:
- Liệt Tử là bậc cao sĩ, nay ở nước nhà vua mà phải bần cùng, chẳng hóa nhà vua không biết quý trọng người giỏi ư?
Tử Dương nghe nói sai sứ giả đưa cho Liệt Tử vài mươi xe thóc.
Liệt Tử ra tiếp sứ giả, vái hai vái xin từ.
Sứ giả về, Liệt Tử vào trong, vợ ngóng trông, bực tức, tự đập vào иgự¢ mà rằng:
- Thi*p nghe vợ con những bậc đạo cao thượng đềuđược an nhàn vui vẻ, nay vợ con tiên sinh túng đói, vuađưa cho tiên sinh thóc gạo, tiên sinh lại từ. Là số mạng ư?
Liệt Tử cười, bảo:
- Vua mà biết ta, không phải là tự chính vua biết ta, tại nghe có người nói mới biết ta. Vua nghe người nói mà biết ta mà cho ta thóc, thì lúc bắt tội ta, tất vua cũng nghe lời người nói mà thôi. Vì thế ta không nhận thóc. Vả chăng, chịu bổng lộc của người, hoặc khi người mắc hạn, không liều ૮ɦếƭ giúp người là vô nghĩa. Mà nếu liều ૮ɦếƭ giúp kẻ vô đạo thì lại còn nghĩa lý gì nữa.
Tử Dương sau quả bị nạn mà ૮ɦếƭ.
Phần Bốn Mươi Lăm: Cười Người KhócCảnh Công nước Tề đi chơi núi Ngưu, trèo lên mặt thành, đứng ngắm trông rồi tràn trề nước mắt:
- Đẹp quá chừng, nước ta thật là sầm uất, thịnh vượng! Thế mà nỡ nào một tuổi, một già, bỏ nước này mà ૮ɦếƭ đi. Giả sử xưa nay người ta cứ sống mãi, ta quyết không bỏ nước Tề mà đi nơi khác.
Lũ Sử Không, Lương Khưu Cứ thấy vua khóc, cũng khóc theo:
- Chúng tôi đội cơm vua có cơm rau mà ăn, có ngựa hèn, xe xấu mà cưỡi, cũng còn chẳng muốn ૮ɦếƭ, huống chi nhà vua.
Một mình Án Tử đứng cạnh, cười!
Cảnh Công gạt nước mắt, hỏi:
- Quả nhân hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn. Không và Cứ đều theo quả nhân mà khóc, một mình nhà ngươi cười, là cớ làm sao?
Án Tử thưa:
- Nếu người giỏi mà giữ được mãi nước này thì Thái Công, Hoàn Công đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ mãiđược nước này, thì Trang Công, Linh Công đã giữ mãi. Mấy vua ấy mà giữ mãi, thì ngày nay chắc vua đang mặc áo tơ, đội nón lá, đứng ở giữa cánh đồng, lo việc ruộng nương, có đâu được chỗ này mà đứng, có còn rỗi đâu mà lođến cái ૮ɦếƭ. Chỉ vì hết đời này đến đời kia, thay đổi mãi mới đến lượt nhà vua, mà nhà vua lại than khóc thì quả là lạ thật! Bởi thấy bầy tôi siểm nịnh, cho nên tôi cười.
Cảnh Công nghe nói, rót chén rượu tự phạt, rồi tự phạt luôn Không và Cứ mỗi người một chén.